1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này năm xưa

Chủ đề trong 'Toán học' bởi ocbadau, 17/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ngày 15- 8 là ngày sinh của Pyotr Sergeyevich Novikov
    Ngày mất của Pierre Bouguer
  2. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Pyotr Sergeyevich Novikov ( éYẹ'ẹ,ẹ? éĂéàẹ?ééàéàééáẹ? ééắééáééắé) ( 15/8/ 1901 õ?" 9/1/ 1975) là mỏằTt nhà ToĂn hỏằc Nga. "ng sinh ra và mỏƠt 'i ỏằY Moscow
    éYẹ'ẹ,ẹ? éĂéàẹ?ééàéàééáẹ? ééắééáééắé 'ặỏằÊc biỏt 'ỏn nhỏằ nhỏằng công trơnh cỏằĐa ông tỏằ.ng hỏằÊp cĂc vỏƠn 'ỏằ trong lẵ thuyỏt nhóm
    Nhà ToĂn hỏằc Sergei Petrovich Novikov là con trai ông. Sergei Adian là mỏằTt trong nhỏằng hỏằc trò cỏằĐa ông
    [​IMG]
  3. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Pierre Bouguer ( 16/2/ 1698 ?" 15/8/ 1758) là nhà Toán học Pháp.
    [​IMG]
  4. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ngày 16-8
    là ngày sinh của Jakob Rosanes
    Jakob Rosanes (16/8/ 1842 ?" 6/1/ 1922) là một nhà Toán học Đức. Ông nghiên cứu trên các lĩnh vực: Đại số hoá Hình học và lý thuyết lượng bất biến. Ông cũng là một huấn luyện viên cờ vua.
    Rosanes nghiên cứu ở University of Berlin và University of Breslau. Ông được công nhận Tiến sĩ ở Breslau (Wroc,aw) năm 1865 và giảng dạy ở đó cho đến cuối đời. Ông trở thành giáo sư năm 1876 và là hiệu trưởng của trường nhiệm kỳ 1903?"1904.
    [​IMG]
  5. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0

    Được ocbadau sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 17/08/2008
  6. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ngày 17 - 8 là ngày sinh Pierre de Fermat
    Pierre de Fermat (17/ 8/ 1601 ?" 1665) là một học giả nghiệp dư vĩ đại, một nhà toán học nổi tiếng và cha đẻ của lý thuyết số hiện đại. Xuất thân từ một gia đình khá giả, ông học ở Toulouse và lấy bằng cử nhân luật dân sự rồi làm chánh án. Chỉ trừ gia đình và bạn bè tâm giao, chẳng ai biết ông vô cùng say mê toán. Mãi sau khi Pierre de Fermat mất, người con trai mới in dần các công trình của cha kể từ năm 1670. Năm 1896, hầu hết các tác phẩm của Fermat được ấn hành thành 4 tập dày. Qua đó, người đời vô cùng ngạc nhiên và khâm phục trước sức đóng góp dồi dào của ông. Chính ông là người sáng lập lý thuyết số hiện đại, trong đó có 2 định lý nổi bật: định lý nhỏ Fermat và định lý lớn Fermat (định lý cuối cùng của Fermat).
    Trong hình học, ông phát triển phương pháp tọa độ, lập phương trình đường thẳng và các đường cong bậc hai rồi chứng minh rằng các đường cong nọ chính là các thiết diện cônic. Trong giải tích, ông nêu các quy tắc lấy đạo hàm của hàm mũ với số mũ tỷ bất kỳ, tìm cực trị, tính tích phân những hàm mũ với số mũ phân số và số mũ âm. Nguyên lý Fermat về truyền sáng lại là một định luật quan trọng của quang học.
    Dù hoạt động khoa học kiên trì và giàu nhiệt huyết, đem lại nhiều thành quả to lớn như vậy, nhưng éo le thay, Pierre de Fermat bình sinh chẳng thể lấy việc nghiên cứu toán làm nghề chính thức.
    Định lý nhỏ Fermat
    Với p là một số nguyên tố khác 2 thì chia một số a lũy thừa p cho p sẽ có số dư chính bằng a
    Định lý lớn Fermat
    Nguyên văn bản viết tay của Pierre de Fermat ngày 4 tháng 3 năm 1660, hiện lưu giữ tại Departmental Archives of Haute-Garonne, Toulouse
    [​IMG]
    Câu chuyện về định lý cuối cùng của Fermat là câu chuyện độc nhất vô nhị trong lịch sử toán học thế giới, khởi nguồn từ cổ đại với nhà toán học Pythagore. Bài toán cuối cùng (sau này giới toán học gọi là Định lý cuối cùng của Fermat, hay Định lý lớn Fermat) có gốc từ định lý Pythagore: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông". Fermat thay đổi phương trình Pythagore và tạo ra một bài toán khó bất hủ.
    Xét phương trình Pythagore:
    x2+y2=z2
    Người ta có thể hỏi những nghiệm số nguyên của phương trình này là gì, và có thể thấy rằng:
    32+42=52

    52+122=132
    Nếu tiếp tục tìm kiếm thì sẽ tìm thấy rất nhiều nghiệm như vậy. Fermat khi đó xét dạng bậc ba của phương trình này:
    x3+y3=z3
    Ông đặt câu hỏi: có thể tìm được nghiệm (nguyên) cho phương trình bậc ba này hay không? Ông khẳng định là không. Thực ra, ông khẳng định điều đó cho họ phương trình tổng quát:
    xn+yn=zn
    trong đó n lớn hơn 2 không thể tìm được nghiệm (nguyên) nào. Đó là Định lý Fermat cuối cùng.

    Điều lý thú ở đây là phỏng đoán này được Fermat ghi bên lề một cuốn sách mà không chứng minh, nhưng có kèm theo dòng chữ: "Tôi có một phương pháp rất hay để chứng minh cho trường hợp tổng quát, nhưng không thể viết ra đây vì lề sách quá hẹp."!!
    Các nhà toán học đã cố gắng giải bài toán này trong suốt 300 năm. Trong lịch sử đi tìm lời giải cho định lý cuối cùng của Fermat có người phải tự tử và có cả sự lường gạt... Và cuối cùng nhà toán học Andrew Wiles (một người Anh, định cư ở Mỹ, sinh 1953) sau 7 năm làm việc trong cô độc và 1 năm giày vò trong cô đơn đã công bố lời giải độc nhất vô nhị vào mùa hè năm 1993 và sửa lại năm 1995, với lời giải dài 200 trang.
    [​IMG]
  7. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ngày 18-8
    Hôm nay là ngày sinh Brook Taylor
    Brook Taylor (18/8/ 1685 ?" 30/11/ 1731) là một nhà Toán học người Anh. Mọi người cũng không lạ định lý Taylor và chuỗi Taylor phải không?
    Cha ông là John Taylor, mẹ ông Olivia Tempest. Ông sinh ở
    Edmonton. Ông đỗ St John''s College, Cambridge năm 1701
    [​IMG]
  8. ocbadau

    ocbadau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ngày 19 - 8 là ngày mất của Blaise Pascal
    Blaise Pascal (19 tháng 6 năm 1623?"19 tháng 8 năm 1662) là một nhà toán học, nhà vật lý học, triết gia người Pháp. Ông được tiếp thu nền giáo dục từ người cha của ông. Ngay từ thời trẻ ông đã nổi tiếng là thần đồng. Các tác phẩm ban đầu của ông là về tự nhiên và các khoa học ứng dụng, nơi ông đã có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một máy tính cơ khí, các nghiên cứu về chất lỏng, trình bày các khái niệm về áp suất và chân không bằng việc khái quát tác phẩm của Evangelista Torricelli.
    Trong lĩnh vực toán học, Pascal đã giúp tạo ra hai lĩnh vực nghiên cứu mới. ông đã viết một luận án quan trọng về đối tượng của hình học ánh xạ ở độ tuổi 16. Cùng với Pierre de Fermat xây dựng lý thuyết xác suất, đây là công trình có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của kinh tế học hiện đại và các khoa học xã hội.
    Sau đó ông đã từ bỏ lĩnh vực khoa học, ông dành tâm sức vào triết học và thần học. Ông đã viết hai tác phẩm nổi tiếng trong thời kỳ đó.
    Pascal đã phải chịu đựng các ốm đau trong suốt cuộc đời và đã chết ở độ tuổi 39, chỉ hai tháng sau lần sinh nhật thứ 39 của ông.
    Blaise Pascal sinh ra ở Clermont-Ferrand, trong vùng Auvergne của Pháp, ông mất mẹ khi ba tuổi. Cha của ông, Étienne Pascal (1588?"1651), là một quan toà của địa phương, cũng có các quan tâm về khoa học và toán học.
    Năm 1631, hai tháng sau cái chết của vợ, Étienne Pascal đã đưa các con của ông đến Paris. Étienne không lập gia đình nữa, quyết định ở vậy để nuôi dưỡng và giáo dục các con để họ có được khả năng trí tuệ tuyệt vời, đặc biệt là người con trai của ông, Blaise.
    MỘT SỐ MẨU CHUYỆN VỀ NHÀ TOÁN HỌC BLAISE PASCAL
    1. Hồi nhỏ Pascal rất ham mê Hình Học. Nhưng vì Pascal rất yếu nên cha ông không muốn cho ông học Toán. Cha ông dấu hết sách vở và những gì liên quan đến Toán. Thế là Pascal phải tự mày mò xây dựng nên môn hình học cho riêng mình. Ông vẽ các hình và tự đặt tên cho chúng. Ông gọi đường thẳng là cây gậy, đường tròn là cái bánh xe, hình tam giác là thước thợ, hình chữ nhật là mặt bàn? Ông đã tìm ra và chứng minh được rất nhiều định lí về Hình Học trong đó có định lí : Tổng các góc của một thước thợ bằng nửa tổng các góc của mặt bàn. Năm đó Pascal mới 12 tuổi.
    2. Năm 16 tuổi, Pascal công bố một công trình toán học : Về thiết diện của đường cônic, trong đó ông đã chứng minh một định lí nổi tiếng (sau này mang tên ông) và gọi là Định lí về lục giác thần kì. Ông rút ra 400 hệ quả từ định lí này. Nhà toán học và triết học vĩ đại lúc bấy giờ là Descartes đánh giá rất cao công trình toán học này và nói : Tôi không thể tưởng tượng nổi một người đang ở tuổi thiếu niên mà lại có thể viết được một tác phẩm lớn như thế.
    3. Năm 17 tuổi, thấy cha, một kế toán, phải làm nhiều tính toán vất vả, Pascal đã nảy ra ý định chế tạo một chiếc máy tính. Sau 5 năm lao động căng thẳng và miệt mài, ông đã chế tạo xong chiếc máy tính làm được bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tuy rằng chưa nhanh lắm. Đó là chiếc máy tính đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Để ghi nhớ công lao này, tên của ông đã được đặt cho một ngôn ngữ lập trình, đó là ngôn ngữ Pascal.
    4. Vào năm 1651, ông nhận được bức thư của nhà quý tộc Pháp, De Méré, nhờ ông giải quyết các rắc rối nảy sinh trong trò chơi đánh bạc. Pascal đã toán học hoá các trò trơi đánh bạc này, nâng lên thành những bài toán phức tạp hơn và trao đổi với Phéc-ma, một nhà toán học. Những cuộc trao đổi đó đã nảy sinh ra Lí thuyết xác suất ?" Lí thuyết toán học về các hiện tượng ngẫu nhiên.
    5. Sau khi cha mất, chị gái bỏ đi tu, lại thêm ốm đau bệnh tật, Pascal chán trường tất cả. Ông bỏ toán học, đắm chìm vào những suy nghĩ tín ngưỡng và nghiên cứu Thần học. Vào một đêm đầu mùa xuân năm 1658, một cơn đau răng dữ dội làm Pascal không ngủ được. Để quên đi cơn đau, ông tập trung suy nghĩ về bài toán đường xycloit, một bài toán khó đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà toán học lúc bấy giờ. Kì lạ thay, ông đã giải được bài toán đó và sáng hôm sau cũng khỏi luôn bệnh đau răng. Ông nghĩ rằng đây là một thông điệp của Chúa nhắc nhở rằng ông không được quên và rời bỏ Toán học.
    6. Không chỉ là một nhà toán học thiên tài, Pascal còn là một nhà vật lí học nổi tiếng, nhà văn và là nhà tư tưởng lớn. Ngày nay người ta thường nhắc đến các câu nói nổi tiếng của ông như : Con người chỉ là một cây sậy, một vật rất yếu đuối của tự nhiên nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ. Pascal mất khi mới 39 tuổi. Ông được coi là một trong những nhà bác học lớn của nhân loại.
    [​IMG]
  9. camapsatthu

    camapsatthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2009
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    vote bác 5* vì những đóng góp không mệt mỗi của bác, những bài đó rất hay, mời bác 1 ly
  10. fishlove

    fishlove Guest

    hay thật đấy bạn. cảm ơn nghe

Chia sẻ trang này