1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này năm xưa

Chủ đề trong 'Toán học' bởi ocbadau, 17/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Pedro Nunes (1502 ?" 11/8/ 1578) là nhà Toán học người Bồ Đào Nha, nhà vũ trụ học, giáo sư. Ông sinh ở New Christian
    Pedro Nunes, một trong các nhà Toán học vĩ đại nhất thời kì của ông, nổi tiếng nhờ những đóng góp của mình trong lĩnh vực công nghệ hàng hải.
    Ông là ngưòi đầu tiên e was the first to nhận thức được vì sao một con tàu chuyển đông đều theo hướng ổn định lạ không đi ttheo một vòng tròn lớn, đường ngắn nhất giữa hai điểm trên mặt đất, nhưng lại chuyển đông theo một đường xoắn ốc, đưọc gọi là một loxodrome. Sau đó sự phát minh ra logarit, cho phép Leibniz nghĩ ra phương trình đại số của loxodrome.
    [​IMG]
  2. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Armand Borel (21/5/1923 ?"11/8/2003) là nhà Toán học người Thuỵ Sỹ, sinh ra ở La Chaux-de-Fonds, từng là giáo sư thường xuyên của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey, Hoa Kì từ 1957 đến 1993. Ông nghiên cứu về Đại số tô, trong lý thuyêt nhómLie, và là một trong những người sáng tạo ra lý thuyết nhóm đại số tuyến tính hiện đại.
    [​IMG]
  3. velvetsky

    velvetsky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2008
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0

    "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bảy được cả trái đất"
    .[​IMG]Acsimet (Archimède) - nhà bác học lớn của Hi Lạp cổ đại sinh ở thành Xiracudơ trên đảo Xixilia, một thành bang của Hi Lạp cổ đại. Về sau, ông được gửi sang thành phố Alêchxanđria ở Ai Cập, một trung tâm khoa học của Hi Lạp cổ đại, tiếp tục học tập, nghiên cứu và trau dồi tài năng.
    Acsimet (284 - 212 trước Công nguyên)có nhiều cống hiến trong lĩnh vực vật lý, toán và thiên văn học. Về vật lý, ông có nhiều phát minh đặc sắc. Ông đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập. Ông là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao. Ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước. Về toán, Acsimet đã giải những bài toán về tính độ dài đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt đã tính ra số pi bằng cách đo hình nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp. Về thiên văn, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao.
    Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ta định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc, quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca ! Ơrêca" (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi). Trong cuộc chiến tranh của Hi Lạp chống quân xâm lược Rôma, ông đã sáng chế ra nhiều vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudơ đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.
    Acsimet - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Năm 7 tuổi ông học khoa học tự nhiên, triết học, văn học. Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học.
    Học trò của nhà Thiên văn chính thức của vua Ptolémée III Evergète tại Alexandrie là Conon de Samos (khoảng -280, khoảng -220) và bạn của Ératosthène de Cyrène (-284; -192) học trong trường thuộc trường phái Euclide (-323; -283) tại Ai Cập. Conon de Samos và Acsimet suốt đời là bạn của nhau.
    -----------------------------------------
    Acsimet - Tôi đã phát hiện ra rồi
    Một hôm Quốc vương sứ cổ Hy Lạp muốn làm một chiếc vương miện mới và thật đẹp. Vua cho gọi người thợ kim hoàn tới, đưa cho anh ta một thỏi vàng óng ánh yêu cầu anh ta phải làm nhanh cho vua chiếc vương miện.
    Không lâu sau vương miện đã được làm xong, nó được làm rất tinh vi và đẹp, Quốc vương rất hài lòng và đội lên đi đi lại lại trước mặt các đại thần. Lúc đó có tiếng thì thầm: "Vương miện của bệ hạ đẹp quá nhưng không biết có đúng đều là vàng thật không?" Quốc vương nghe xong liền cho gọi người thợ kim hoàn tới, hỏi: "Chiếc vương miện ngươi làm cho ta có đúng là toàn bằng vàng không?"
    Người thợ kim hoàn bỗng đỏ mặt, cúi xuống thưa với vua rằng: "Thưa bệ hạ tôn kính, số vàng Người đưa con đã dùng hết, vừa đủ không thừa cũng không thiếu, nếu không tin bệ hạ cho cân lại thử xem có đúng nặng bằng thỏi vàng Người đưa cho con không ạ."
    Các đại thần đem vương miện ra cân thử, quả là không thiếu, vua đành phải thả người thợ kim hoàn về. Nhưng vua biết rằng lời nói của người thợ kim hoàn ấy khó có thể tin được vì rằng anh ta có thể dùng bạc để thay vàng với trọng lượng tương đương mà nhìn bề ngoài không thể phát hiện ra được.
    Quốc vương buồn phiền chuyện này nói với Acsimet, Acsimet nói với Quốc vương: "Đây quả là bài toán khó, con xin giúp người làm rõ chuyện này."
    Về đến nhà, Acsimet cân lại vương miện cùng thỏi vàng, đúng là trọng lượng bằng nhau. Ông đặt chiếc vương miện lên bàn ngắm nghía và suy nghĩ đến mức người phục vụ gọi ăn cơm mà vẫn không biết
    Ông nghĩ: "Vương miện nặng đúng bằng thỏi vàng, nhưng bạc lại nhẹ hơn vàng, nếu như trong vương miện có trộn lượng bạc nặng đúng bằng lượng vàng lấy ra, như vậy chiếc vương miện này phải lớn hơn chiếc vương miện làm hoàn toàn bằng vàng. Làm thế nào để biết được thể tích của chiếc vương miện này và thể tích của chiếc vương miện làm toàn bằng vàng cái nào lớn, cái nào nhỏ? Chẳng lẽ phải làm một chiếc nữa, như vậy thì thật tốn công tốn sức." Acsimet lại nghĩ: "Đương nhiên có thể nấu lại chiếc mũ này và đúc thành vàng thỏi để xem nó còn to bằng thỏi vàng cũ không, nhưng như vậy chắc chắn nhà vua không đồng ý, tốt nhất là phải nghĩ ra cách gì khác để so sánh thể tích của chúng. Nhưng cách gì đây?
    Acsimet thông minh bỗng trở lên trầm lặng, ông vắt óc suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm ra cách. Ông thường lặng lẽ ngồi cả buổi, mọi người nói ông "đang bí".
    Một hôm Acsimet đi tắm, vì mải suy nghĩ để nước chảy đầy bồn tắm, sắp tràn cả ra ngoài. Ông bước vào bồn tắm, nước tràn ra ngoài, ông càng chìm người vào bể nhiều thì nước càng tràn ra ngoài nhiều. Acsimet như bừng tỉnh, mắt bỗng sáng lên, ông nhìn nước tràn ra ngoài bể và nghĩ rằng: Số nước tràn ra có thể bằng với thể tích phần cơ thể của ông chiếm trong bể nước không? Ông rất vui, lập tức cho đầy nước vào bồn tắm và lại bước vào bồn, sau đó lại làm lại một lần nữa. Đột nhiên, ông bỗng chạy ra ngoài vỗ tay reo lên: "Tôi đã phát hiện ra rồi, phát hiện ra rồi!" mà quên cả mặc quần áo
    Ngày thứ hai, Acsimet đã làm thực nghiệm trước mặt Quốc vương và các đại thần và có cả người thợ kim hoàn để mọi người cùng xem. Ông thả vương miện và thỏi vàng cùng trọng lượng vào hai dụng cụ đựng nước có thể tích bằng nhau được chứa đầy nước, sau đó thu nước tràn ra vào hai bình đựng. Kết quả cho thấy nước ở bên vương miện tràn ra nhiều hơn bên thả thỏi vàng rất nhiều.
    Acsimet nói: "Mọi người đều đã nhìn thấy. Rõ ràng là vương miện chiếm chỗ ở trong nước nhiều hơn so với thỏi vàng, nếu như vương miện đều là vàng thì lượng nước tràn ra ở hai bên sẽ bằng nhau, cũng tức là thể tích của chúng bằng nhau".
    Người thợ kim hoàn không còn gì để thanh minh được nữa, Quốc vương bực tức trừng phạt anh ta. Nhưng cũng rất vui vì Acsimet đã giúp vua giải được bài toán khó này.
  4. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ velvetsky tiểu thư đã cho chúng ta một bài viết hay về Acsimét. Rất mong đại hiệp viết nhiều bài hơn cho tôpic này và viết đúng với ngày đăng bài. Đa tạ

    Được ocbadau sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 12/08/2008
  5. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ngày 12- 8 là ngày sinh của Jacques Tits ( 12/8/ 1930 ) là người Pháp gốc Bỉ. ông có nhiều đóng góp về chuyên ngành sô và lý thuyết nhóm.
    Tits đưọc nhận giải Wolf năm 1993,giải thưởng Medal của Deutsche Mathematiker-Vereinigung (Viện Toán học xã hội Đức)năm 1996, danh hiệu "Pour le Mérite". Năm 2008, ông được nhận giải Abe cùng với John Griggs Thompson.
    Trong Toán học có một nhóm mang tên ông: Nhóm Tits
    ----------------------------------------------------------------------
    Hôm nay là ngày mất của Friedrich Hermann Schottky ( 24/7/ 1851 - 12/8/ 1935) là nhà Toán học Đức. Ông nghiên cứu về elip, nhóm Abel, hàm teta và sáng tạo ra nhóm Schottky
  6. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ngày 13 - 8
    Tại hạ không tìm được sự kiện nào của Toán học có liên quan đến ngày hôm nay. Cứ viết bài này để cho đỡ gián đoạn vậy
  7. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ngày 14- 8
    hôm nay là ngày sinh của Guido Castelnuovo, Charles-Jean Étienne Gustave Nicolas ( Baron de la Vallée Poussin)
  8. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Guido Castelnuovo (14/ 8 /1865 ?" 27 /4/1952) là nhà Toán học người Do thái, quốc tịch Ý. Castelnuovo được biết đến nhờ những đóng góp của ông trên lĩnh vực hình học giải tích và xác suất thống kê.
  9. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Charles-Jean Étienne Gustave Nicolas, Baron de la Vallée Poussin (14/8/ 1866 - 2/3/ 1962) là nhà Toán học người Bỉ. Ông rất nổi tiếng với việc chứng minh định lý số nguyên tố
    Mặc dù những công trình đầu tiên của ông là về giải tích nhưng ông chỉ trở nên nổi tiếng nhờ việc chứng minh được định lí số nguyên tố, một cách độc lập với Jacques Hadamard năm 1896.
    Định lí số nguyên tố mô tả rất sát sự phân bố các số nguyên tố
    Giả sử ?[sub]n,a[/sub](x) biểu thị số các số nguyên tố trong cấp số cộng a, a + n, a + 2n, a + 3n, ? bé hơn x. Dirichlet and Legendre phỏng đoán, và Vallée Poussin chứng minh được rằng
    nếu a và n nguyên tố cùng nhau thì
    ?[sub]n,a[/sub](x)~Li(x)/?(n)
    trong đó ?(.) là hàm Euler, còn
    Li(x) = Tích phân (cận từ 2 đến x) của dt/ln t
  10. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Charles-Jean Étienne Gustave Nicolas, Baron de la Vallée Poussin (14/8/ 1866 - 2/3/ 1962) là nhà Toán học người Bỉ. Ông rất nổi tiếng với việc chứng minh định lý số nguyên tố
    Mặc dù những công trình đầu tiên của ông là về giải tích nhưng ông chỉ trở nên nổi tiếng nhờ việc chứng minh được định lí số nguyên tố, một cách độc lập với Jacques Hadamard năm 1896.
    Định lí số nguyên tố mô tả rất sát sự phân bố các số nguyên tố
    Giả sử ?[sub]n,a[/sub](x)] biểu thị số các số nguyên tố trong cấp số cộng a, a + n, a + 2n, a + 3n, ? bé hơn x. Dirichlet and Legendre phỏng đoán, và Vallée Poussin chứng minh được rằng
    nếu a và n nguyên tố cùng nhau thì
    ?[sub]n,a[/sub](x)~Li(x)/?(n)
    trong đó ?(.) là hàm Euler, còn
    Li(x) = Tích phân (cận từ 2 đến x) của dt/ln t

Chia sẻ trang này