1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày thứ 8 trong tuần - Marek Hlasko

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi ngaythu_8, 20/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Ngày thứ 8 trong tuần - Marek Hlasko

    Mình copy lại tiểu thuyết này vào chủ đề của mình .Một tiểu thuyết gây tiếng vang một thời ở Ba Lan và nhiều nước Châu Âu khác khoảng hơn 50 năm về trước , nhưng nó rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta hiện nay .
    Cùng đọc và suy ngẫm nhé




    [blue]MAREK HLASKO

    (1934-1969)



    Marek Hlasko là nhà văn phản kháng, cũng còn được gọi là ?onhà văn nổi loạn?, nổi tiếng nhất của Ba Lan vào thời sau-Stalin, là thời mà không những ở Liên Xô mà ở cả những nước chư hầu Cộng Sản Đông Âu, người ta bắt đầu có thể thở được một chút và có thể nổi loạn một chút. Ngày thứ tám trong tuần là tiểu thuyết đầu tay của ông, được xuất bản vào cuối năm 1956, khi ông mới 22 tuổi, chỉ ba năm sau khi Stalin chết. Không phải là một tác phẩm ?ođồ sộ?, Ngày thứ tám trong tuần, một truyện dài chỉ xấp xỉ một trăm trang, được đón nhận nồng nhiệt ở trong nước và ở cả những nước phương Tây. Trước đó vào đầu năm, ông đã ra mắt giới văn học Ba Lan với tập truyện ngắn Bước đầu tiên đi trong mây. Thành công đối với một người viết vừa không phải là chuyên nghiệp vừa không phải là quốc doanh quả là sớm. Tập truyện này năm sau được trao giải thưởng văn học của Hiệp hội Những nhà xuất bản Nhà nước, vào thời ông được xem là nhà văn trẻ được ưa chuộng nhất của Ba Lan.

    Ngày thứ tám trong tuần nói lên cuộc sống hiện tại ngột ngạt, quá khứ nặng nề và tương lai mờ mịt của đông đảo những người trẻ tuổi bị gạt bên lề xã hội trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Ba Lan. Dưới chế độ Cộng sản kiểu Stalin, ở bất cứ nước nào người ta cũng giành việc lãnh đạo và quản lý Nhà nước như một cuộc chơi riêng của một thiểu số hưởng đặc quyền đặc lợi là những đảng viên cốt cán. Chế độ ?ochuyên chính vô sản? này đã loại ra bên lề một ?otuyệt đại bộ phận? người dân, nhất là giới trẻ ?" dù họ vẫn được đề cao ở tất cả mọi dịp là những người làm chủ đất nước! Chính cái đa số thầm lặng này đã thấy qua Ngày thứ tám trong tuần không những thân phận của chính mình mà cả sự bi phẫn vì phải cam chịu thân phận đó. Mặc dù có nội dung dữ dội, Ngày thứ tám trong tuần vẫn được những nhà lãnh đạo Ba Lan cho phép xuất bản trong nước. Có lẽ không hẳn người ta thực sự đánh giá cao tác phẩm của ông, mà đúng hơn là họ cần chứng minh có sự ?ođổi mới? trong ?otư duy lãnh đạo? vào thời hạ bệ Stalin qua sự nhìn nhận một thực trạng xã hội đầy nhức nhối ?" nếu không phải là sự bức xúc trước thực trạng đó. Vào những năm 50 của cuộc chiến tranh lạnh, thế giới phương Tây vẫn nao nức mong đợi được nghe những tiếng nói phản kháng vọng ra từ bên kia bức màn sắt, cho nên nhiệt tình người ta dành cho Ngày thứ tám trong tuần, vẫn được xem như một quả bom nổ trong văn học Ba Lan, không phải là điều đáng ngạc nhiên. Ngày thứ tám trong tuần nhanh chóng được dịch ra 15 thứ tiếng, và đến năm 1958 được dựng thành phim tham dự Đại hội Điện ảnh Cannes. Giới phê bình không do dự so sánh ông với những nhóm văn học ?onổi loạn? ở Anh (Angry Young Men), ở Mỹ (Beat Generation).

    Nhưng Marek Hlasko không phải là một tác giả chính trị, và Ngày thứ tám trong tuần không hẳn là một tiểu thuyết chính trị ?" không nói gì một tác phẩm chống Cộng. Ông không có chủ định đả phá cái trật tự đã được đặt định sẵn cho những người thuộc ?ochính phái? hiện thực xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước công nhận,[1] dù cho dĩ nhiên ông không đi theo họ. Thậm chí ông không biết tới họ, như thể họ không có trong viễn quan của ông. Nhưng ông cũng muốn tồn tại, muốn được hoạt động chính thức, công khai, không phải chịu mai một hay sự nghiệp tức tưởi chấm dứt. Cho nên, tác phẩm của ông không bàn trực tiếp đến chế độ. Nhiều nhà phê bình vẫn xem Ngày thứ tám trong tuần là sự bùng nổ của những ẩn ức, sự bày tỏ mạnh bạo những khát vọng của tuổi trẻ thời hậu chiến của Ba Lan đang lung lay niềm tin vào cuộc sống và tương lai trước những gì mà chế độ xã hội chủ nghĩa của Ba Lan Cộng sản cho họ. Nhưng Marek Hlasko, như người ta hiểu về sau này, là người thường ?ođem tâm tình viết lịch sử?. Và Ngày thứ tám trong tuần do đó và trước tiên là tâm sự của chính Marek Hlasko, những ẩn ức và khát vọng của ông.

    Khi nước Ba Lan rơi vào cuộc ?ocách mạng 1944? của những người Cộng sản Ba Lan với sự hỗ trợ của Hồng quân Liên Xô để ?ogiai cấp vô sản? nắm chính quyền, Marek Hlasko chỉ mới được 10 tuổi. Nước Ba Lan vừa thoát khỏi những năm chiếm đóng đầy kinh hoàng của Đức quốc xã nay lại phải chịu một sự chiếm đóng mới ?" dù kiểu cách có khác đi, sự chiếm đóng bởi chính những người đồng bào của mình.[2] Tuổi thơ của Marek Hlasko đã hiểu được cái địa ngục trần gian của phát xit Đức, những trại tập trung cũng mở cửa cho cả trẻ con; trong thời niên thiếu, ông lại phải nếm thêm vị mặn đắng của mô hình chính trị-kinh tế áp đặt bởi Liên Xô mà những người Cộng sản Ba Lan đang thử nghiệm. Để xây dựng và củng cố một chế độ Cộng sản còn non trẻ trong một xã hội mà niềm tin Thiên chúa giáo vẫn được xem là ngự trị, người ta phải nhanh chóng đoàn thể hóa nhân dân, tiến hành đấu tranh giai cấp để tiêu diệt những ?othành phần giai cấp *********?. Nhưng ngay chính ?onhân dân lao động? và giai cấp vô sản cũng không ?ohồ hởi? được bao lâu trong vận hội mới và còn thấy lạc lõng trước sự ?ođổi đời? trong trật tự xã hội mới này.

    Marek Hlasko không có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn. Từ nhỏ ông đã phải kiếm sống bằng những công việc lao động chân tay nặng nhọc. Đến năm 16 tuổi ông đã phải vĩnh viễn rời ghế nhà trường để bước vào ?otrường đời? là nơi ông thực sự ?otốt nghiệp?. Những công việc ông đã trải qua trong thời kỳ này gồm cả lái xe taxi, lái xe chở gỗ, tài công cho tàu kéo? Qua công việc của mình, Hlasko đã tiếp cận với cuộc sống dữ dội, thô bạo ở tận cùng của xã hội. Thời niên thiếu gian khổ này đã hun đúc Marek Hlasko vừa như một con người vừa như một nhà văn. Cái thế giới quanh ông chính là những năm tháng đầy thương tích đó.

    Ông sinh ra và lớn lên ở Warsaw, một thành phố cổ và cũ kỹ, đường sá nhỏ hẹp, phố phường chen chúc, chật chội, không bao giờ thưa người và cũng không bao giờ thiếu những người say nghiêng ngả trên vỉa hè. Bối cảnh của Ngày thứ tám trong tuần chính là thành phố này chìm trong một bầu không gian u ám, mây xám xịt trĩu nặng trên những mái nhà từ sáng đến chiều tối, cảnh vật dầm ướt át trong những cơn mưa dài nhớp nháp. Khác với những tác giả ?ochính thống? thường lựa chọn nhân vật là những ?oanh hùng? theo đuổi lý tưởng cộng sản một cách kiên trì trong chiến đấu hay trong lao động, trong cuộc đấu tranh giai cấp cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, những nhân vật chính của Marek Hlasko đều là những kẻ ngoài cuộc, những kẻ đứng bên lề, không có vai trò trong dòng chảy của lịch sử, trong cuộc vận động của cuộc sống xã hội. Họ sống trong tăm tối, mỏi mệt, chán ngán. Tác phẩm của Marek Hlasko cho ta thấy cái khối người đứng bên lề này đông đảo như thế nào trong xã hội, và sự băng hoại trong niềm tin, trong lý tưởng, của họ đã có sức mạnh ngăn dòng chảy, làm tiêu hao sinh lực bất cứ cuộc vận động nào mà người ta muốn đạt được. Nhân vật trung tâm là Agnieszka[3] và những người quanh cô. Agnieszka là một cô gái trẻ, đang theo học ban cao học ngành tâm lý. Cô cùng gia đình, gồm cha, mẹ và anh, sống chui rúc trong một căn hộ chật hẹp, tù túng, chỉ có hai phòng ở giữa thủ đô Warsaw. Đã thế họ lại phải ?oghép hộ?, sống chung đụng với một người ngoài là Zawadzki, môt người thợ cơ khí có một mục tiêu duy nhất là lấy được vợ và xin được căn hộ riêng. Cha của cô sống với đồng lương chết đói của một thanh tra công đoàn, cả ngày chỉ đứng tựa cửa sổ ngó mông ra đường, luôn luôn nơm nớp lo sợ bị cho nghỉ việc và chỉ mơ ước một chuyện duy nhất: một ngày nắng chủ nhật để được đi câu, dù cho phải vay mượn để mua cần câu và con mồi. Mẹ của cô bị suy tim nằm liệt giường và không ngừng rên rỉ, bà không hề được bệnh viện nhà nước nhận chữa trị vì bác sĩ và thuốc men không dành cho người già đã mất sức lao động. Anh của cô là một kỹ sư hóa, bị mất việc, bị khai trừ khỏi đảng, đắm chìm trong men rượu trong khi vô vọng chờ đợi người yêu. Pietrek, người yêu của Agnieska, lại có một ?olý lịch không rõ ràng? ?" từng bị ghép vào một tội danh tưởng tượng ?o*********? nào đó và đã nếm mùi ?otrại cải tạo?. Cho nên, cuộc sống của Pietrek cứ vật vờ, trôi giạt, không có công ăn việc làm, cũng không có chỗ ở chính thức? đến độ anh ta chỉ mong trở lại nhà tù cho an thân, ổn định.

    Ngày thứ tám trong tuần là một câu chuyện về tuổi trẻ vong thân của Ba Lan, không tìm thấy ở chủ nghĩa xã hội của những người cộng sản cầm quyền một giải pháp cho những vấn đề mà họ phải giải quyết từ thực tế cuộc sống, kể cả những vấn đề phát sinh từ trong lòng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Những nhân vật của Hlasko tiêu biểu cho một tuổi trẻ đang nhìn lại những giá trị mà người ta muốn họ tin: tập thể hay cá nhân, chấp nhận và lệ thuộc hay nghi vấn và độc lập trong cuộc sống, trong cảm nhận, trong tư tưởng. Trong tâm trạng lạc loài của họ, tuổi trẻ đã tìm thấy ở tình yêu hầu như là chỗ dựa duy nhất cho cuộc khủng hoảng của mình, nhưng để theo đuổi tình yêu như một cuộc tìm kiếm riêng tư của mình, những chàng trai, những cô gái của Ngày thứ tám trong tuần đã phải chiến đấu quyết liệt trước những hoàn cảnh xã hội độc ác, thô bạo và dung tục. Tác giả đã nhiệt thành khẳng định tình yêu là nguồn hy vọng, là cứu cánh, là sự bảo bọc, và cũng là con đường giải thoát duy nhất cho tuổi trẻ ra khỏi cái ngục tù của những thành phố về đêm đầy nguy hiểm và bạo lực. Cái bi đát lạnh lùng ở đoạn kết của mỗi một người là cái đích vẫn còn lắm xa vời. Agnieszka vẫn không thể tìm ra được cho tình yêu của mình một nơi trú ẩn an toàn để có thể được tự do một mình với người yêu ?" dù chỉ trong một tối. Cuối cùng thì cô không còn màng đến những giá trị của tình yêu, mà chấp nhận ?olý tưởng nhất là một cuộc sống không ôm ấp bất cứ một ảo tưởng gì!?. Anh của cô, sau khi mất tất cả những gì anh theo đuổi trên đời, cũng thốt lên: ?oAnh không còn muốn dính đến chuyện yêu đương nữa, không còn đau khổ, không còn chịu đựng, không còn chờ đợi, không còn phải tin những chuyện mà cuộc sống không thể xác tín.?
  2. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    ( Tiếp theo )
    Điều đáng nói là trong một xã hội như thế ai cũng thích nói về quá khứ, hoặc là vì luyến tiếc, hoặc là do ân hận. Vá ai cũng mong chờ những thay đổi triệt để trong tương lai ?" không chỉ người dân mà cả người cầm quyền. Người dân phải bám vào niềm tin còn trời , còn đất, còn non nước, chẳng nhẽ ta đây mãi thế này, dù người ta cũng hiểu thay đổi là khó, là lâu, là phải rất ?ocách mạng?. Người cầm quyền cũng hiểu tình trạng hiện tại là không thể chịu được, có lẽ ngay cả với chính họ, nhưng họ vốn thích nói chuyện ?ovị lai?, hứa hẹn những chuyện đẹp như tranh vẽ trong tương lai để cho người ta chịu hy sinh hiện tại của mình. Nhưng cái thay đổi mà hai phía mong đợi xem ra chẳng có gì chung. Người Cộng sản cho rằng thay đổi sẽ đến từ những gì họ đang làm ?" điều mà sau này ta vẫn gọi là duy ý chí. Và để cho những gì họ đang làm có sức thuyết phục với người dân, người ta nghĩ rằng có thể tạo một thế giới huyền thoại và cho người dân ngủ vùi trong ảo tưởng bằng một đường lối ?otuyên truyền tích cực?. Ngược lại, người dân không tin những điều mà chính quyền Cộng sản đang làm, và mỏi mệt với những gì người Cộng sản nói. Họ cho rằng chỉ có thể thấy được thay đổi trong tương lai nếu có thay đổi trong tình hình hiện tại ?" thay đổi trong cách làm, cách nói, và hiển nhiên trong cách suy nghĩ.
    Tuy không phải là một tác phẩm chính trị, Ngày thứ tám trong tuần vẫn được xem là một cáo trạng về sự thất bại của chủ nghĩa xã hội của người Cộng sản. Đó là một thất bại trước hết về mặt kinh tế - người giàu thì tán gia bại sản, chỉ có người nghèo thì không thay đổi ?" nhất là đối với giới nông dân. Từ thất bại về mặt kinh tế này phơi bày thất bại về mặt con người và về mặt xã hội: sự đồi táng, dung tục, ngụy tín ?" một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không có một nền tảng văn hóa nào, đến mức về sau phải được cải biên thành một chủ nghĩa xã hội với ?obộ mặt nhân bản? hay chủ nghĩa xã hội với ?omột nụ cười? như ta đã biết với mùa xuân Prague 1968 ở Tiệp Khắc.
    Nhiều nhà phê bình đồng ý rằng Marek Hlasko là một nhà văn có tài, và có những lúc thật sáng chói ?" quả là một trường hợp đặc biệt đối với một người không được hưởng một nền giáo dục chính qui và đầy đủ. Thế nhưng người ta cũng tiếc là sự thành công của ông chỉ là ?omột phút huy hoàng rồi vụt tắt?. Chắc chắn ông không thích thú gì một sự nghiệp ?obạo phát bạo tàn?. Theo dõi cuộc đời lưu vong về sau này của ông, ta khó nói rằng đó là sự lựa chọn của ông; vì thế cũng có thể nói rằng một bước sai lầm hay thiếu tính toán của ông đã làm cho đời ông chuyển qua một khúc quanh nghiệt ngã vào năm 1958. Ngoài bề mặt, tất cả mọi việc đều tốt đẹp đối với Hlasko. Năm đó, ông còn được cấp thông hành đi những nước phương Tây trong hai tháng. Tuy nhiên, ngay từ lúc đó, giữa những lời khen của báo chí Ba Lan dành cho Ngày thứ tám trong tuần, cũng đã có những lời phê phán nghiêm khắc, đầy đe dọa. Người ta cho rằng ông đã xem nhẹ ?otính tư tưởng và tinh thần tập thể? và đề cao một ?ochủ nghĩa xét lại? có tính vô chính phủ trong tác phẩm của ông. Sự cảnh cáo này còn rõ ràng hơn nữa khi giới kiểm duyệt đã không thông qua hai tập truyện ngắn mới của ông, Nghĩa địa và Trạm tới ?" Thiên đường, dù cho cuốn tiểu thuyết về sau lại được dựng thành phim ở Ba Lan. Đang ở Pháp, khi nghe tin hai tập truyện của mình gặp nạn, Hlasko dĩ nhiên bất bình và giao những tác phẩm của mình cho nhà xuất bản văn học Kultura để in. Kultura là nhà xuất bản có uy thế nhất của những người Ba Lan chống Cộng lưu vong. Theo quan điểm của nhà cầm quyền Ba Lan, tiểu thuyết Nghĩa địa đã phê phán nặng nề chủ nghĩa Stalin ở Ba Lan trước đây và Trạm tới ?" Thiên đường cho thấy một quan điểm chính trị không rõ ràng. Mặt khác, in tác phẩm của mình ở nước ngoài mà không qua sự kiểm duyệt của nhà nước là một ?otội ác?. Cho nên, khi ông quyết định cho in tác phẩm của mình ở các nước phương Tây và lại giao cho Kultura xuất bản, ông rõ rệt đã xem nhà cầm quyền Cộng sản ở Warsaw không ra gì. Sự thách đố này có hậu quả ngay lập tức: người ta không gia hạn chiếu khán cho ông, có nghĩa là ông hoặc phải trở lại Ba Lan ngay hoặc phải chấp nhận cuộc sống lưu vong. Ông vốn là người bất cẩn, nhưng đã lỡ phóng lao thì phải theo lao, nhất là ông cũng không biết được những bất trắc gì đang chờ đợi khi ông trở về. Tuy nhiên, khi chọn lựa cuộc sống lưu vong, dường như ông chưa rõ lắm cuộc sống đó hứa hẹn những gì khác với ông!
    Khi mới thoát ra khỏi bức màn sắt và lần đầu tiên đến với các nước phương Tây, ông được săn đón nồng nhiệt. Đó không phải là điều lạ ?" nhất là xét đến bối cảnh lịch sử của những năm sau Stalin. Tại phương Tây, với dáng dấp của một người nghệ sĩ khinh bạc, bất cần, điếu thuốc luôn luôn vắt vẻo trên môi, ông nhanh chóng trở thành một ?othần tượng?. Người ta so sánh ông với Ernest Hemingway, với Kafka, với Gogol... Giới báo chí không ngại xem ông là một hiện tượng James Dean trong văn học Ba Lan, vào thời mà tài tử Mỹ này đang chói sáng với phim Kẻ nổi loạn không nguyên cớ (Rebel without a cause). Lối nói chuyện khinh bạc, tia mắt nhìn lạnh lùng, xoáy vào người đối thoại, cách xử sự có phần ngang bướng[4], Marek Hlasko là một đề tài nóng cho giới văn học, và vì thế ông được nghinh đón nồng nhiệt trong thời gian đi thăm một loạt các nước phương Tây.
    Thế nhưng tất cả đã thay đổi cũng nhanh chóng sau khi ông quyết định không trở về nước. Nhiệt tình của dư luận nguội dần ?" người ta không còn gì để nói về ông và viết về ông, xem như ông đã ?ohết duyên? cho nên chẳng còn kẻ đón người đưa nữa. Chẳng có giọt nước mắt nào nhỏ cho cuộc sống đi vào kiếp lưu đày của ông. Ngay cả tạp chí Kultura cũng chẳng có ích gì cho ông. Cuộc sống của ông dần dần trở nên bất ổn ?" và bất ổn nơi đất khách quê người quả là một tai hoạ. Ông không có nơi cư trú hợp pháp và cũng không có việc làm ổn định. Là một người đơn độc và đứng ngoài ở Ba Lan trước đây, cái số phận này xem ra còn bi thảm hơn nữa khi ông lạc lõng giữa xã hội các nước phương Tây. Ông trôi giạt từ nước này qua nước khác, vô vọng tìm kiếm cho mình một mái ấm ở một nơi không phải là quê hương của mình. Sau nước Pháp ông đi Ý, Thụy Sĩ, Tây Đức, và rồi tạm định cư ở Israel trong hai năm. Vì không phải là người Do Thái nên ông không được qui chế thường trú, và do đó cũng không có việc làm hợp pháp. Để kiếm sống, ông đã làm đủ mọi việc ?" trừ viết văn! Ông lái xe tải, làm việc tạp dịch, kể cả dắt mối ?" như lời tự sự trong cuốn hồi ký Piekni, dwudziestoletni xuất bản năm 1966. Trong thời gian ông sống tại Israel, ông gặp lại Sonja Ziemann, nữ diễn viên chính trong phim Ngày thứ tám trong tuần. Bà là một trong những tài tử điện ảnh nổi tiếng nhất của Đức vào những năm 50 và 60. Ông thành hôn với bà năm 1962, và cùng năm đó họ đi định cư ở Tây Đức.

    Marek Hlasko & Sonja Ziemann
    (Niemcy, 1958)
    Trong cuộc sống tha hương, ông đã thành thật nhìn nhận: ?o? những gì không đến từ Ba Lan hoặc không liên quan đến Ba Lan thì tôi không quan tâm chút nào.? Lời phát biểu đó cho thấy một nỗi đau thảm thiết mà ông phải chịu với cuộc sống lưu vong. Ông mất cảm hứng vì mất đối tượng, mất độc giả ?" hầu như bị tê liệt. Thực tế hàng ngày là nguồn động lực vô hình cho những suy nghĩ có tính cách sáng tạo. Ông không còn chứng kiến cuộc sống đó hàng ngày nữa, cho nên hầu như ông không cầm bút nổi ?" không chỉ vì bận rộn với cuộc mưu sinh. Luôn luôn trong những lời phát biểu về sau này ông cũng ?ohẹn một ngày về?, và điều đau buồn ngày càng thấm thía cho đến chết của ông vẫn là quê hương tuy gần mà xa quá. Khi quyết định không về nước để khỏi rơi vào rọ, ông đã gởi cho chính quyền Ba Lan một lá thư ngỏ với lời lẽ thống thiết và thẳng thắn nói lên khát vọng của người dân muốn thấy những cải cách triệt để. Bức thư này không hề xuất hiện trên báo chí Ba Lan.
    Sau khi lập gia đình và cuộc sống có phần nào ổn định tại Đức, ông trở lại công việc sáng tác bình thường hơn. Ông có viết trong thời gian này một tiểu truyện lấy bối cảnh là nước Ba Lan Cộng Sản dưới thời Stalin, xuất bản năm 1967, nhưng tất cà những truyện khác có bối cảnh hoàn toàn mới, dựa trên thực tế cuộc sống sau này của ông tại Israel. Bốn năm tiếp theo sau đó, trong khoảng 1962 và 1966, Hlasko cho ra đời hai tiểu truyện và bốn tiểu thuyết trong đó ông viết về cái thế giới tối tăm ở dưới và ở ngoài luật pháp của những con người tận đáy xã hội, khốn cùng, bế tắc, tuyệt vọng, trên bờ vực của tội ác hoặc đã chìm sâu vào tội ác. Hlasko đã thoát khỏi những mối quan tâm siêu hình đối với chân lý và cuộc sống. Vấn đề của những nhân vật mới của ông là đấu tranh để tồn tại trong cuộc sống chật vật hàng ngày, có những người phải làm bất cứ việc gì để kiếm sống - kể cả những việc phạm pháp. Trong những truyện như Giết con chó thứ nhì (Killing the Second Dog) và Tất cả đều quay lưng lại (All Backs were Turned) cũng như Những công việc bẩn thỉu (Dirty Deeds) và Cháy cơm (The Rice Burners), những nhân vật chính là những người bị vong thân, bị ruồng bỏ hơn là những kẻ chọn lựa đứng ngoài. Họ lạc lõng, sống bên lề xã hội ?" thường không có giấy phép làm việc mà cũng không có giấy tờ cư ngụ hợp pháp (?ohộ khẩu thường trú?) ?" chính là hoàn cảnh của Hlasko trong hai năm 1959 đến 1961 tại Israel. Phải nói là so với những tác phẩm về xã hội Ba Lan, những tác phẩm về sau này còn ảm đạm, chua chát hơn. Vào thời đó ở nhiều nước phương Tây trong xã hội tràn ngập những người di dân bất hợp pháp từ những nước Cộng Sản cũng như những nước nghèo đói, chậm tiến ở châu Phi, châu Á tràn tới. Họ trôi giạt và tấp vào những nơi không tiếp nhận họ một cách chính thức. Họ không đến được với những cơ hội họ hằng mong. Bần cùng sinh ra đủ thảm kịch, và dễ hơn cả là tội ác, đạo tặc. Cho nên, cái chất trong những tác phẩm về sau này của Marek Hlasko tàn bạo và dữ dội hơn, vì bối cảnh của chúng là mặt trái của xã hội tư bản, đầy tội ác và phi tình.
    Cuộc sống hôn nhân của ông ổn định không lâu. Năm 1966, họ quyết định ly thân, và ông quyết định thử thời vận ở Mỹ ?" nơi cuối cùng mà ông chưa biết trong thế giới phương Tây. Nhưng tại Mỹ, thêm một lần nữa, ông lại nếm ?ocay đắng mùi đời?. Ông cũng phải sống ?ochui?, làm chui? vì không có được giấy tờ hợp pháp. Đến năm 1969, sau gần ba năm lưu lạc ở nước Mỹ, ông quyết định rời bỏ ?ovùng đất của những cơ hội? và trở lại ?ovùng đất hứa? Israel. Vào lúc này, khủng hoảng tinh thần của ông đã đến mức cùng cực. Cũng như nhân vật Agnieszka trong Ngày thứ tám trong tuần, ông bị mất ngủ kinh niên và phải thường xuyên dùng thuốc ngủ. Chuyến trở về Israel của ông vì thế đã không thành. Trên đường đi, khi ghé qua thành phố Wiesbaden, Đức, ông mất tại đó. Người ta tìm thấy ông ở một khách sạn, rõ rệt ông đã tự hủy mình bằng thuốc ngủ. Trong ba năm cuối của cuộc đời mình, ông chỉ hoàn thành được một tập truyện, ghi lại những kinh nghiệm của mình về cuộc sống trên nước Mỹ. Tập sách này chỉ ra đời sau khi ông mất.

    Marek Hlasko mất khi ông mới 35 tuổi. Nếu còn sống, nay ông đã 72 tuổi, đã có thể thấy nước Ba Lan mới được hơn 15 năm và cũng đã chứng kiến được bao nhiêu chuyện ?ođổi đời? trên thế giới trong mấy thập niên biến động lạ kỳ vừa qua ?" những biến chuyển có thể đuợc gọi là ?otất yếu lịch sử?. Marek Hlasko quả thực đã quá gian truân trong cuộc đời, ông cũng quá bất hạnh khi lựa chọn thời điểm cái chết, quá sớm nên không thấy được những thay đổi ông từng trông đợi ?" như nỗi trông đợi của những nhân vật trong Ngày thứ tám trong tuần.
    Sau khi Stalin chết đi, Khruschev đã mở ra một thời đại mới mà người ta gọi là "băng rã" ?" một quyết định vĩ đại trong một triều đại kéo dài cũng được một thập niên và vẩn được xem là ?olàm nên thời đại?[5]. Sự cởi mở, thoải mái, mà người ta gọi là ?ochủ nghĩa xét lại?, không chỉ diễn ra ở Liên Xô mà còn ở nhiều nước Cộng Sản khác ?" không chỉ ở những nước Đông Âu vệ tinh. Ở Trung Quốc, năm 1956 Mao Trạch Đông phát động phong trào ?oTrăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng?, khuyến khích việc phát huy tư tưởng, phê bình Đảng và Nhà nước sau thất bại thảm hại của Kế hoạch ngũ niên lấn thứ nhất và chính sách hợp tác hóa nông nghiệp của họ. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không ít tai họa trong phong trào cải cach ruộng đất, cho nên cũng vội vàng đi vào ?otrăm hoa đua nở? theo kiểu Bắc Kinh. Nhờ thế mà nhóm Nhân văn Giai phẩm ra đời, và những tác phẩm của họ, một thời được truyền tụng dù không mấy công khai ở miền Bắc trong giới trí thức, văn nghệ sĩ, rồi bị mai một trong một thời gian dài vì sự cấm đoán của người cầm quyền, nay lại được trân trọng nhắc nhở trở lại.
    Như vậy Marek Hlasko và Ngày thứ tám trong tuần không phải là những hiện tượng cá biệt ?" tác giả và tác phẩm đều là những sản phẩm đặc thù của một thời đại. Vào thời của chúng, đó là những bản cáo trạng, những phán quyết lịch sử đối với một chế độ. Chúng có thể có tác dụng thức tỉnh, uốn nắn, sửa sai; chúng có thể góp phần mở ra một thời cơ mới, thúc đẩy đến sớm hơn những thay đổi có tính cách ?othời đại?, ?otất yếu?, ?okhông thể đảo ngược được?. Chúng đều là những nhân tố góp phần làm nên cuộc vận động lịch sử liên tục chấm dứt một thời đại này và mở ra một thời đại khác... Và trong trường hợp chúng không thể ?olàm nên được lịch sử? như người ta mong đợi, điều này chỉ có nghĩa là vai trò của chúng nhất thời chịu lu mờ trước ?othời? và ?othế?. Nhưng thời và thế thông thường chỉ là vấn đề giai đoạn. Cũng như một khi mây tan, bầu trời lại trở nên quang đãng, một khi thời và thế đã qua, có những giá trị lâu dài lại trở nên sáng tỏ. Những tác phẩm của một thời đại còn có giá trị như chứng tích. Và đọc lại Ngày thứ tám trong tuần 50 năm sau không chỉ để hiểu những chuyện xưa như cái khủng khiếp trong đời sống tinh thần của con người bình thường tại những nước Cộng Sản dưới thời Stalinít và sự thất bại của chủ nghĩa xã hội giáo điều trong mục tiêu kinh tế ?" chính là cứu cánh của chủ nghĩa cộng sản ?", mà còn để nhận chân được rằng sau những kinh nghiệm đớn đau và đắt giá đó, điều mà người ta cần không phải là một giải pháp cho chủ nghĩa xã hội mà là một giải pháp cho những đất nước và dân tộc đã bị thoái hóa, chậm tiến oan uổng trong thế kỷ 20 vừa qua vì bất cứ lý do gì, kể cả vì chủ nghĩa xã hội đẹp như tranh vẽ.
    Hết

  3. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    [blue]
    NGÀY THỨ TÁM TRONG TUẦN

    1
    "Không được. Bây giờ không được," Agnieszka nói, nàng đẩy mạnh tay của chàng thanh niên và khép chặt lại chiếc váy của mình.
    "Em muốn sao cũng được," người con trai đáp. Chàng nằm cạnh nàng trên bãi cỏ, nhìn qua bên kia bờ dòng Vistula. Giữa sông, một chiếc tàu kéo cục mịch đang mệt nhọc kéo ba chiếc xà lan, đầu máy hổn hển như nhịp tim của người già. Đêm đang xuống dần. Khí lạnh đông lại như sữa. Cây cối chung quanh sẫm lại. Chàng nằm yên cho đến khi cảm thấy bàn tay của Agnieszka đặt trên đầu của mình. Cô gái nói nhỏ:
    "Pietrek, em không muốn chuyện tầm thường. Nếu không yêu anh, có lẽ em không bận tâm đâu. Nhỡ có ai đến thì sao. Em không muốn người ta chà đạp lên những gì mà em xem là quan trọng. Anh phải hiểu như thế. Nếu mình phải giữ gìn một điều gì, thì đó chính là điều này."
    Chàng nhổm dậy, chống lên khuỷu tay, mặt ngẩng lên. Cô gái phải nhắm mắt lại: những nét trẻ trung trên mặt chàng, trông trong sáng như một đứa bé, bây giờ nhăn nhó như đang chịu một nỗi đau. Pietrek nói:
    "Agnieszka, em có hiểu phải van xin là điều tồi tệ như thế nào không. Em có hiểu chờ đợi nghĩa là gì không?"
    "Em cũng đang chờ đợi đấy."
    Chàng chụp lấy bàn tay của nàng. Mặt của chàng bây giờ gần sát mặt nàng ?" đôi mắt sẫm tối và có một biểu lộ dứt khoát. Chàng nói:
    "Mình phải chờ bao lâu nữa đây? Đúng là địa ngục."
    "Mình phải chờ," cô gái nói, cố tránh tia nhìn của chàng. Chiếc tàu kéo bây giờ đã lẫn trong màn sương.
    "Không chừng chúng ta có thể có một căn hộ. Mùa hè, chúng ta có thể đi chơi xa? Anh đâu muốn mình gần nhau trong một căn phòng tồi tàn hay trên băng đá công viên, phải không?"
    "Không."
    Họ im lặng. Bầu trời trên cao đã ngả qua màu vàng. Dòng sông cũng lờ đờ màu vàng. Một vài giọt sương đọng trên cỏ, và dù cho hai người ngồi trên chiếc áo da của chàng, Agnieszka cũng rùng mình. Bờ sông bên kia đã chìm mất trong màn trời buổi hoàng hôn. Agnieszka chợt lên tiếng, chàng cảm thấy trong giọng của nàng một sự dằn vặt:
    "Em nói dối đấy. Em không thể chờ đợi được nữa. Em không sợ. Nhưng ít nhất anh phải kiếm một căn phòng, có bốn bức tường chung quanh. Gì cũng được ?" nhưng không phải ở đây. Không thể ở nơi công cộng. Anh hiểu ý em không?"
    "Anh hiểu," chàng thì thầm. Chàng cầm bàn tay của nàng, lạnh như đá và chụm lại như vỏ sò. Chàng thở dài và nói: "Thôi mình về đi. Tối rồi."
    Họ đứng dậy. Cả hai im lặng đi băng qua khu rừng Bielany; khi đến đường rầy xe điện, anh mới nói: "Để anh bảo Roman, anh ta có một căn phòng. Anh bảo anh ta kiếm chỗ nào đi chơi đỡ một đêm."
    Trong xe điện chỉ có vài hành khách ?" hai bà già, một người lính mặt ưu tư, và hai đứa trẻ đang nghịch với một trái bóng. Những ngôi nhà đèn sáng chạy giật lùi vào bóng đêm. Agnieszka mỉm cười và nép mình sát vào người chàng. Cô nói: "Được rồi, Pietrek. Anh nói với Roman đi."
    "Hôm nay thứ mấy rồi? Thứ năm phải không?" Chàng hỏi lớn.
    "Thứ năm."
    "Anh sẽ bảo anh ta đi chỗ khác tối thứ bảy này. Em về nhé." Môi chàng hôn nhẹ vào vành tai của nàng.
    Xe điện ngừng lại. Người lái xe quay lại nhìn qua cặp kính trắng xệ trên mũi và thông báo, giọng mũi : "Cổng xe lửa đây." Pietrek siết tay Agnieszka và nhảy xuống xe. Nàng nhìn theo chàng trai: chàng gầy, dáng hơi khom về phía trước ?" trông giống như một cây phỉ. Chàng bước đi dầu hơi cúi xuống. Nàng lại nghĩ: "Tại sao anh phải cúi đầu như thế? Chúa ơi, giả thử như cuối cùng anh quyết định chẳng nói gì cả?" Một thoáng saụ anh đã mất dạng trong đám đông người đang rảo bước về nhà vào buổi tối. Những ngôi sao đầu tiên bắt đầu xuất hiện trên vòm trời thành phố. Chỉ có cây thánh giá lớn lấp lánh ngay giữa bầu trời là hình ảnh đầy đủ và liên tục.
    Người lái xe lại lên tiếng: "Phố Targowa." Nàng xuống xe, kéo cao cổ áo khoác ngoài: một cơn mưa ấm vừa đổ xuống. Hai người đàn ông ăn mặc kiểu dân thợ đi trước mặt nàng. Một người lên tiếng nguyền rủa, nói với người kia:
    "Trời lại mưa. Từ tháng năm kéo dài cho đến bây giờ thời tiết cứ tồi tệ như thế. Kéo một con nhỏ vào trong bụi chơi cũng không được nữa."
    "Muốn kéo ai nào?"
    "Có lẽ bà mẹ vợ. Ông có tiền không đấy?"
    Khi Agnieszka đi ngang qua họ, một người lấy khuỷu tay huých vào người nàng và nói với người đi với mình:
    "Này, ông có muốn làm cô ta không?"
    "Cũng được thôi, nhưng làm gì cô ta chịu thứ như mình.
    "Có lẽ phải hỏi thôi. Cô ơi, cho tôi đi với cô nhé?"
    Cô đã bỏ họ đàng sau và rẽ qua đường Brzeska. Mấy người say rượu đang lượn qua lại trong những vùng sáng dưới các ngọn đèn đường. Từ tiệm rượu Giang sơn Thủy thủ, người ta xô ra đường một gã say, anh ta ngã dập mặt xuống đất; một thoáng sau người ta ném theo mũ và cái cặp của anh ta ra đường. Một vài nhóm tụm ba tụm năm đứng quanh cửa ra vào, im lặng; có một giọng trầm trầm vang ra từ loa phát thanh: "Đội tuyển Ba Lan hôm nay đã thi đấu thất bại trong môn chạy tốc độ. Vận động viên đầu tiên ở mức đến là Dumitrescu người Rumani?" Từ chợ thoảng đến mùi rau quả bị ung. Có tiếng hát của ai đó vang lên chát chúa. Một cậu bé nhìn vào mặt Agnieszka và huýt sáo. Một cậu khác trầm trồ trong miệng: "Chúa ơi, cô ta mà chơi thì hết biết." Mấy con mèo chạy lẩn quẩn quanh chân nàng; sao trên trời đã biến mất trong màn sương mù. Một tên say phả hơi vào tai nàng: "Bà già tối nay không có nhà. Anh chỉ ở một mình. Anh sẽ cho em mấy đôi vớ ni-lông. Em thích không?" Ở nhà ga phía đông, đầu máy xe lửa đang hụ vang. Phải khó nhọc lắm nàng mới có thể hít vào phổi bầu khí ẩm thấp chung quanh. Người qua lại trên đường mặt ai cũng nhễ nhại và mắt kèm nhèm.
    Agnieszka thì thầm với mình: "Anh ơi, nói với bạn anh đi. Nói sớm đi anh nhé."


    2

    Khi cô về đến nhà, cha của cô hỏi: "Con đi đâu về đấy, Agnieszka?"
    Ông đứng tựa bên cửa sổ, nhìn ra ngoài đường qua khe hở của tấm màn; ông có thể đứng nhìn ra đường như thế hàng giờ. Ông thấp người, hói đầu, già trước tuổi; mặt ông không có vẻ khoẻ mạnh và đôi mắt mệt mỏi. Ông là thanh tra công đoàn hợp tác xã; chỉ những lúc ông được tham gia việc điều tra những vụ bê bối người ta mới thấy ông có vẻ sống động một tí.
    "Con đi dạo một vòng," Agnieszka đáp. Cô cởi chiếc áo mưa và máng nó ở phòng ngoài. Rồi trở lại phòng trong, cô hỏi : "Có ai đến kiếm Grzegorz không?"
    "Không," người cha trả lời, vẫn tiếp tục gõ mấy ngón tay đều đều lên cửa sổ. Từ giường bệnh, mẹ của cô lên tiếng, giọng chì chiết:
    "Ông có tin nó không, nó bảo đi dạo một vòng à?"
    Bà quả thực là một người đàn bà mặt mũi khó coi, tính tình khó chịu, thích kêu rên, thường thì nằm liệt giường cả mấy ngày mới dậy. Bà lại nhắc: "Ông tin nó không? Tôi dám chắc với ông là nó lại đi đú đởn với thằng nào rồi." Bà quay cái mặt xanh xao và bị phù kinh niên của mình nhìn Agnieszka và nói, giọng chanh chua: "Gieo gì thì gặt nấy thôi, con ơi. Nhưng nhà này không có chỗ cho con hoang đâu."
    "Này mẹ, khi sinh con ra hình như mẹ không hỏi xem con có muốn vào nhà này hay không thì phải," Agnieszka trả lời. Cô thắp cây đèn ngủ, lấy vài cuốn sách ra và ngồi lên giường ở góc phòng, xếp chân lại và tay nâng cằm. "Con phải học đây," cô nói.
    Bà mẹ lại kêu rên, mặt bi thiết như một người tuẫn đạo:
    "Học, lại học. Grzegorz cũng học đấy, xem nó có được gì không nào? Rồi con cũng giống như nó thôi, con ạ, nếu con không chịu mở mắt ra."
    "Con lớn rồi mẹ ạ!"
    "Nhưng tao nuôi mày," bà nói. Giọng của bà tức tưởi, người chồng phải quay mặt đi chỗ khác."Tao là người nuôi mày, không phải người nào đâu," bà lập lại.
    "Mẹ xem lại cách mẹ nuôi con đi, lẽ ra mẹ không nên nói. Thôi, bây giờ để con học đi."
    "Agnieszka, Agnieszka," người cha lên tiếng, giọng của ông thường là yếu, bây giờ, ông cố lớn tiếng, cho nên nghe có vẻ khôi hài hơn là nghiêm chỉnh. Ông vung tay, dữ tợn nhìn cô gái. "Tại sao con có thể nói lại mẹ con như thế? Mẹ đẻ con ra mà?"
    "Thế ba nghĩ cái thế giới này đẹp đẽ quá cho nên con phải mang ơn mẹ sinh con ra chứ gì?" Agnieszka đáp lại và cô đứng dậy, ném mạnh cuốn sách trên tay xuống giường. Cô bước đến bên cửa sổ, đứng cạnh cha. "Con ước gì không phải thấy những người say, không có đường phố này , và?"
    "Và cái gì?" người mẹ xẵng giọng chen vào.
    "Có gì đâu. Không có người như mẹ." Rồi cô quay qua hỏi cha: "Zawadzki về chưa?"
    "Chưa." Ông ta ngước lên, nhìn Agnieszka với đôi mắt có vẻ chầu chực. "Nó về trễ, con biết mà."
    "Con học trong phòng," Agnieszka nói. Cô nhặt mấy cuốn sách và bước về phía cửa. Trước khi bước ra, cô dừng lại và chậm rãi nói với mẹ: "Con xin lỗi mẹ. Đôi khi con phát khùng. Rồi con thấy không phải."
    "Mày liệu lấy thân của mày đấy," bà lại rên. "Tao e rằng mày đang cặp với một thằng vô công rỗi nghề nào rồi, nên không chịu ở yên trong nhà." Bà bắt đầu nói nhanh hơn và giọng đay nghiến: "Nhưng tao không muốn làm người giữ trẻ trong nhà này đâu ?" Chúa có mắt không, làm sao ai có thể thấy trước tất cả những việc này?"
    Agnieszka đứng im nhìn bà rồi bước ra. Cô đi vào nhà bếp và bật đèn lên. Nhà bếp nhỏ và lộn xộn; mấy cái giường chiếm gần hết chỗ của căn phòng. Một cái là của anh cô, Grzegorz; cái kia là của Zawadski, thợ máy làm ở Công ty Khí đốt Vacxava, anh ta ở với gia đình của cô từ năm 1945 và vẫn còn chờ người ta cấp cho một căn hộ.
    Cô ngồi vào bàn và mở sách ra. Cô cố đọc được nửa trang thì người cha bước vào nhà bếp. Ông đứng giữa phòng, chuyển người qua một bên, rồi hắng giọng. Cô nhìn ông dò hỏi. Ông nói:
    "Agnieszka, con có vấn đề gì không?"
    "Ba định hỏi gì?"
    "Mẹ con nói gì thế?"
    "Rõ rồi chứ gì. Con là gái đứng đường. Nói với mẹ là con đã nói thế đi. Như thế đủ cho ba chưa?"
    Người cha giọng van nài, vẻ lúng túng nhìn con mình:
    "Agnieszka, Agnieszka? Ba e rằng Grzegorz sẽ vướng vào chuyện không hay." Ông chìa bàn tay ra. "Tại sao trong nhà này chẳng ai chịu hiểu ai một tí nào cả?"
    "Trong nhà này ai cũng hiểu rõ. Bà già thì bệnh; nhà thì chật chội; ba thì không kiếm ra được đồng nào cả. Bây giờ ba ra phòng ngoài đi, kẻo mẹ lại nghi ngờ ba âm mưu chuyện gì kinh khủng với con."
    Bây giờ ông đã ngồi xuống ghế, hai bàn tay ôm lấy đầu gối, mặt cúi xuống vẻ suy nghĩ rồi lại ngẩng lên.
    "Tao già rồi. Nhiều khi cảm thấy mệt quá chừng. Mẹ con luôn luôn bệnh, Grzegorz thì say sưa, mà mày thì rất lạ?"
    Ông cười bâng quơ và ngập ngừng hỏi:
    "Ba muốn hỏi con công việc của con thế nào. Ba có thể giúp con được gì không?"
    "Không ai giúp ai được gì đâu." Cô vén ra phía sau mái tóc dày màu vàng óng ánh, giữ im lặng một lúc rồi nói tiếp khi thấy người cha vẫn trố mắt chờ đợi mình. "Ai cũng phải tự lo mà thôi. Ba còn có chuyện gì nữa không?"
    Ông thở dài rồi nói:
    "Tuần tới tao sẽ đi câu. Tao muốn nghỉ ngơi thoải mái một chút, nhưng mà ở đây thì không bao giờ được cả. Tao đã kiếm được cần câu rồi. Bây giờ còn thiếu dây câu, nhưng không dễ gì kiếm ra lúc này. Chẳng hiểu nên đi Piaseczno hay đến nơi năm ngoái, bên bờ sông Wolomin? Ở đó có mấy cái mỏ đá sỏi." Ông lại thở dài. "Bây giờ đến chủ nhật cũng còn lâu."
    "Ba ngày. Cũng chẳng nhiều nhặng gì."
    Ông lặp lại, rồi cười:
    "Ba ngày. Chúa ơi, ba ngày. Con không thể tưởng được bao nhiêu việc có thể xảy ra trong vòng ba ngày. Ba ngày lâu lắm con ơi."
    "Ba ngày so với một đời người thì nghĩa lý gì?
    "Nhiều lắm chứ. Đôi khi người ta mất tất cả chỉ trong vòng ba ngày."
    "Con không nghĩ thế, nhưng không sao. Nghe lời con đi, ba hãy vào với mẹ."
    Ông đứng dậy. "Thế thì ba đi đâu đây, Agnieszka? Piaseczmo hay Wolomin?" Ông hỏi, đăm đăm nhìn cô gái.
    "Dĩ nhiên là Wolomin."
    "Ừ, chắc ba sẽ đi đó. Cám ơn con." Ông nói nhỏ.
    Ông bước ra. Phòng chật chội. Agnieszka mở cửa sổ. Sau cơn mưa, khí trời trong lành như hơi thở trẻ con. Đường phố chưa vào giấc ngủ. Hầu hết các nhà đều mở cửa sổ, và từ hầu hết những cửa sổ này vang ra giọng ồm ồm của loa phóng thanh : "Với niềm tự hào xứng đáng, cần nhấn mạnh rằng chúng ta đã giành được thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh chống tệ sùng bái cá nhân, đó là một tệ nạn có những hậu quả cực kỳ tai hại, dẫn đến sự lệch hướng. Bây giờ ta phải tiếp tục tiêu diệt nó ngay từ gốc rễ. Chỉ thị của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai mươi phải trở thành?"
    Giá mà mình có thể quên được, cô nghĩ, hai tay ôm lấy mặt. Giá mà quên được tất cả mọi chuyện. Bình yên. Bình yên và im lặng một chút. Không cần gì hơn. Không cần Pietrek, không cần cha, không cần Grzegorz. Chỉ cần bình yên, im lặng. Chuyện gì có xảy ra thì xảy ra chỗ khác, nhưng ở nơi này của ta, xin hãy để cho bình yên và im lặng. Tất cả chỉ có thế, vâng, đúng là chỉ cần chừng đó thôi?
  4. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cô ngẩng đầu lên và nhìn sang phía bên kia đường. Qua cửa sổ của một căn hộ ở tầng lầu hai, một người đàn ông mập mặc một chiếc áo lót đang cạo râu, miệng ông ta méo lại thật buồn cười. Máy phát thanh lại vang lên: "Rồi đêm sẽ đến, đó chính là định mệnh của chúng ta." Một xe máy cày chạy ngang qua làm rung chuyển cả mặt đường. Agnieszka quay lại khi nghe tiếng chân người di vào nhà bếp. Zawadzki về đến ?" anh ta khoảng ba mươi mấy, dáng người khoẻ mạnh và đôi mắt xanh. Chiếc áo sơ mi màu của anh ta không cài nút ngực, để lộ một cái cổ chắc và cứng.
    "Chào cô," anh ta nói. Anh ta cởi chiếc áo khoác ngoài và cẩn thận máng nó trên thành một chiếc ghế, rồi đổ nước vào chậu và xắn tay áo lên; cánh tay anh ta đen sạm.
    "Anh có ra phố bây giờ không?" Agnieszka hỏi.
    "Là cái chắc," anh ta vui vẻ trả lời. "Không có lý do gì phải ở nhà vào một đêm đẹp trời như thế này. Cô tính sao?"
    "Em phải học. Bởi thế mà em phải xâm nhập gia cư của anh đây. Ba mẹ em cứ gấu ó với nhau mãi."
    "Ông bà còn biết làm gì khác nữa?" Anh ta cười và hỏi. "Vào tuổi họ thì chỉ có thể hoặc là cãi nhau hoặc là chơi cờ với nhau." Anh ta chà mạnh chiếc khăn lên người đến độ da ngực đỏ như bánh mì mới nướng. "Cô mua cho họ một bàn cờ đi, thế nào trong nhà cũng êm ngay."
    "Bây giờ anh đi đâu?" Cô hỏi, ước gì anh ta đi ngay lập tức.
    "Đến nhà người bạn. Tụi tôi định làm cho xong cái đầu máy đó."
    "Ôi chiếc xe mô-tô của anh!" Nàng cười nói, "Anh chỉ có chừng đó chuyện! Một ngày nào đó anh phải chạy xe cho em xem mới được!"
    "Tôi phải thay cái cần sang số," anh ta nói vẻ nóng nảy, liệng cái khăn và ngồi xuống giường, thay đôi giày khác. Loay hoay với sợi giây giày một lúc, anh ta ngẩng đầu lên, nói: "Nếu mà cô phải đi một chiếc xe trong mười năm như tôi, chắc cô cũng không thể nói tướng được đâu. Bộ cô nghĩ cô ngon hơn cái đầu máy của tôi hay sao? Tôi sẽ sửa cái cần đó và ngày chủ nhật này tôi sẽ thăm hôn thê của tôi."
    "Đừng nóng. Anh đã nói thế cả ba tuần nay rồi." Cô ngồi trên thành cửa sổ, hai chân đong đưa. "Em cũng tò mò muốn xem chuyện gì sẽ xảy ra."
    "Nghe nàỵ, Agnieszka. Nếu người ta viết cho tôi sự thật, nếu quả thật cô ta phản bội tôi, thì tôi sẽ rạch mặt cô ta ra mà không bệnh viện nào dám nhận chữa."
    "Rồi sao nữa?"
    "Tôi không biết."
    "Anh có yêu cô ta không?"
    "Nhiều hơn cô tưởng."
    "Như thế tại sao lại làm chuyện điên khùng như thế?"
    "Tại vì."
    "Giả thử như không yêu cô ấy, anh sẽ làm gì?"
    "Dễ thôi. Tôi sẽ tiếp tục sống với cô ta."
    "Như thế thì ích gì cho anh."
    "Nhiều lắm chứ."
    Cô nhún vai, rồi nhoài mình ra cửa sổ. Người ta đang ẩu đả trên đường, trước lối ra vào một cửa tiệm. "Để tao cho mày thấy ai có người anh làm việc trong công an!" một người hét lên. Bầu trời chiếu vào mặt của Agnieszka từ hai phía: từ trên cao và từ phản chiếu trên vũng nước đọng trên mặt đường; ở cả phía trên trời và trên mặt nước, các vì sao nhỏ lấm chấm, trông như không có thật. Agnieszka chợt giật mình: Zawadzki đặt bàn tay của anh ta lên cánh tay của nàng. Cô nhìn anh ta và chỉ lúc đó mới là lần đầu tiên cô để ý ra rằng người đứng trước mặt mình có một cái miệng thật cay đắng và trên trán của anh ta đầy những vết nhăn. Anh ta nói:
    "Cô nghe tôi nói đây. Tất cả những người ở đây nói chung là một xuồng cả, cho nên thực ra nói chuyện với cô cũng chẳng ích gì. Nhưng tôi muốn nói với cô một điều: người đàn ông muốn có một cái gì đó chỉ riêng cho mình, và đó là điều cô không thay đổi được. Nếu người ta không thể có một người bạn hay người yêu như cô, ít nhất anh ta cũng phải giữ được danh dự chết tiệt của mình. Khi chúng tôi ở Oflag, có một thằng nhận thư nhà cho biết là bạn gái của hắn đi chơi với tụi Đức. Chúng tôi rất chán đời sống ở trong trại, cho nên mọi người đều trêu chọc hắn một cách tàn nhẫn. Người ta bảo hắn: ''Không có gì đâu, Mietek. Đừng xem chuyện đó quan trọng quá. Khi ông trở về và lấy cô ta, thì ông hãy treo trên đầu giường một tấm tranh Trận chiến ở Grunwald. Ông sẽ cảm thấy hả dạ mỗi khi nhìn đến nó.'' Lần đó, mình đã cho chúng nó một trận đã đời. Anh ta muốn phát điên lên. Cuối cùng anh ta nói: ''Để rồi xem, tôi sẽ cho cô ả một bài học.'' Rồi có đứa lại hỏi: ''Nhưng nhỡ đây là một cuộc chiến ba mươi năm thì sao?'' Anh ta gạt ngay: ''Tôi sẽ giải quyết chỉ nội trong hai tuần.'' Ngày hôm sau anh ta ra đi thật. Chúng tôi che giấu cho anh ta trong khoảng một tháng, rồi anh ta cũng trở về, nói cho chúng tôi biết: ''Tôi làm xong rồi.'' Đấy, Agnieszka, anh ta vượt ba biên giới hai lần, bởi vì anh ta phải đi đường vòng, chỉ nhằm một mục đích giết cô nàng. Anh ta dùng một vỏ chai vỡ ?" cô có thể tưởng tượng được đấy. Anh ta phát khùng rồi, đó là điều chắc, nhưng tôi thích anh ta hơn một số người tôi biết."
    Anh ta bước đi, lấy từ tủ một chiếc áo khoác ngoài và mặc vào người. Agnieszka lại hỏi:
    "Thế anh ta ra sao?"
    "Cái anh đó phải không?"
    "Đúng."
    Zawadzki cười rõ rệt không mấy vui vẻ:
    "Anh ta không thích thú gì làm cách đó. Lẽ ra, anh ta cũng có thể kiếm được một cây súng để kết liễu đời cô ta. Anh ta có lẽ đã nổi điên rồi. Anh ta đi lòng vòng trong trại, lẩm bẩm: ''Tôi đã thỏa mãn cô ta trọn đời rồi.'' Cuối cùng thì anh ta dùng lưỡi dao cạo cắt cổ họng của mình. Thôi, ngủ ngon nhé, Agnieszka. Grzegorz đâu rồi?"
    "Em không biết. Có lẽ anh ấy đang uống ở đâu đó."
    "Anh ấy vẫn còn chờ cô bạn chứ?"
    "Vẫn còn."
    "Đó cũng là điều hay; thôi, tôi đi nhé."
    Anh ta bước đi; bước chân ồn ào nện trên cầu thang ?" anh ta nhảy một lần nhiều nấc như một đứa trẻ. Ngoài đường, cuộc ẩu đả đã chấm dứt. Mấy người say nay lại khoác vai nhau. Một người lè nhè, giọng còn rất trẻ: "Tại sao anh lại đối xử với tôi như thế, Witek?" Rồi người kia đáp: "Sống trên đời thì phải vậy thôi." Rồi một người thứ ba kết luận: "Như vậy thì cũng có sao đâu." Anh ta kéo hai người lại và giới thiệu người này với người kia: "Làm quen với nhau đi, quí vị! Một người bạn lính, một người bạn học." Rồi người đầu tiên kêu lên giọng phấn khích : "A, a." Và cả ba choàng vai nhau bước đi, chân dẫm lên những ngôi sao trong vũng nước mưa.
    Agnieszka đóng cửa sổ và ngồi xuống bàn. "Xong rồi," nàng nghĩ.
    Cha nàng đi vào nhà bếp. Ông mặc kiểu cách lạ lùng với chiếc áo khoác cao cổ, đầu đội một cái mũ dạ và cổ quàng một chiếc khăn. Ông nói:
    "Ba phải đi kiếm Grzegorz. Mẹ con đang lên cơn đấy."
    "Ba định đi kiếm ở đâu?" Cô bước về phía cha. Cô cao hơn cha, và có vẻ mạnh hơn. Bên cạnh cô, người cha trông giống như một bụi cây bên cạnh một cây non. Cô nhìn cha một lúc, rồi đôi mắt sáng chợt có vẻ tư lự. Như một tia sáng bị bàn tay che khuất. Cô hỏi:
    "Ba định kéo anh ấy khỏi một quán rượu nào đó phải không?"
    "Đúng," ông nói. Ông chuyển thế đứng nghiêng từ bên này qua bên kia và chắp hai tay đàng sau lưng. Ông cố lấy vẻ cương quyết. "Ba sẽ kéo nó ra khỏi quán rượu, ba sẽ làm cho nó một trận cho nó tởn phải bỏ uống ít nhất là một thời gian."
    Có tiếng bà mẹ kêu khẩn thiết, giọng yếu ớt:
    "Stefan, ông chưa đi sao?"
    "Bà ơi, tôi đi đây," ông vội đáp, tay sửa chiếc mũ trên đầu và dợm bước ra cửa. Nhưng Agnieszka nói: "Hãy gượm đã," và cô bước đến bên cửa và khép cửa lại. Ép cha ngồi xuống ghế và lấy đi cái mũ của ông, cô nói:
    "Nếu ba có tìm ra được anh ấy, cũng không dễ gì kéo anh ấy đi đâu. Mà ba có nói cũng không ăn thua gì. Ngày mai anh ấy sẽ uống trở lại. Tốt nhất ba đừng đụng đến anh ấy."
    "Tại sao thế?"
    "Anh ấy hiện nay hoàn toàn đơn độc."
    "Tại sao?"
    "Anh ấy đang yêu."
    "Nhưng nó còn có cha mẹ, còn gia đình, còn em gái."
    "Anh ấy không có gì cả, chỉ có mỗi một sự khủng hoảng."
    "Khủng hoảng gì?"
    "Đó là việc của anh ấy, không phải việc của mình."
    "Như thế tôi phải ngồi nhà bình tĩnh chờ đợi trong khi con tôi ngả nghiêng ở quán rượu phải không?" Ông đứng dậy và với tay định lấy cái mũ. Tay ông đập trên bàn, ông nói: "Ma quỷ gì đâu. Tôi nhất định đưa nó về nhà dù có phải kéo xác nó đi."
    "Về nhà!" Agnieszka nhái lại. "Về nhà. Về nhà để nghe mẹ rên và xem ba cầm bút tính toán cách đây 15 năm tiền hưu của ba có thể mua 60 chai vodka, bây giờ mua chưa được 20 chai. Về nhà, nhưng trong nhà này anh ấy không có một góc nào riêng cho mình. Cho đến nay, ba má vẫn chưa thể hiểu được tại sao hơn 20 năm nay ba má vẫn có thể chịu đựng nhau được. Về nhà! Ở nhà này người ta không phân biệt mấy giữa cây thánh giá và chân dung của ông Stalin, bởi vì chẳng có ai hiểu được cả Chúa lẫn Stalin. Đây là cái nhà mà ba muốn anh ấy về phải không?"
    Người cha im lặng, ngồi bất động, đầu hơi cúi xuống. Ông chắp hai tay vào đầu gối và siết mạnh đến mức bàn tay trắng bệch như tay người chết. Rồi ông nói:
    "Thế tôi phải làm gi đây?" Ông với tay lấy chiếc mũ rồi lại đặt nó xuống, và lập lại : "Thế tôi phải làm gì đây? Tôi chỉ muốn làm điều gì tốt nhất cho mọi người mà thôi."
    "Không có gì thay đổi cả. Chủ nhật ba cứ đi câu cá đi. Bây gìờ con đi kiếm Grzegorz."
    Cô lấy cái mũ từ tay cha và đi ra phòng ngoài, mặc vào người áo khoác và bỏ chìa khóa nhà vào túi. Người cha khẩn khoản: "Con chóng về nhé? Trời ơi, tôi ước gì bây giờ đã là chủ nhật?"
    "Nếu cô bạn Grzegorz có đến, ba nói cô ta viết giấy để lại cho anh ấy mấy chữ," Agnieszka dặn cha.
    "Agnieszka này, con nghĩ cô ta có bao giờ đến không?"
    Agnieszka dừng lại ở cửa ra vào. Cô nói: "Không." Bây giờ cô đã ra đường. Trời tối đen. Thành phố đi vào giấc ngủ, im lìm dưới màn trời lấp lánh ánh sao.

  5. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2

    "Anh cô ở đây đấy," người gác cửa quán rượu cười và nói với Agnieszka. Giữa hai chiếc răng cửa của gã có một khoảng trống lớn làm cho mặt của gã trông không mấy lương thiện. "Anh cô ngồi ở quầy rượu bên trong. Nhưng làm sao cô chen vào đó được? Đêm nay đông khách lắm?" Gã bước đến một đám người mới đến, nói cười ồn ào.
    Agnieszka bước vào bên trong. Phòng tối đen và chật chội; phía trên trần thấp lấp lánh ánh sáng từ những ngọn đèn hình ngôi sao. Cô phải ngừng lại gần sàn nhảy; mấy cặp trên sàn chen chúc nhau trên một khoảng chỉ có mấy mét vuông cho nên họ cứ dẫm lên chân nhau và đụng vào người nhau, rồi xin lỗi và cất tiếng chào nhau. Mấy người đàn bà ăn mặc giống nhau và cùng thoảng mùi nước hoa rẻ tiền hiệu Poem. Họ tựa đầu vào vai người bạn nhảy, khói thuốc quyện lại dưới trần nhà, người ca sĩ tóc quăn đang nức nở một bài ca về chia ly. Một người chạy bàn bảo Agnieszka: "Cô đứng tránh qua một bên, đừng đứng chắn đường?" Mặt anh ta sát mặt cô. Anh ta trẻ, trông cũng đẹp trai, mặt hơi chìm trong bóng tối, tóc chải mướt mỡ bôi tóc và miệng để ló ra một chiếc răng vàng. Anh ta lại lên tiếng, giọng nhỏ và nghe rầu rầu: "Vâng, thế được rồi." Cô gái ngửi thấy mùi rượu trong hơi thở của người chạy bàn khi anh ta bước đi; mùi mỡ bôi tóc nặc nồng đến mức không thể bay đi được trong căn phòng đầy hơi khói thuốc. Người thổi kèn saxo, mập và lùn, mặt bệu và chảy, đang phùng má trợn mắt ?" một nét đặc thù thường thấy ở những nhạc công đã chơi nhiều năm ở các hộp đêm. Ông ta đang vụng về bắt chước các nhạc công chơi Jazz ở Mỹ. Một người đàn bà say rượu cười rên rỉ, ôm chặt lấy người bạn nhảy của mình, tay của cô ta xoè ra, trắng bệch, trông giống như một cái mạng lưới đan bằng các ngón tay mập mạp. Agnieszka nhăn mặt cười. Nhạc bất chợt ngừng lại và hàng chục người nhễ nhại mồ hôi rời sàn nhảy và đi ngang qua mặt cô khi quay về chỗ ngồi. Một người say rượu vẫn còn nán lại trên sàn và kêu lên: "Nữa đi chứ!" Hai người đàn bà kéo anh ta về bàn. Đèn bật sáng; các nhạc công lau mồ hôi trên trán và đặt nhạc cụ xuống.
    Một người sau lưng cô thì thầm vào tai cô:
    "Em giống như nàng Mona Lisa. Mặt em sao buồn thế? Có phải vì, cũng giống như Mona Lisa, em không có đồng hồ Tissot đeo tay? Anh có thể giúp em đấy?"
    Agnieszka tiếp tục đi vào bên trong. Cả một đám đông hỗn loạn: người ta kêu la, ca hát, chửi nhau, cụng ly, hôn nhau và vỗ vào tay nhau. Sau quầy rượu, hai người phục vụ quàng trước mình một tấm vải trắng, chạy lui chạy tới. Một người nhỏ con và gầy, mặt mày vui vẻ và linh hoạt; người kia to lớn, mặt bình thản và lạnh lùng. Anh ta điều động cái ly với vẻ nghiêm chỉnh đến trang trọng. Khi phục vụ cho khách, anh ta giống như một bác sĩ giải phẫu chuẩn bị một ca mổ, có một vẻ tin tưởng là mọi việc sẽ tốt đẹp với trí tuệ và bàn tay khéo léo của mình. Anh ta hầu như không phản ứng gì trước những tiếng kêu la tuyệt vọng của khách, vẫn cứ làm việc theo kế hoạch của mình, chính xác một cách đặc biệt.
    Cuối cùng thì cô cũng mon men đến được bên Grzegorz. Anh ngồi ở một góc quầy, nơi mà rìa của quầy uốn một vòng nhẹ nhàng. Anh nhìn thẳng về phía trước, mắt lờ đờ, không nói chuyện với ai. Hai người cùng có những nét giống nhau khá rõ; giống như cô, anh cao lớn, màu tóc khó có thể nói là đen hay nhạt; cũng giống như mắt của cô, mắt của anh đổi màu tùy theo ánh sáng chung quanh, từ màu xanh da trời nhạt cho đến màu xanh lá cây thẫm. Mặt của anh bầu bĩnh, chiếc mũi ngắn; những đường nhăn quanh miệng đổ xuống. Anh tựa đầu lên bàn tay. Khi Agnieszka sờ vào tay anh, anh giật mình. Anh hỏi:
    "Cô ta có đến không?
    Agnieszka lắc đầu. "Không," nàng đáp. "Anh thực đã lậm quá rồi. Grzegorz."
    Anh nhìn nàng, cái nhìn hoang vắng như thể đang nhìn một vật vô tri. "Em cũng có thể đúng đấy." Anh kéo ly nước lạnh đến gần mình hơn. "Nhưng rồi em rút ra kết luận gì?"
    "Em cũng muốn làm vài ly với anh. Nhưng em cũng không muốn uống với một người say bí tỉ như anh trong ngày hôm kia đó. Anh có muốn mời em một ly không?"
    "Anh không biết có được không nữa. Nhưng anh cũng vẫn mời em.
    Anh quay qua người phục vu quầy rượu, nói nhỏ nhưng giọng chắc nịch:
    "Rót đầy ly đi."
    Anh nâng ly của mình và cụng ly với Agnieszka. Họ cùng uống, rồi anh nhìn nàng hờ hững:
    "Thế cô ta không đến phải không?"
    Giọng của anh rất bình thản. Agnieszka nhận ra rằng anh đang cố say nhưng chưa say được.
    "Không, cô ta không đến."
    Anh cười:
    "Anh biết thế mà, không cần chờ em bảo đâu. Nhưng em có hiểu vì sao anh hỏi không?"
    "Em biết chứ. Nhưng cô ta không đến."
    Anh gật đầu. Người phục vụ vui vẻ hỏi: "Một chầu nữa chứ?" Và không cần câu trả lời, anh ta lại rót đầy ly của hai người trước khi biến mất sau hàng chai rượu. Ban nhạc lại bắt đầu trỗi lên, những người uống rượu leo xuống ghế và bắt đầu chen chúc nhau tiến ra sàn nhảy.
    Grzegorz lên tiếng:
    "Anh biết cô ta không đến chứ. Buổi tối đến là chịu không nổi, Agnieszka ạ. Nhắm mắt lại là anh thấy cô ta; cô ta đưa tay ra và nói gì đó nhưng anh không nghe hay không hiểu. Anh nghĩ rằng ở trong nhà của cô ấy, cô cũng nhìn vào bóng tối và cầu nguyện cho anh cũng như anh cầu nguyện cho cô ấy. Nhưng khi mở mắt anh chỉ thấy mỗi một góc giường của Zawadzki và một khoảng trần nhà. Anh nghe tiếng vòi nước nhỏ giọt. Có thể chữa được cái vòi này không? Và anh cứ nằm như thế và thức hàng giờ. Khi có tiếng taxi ngừng lại ngoài đường, anh nhổm dậy khỏi giường và đi đến bên cửa sổ. Anh nghĩ cô ta đi taxi đến tìm anh, tất cả dằn vặt khổ sở này rồi sẽ chấm dứt. Anh đếm những bước chân đi lên cầu thang, nhìn theo những bóng người và lắng nghe những giọng nói. Có thể nào chữa cái vòi nước đó ngày mai được không?"
    "Được thôi."
    Anh im lặng rồi đẩy ly của hai người về phía người phục vụ, yêu cầu:
    "Rót đầy đi, và cho thêm một tí nước?"
    Người phục vụ nhìn Agnieszka, dò hỏi:
    "Bộ chưa đã hả?"
    Nàng lắc đầu:
    "Anh cứ rót đầy ly đi."
    Người phục vu rót đầy ly và bước đi. Gần đó, hai người đàn ông đang cụng ly với nhau.
    "Chúc mừng anh nhé. Tôi là Wacek, anh tên gì?"
    "Jozek."
    "Jozek gì? Pilsudski hả?"
    "Không phải."
    "Tên kia hả?"
    "Cũng không phải. Jozio Kwiatkowski."
    "À ra thế."
    "Đúng là thế."
    Ban nhạc đang chơi một bản tango. Agnieszka nâng một góc màn ngăn sàn nhảy và quầy rượu để nhìn những người đang khiêu vũ. Một người đàn ông nhỏ con đứng bên cạnh nàng nói:
    "Tôi đang rời khỏi nước này. Ở đây người ta hoặc chỉ là người say hoặc là người anh hùng. Những người bình thường không thể có chỗ đứng ở đây. Chào cô nhé."
    Ông ta trả tiền và bước đi. Grzegors hỏi cô:
    "Hôm nay thứ năm phải không?"
    "Bây giờ đã qua thứ sáu rồi."
    "Chờ đến chủ nhật. Anh chỉ cần chờ đến chủ nhật mà thôi. Khi đó mọi việc sẽ rõ ràng: hoặc là thế này ?" hay thế khác. Chính cô ta nói thế: cô ta cần một tuần để suy nghĩ. Chỉ còn hai ba ngày nữa thôi. Nếu đến chiều chủ nhật mà cô ta chưa đến thì có nghĩa là đã hết rồi. Và khi đó thì?"
    "Thì sao?" Nàng nghiêm giọng hỏi .
    Anh ngẩng mặt lên và nhìn thẳng vào mặt nàng. Ngồi im một lúc, anh nói:
    "Chẳng sao cả. Anh sẽ tiếp tục sống. Đó chính là điều tệ nhất."
    "Chẳng phải là điều tệ nhất đâu. Anh chỉ mới hai mươi lăm tuổi."
    Anh nhún vai, giọng châm biếm:
    "Như thế thì sao? Mà này, hôm nay ai được hai mươi lăm tuổi đấy? Và thế thì sao? Tại sao anh lại cần biết điều này? Chắc em không lú lẫn đến độ nói với anh rằng tương lai anh đang mở rộng, mọi thứ vẫn đang ở phía trước, vân vân. Không ai trên đời này tin những điều đó. Mọi cảm nghĩ của con người đều thiêng liêng, chắc chắn không ai trong đời lại dại dột một lần thứ hai đem cả cuộc đời của mình cho một người đàn bà như lần đầụ, cho nên đó mới là vấn đề: dâng hiến tất cả. Cuối cùng, đó là cách người ta gọi tất cả những thứ như dầu xoa người, mũ cao su, phá thai, phải không?"
  6. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    "Rồi thì sao?"
    "Anh nghĩ là Slowacki từng cho một nhân vật của mình hỏi ''có phải linh hồn con người là một ngọn đèn không bao giờ bị tắt?'' Trước những cảm nghĩ tốt đẹp của con người chúng ta phải quì xuống như quì trước một tượng đài, như trước một ngôi sao. Chúng ta phải bảo vệ nó, mang nó như một ngọn đuốc, ngay cả dù cho chỉ còn một đóm lửa nhỏ nhoi. Phải thổi nó bùng lên cho đến khi thật hết hơi. Đây là thế kỷ hai mươi rồi, Agnieszka ạ. Isolde sống trong một nhà thổ, trong khi Tristan say sưa với mấy tên ma cô ở góc quán rượu. Con người ngày nay không dành mấy thì giờ cho những cảm xúc lớn; người ta từ sáng sớm đã phải nhảy ra khỏi giường; rồi vội vàng ăn sáng qua loa; chen chúc trên xe điện, cãi vã từng xu với người lái xe, mua trả góp những bàn ghế tồi tàn ở những cửa hàng, vân vân. Phải quì. Phải quì. Cuộc sống không có bảo đảm gì cho tương lai. Cần phải nhổ vào mặt tất cả những ai nói đừng lo nghĩ gì cả. Người ta nói rồi vài năm nữa thế nào cũng có thay đổi. Cái gì thay đổi. Khi nào thay đổi? Tất cả những hạnh phúc nhỏ nhoi cũng không có được nữa là."
    Anh ngừng lại và nhìn người phục vụ, gật đầu. Rồi anh nhìn vào ly rượu vừa được rót đầy trở lại sau khi người phục vụ bước đi. Một người đàn bà ngồi cách đó mấy ghế cất tiếng hát, giọng nghe như vịt đực: "Em còn quá bé?" Lại có một giọng đàn ông sỗ sàng: "Nhưng em thích đi nằm." Người đàn bà bây giờ ngừng hát; bà ta cúi đầu nhìn xuống ly rượu, nói lẩm bẩm trong miệng. Người thổi kèn saxo vẫn còn mê say bắt chước các nhạc công nhạc Jazz của Mỹ. Người phục vụ vui vẻ nhìn Grzegorz và hỏi: "Uống cà phê không?"
    Grzegorz tỉnh lại. Anh nói:
    "Nếu anh muốn tôi uống, nhưng cũng chẳng ích gì đâu; dù sao hôm nay tôi cũng không để say đâu." Và anh quay qua phía Agnieszka: "Em muốn uống cà phê không?" Cô gật đầu. "Cho hai tách cà phê nhé." Người phục vụ trở lại đặt hai tách cà phê trước mặt họ. Grzegors nhấp một ngụm cà phê và lắc đầu chán nản: "Ngay cả cà phê cũng chẳng ra gì".
    Người phục vụ vui tính khoa tay nói:
    "Cái thời đại chúng ta nó như thế đấy!"
    "Mẹ kiếp cái thời đại đó. Thêm một huyền thoại ngu xuẩn nữa!" Và anh quay qua Agnieszka: "Anh nghĩ ra một điều?"
    "Điều gì?"
    "Anh muốn đến một ngày nào đó anh sẽ viết nên một cái gì đó."
    "Một cuốn sách phải không?"
    "Đúng, một cuốn sách."
    "Viết về tình yêu chăng?"
    Anh phá ra cười, những vết nhăn quanh mắt anh chợt trở nên trắng bệch. Anh nói:
    "Không đâu. Viết về tình yêu là tự làm cho mình trở nên lố bịch. Ít nhất cho đến nay, văn chương tiểu thuyết viết về tình yêu chỉ là một thứ nhảm nhí. Này, việc gì lại phải viết về tình yêu. Anh muốn đọc một cái gì đó viết về chính mình và những suy nghĩ của mình khi anh không ngủ được và cứ thức nhìn trần nhà như thế trong suốt hai mươi đêm liền. Tất cả những gì viết về tình yêu là nhạt nhẽo, như ánh đồng so với mặt trời. Chỉ có Dostoevsky là phần nào trung thực, nhưng người ta chạy khỏi tình yêu của ông ta khi bàn tay bị bỏng, như thể nắm phải một thanh sắt nung đỏ. Nó không dành cho con người hiện đại. Không phải cho thời đại của chúng ta."
    Anh chồm người ra phía Agnieszka và nắm lấy tay cô:
    "Em nghe nhé, đây là một câu chuyện hoàn toàn mới. Câu chuyện của hai người. Anh sẽ không nêu tên thật của họ, nhưng cũng chẳng đặt tên cho họ."
    Bây giờ anh thực sự đã chuếnh choáng, giọng của anh đã nặng, hơi thở dồn dập. Nhưng anh vẫn nói:
    "Đúng, một câu chuyện hoàn toàn mới. Chuyện hai người gặp nhau ở một nơi tận cùng của cuộc sống. Anh chưa biết họ là ai, anh phải xác định cho rõ đã, em hiểu chứ? Anh ta phải là người bình thường, rất bình thường; cô ta cũng thế, có lẽ là vậy, tuy anh chưa biết? Hay giả dụ rằng, anh ta uống nhiều quá và than phiền, cũng có thể lắm chứ, không phải sao? Trong lúc như thế, còn có việc gì làm nữa ngoài uống rượu và than thở? Ở Ba Lan này, người say rượu được hưởng một chế độ ưu đãi, say sưa đã thành một tiêu chuẩn đạo đức mới đặc biệt. Người ta biết rằng khi con người say, thì một giống gì đó đang ăn lấy ông ta. Nhưng đừng bận tâm, mình lại trở về với đề tài của mình? Và cô ta thì sao? Ma quỉ mới biết cô ta phải là người thế nào. Cô ta phải trải qua nhiều thử thách, cô ta phần nào phải an phận hoặc cảm thấy đắng cay. Bất cứ khi nào có việc gì xảy ra, thật khó mà tin rằng lần này sẽ thực là một cơ hội xứng đáng. Người khách này, thí dụ nhé, đã quyết uống cho say, bởi vì ông ta đang vội vã huỷ hoại một cái gì đó ở chính ông ta, ông ta sợ phải đau khổ, dằn vặt, vân vân. Cô ta cũng tìm cách chạy thoát tất cả những hệ lụy đó, bởi vì nói cho ngay tình người bạn của cô cũng chẳng tốt đẹp gì, ông ta uống như hũ chìm, đánh lộn, có một quá khứ chỉ là một chuỗi dài những chuyện không hay. Nhưng như thế mà vẫn có thể tìm thấy những điều tốt đẹp về ông ta, một phần nào đó, một nơi nào đó; vào một lúc nào đó, vào ngày thứ bảy, hẳn phải có cơ hội gì tốt đẹp, một điều gì đáng bỏ công, và họ phần nào muốn nắm lấy dịp đó, dù bất cứ giá nào. Trái đất này là một nơi tồi tệ, cuộc sống là một địa ngục nhỏ khôi hài, nhưng ở một nơi nằm sâu dưới cái bề mặt đó, kim loại đã bị nung chảy và sôi sục một màu sáng bạc. Người ta muốn làm nên cái điều to tát đó chỉ bằng sức mạnh của ý chí. Mỗi ngày, mỗi giờ nó sụp đổ hàng ngàn lần, và cũng hàng ngàn lần người ta lại khởi công lại từ đầu. Có thể cuối cùng mọi việc đều tốt đẹp, ai mà biết được? Nhưng rồi lúc đó người ta lại bắt đầu kềm chế họ."
    Anh chợt ngồi thẳng dậy và đẩy bàn tay của Agnieszka ra xa; anh nói:
    "Người ta. Những con người khốn nạn ngu xuẩn chưa bao giờ thấy đủ với cái thế giới ngục tù của riêng mình và vẫn ưa xía vào chuyện người khác. Người ta bắt đầu cho bàn tay nhám nhúa của mình đụng đến mọi chỗ, thầm thì, tính toán, ngứa tay, ngứa miệng, kéo những nạn nhân của mình ra một góc, rồi to nhỏ những chuyện của nạn nhân của mình. Họ bảo anh ta: anh có biết không, cô ta sống với người này, người nọ? Rồi họ học với cô ta: cô biết không, năm 1947 anh ta giết ông trưởng ga ở Mysliborz, cả người thủ quỹ và kỹ sư phụ tá? Này bác có biết anh ta thế này, cô ta thế nọ không? Người ta nhiều chuyện, dối trá, bịa đặt những chuyện ngu ngốc, đến một ngày nào đó không còn biết chuyện gì thật chuyện gì giả, chuyện gì là nói xấu chuyện gì có thực, ai là bạn và ai là đồ heo, ai là tri kỷ ai đểu cáng; không thể biết được chuyện gì ra chuyện gì, và người ta quyết định tách rời?"
    Anh ngừng lại; hàm dưới của anh run lên. Bây giờ trông anh thật khốn khổ. Người phục vụ vui vẻ lại nhìn anh và hỏi:
    "Rót nữa nhé?"
    Anh gật đầu rồi lấy ly của mình, nốc hết một hơi. Agnieszka hỏi:
    "Đã chưa?"
    Anh trả lời, không nhìn vào mặt cô:
    "Chưa đâu. Như thế quá đơn giản. Cuối cùng thì người ta muốn hiểu nhau dù cho có thế nào đi nữa. Nhưng anh không biết việc gì sẽ xảy ra tiếp theo đây. Đó là điểm kết thúc, rõ ràng là kết thúc, nhưng phải có một điều gì xảy ra trước đó. Đúng, đúng, anh tin chắc điều này, nhưng vẫn chưa rõ chính xác nó sẽ diễn tiến như thế nào. ? Một điều gì đó bình thường một cách đặc biệt. Nó nhất thiết không phải là một cuốn sách hay, tại sao phải hay? Dù sao đi nữa, không ai đi viết sách về tình yêu chân thực, việc này quá khủng khiếp và lố bịch, không ai dám phơi bày nó đầy đủ đâu? Như thế thì nó là cái gì đây? Cái người ta cần ở đây là một điều gì đó tầm thường, một cái gì đó tầm thường đến dung tục. Phải chăng bệnh tật? Hay một vầng trăng nào đó, một khoảng nước có trăng soi? Dù sao, một cái gì giống như thế phải hiện hữu; em cũng nghĩ như thế đi. Một tai nạn xe lửa? Một thiên tai, một cái chết? Chết, có lẽ cái chết? Khi người ta đã nói lên được và làm được, thì không có gì có thể tầm thường hơn được. Và như thế, cái chết này thuộc loại nào đây, Agnieszka? Chết vì bị một con kiến độc cắn, hay bị một cục gạch từ giàn giáo rớt xuống trúng đầu? Hay có thể tự tử chăng? Nhưng ai đây? Chàng hay nàng? Không, phải là chàng, điều đó rõ rồi, vì dù sao thì phụ nữ cũng ham sống hơn đàn ông. Đúng rồi. Bây giờ anh thấy rồi."
    Anh ngừng lại để thở. Tóc anh rớt xuống trán, anh vuốt ngược lại. Mồ hôi ướt đẫm mặt của anh, chảy dài xuống má, mắt của anh dường như nhỏ lại. Agnieszka nói nhỏ:
    "Anh ta tự sát. Đó là kết cuộc phải không?"
    Anh suy nghĩ rồi đáp:
    "Không đâu. Dù cho có thế, nhưng vẫn chưa là kết thúc. Nó chỉ mới là nửa đoạn đầu, kết thúc còn xa lắm. Việc tự tử không thành, Agnieszka ạ, trong truyện này không có gì xong cả. Những gì xảy ra sau đó còn tệ hơn, bởi vì hoá ra những gì chúng ta sợ và bị khủng bố ở trên trái đất này thực ra không có gì ghê gớm lắm. Nhưng việc gì đến sau đó? Đoạn kết có hậu vui vẻ không bao giờ hay lắm trong văn học. Người ta chia tay nhau. Hết. Chấm dứt. Có thể người ta cố sống một cách thông minh, cũng có thể họ không muốn gì cả, ai mà biết được? Nhưng ở thời điểm này chúng ta phải kết thúc nó, trò chơi đã xong. Cho nên người ta chia tay. Việc theo đuổi hạnh phúc thế là xong, hạ màn. Luôn luôn vô ích, nhưng vẫn đáng cho người ta hy sinh cuộc sống vì nó. Không phải tôi nói đâu. Lời của Stendhal đấy. Nó có đáng thế không, anh?"
    Anh quay qua hỏi người phục vụ quầy rượu, ông ta đáp:
    "Đáng chứ."
    "Không đáng đâu, nhưng cũng chẳng sao. Cho thêm hai ly vodka nữa đi."
    Agnieszka nói:
    "Chị ấy không tha thứ cho anh đâu nhé."
    "Cái gì?"
    "Những điều anh vừa nói."
    "Cô ta có đến đâu mà nói."
    "Anh muốn phá huỷ mọi thứ phải không?"
    "Đúng. Anh không muốn nhớ gì cả. Thật độc ác nếu yêu cầu một người nào đó nhớ lại những giây phút thần thánh nhất của mình. Ký ức là thùng rác, không ai muốn bới lên cả."
    "Thế cuốn sách có tựa là gì?"
    Anh tần ngần:
    "Chưa nói được. Dù sao, nó cũng sẽ nằm yên trong trí tưởng tượng của anh mà thôi. Dù sao, anh cũng là một chuyên viên hoá chất, mẹ kiếp thật. Và về cái tựa ?" một cái tựa nói lên sự im lặng, về sự cần thiết phải giữ im lặng trước mọi người. Như vậỵ thì nó phải thế nào đây?"
    Quán rượu nay không còn ai. Người phục vụ vui tính đang bận rộn dùng một miếng khăn vải lớn lau trên mặt quầy. Máy lọc cà phê espresso không còn sôi sục nữa và ban nhạc đã ngưng chơi từ lâu. Có người đang ngủ gục trên tay. Một người bạn cứ kéo giật anh ta, giục giã:
    "Bolek, dậy đi nào? Bolek, đừng say nữa? Bolek, đừng làm phiền người ta?"
    Người phục vụ vui tính nói:
    "Chúng tôi đóng cửa tiệm đây. Ngày mai nhé."
    Grzegorz trả tiền; hai anh em cùng bước ra đường. Một ngọn gió lạnh thổi ngang đường. Grzegorz nghiêng về phía Agnieszka và cầm lấy tay cô. Tay của anh nóng, đẫm mồ hôi.
    "Cô ta đến không?"
    "Những người yêu nhau gặp nhau quá muộn màng, "Agnieszka đáp. Cô ngáp, cảm thấy buồn ngủ rũ rượi. Grzegorz phá ra cười. Anh buông tay cô em ra.
    "Agnieszka, đó lại là một chuyện hoang đường khác. Anh chẳng lớn hơn em bao nhiêu, nhưng anh có thể nói với em điều này: Anh chưa hề thấy có ai gặp nhau đúng lúc trong đời mình đâu. Không có lúc nào là đúng lúc cả. Không thể có chuyện đó. Luôn luôn hoặc là trễ quá hoặc sớm quá. Hoặc là quá nhiều kinh nghiệm hoặc quá ít. Luôn luôn có một cái gì đó chắn ngang đường. Điều này cũng thường thôi."
    Anh ngừng một lát rồi hỏi:
    "Em có thích không?"
    "Không, em ghét buồn bã lắm. Im lặng và tối tăm, chỉ có cho người chết mà thôi."
    "Anh không uống nữa đâu, Agnieszka ạ. Có lẽ anh thương em rất nhiều. Anh cầu cho em ít nhất cũng không giống như thế này."
    Họ ngừng lại. Mặt trời đêm dường như loãng đi, trông dơ bẩn và đầy những đám mây trống rỗng. Bình minh đã ló dạng từ những mái nhà ẩm ướt. Mấy người lái taxi ngáp vặt, những chiếc xe giao sữa đầu tiên đang đổ tới. Một người nào đó đang bước theo họ từ xa, húng hắng lên giọng chửi bới.
    Agnieszka nói:
    "Em cũng thương anh nhiều lắm. Chính anh cũng biết em thương anh chừng nào."

  7. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    4

    Lá dày và phủ cả bầu trời; nằm ngửa mặt nhìn lên, họ chỉ thấy một mảng xanh phía trên nhưng cũng chẳng thấy được những con chim đang líu lo. Cỏ còn nóng bốc ra một mùi hăng, và là là trên mặt đất một ngọn gió thoảng mùi thông và những nụ hoa đầu mùa. Thỉnh thoảng, mấy con sóc ở đâu đó phóng ra từ những chỗ ẩn nấp dưới mấy bụi cây; mắt của chúng nhỏ như hạt nhãn đảo qua đảo lại, nhìn quanh một cách cẩn trọng, và lát sau chúng lại thoăn thoắt nhảy lên các cành cây nhanh không thể tưởng được.
    "Anh chỉ nhớ thời thơ ấu của mình có chừng đó."
    "Một con sóc?"
    "Đúng. Trong nhà trước đây có nuôi một con sóc. Khi anh được mười tuổi thì con sóc đó được giao cho anh."
    "Anh gọi nó là gì?"
    "Joasia. Nó không sợ gì cả. Anh ngủ với nó, nó chạy theo anh như con chó con, khi anh ăn, nó đưa mũi vào sát dĩa của anh."
    "Rồi sao nữa?"
    "Joasia chết. Răng của sóc thường mọc ra rất dài nếu nó không ăn hạt. Một hôm nó không mở miệng ra được nữa. Và anh không còn biết làm sao được."
    "Thế tại sao anh không cho nó ăn hạt?"
    "Lúc đó là thời bị chiếm đóng. Chủ yếu là chỉ ăn bánh mì với mứt mà thôi. Anh nghĩ là thời đó người ta làm mứt từ củ cải trắng mà ra."
    "Chỉ có chừng đó thôi phải không?"
    "Ý em hỏi sao, chừng đó?"
    "Anh chỉ nhớ được chừng đó?"
    "Chưa đủ sao? Tại sao phải nhớ hết mọi chuyện?"
    "Kể cho em đi."
    Chàng nhún vai.
    "Anh chẳng nên nhớ những chuyện khác."
    "Có nhiều không?"
    "Cũng đủ."
    "Cũng lạ thật."
    "Cái gì lạ?"
    "Mình biết quá ít về nhau."
    "Quá ít?"
    "Ít kinh khủng. Mỗi ngày anh lại mỗi khác."
    "Nhưng em không thích những ký ức của anh. Mỗi khi anh định kể, em lại bảo anh ngừng lại."
    "Em muốn nghe những chuyện khác."
    "Nhưng đó là những chuyện quan trọng nhất."
    "Em muốn anh quên đi những chuyện đó. Đo là điều đâu tiên em muốn làm cho anh. Đừng nhớ những chuyện đó, anh nhé."
    "Như thế thì em thực muốn biết gì ở anh?"
    "Giả dụ như hiện nay anh đang nghĩ gì?"
    "Và nếu những ý nghĩ tầm bậy thì sao?"
    "Kệ nó. Dù sao người ta không đi Bielany với ông Einstein. Anh nói đi."
    Anh ngồi ôm gối. Nàng nâng mặt anh lên: anh có những nét trong sáng, điềm đạm, nghiêm trang so với một thanh niên. Anh nhắm mắt lại, những đường nhăn hai bên mép cho thấy những khổ sở. Anh nói:
    "Anh đang nghĩ đến khi những dằn vặt này chấm dứt, những lần gặp gỡ trong những quán cà phê, trong công viên, trong rạp hát? Mấy bức tường, Agnieszka ạ. Bốn bức tường. Ở với em một tuần. Chỉ một ngày và một đêm sống với em, rồi sau đó anh chết đi cũng được. Thật là kinh khủng: một ngày anh sống thiếu em đúng là một ngày bị đánh cắp. Và biết bao ngày như thế đã trôi qua? Và còn bao nhiêu ngày như thế nữa? Bắt đầu là những năm đó, bây giờ là lang thang, vô định? Không ai trả chúng lại cho chúng ta, không có ngày nào trở lại đâu. Chúng ta có thể đã mất bao nhiêu ngày đẹp đẽ như thế? Và tình trạng này còn kéo dài bao lâu nữa?"
    "Đừng nói những chuyện đó, Pietrek."
    "Đôi khi anh không muốn tin vào những điều đó. Chúng ta đơn độc, hoàn toàn đơn độc, em có biết thế không. Không có ai giúp chúng ta đâu, cho dù em van xin đến thế mấy và em xin đến ai đi nữa. Anh nghĩ rằng không có ai ở bất cứ đâu có thể cho chúng ta những bức tường. Chúng ta phải chờ đợi ?" thế đấy. Chúng ta phải chờ, phải đợi, chờ đợi rất lâu, và nếu cuối cùng chúng ta đạt được điều mình muốn, có lẽ lúc đó chúng ta đã hết hơi rồi, không còn thú vị gì nữa. Lúc đó thì chúng ta đã bỏ phí biết bao nhiêu ngày của cuộc đời mình. Tệ hại nhất chính là điều này."
    "Nhiều người cũng không có bức tường nào đâu."
    "Rất nhiều người chẳng có gì cả, nhưng đó có phải là lý do đâu."
    "Cuộc sống thế đấy anh ạ."
    "Anh không thích câu này. Nói cho cùng, nó nghĩa là gì?"
    "Tất cả."
    "Và không có gì cả."
    "Cũng có thể là như thế. Bây giờ là mùa hè. Anh phải kiếm chỗ nào đi nghỉ đi, Pietrek. Để thư giãn một tí.".
    "Và sau đó khi trở về mọi chuyện lại trở lại y nguyên như cũ. Chúng ta lại mong đợi nhau, vội vã hôn nhau ở cửa khi chiều tối. Rồi chúng ta mất ngủ đêm này qua đêm khác, chúng ta cứ nghĩ mãi làm sao được giúp đỡ và ai giúp chúng ta đây. Và chúng ta tiếp tục xa nhau như thế. Chúng ta nhớ nhau điên cuồng, dằn vặt nhau, cãi nhau, và nặng lời với nhau. Không phải vì chúng ta không yêu nhau. Không phải thế. Chỉ vì chúng ta không có những bức tường. Nếu Romeo và Juliet mà sống ở Warsaw trong năm 1956 thì có lẽ họ cũng không bao giờ gặp nhau đâu. Và điều tệ hại nhất là không ai có lỗi cả."
    Anh im lặng, nhìn lên chóp xanh trên cao của ngàn cây, và nói:
    "Điều khổ sở nhất là anh yêu em. Với những người khác chuyện này hẳn quá dễ dàng."
    "Cái gì?"
    "Tất cả và không có gì cả."
    Anh nằm ngửa mặt nhìn lên trời, đầu gối lên hai tay. Qua ngàn cây xanh rì và dày đặc, anh nhìn mặt trời đỏ đang xuống dần. Nhưng cảnh tượng này không kéo dài. Khu rừng bắt đầu sẫm tối và lá cây đã mất màu. Gần đấy là một trường bắn, mấy người lính vừa chấm dứt một ngày thao tập ở đó đang trở về trại, vừa đi vừa hát: "Đêm quá dài." Họ kéo dài vần cuối, nhưng đột nhiên ngưng bài hát, để cho một người hô lớn nhịp "Ba, bốn," và họ lại đồng ca: "Đừng để phí." Một ngọn gió buồn buồn thổi đến từ bờ sông thoảng hơi ấm.
    "Pietrek này."
    "Gì em?"
    "Anh lấy được căn phòng đó chưa?"
    "Rồi."
    "Ngày mai?"
    "Vâng."
    "Bạn anh không ở đó chứ?"
    "Chúng ta sẽ chỉ có một mình."
    "Anh không nói là anh sẽ đến với em chứ?"
    "Không."
    "Thế em nói sao với trong nhà đây?"
    "Tốt nhất là đừng nói gì cả."
    "Em phải nói. Mẹ em dễ phát khùng lắm."
    "Nói là em phải ra ngoài thành phố."
    "Đi đâu?"
    "Đâu cũng được."
    "Để làm gì?"
    "Làm bất cứ gì?"
    "Anh nghĩ ra một việc gì đi."
    "Đi Podkowa Lesna. Thăm người bạn. Học chung với nhau. Tại sao em lại hỏi thế? Em bao nhiêu tuổi, Agnieszka?"
    "Khi ở với anh, em hai mươi hai. Còn anh bao nhiêu?"
    "Một trăm."
    "Sao anh nói thế?"
    "Cái ngày trên giấy khai sinh thì có nghĩa gì? Trên trái đất này có những nơi một ngày dài như một thế kỷ. Cứ đến đó rồi biết."
    "Anh bị bắt năm nào?
    "Năm mươi hai."
    "Chuyện đó sẽ không xảy ra nữa chứ?"
    "Nếu mà nó cứ xảy ra lại, nếu mà nó lại lập lại, thì chắc không ai còn sống sót được đâu? Khi anh ở đó, anh nghĩ về em, em có biết không?"
    "Ở đâu?"
    "Ở Mokotow."
    "Lúc đó anh đã quen em đâu."
    "Điều đó không quan trọng. Anh nghĩ rằng nếu anh ra khỏi đó, anh sẽ gặp em. Và chúng ta không bao giờ phải xa nhau, và anh sẽ không bao giờ phải trở lại nơi đó. Mỗi một ngày anh chết khi trời mọc, và cuối ngày anh lại hồi sinh. Người chỉ huy ở đó là một tên đại tá. Ông ta thường bảo tụi anh: Đây là Mokotow. Ai mà ra khỏi đây được có thể đi mua vé số. Khi thẩm vấn tù nhân, ông ta rống lên: ?~Chúng tao sẽ giết tụi bây theo cách của Bôn-sê-vích. Một phát đạn bắn sau đầu??T Những khi đó anh nghĩ về em."
    "Thế ông ta bây giờ ra sao?"
    "Ông chỉ huy trưởng đó hả?"
    "Vâng."
    "Ông ta bị bắt. Anh đọc được ở đâu đó."
    "Thế anh có vui không?"
    "Trễ quá nên chẳng thấy vui gì."
    "Anh không còn nghĩ về chuyện đó nữa phải không?"
    "Nếu anh không có em, chắc anh bao giờ cũng nghĩ về nó. Bây giờ anh nghĩ em là người mà số phận đã cho anh để đền bù, để chuộc lại những ngày đen tối đó. Chỉ có em mà thôi. Nhưng khó mà quên lắm, anh bảo em, Agnieszka ạ. Có những chuyện mà người ta có lẽ không bao giờ có thể quên được. Anh nhớ có một lần?"
    "Bây giờ, mọi chuyện sẽ thay đổi nhiều, phải không?"
    "Tại sao em luôn luôn phải nói thế?"
    "Em phải nói thế."
    "Được, thế thì mọi việc phải khác đi."
    "Khi chúng ta đã có một nơi, chúng ta sẽ không để ai vào trong suốt một năm. Chúng ta sẽ treo một tấm bảng ở cửa: Chủ nhà đi vắng một năm."
    "Khôi hài thật đấy."
    "Tại sao?"
    "Có lúc anh ở chung phòng giam với một người có cùng giấc mơ như thế. Anh ta nói: ?~Sau khi tôi ra được cõi thiên đường này, tôi sẽ bế môn và không thèm để ý gì đến chuyện đời nữa. Mẹ kiếp tôi không ham tự do bay nhảy nữa.?T Anh thấy là mơ mộng thì trong hay ngoài tù đều giống nhau."
    "Chúng ta sẽ sắm bàn ghế loại gì?"
    "Đôi khi không ai có thể ngủ được," Piotr nói, và Agnoieszka biết ngay rằng anh sẽ không bao giờ để tai nghe bất cứ gì cô muốn nói, ngược lại bây giờ cô phải nghe anh nói, dù cho cô đã biết hết tất cả những mẩu chuyện anh kể về nơi đó. Piotr nói: "Tụi anh chỉ được nói thì thầm. Nhưng tụi anh kể hết cho nhau nghe chuyện của mình ?" những ảo vọng và cả những thực tế. Không ai biết tại sao hay để làm gì mà cũng không ai thực sự nghe hay để tâm. Mọi người cho quay lại cuốn phim của cuộc đời mình trong đầu. Mỗi người chỉ nghĩ về mình, nghĩ đến những cuộc phiêu lưu của mình dù cho chúng thực sự chưa hề xảy ra?"
    "Đừng nói những chuyện đó nữa. Nghĩ đến nhà chúng ta. Đến con chúng ta. Mình sẽ đặt tên con là Fyodor, như tên của Dostoevsky nhé."
    "Anh nhớ tất cả mọi chuyện. Cả cuộc đời của anh. Mỗi một chuyện nho nhỏ cuối cùng đã xảy ra. Anh nhớ lại từng người anh đã có dịp nói chuyện với họ. Tất cả những lời người ta nói ra. Mỗi một ngày. Mỗi một đêm. Cuối cùng đến một lúc anh có thể cố gắng nhớ lại được từng ý nghĩ anh từng nghĩ. Những gì anh đã nghĩ một năm, năm năm, mười năm trước đây. Anh đã làm gì nên nỗi? Vào lúc nào trong cuộc đời anh đã phạm những lỗi lầm chết người, điều mà anh mảy may không biết gì. Điều mà không ai nói gì với anh? Có phải một người bạn của anh đã làm chỉ điểm? Có phải một người nào đó đã làm việc cho cảnh sát chính trị? Ai là người có trách nhiệm đặt anh vào chỗ anh đang ở lúc đó? Ông ta người như thế nào? Già hay trẻ? Độc thân hay có gia đình? Anh đã gặp ông ta ở đâu? Quán rượu, trong trường học, trên phố, hay trong sân vận động? Câu chuyện bắt đầu như thế nào? Anh đã nói gì với ông ta? Đôi khi trong ý nghĩ của mình anh chợt nghi người này, người nọ, một người mà bỗng nhiên hẳn phải là người anh đang tìm kiếm. Và rồi anh nghĩ: đúng là ông ta, không thể là người khác được, hẳn phải là người này. Mình đã làm gì ông ta? Ông ta đã làm gì? Ông ta làm thế nào mà đưa mình đến đây được? Ông ta chủ định làm thế, hay mình bị bắt cùng với ông ta? Anh cảm thấy uất lên vì oán hận, rồi bỗng nhiên lại một bộ mặt khác xuất hiện trong đầu, và tất cả lại bắt đầu trở lại và anh cố nhớ xem mình đã gặp nhân vật mới này ở đâu, ông ta mặt mũi ra sao, anh đã nói gì với ông ta, và ông ta có thể đã báo cáo điều gì về anh."
    "Đừng nghĩ đến chuyện đó nữa. Đừng nói chuyện đó nữa. Nghĩ xem ngày mai sẽ ra sao. Sẽ không có ai ngoài chúng mình. Anh sẽ nằm cạnh em. Em sẽ ôm anh, rồi anh sẽ không còn nghĩ đến chuyện đó nữa. Anh không còn nghĩ đến căn hộ, nhà tù, và những gì dằn vặt anh. Điều duy nhất quan trọng là một ít thời gian ngắn ngủi mình còn có trước khi trời sáng. Phải không?"
    "Đúng đấy, Agnieszka. Nhưng ông ta là ai? Có bao giờ anh biết được hay không?"
    "Anh cứ nghĩ là anh sẽ không bao giờ biết được đi. Anh cần gì ở ông ta bây giờ nào? Anh muốn trả thù chăng?"
    "Không đâu, không đâu. Anh chỉ muốn nhìn vào mặt ông ta, dù chỉ trong giây lát. Nhìn mặt ông ta trong giây lát. Có thế thôi. Anh nghĩ chỉ một lần được nhìn mặt ông ta anh cũng có thể hiểu được nhiều điều về cuộc đời mình. Có lẽ hiểu hết không chừng. Đôi khi anh nghĩ thế đấy. Và anh nghĩ anh sẽ đánh đổi tất cả những gì anh có để hiểu được điều đó."
    "Ngay cả em ư?"
    "Ngay cả em."
    "Nếu thế thì tốt hơn cả là anh đừng bao giờ biết bất cứ gì về việc đó. Bây giờ mình phải đi về thôi."
    "Sớm thế sao?"
    "Tối nay em cần phải học một tí?"
    "Agnieszka này!"
    "Gì đó, anh yêu?"
    "Giả dụ như anh không có em, có lẽ anh chẳng ham sống. Bây giờ đây em là niềm tin duy nhất của anh. Chỉ có em. Anh cho rằng anh có quyền suy nghĩ như thế. Ôi nếu anh không có em, anh sẽ không ngại làm bất cứ gì để cho tan hoang tất cả, anh sẽ tự huỷ mình, để không bao giờ phải yêu, phải tin, phải đau khổ nữa. Không có em thì phía bên này chấn song nhà tù cũng chẳng có nghĩa gì với anh, bên này cũng giống như bên kia thôi. Em hiểu thế không?"
    "Em hiểu, nhưng đừng nói chuyện đó nữa. Anh nghĩ đến ngày mai đi."
    "Đồng ý."
    "Hứa với em đi. Hứa với em là anh chỉ nghĩ dến ngày mai thôi, anh sẽ không nói đến chuyện gì khác. Anh nhé?"
    "Ừ."
    "Anh đưa em về nhé?"
    "Sao em phải hỏi?"
    Họ ngồi dậy và bước về hướng trạm xe điện. Khu rừng bây giờ nằm im lìm, mênh mông trong buổi hoàng hôn. Các chóp ngọn cây lẫn vào nhau và nhập vào trong bầu trời tối.

  8. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Phố Brzeska chưa vào giấc ngủ. Hôm nay là ngày 15, những ngày lãnh lương luôn luôn như vậy, đàn ông thường đứng tụ tập trước cửa nhà. Họ mặc áo không cài nút; ngực, tóc và mặt mũi đẫm mồ hôi. Trước khi ngày ra đi hẳn, bầu trời xám xịt còn đè nặng trên những mái nhà, thân thể con người, vỉa hè, cây cối. Có người đứng, có người ngồi; người đi từ đầu phố đến cuối phố, nhập vào nhóm người này rồi lại tấp vào nhóm khác; từ cột đèn đường này đến cột đèn đường nọ; có người ngồi dựa tường trên những đám cỏ bị dẫm nát; vài người thò những chiếc đầu bù xù ra khỏi những cửa sổ dơ bẩn ở tầng trệt ?" ai cũng say sưa uống tu từ chai : bia, vodka, rượu rẻ tiền; họ bị sặc khi uống, rượu chảy xuống bàn tay, đổ trên áo đẫm mồ hôi và chảy cả trên thân mình nhễ nhại. Như một con thú mệt mỏi, gió thổi hỗn loạn trên lề đường, mang theo mùi mồ hôi, mùi thuốc lá, hơi thở nặc nồng mùi rượu. Lẫn trong đám đàn ông này là những người đàn bà bước lui bước tới, vài người máng lên người những chiếc áo ngủ cũ kỹ hay những chiếc áo khoác ngoài choàng vội lên thân mình chỉ có đồ lót bên trong, vài người khác lại mặc những chiếc áo màu sáng có những vết nửa vòng tròn do mồ hôi bám ở cánh tay; vài người đang thúc giục mấy người đàn ông trở về nhà; vài người khác đi vào phố để tiếp tục thong dong. Họ cãi nhau với mấy người đàn ông, kéo những người đàn ông này ra khỏi các nhóm bạn, giằng lấy mấy chai rượu ra khỏi những bàn tay đang cố níu lại; và họ lên tiếng la mắng mấy người đàn ông bằng những lời lẽ thô bỉ của chính mấy ông.
    Agnieszka không lạ gì với cảnh tượng đường phố trong những ngày lãnh lương; cô biết phố xá này sẽ như thế nào trong những ngày thứ bảy, chủ nhật, và những đêm trước những ngày nghỉ. Mỗi khi cô gặp phải những đám người ồn ào đang đứng đầy đường từ bức tường này đến bức tường nham nhở khác, cô luôn luôn thấy sợ hãi tràn ngập ?" một nỗi lo sợ nặng nề, ngột ngạt, quen thuộc một cách khó chịu, vì cô đã phải sống với nó nhiều năm rồi. Cô cố bước nhanh qua họ, cố tránh những người say, và đẩy những người đàn ông qua một bên khi cô tránh được người này thì vấp phải người kia. Hôm nay cô cầu sao có thể an toàn vượt qua những cặp mắt đang hau háu nhìn mình.
    Cô nép sát người vào Piotr và nhắm mắt. Hai người đi vào phố quàng tay nhau. Cô chỉ còn cách nhà khoảng vài trăm mét, và cô đã nghĩ hai người sẽ vượt qua được đám người trên phố mà không ai để ý gì. Nhưng rồi từ một cửa nhà nơi có một nhóm đông người đang đứng, mặt của họ chìm trong bóng tối, có một người nói với Piotr:
    "Coi chừng con nhỏ đó nghe. Nó xỉn đó."
    Piotr sấn tới nhưng Agnieszka lấy hết sức giữ anh lại:
    "Đừng anh, em van anh, đừng!"
    "Thả anh ra!"
    "Chúng sẽ giết anh đấy!"
    Nàng bấm mạnh móng tay vào lòng bàn tay của chàng, càng lúc càng bấm mạnh hơn, đến độ cô như cảm thấy được nhịp đập trên gân trong lòng bàn tay. Nàng nói nhỏ:
    "Nếu anh làm gì, em sẽ không đi với anh nữa đâu, em không đi, em không đi."
    Họ tiếp tục bước đi. Có người nói:
    "Sao lại làm phiền cô ta? Tôi biết cô này mà."
    "Cô ta tử tế con nhà lành không đấy?"
    "Chắc đi chứ."
    "Để yên cô ta đi, mấy tên nham nhở."
    "Ma cô mới đúng. Ma cô luôn luôn sẵn sàng chơi."
    "Búp bê ơi!"
    "Này em ơi, em chỉ cho anh một lần, anh cũng sướng chết thôi."
    "Chào cô bé."
    "Đừng có quá ngại ngùng."
    "Trông giống như geisha thứ thiệt."
    "Đã thử cô ta chưa?"
    "Tao hả? Tao không dám với cao đâu. Tao là người khiêm tốn lắm."
    "Mày kiếm đâu ra hơi sức mà làm? Bộ ăn khoai mà có sức hả?"
    "Đừng lo. Em mà chịu thì tao làm sáu lần còn được."
    "Có lẽ cũng phải mất sáu tháng."
    Agnieszka thì thầm:
    "Đừng anh, đừng."
    "Em ơi, em ở một mình phải không?"
    "Tao cũng muốn thử đấy, nhưng tay anh ta cứ giữ riết chỗ đó."
    "Em chịu chơi lắm, Zfyszko. Mày sẽ bị gục đó."
    "Chúa ơi, nếu mà em chịu tao!"
    "Hỏi em đi. Nhỡ em lại rộng lượng thì sao."
    "Em khó thể rừ chối lắm."
    "Chỉ một em bé như thế mà Michalowski tàn đời."
    "Lậu ư?"
    "Hoa liễu."
    Agnieszka lại thì thầm cản anh:
    "Đừng, đừng?"
    "Rất xinh!"
    "Lạy trời! Chỉ một cú thôi, rồi con chết cũng đành."
    "Tao sẽ quầng nó cả đêm."
    "Đúng là thứ nóng bỏng."
    "Thế thì sao?"
    "Đừng lo quá. Châu chấu còn đá được voi nữa là."
    "Đừng đút cái đầu của mày xuống."
    "Tao có thể ngẩng đầu lên. Nhưng ai sẽ kéo nó lên?"
    "Cái thằng mặt lầm lì này không biết nó đã thực sự làm con này chưa?"
    "Hẳn nó phải nhảy xổ dến như con thỏ, lăng xăng như một tên thợ hớt tóc."
    "Nhưng nó có làm cho con nhỏ ra được không? Tướng nó quá bạc nhược."
    "Hỏi nó xem."
    "Này anh bạn ơi! Bạn làm ăn như thế nào?"
    "Này, để tôi cho ông bạn mượn cái của quí của tôi!"
    "Này đừng làm thế. Có lần tôi cho người bạn mượn cái của tôi khi anh ta lấy vợ, và cứ xem anh ta trả lại cho tôi như thế này này."
    "Tôi xem đây, mà có thấy gì đâu."
    "Vấn đề chính là ở chỗ đó."
    "Hỏi xem em muốn bao nhiêu?"
    "Ông có bao nhiêu đó."
    "Hai mươi đồng."
    Họ rẽ vào cửa nhà mình. Tối đen ở đó, và họ cảm thấy cảm ân bóng tối. Đường phố giờ đã yên, họ chỉ còn nghe hơi thở lạnh lẽo của chính mình. Agnieszka tựa mạnh vào tường, họ phải ngừng lại để thở. Mặt của nàng nổi lên trên bức tường ?" một mảng xanh xao. Anh nhìn thấy nét hoảng sợ trên gương mặt đó. Có mùi hăng hăng của nước tiểu, của thuốc giặt áo quần, thoảng xuống từ lầu trên. Một xe tải chạy ngang qua ầm ầm, có tiếng mèo kêu từng chặp. Pietrek khàn giọng nói :
    "Không có gì cả. Không xảy ra gì cả. Anh chỉ nhớ có khu rừng của mình. Anh chỉ biết có ngày mai thôi. Em nghe anh nói chứ?"
    Anh cố nắm lấy tay cô nhưng cô giật tay ra. Cô im lặng và một lần nữa anh chỉ nghe nhịp thở mạnh của cô. Trong phòng của người bảo vệ, máy phát thanh vang lên tiếng hát khàn khàn: "Ta sẽ đi theo con đường lát bạc giữa những khu vườn?" Có người đột ngột tắt máy; một lần nữa chỉ có im lặng thêm sâu lắng khi có tiếng mèo kêu. Pietrek lập lại:
    "Không gì xảy ra cả. Ngày mai vào giờ này chúng ta sẽ ở bên nhau, ngày mai vào lúc này?"
    Anh đưa đôi tay ra định nâng đầu cô gái. Nhưng bất ngờ cô lấy hết sức mình vung tay xô vào mặt của anh. Anh lùi lại, vấp phải một cái thùng nằm trên đất và ngã xuống. Đầu của anh va mạnh vào nền nhà. Cô gái kêu lên:
    "Anh đi đi. Đi đi. Đi!"
    Rồi không quay lại, cô vội vàng chạy biến lên cầu thang, nhảy ba nấc một.
  9. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Về đến nhà, nàng máng chiếc áo khoác ngoài và đi vào phòng khách, người như mất hồn, run rẩy toàn thân. Cha nàng đang tập đi ngược đầu. Chiếc áo của ông bung ra ngoài quần. Mặt ông bạnh ra vì gắng sức, mắt ông đỏ ngầu; ông thở nặng nề, mồ hôi nhỏ giọt từ chiếc đầu hói; cái cảnh này thật không đẹp mắt tí nào, Agnieszka quay mặt nhìn chỗ khác. Nàng thấy bực bội vì cái đam mê này của cha, dù rằng nàng vẫn cảm thấy có phần thương hại ông. Khi thấy nàng, ông nhảy tung người và đứng trước nàng, tươi mặt vì hài lòng. Ông hỏi:
    "Con thấy ba vẫn còn ngon lành đấy chứ?"
    "Có lẽ cũng khá đấy."
    "Mấy người trẻ như con không hiểu thể lực dồi dào là gì đâu. Đôi khi, nhìn những người ốm yếu, bạc nhược, quả tình ba thấy thương cho họ: người ta ngày nay mềm yếu như con sên."
    Ông lấy cái máng trên ra khỏi tấm kính soi và khéo léo đặt nó vào chỗ. Ông vẫn còn gồng bắp thịt ở tay, bắp thịt trông chắc và tròn, chạy lui chạy tới như những con chuột nhỏ dưới màu da bạc của ông. Ông đốt một điếu thuốc và gắn nó vào một ống điếu bằng gỗ. Rồi ông lại lên tiếng:
    "Ba không tin người ta sẽ cho ba nghỉ việc."
    Cô nhún vai, hỏi:
    "Tại sao ba có ý nghĩ đó?"
    Ông cười buồn bã:
    "Con cười, nhưng không hẳn buồn cười đâu. Bây giờ, họ cho người già thôi việc nhanh lắm. Mà kiếm việc nào có dễ gì. Gần đây ba phải giải quyết vụ một ông già thâm lạm công quỹ nhiều năm qua để dành tiền cho tuổi già. Ông ta rồi cũng thoát được, cuối cùng người ta chỉ nói ông ta thiếu tinh thần trách nhiệm. Có nhiều vụ như thế lắm."
    Ông không nói nữa mà nhìn vào bàn tay của mình. Bỗng nhiên ông nhìn thẳng vào mặt Agnieszka và hỏi, trong giọng của ông cô cảm thấy có sự âu lo:
    "Agnieszka, trông ba có vẻ già đến năm mươi lăm tuổi chưa?"
    Ông nhích mặt đến gần mặt nàng, nàng cảm thấy hơi thở của ông chua và nặng. Ông trông già hơn tuổi nhiều lắm; mặt ông nhăn nhúm, đầu ông hói, da của ông đầy những dấu vết của bệnh gan, và dưới mắt là những túi nặng nề. Ông đã sụp đổ, tiêu vong, đúng như nghĩa của nó, vì chiến tranh, vì bần cùng, vì thiếu ăn: thân hình vạm vỡ của ông trông mạnh như một con thú tương phản với nét mặt già nua. Cô nhìn chăm chăm vào mặt ông một lúc ?" cô liên tưởng một con chó già khốn khổ; cô không thể nào so sánh cách khác được. Cô nhìn hướng khác và phá ra cười. Cô nói:
    "Trông ba nhiều lắm là bốn mươi. Nói chung, con nghĩ ba không việc gì phải lo lắng. Nhiều người chỉ mong có được sức khoẻ như ba."
    Ông thở ra khoan khoái. Ông nói:
    "Con phải tập thể dục, có ích nhiều đấy." Rồi ông chợt đổi đề tài, hỏi: "Grzegorz đâu rồi?"
    "Con không biết. Con vừa mới về. Có ai đến kiếm anh ấy chăng?"
    "Không. Con nghĩ anh con có thể ở đâu giờ này?"
    Người mẹ, cho đến giờ vẫn nằm im, nay lên tiếng:
    "Tại sao lại hỏi nó. Nó có cần biết việc gì đang xảy ra trong nhà này đâu. Nó còn phải đi rượn với bạn của nó, đó là điều quan trọng nhất đối với nó. Ông chết cũng được, tôi chết cũng được, miễn là nó được tự do với bạn nó."
    "Thế mẹ muốn con đi với mẹ phải không?"
    Người mẹ ngồi dậy; hai người nhìn nhau chăm chăm một lúc, rồi người mẹ nhắm mắt lại, mặt của bà nay lại mang vẻ đau khổ thống thiết của người tuẫn đạo. Agnieszka đóng sầm cánh cửa và đi vào nhà bếp. Không cần phải bật đèn, cô đặt ấm trà lên trên bếp ga. Chỉ có lúc đó, khi nhấc lấy ấm nước nặng nàng mới cảm thấy đau ở tay. Nàng đưa tay lên ngang tầm mắt để xem qua ánh sáng của ngọn đèn đường chiếu hắt vào ?" những đốt xương bàn tay bị tím bầm. Nàng nhìn ngọn lửa xanh đang xì xụp và nghĩ: "Ngày mai anh sẽ không đến. Ngày mai chìa khóa sẽ nằm dưới thảm, như anh đã đồng ý với Roman, không ai đến lấy nó. Nếu có một máy đọc ý nghĩ con người, hẳn anh phải biết những gì đang đến với em. Em không chắc có bao giờ tự em có thể nói với anh. Người ta không thể hiểu nhau những chuyện như vậy. Như thế người ta có thể hiểu nhau những chuyện gì? Khi người ta vay mượn nhau mười đồng, một đôi giày, hay một cái vắt áo quần. Đó là giới hạn của khả năng của chúng ta. Có người nói là bóng đêm tách biệt người và người; hai chúng mình đã nghe nói như thế. Và đây là ngọn lửa từ bếp ga. Nó cho một ít ánh sáng, một ít hơi ấm. Chúng ta có thể pha trà. Hay nấu cháo sữa ăn sáng. Nhưng chúng ta có thể làm nhiều hơn thế. Mình có thể ném cái ấm đi, khóa cửa phòng lại, thổi tắt ngọn lửa, và cố đừng nghĩ đến chuyện gì. Không nghĩ là cha đang dần trở thành con khỉ; lát nữa em phải trở ra với họ và lên giường ngủ, chắc chắn ngày mai chúng ta không gặp nhau?"
    Cha của cô đi vào. Ông nói: "Mẹ con muốn uống trà pha từ ấm." Ông bước đến góc phòng, với tay định bật đèn. Nhưng Agnieszka lên tiếng, mặt của cô còn đẫm nước mắt:
    "Ba đừng bật đèn."
    Ông ngừng tay.
    "Con đang mơ chăng?"
    "Đúng."
    Ông ngồi xuống, bó gối như thường lệ. Một lúc, ông chồm người về phía nàng, ông hỏi, cố lấy giọng tự nhiên:
    "Ba muốn biết chuyện gì có được không?"
    "Một ông hoàng trong truyện cổ tích."
    "Hoàng tử có lâu đài không?"
    "Hiện nay thì không, nhưng trước đây ông ta đã sống nhiều năm trong một lâu đài."
    "Lâu đài bằng pha lê phải không?"
    "Vâng, và xi-măng cốt sắt."
    "Chàng ta thấy được gì từ cửa sổ?"
    "Tuỳ thôi. Con nghĩ chẳng thấy gì nhiều. Người ta đặt chấn song bằng sắt ở cửa sổ để cho không ai tính đến chuyện bỏ chạy. Có lẽ họ chỉ có một ý định nhân bản trong việc này, nhưng nếu có ai đó cho ba nghe một bài hát về một người tù nhìn bầu trời xanh từ chấn song, ba có quyền không tin vào chuyện đó. Trong thực tế, người ta không thể thấy gì."
    "Con nói gì thế, Agnieszka?"
    "Không sao cả. Không có việc gì cả. Ba trông giống như người bốn mươi lăm. Năm tới sản lượng bánh xe máy cày sẽ tăng 15 phần trăm. Cuối cùng, Zawadzki sẽ dọn đi, và bầu trời của chúng ta sẽ không trống vắng: vài tuần trước, tất cả báo đều đăng hình máy bay phản lực của Ba Lan. Ta cũng sẽ xuất xe hơi Ba Lan qua Pakistan, và số thợ mỏ mà là những người nuôi ong tài tử sẽ tăng bốn lần. Mọi việc đều tốt đẹp, "vàcô kêu lên ?" nhưng xin đừng bắt con nói cho ba nghe con nghĩ gì và nghĩ như thế nào!"
    Ông đứng dậy và đến gần cô, hạ thấp giọng, đặt tay lên vai cô:
    "Mẹ con đã làm con bực mình. Nhưng con phải nhịn bà. Con nhớ là bà liệt giường nhiều tháng rồị mà không có bệnh viện nào muốn nhận bà. Con biết là bệnh viện nào bây giờ cũng nghẹt người. Con phải chiều bà mới được."
    "Mẹ bệnh không chữa được. Bác sĩ biết rành hơn ba chứ. Họ không nhận mẹ vì họ phải lo chữa những người khác. Mẹ sẽ chết ở đây thôi."
    Ông buông lỏng tay và nặng nề ngồi xuống. Cô thấy ông đang nhìn mặt mình, nên càng cố ngồi lẩn vào trong tối. Một lúc, ông nói:
    "Cuối cùng người ta cũng nhận thôi."
    Nhưng Agnieszka nói chắc:
    "Không đâu. Đừng mang ảo tưởng nữa. Trong hoàn cảnh như thế, khi mà những người khác cũng không có chỗ thì chắc họ không thể nhận mẹ đâu. Mẹ phải ở với mình mà thôi."
    "Thế con không thương mẹ ư?"
    Agnieszka nhún vai:
    "Số phận của mẹ liên quan đến con."
    Ông đưa tay vuốt trán. Bỗng nhiên cô thấy ông già sụm lại, và bây giờ rõ là một ông già khốn khổ, cho dù ông có lên gân đến chừng nào. Ông nói:
    "Ba cũng thường nghĩ đến chuyện này. Đó có lẽ là điều tốt nhất cho mẹ con. Tại sao bà phải chịu đựng không cần thiết như thế trong nhà này, với cha, với con, với những tên say ngoài đường? Cuối đường bao giờ cũng là hết. Ta phải biết thời khắc đó, khi tất cả đều đã ở đàng sau. Tuổi già cũng đang đến với cha. Cần có nhà cho những người già giải quyết cuộc đời của họ mà không đau đớn gì. Khi cha trở nên vô dụng, cha sẽ yêu cầu Grzegorz cho cha vài viên thuốc ngủ. Có lẽ lúc đó cái học hóa chất của nó cuối cùng lại hữu dụng."
    "Thế thì ba lo rầu chuyện gì? Ba sẽ gặp mẹ trên trời, ở đó hai người lại tiếp tục sống với nhau cuộc sống hạnh phúc. Bây giờ thì chuyện tầm phào này đã đủ. Ba bật đèn lên đi, con sẽ pha trà hoa lài cho."
    Ngoài phố có tiếng hát. Cô đóng mạnh cửa sổ và bước về phía lò, rồi đứng nhìn sửng một nắp nồi, những ý nghĩ lại miên man đến với cô: "Anh bây giờ đang ở đâu? Anh đang thấy gì, nghĩ gì? Làm sao người ta có thể tìm lối ra được trong đám hỗn độn những người saỵ, người điên, người khùng. Ước gì em bây giờ được thấy anh ra sao? Ngày mai ta còn gặp nhau chăng? Nếu mai đây còn gặp nhau, mình sẽ nói gì với nhau. ?~Em xin lỗí?T ?" không, em không nói thế đâu. ?~Em không tự chủ được?T ?" không, em cũng không nói thế. ?~Em không biết tại sao mình lại làm như thế?T?" cũng không. Anh biết gì không? Mình đừng nói gì với nhau cả. Mình sẽ không đá động gì đến việc đó. Chúng ta sẽ kiếm ngay chiếc chìa khóa; mình sẽ mở cửa và cuối cùng mình cũng có được bốn bức tường kín đáo chung quanh, không có ai ở đó, không có những ký ức đau thương, tất cả, tất cả đều có thể xong cả?
    Lại có giọng người mẹ kêu lên từ phòng ngoài:
    "Nước đang sôi kìa. Không ai nghe nước sôi hả?"
    Agnieszka giật mình, cha cô cũng thế. Họ nhìn nhau cười. Cô nói:
    "Con đi ra ngoài một lát. Con bị nhức đầu."
    "Đi gặp Zawadzki đi," cha cô nói, "hẳn nó phải vui."
    "Anh ấy có còn loay hoay với cái xe mô tô không?"
    "Còn chứ."
    Nàng lại mỉm cười, nói:
    "Đừng lo. Mọi việc rồi sẽ ổn thỏa. Ngày chủ nhật ba sẽ đi câu. Đó mới là chuyện quan trọng."
    Ông thở dài, nói:
    "Hai ngày nữa. Ba phải chờ thôi."
    "Có đáng là bao. Rồi ba sẽ thấy dễ chịu hơn."
    Cô mặc vội chiếc áo khoác ngoài và chạy xuống cầu thang. Ở một góc sân bên ngoài, Zawadzki đã dọn cho mình một nơi sửa xe từ bãi gạch vụn, nơi mà anh ta để chiếc mô-tô của mình. Cô thấy anh ta đang ngồi lúi húi với chiếc máy xe. Cô lên tiếng:
    "Chào anh. Còn hai ngựa nữa là anh có thể chạy được rồi."
    Anh ta đáp, không màng ngẩng mặt lên:
    "Có lẽ cô nên đi ngủ đi. Con gái không nên lang thang giữa đêm. Người ta có thể nghĩ tầm bậy đấy."
    "Có gì đâu. Em muốn nói chuyện với anh. Cô hôn thê của anh ra sao rồi?"
    Cô đi quanh anh ta, trong khi anh ta nghiến răng nói :
    "Nếu cô ta nghĩ rằng có thể giỡn mặt được với tôi, thì e rằng cô ta sẽ được một sự ngạc nhiên chẳng thú vị gì."
    "Nhiều người đàn ông chì hơn anh còn bị đàn bà gạt nữa là."
    Anh ta đột nhiên đứng dậy. Anh nhấc cái bóng đèn điện gắn vào một sợi dây điện dài và để cho ánh sáng chiếu vào mặt mình. Anh nói một cách bực dọc:
    "Này Agnieszka. Cô xem kỹ mặt thằng này nhé. Cô xem tôi có thể bị người khác xỏ mũi hay qua mặt hay không?"
    Ánh sáng chiếu hắt lên mặt anh ta; vai rộng và dáng người cao lớn, có những nét thô cứng, anh ta trông thật mạnh mẽ. Bỗng nhiên Agnieszka chợt nghĩ: "Mình đã gặp anh ta ở đâu đó trước đây. Không, không phải anh ta. Một người nào đó giống anh ta vào lúc này. Giống anh ta như hệt. Người này cũng khoát tay trái của ông ta cùng một dáng điệu đó. Ở chỗ nào nhỉ và ai đây nhỉ?" Và cô trả lời cho Zawadzki:
    "Không, dĩ nhiên anh không phải là người như thế."
    "Nếu điều người ta nói là sự thật, thì tôi sẽ đập cho cô ta một trận như mấy tên lính trong quân đội đập một con điếm vì cô ta truyền bệnh cho chúng."
    "Cô ta cho anh mắc bệnh gì nào?"
    "Tôi e rằng sau chuyện đó, tôi khó mà tin ai được nữa. Trong cuộc sống thì tôi cũng đã biết được nhiều chuyện, nhưng tôi không muốn người đàn bà đầu tiên mà tôi biết lại giỡn mặt với tôi như thế." Anh ta ngẩng khuôn mặt đầy dầu nhớt nhìn cô, nói tiếp: "Tôi muốn tin vào con người. Cuối cùng, đó là điều quan trọng nhất. Mẹ kiếp, cô không hiểu điều đó sao?"
    "Anh chưa bị cô nào lừa gạt cả hay sao?"
    Anh ta cười không mấy vui vẻ:
    "Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ. Lạy Chúa, tôi đã ở trong một trại tập trung, và tôi cũng đã ra mặt trận. Đôi khi tôi nghĩ mình đang ở dưới mấy tầng địa ngục. Dù sao, những kinh nghiệm đó cũng dạy cho ta được điều gì, đồng ý không?"
    "Dĩ nhiên," cô đáp và lại nhìn mặt anh ta một lần nữa, tự hỏi: "Mình đã gặp khuôn mặt này ở đâu? Nó như thế nào? Một người đang phấn đấu vươn lên đến tội nghiệp ?" cái bộ mặt căng thẳng đó diễn tả một sự tập trung thật đặc biệt. Ở nơi nào? Khi nào?" Và rồi cô bảo Zawadzki:
    "Em thật lú lấp. Em có lần gặp một người giống anh như hệt. Nhưng em không thể nhớ gặp ở đâu và khi nào. Bây giờ chắc em thức trắng đêm. Thôi chào anh nhé, Zawadzki."
    Cô đi trở vào nhà. Ở phòng ngoài, cô đụng đầu cha mình. Ông đã mặc áo khoác ngoài và đang đưa tay với lấy chiếc mũ trên máng. Ông hỏi:
    "Con chắc là Grzegorz không nói nó đi đâu chứ?"
    "Không, anh không nói gì cả. Anh ấy chỉ nói là sẽ không uống rượu nữa."
    "Mẹ không ngủ, bà cứ lo cho nó. Ba phải kiếm nó về."
    "Ba đi ngủ đi. Coi chừng ngày mai ngủ quên, đi làm trễ để cho người ta nói? Để mình con đi kiếm anh ấy được rồi."
    Và khi đi trở xuống cầu thang, cô lại miên man suy nghĩ: "Anh ơi, anh đang ở đâu? Anh có ra phố uống rượu say như Grzegorz không? Hay anh đang la cà, tán dóc với người ta, nói cho họ chuyện của mình mà không ai liên quan đến trừ chúng mình, anh và em. Có phải anh đang làm thế không? Hay anh đang chong mắt nằm ở đâu đó và thì thầm gọi tên em, Agnieszka, Agnieszka? Có lẽ cũng như em, anh sợ ngày mai? Nếu vào lúc này anh có thể hiểu và cố đoán điều gì, thì anh hãy nhớ: hiện giờ em đang ở bên anh đây. Em ở bên anh dù cho anh đang nằm trong hóc hẻm nào. Ngay cả khi anh đã mất trí và đi tìm một cô gái đứng đường nào đó. Em ở với anh khắp mọi nơi, miễn là anh có nghĩ tới em là được."
    Ở cửa, cô gặp Zawadzki đang đưa xe mô-tô ra. Anh nói:
    "Tôi phải chạy thử một vòng. Cô đi đâu đây?"
    "Đi kiếm Grzegorz."
    "Anh cô đang say phải không?"
    "Chắc chắn là anh ấy không phải đang quì dâng lễ trong nhà thờ."
    Bây giờ họ đã ở ngoài đường. Zawadzki đạp máy, và máy bắt đầu phát động. Anh nói:
    "Leo lên đi. Tôi đưa cô xuống phố."
    Xe chạy ầm ĩ. Được chừng vài trăm mét, máy xe bắt đầu húng hắng. Xe giật mạnh vài lần rồi ngừng hẳn, chết máy. Agnieszka nhảy xuống xe. Zawadzki nói:
    "Lại cái dây ga."
    Trông anh cực kỳ chán nản. Họ đứng trong ánh sáng của ngọn đèn đường, tia sáng từ trên chiếu xuống, làm nổi bật những nét khắc khổ của anh ta trên khuôn mặt trông rất bất động. Agnieszka giật mình. Cô nói:
    "Bây giờ em biết rồi."
    "Cái gì?"
    "Em biết đã thấy ở đâu một khuôn mặt giống như mặt của anh. Có lẽ không phải là một khuôn mặt mà là một người đứng trong cách anh đứng hiện nay. Với cùng biểu lộ đó."
    "Thế nào?"
    "Trong một phim xi-nê. Một tên khủng bố chẳng may giết nhầm một người. Anh ta phải thoát chạy, dù cho đang bị thương. Cả thành phố truy lùng anh ta. Cảnh sát, cớm chìm, cớm nổi, ai cũng muốn bắt anh ta, mỗi người có lý do riêng của mình. Ngay cả cô bạn gái của anh ta cũng tìm anh ta."
    "Cô ấy tử tế quá. Rồi sao nữa?"
    "Cuối cùng thì cô ta kiếm ra anh này," Agnieszka nói và cười nhẹ. "Cô ta kiếm ra khi anh này đang hấp hối và không còn hơi sức nào mà chạy. Cảnh sát thì đang siết chặt vòng vây; em nhớ là đèn pin của cảnh sát đến càng lúc càng gần. Cô gái quyết định chết với anh ta. Em không nhớ được ngay cả những lời cuối trong phim. Người đàn ông hấp hối hỏi: ?~Còn phải đi xa không em??T Và cô gái trả lời: ?~Đường còn xa lắm, nhưng ta đi chung với nhau.?T"
    Nàng ngừng lại.
    "Rồi sao nữa?"
    "Zawadzki, họ chết chung với nhau. Một tràng đạn của cảnh sát bắn họ chết. Nhưng đó không phải là điều quan trọng. Cho đến phút cuối, họ tin rằng cái chết hiển nhiên là cần, là đáng, không có cách nào khác. Cuộc sống chứa đầy những đe dọa chia lìa, nhưng cái chết làm cho con người sống với nhau."
    " Cô điên quá, cô hiểu không?"
    "Em hiểu. Thôi chào anh."
    Và cô bước đi.
  10. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    7

    Nàng đi tìm khắp các quán rượu dưới phố nhưng không thấy anh đâu cả. Nàng đi vào những nơi người có tiền có bạc vui chơi, rồi đến cả những quán mà các viên chức mang theo những chai rượu vodka trong cặp và khui chai rượu dưới gầm bàn. Ở tiệm Kameralna, người gác cửa quen Grzegorz, ông Miecio to lớn, nháy mắt với nàng và nói nhỏ: "Anh cô có đến đây, nhưng sau đó lại tếch xuống phố. Gần đây anh cô thất tình, phải không?" Agnieszka đáp: "Phải." Bây giờ, sau khi nhìn hàng trăm bộ mặt say sưa, và nói chuyện với biết bao nhiêu người canh cửa các quán rượu, cô hoàn toàn kiệt lực; cô bước không vững, chỉ có trong đầu một ý nghĩ: "Buồn ngủ quá, buồn ngủ?" Miecio nắm tay nàng và dẫn nàng vào phòng giữ áo; ông ta lại đổ cho nàng một ly vodka và bảo: "Cô đi đến tiệm Zieleniak đi. Anh ta đến đó để say sưa đó." Ông ta bỏ nàng vào trong một xe taxi và đóng cửa xe lại. Người tài xế ngạc nhiên khi nàng cho ông ta biết nơi nàng muốn đến. Ông ta huýt sáo:
    "Cô muốn đến đó ư? Đó không phải là chỗ cho những cô gái trẻ như cô đâu?"
    Agnieszka bực mình:
    "Quỉ thật, làm sao ông biết chỗ nào là dành cho các cô gái trẻ?"
    Ông ta đưa tay điều chỉnh tấm kính chiếu hậu để nhìn mặt nàng; mỗi khi xe đi ngang qua một ngọn đèn đường, ông ta lại cố tình chạy chậm lại và nhìn thật lâu vào kính. Ông ta im lặng một lúc lâu; chiếc taxi, máy chạy ầm ì, lê mình giữa thành phố lặng yên. Cuối cùng, ông ta phá ra cười: "Cô không ra con người như thế. Quả thực là thế." Ông ta thở dài, nói tiếp: "Con người ta đến chết vẫn còn ngu." Ông ta đặt tay vào tắc xi mét, nói: "Cô đến rồi đấy. Vui chơi đi, bây giờ cô là gái lớn rồi đấy."
    Cô trả tiền tắc xi và ra khỏi xe. Cô bước giữa các xe ngựa đang đứng im; các con ngựa đã say ngủ, đầu gục xuống, mũi chúi vào các bao đựng thức ăn dành cho chúng. Trên trời không có cả một vì sao lấp lánh; chỉ có chiếc kim phía trên Điện Stalin là chiếu ánh sáng, ảm đạm, máu me. Công trường Zieleniak tối và chết chóc, nhưng cô biết rằng khi mặt trời mọc nó sẽ bộc phát một cuộc sống nhộn nhịp đến ớn lạnh, những vụ làm ăn khả nghi, tiếng xì xoạt của những đồng tiền nhăn nhúm, và những tiếng thì thầm của những câu chuyện vội vàng. Những chuyện thô tục cỏn con thì người ta nói ồn ào, cô suy nghĩ, chân cô suýt dẫm lên một người say, những chuyện vĩ đại thì người ta thì thầm. Còn sự thực thì người ta tránh nói đến. Ai có thể nói sự thực không phải được che phủ dưới lớp những chuyện thô tục tệ hại nhất? Một con ngựa chợt khịt mũi ngay trên đầu cô khiến cô giật mình, nhảy qua một bên và lên tiếng mắng nó.
    Nơi đây là một trại lính mênh mông; những người làm trong bến cảng thường lui tới, mang nông phẩm tươi vào cho thành phố. Khi đi vào, nàng thấy anh ngay lập tức. Anh đang ngồi gần quầy rượu, ở một bàn ướt cả bia. Anh đang dùng ngón tay vẽ nguệch ngoạc lên bàn những hình ảnh phức tạp. Ở cùng một bàn là một người say đang ngủ, đầu gã cúi xuống. Khi Agnieszka ngồi xuống bên cạnh anh, Grzegorz vẫn không nhìn lên. Nàng hỏi:
    "Anh đang muốn cứu độ nhân loại phải không?"
    "Đúng."
    "Và thế nào?"
    "Năng lượng của bom khinh khí. Đó là thứ duy nhất có thể làm cho con người ngày nay lạc quan."
    "Nói hay đấy. Thế anh không muốn về nhà ư?"
    "Cô ta không đến phải không."
    "Không."
    "Mẹ chưa chết phải không?"
    "Chưa."
    " Không có gì thay đổi?"
    "Chưa."
    Đến lúc đó anh mới ngước mắt lên nhìn nàng:
    "Như thế thì em đến đây làm gì?"
    " Em muốn anh về nhà."
    "Em có óc khôi hài đấy."
    "Anh biết là em sẽ không chịu ngủ khi anh chưa về."
    "Anh có bao giỡ ngủ được đâu. Thế thì sao?"
    "Grzegorz?"
    "Cái gì?"
    "Em đã đi tìm anh suốt đêm đấy."
    " Em đã tìm ra rồi đấy, còn phàn nàn gì nữa?"
    "Grzegorz, em mệt ghê gớm. Em muốn ngủ. Em không cần gì khác. Chỉ cần được ngủ thôi. Em không biết đã mấy đêm rồi đêm nào em cũng phải đi tìm anh.Về nhà đi, nếu anh còn biết tới em. Anh nếu muốn cứ uống cho say đi, nhưng uống nhanh lên rồi về nhà ngay."
    Anh nhìn nàng và nói:
    "Em rất đẹp. Mắt em quả thực màu xanh. Mặt em có vẻ bi thương của người tuẫn đạo. Góc miệng của em rất dễ gây xúc cảm ?" nó có vẻ tội nghiệp của trẻ con lẫn với sự cay đắng. Những nguời bị lưu đày, những kẻ tù tội, đều mơ tưởng những người đàn bà như em. Người bạn trai của em hẳn phải mê mệt vì em, phải không? Cha mẹ không thích anh ta vì trước đây anh ta đã ở tù. Đó cũng là điều lạ. Khi anh có bạn gái, cha mẹ bao giờ cũng khoái bạn anh. Cho đến khi có vụ phá thai đầu tiên."
    "Thôi, về nhà đi, Grzegorz."
    "Nghe anh nói này, Agnieszka. Tốt hơn cả là em nên về nhà một mình. Anh muốn làm theo ý mình cho đến cuối. Anh muốn xem con người có thể mê muội đến mức độ nào. Em không nên chứng kiến cảnh đó. Em đi đi và để anh ở đây."
    "Anh muốn tự hủy đời anh phải không, Grzegorz?"
    "Em muốn nói sao cũng được. Trong trường hợp này em gọi thế nào cũng không quan trọng. Không có ẩn dụ nào dùng được đâu. Anh muốn không còn phải yêu, đau khổ, chờ đợi và tin vào những điều mà cuộc sống không xác tín. Anh có đòi hỏi nhiều ở gia đình không? Điều duy nhất anh muốn là em quên anh đi. Em có quyền gì nhân danh cha mẹ kêu gọi anh thế này thế nọ khi chính em cũng chẳng thương gì ai? Những người xa lạ ngu xuẩn đó, toàn là những lời dối trá ?" cái quan hệ duy nhất của anh với họ là cái địa chỉ trên giấy chứng minh của anh ?" tại sao chúng ta phải yêu thương họ?"
    Nàng chăm chú nhìn anh. Anh đang già đi nhiều. Anh già rất nhiều so với tuổi của anh. Mỗi một ngày, khoé miệng của anh lại càng trũng xuống, những đường quanh mắt anh lại càng trắng ra. Anh lẽ ra có thể gọi là đẹp trai nếu bộ mặt không luôn luôn trông như phù thũng, và đôi mắt, cũng xanh như đôi mắt của nàng, lúc nào hình như cũng có những tia gân máu và đục ngầu. Nàng nghĩ thầm: "Anh ngu quá. Anh không biết được em thực sự thương anh đến chừng nào. Có lẽ thương anh hơn hết thảy so với bất cứ ai. Nếu em biết chắc là anh đang thực muốn trở thành một con người vô tri vô giác như thế, em đã không ngồi ở đây. Em biết là anh nói những gì anh thực sự nghĩ. Và em, máu mủ của anh, em gái của anh, em đang ngồi đây, nhìn vào bộ mặt âu sầu của anh, và em không làm được gì cả cho anh; em cũng không lôi được anh về nhà. Em ước gì anh hiểu ngay giờ là em thực sự không làm được bất cứ gì cho anh."
    Ở quầy rượu có một vụ lộn xộn. Người phục vụ ở quầy lôi cổ một người khách; ở cửa, một người khác dùng đầu gối húc vào người của người hầu bàn. Agnieszka chồm người về phía Grzegorz. Nàng nói:
    "Thế em không có ý nghĩa gì với anh hay sao?"
    "Thế là mị dân đấy. Phương pháp này đã hoàn toàn bị phá sản. Stalin chẳng thành công gì với cách này; sao em lại nghĩ là em có thể thành công?"
    "Em không nghĩ thế. Em chỉ có thấy mệt mỏi thôi."
    "Ai cũng mệt mỏi. Ở nước Ba Lan này có hai điều làm người ta gần gũi với nhau ?" rượu vodka và sự mệt mỏi."
    "Grzegorz, anh biết là cuối cùng rồi tình hình cũng tốt hơn mà."
    "Anh chắc điều đó. Nhưng em nói cho anh nghe, làm sao chúng ta có thể quên được những gì đã xảy ra, chúng ta đã sống như thế nào, con người đã được đối xử ra làm sao? Đảng viên thì được phục hồi sau khi chết, thế thì ai phục hồi cho anh đây khi anh đang còn sống?"
    "Nhưng anh chưa làm gì xấu cả."
    "Anh không có khả năng gì. Anh chỉ có nhiệt tình. Trong phạm vi hành động của mình, anh là một thằng vô dụng. Anh đã làm hết sức. Điều này cũng có nghĩa là làm được một việc gì đó, em biết không. Anh bảo đảm với em, tẩy xóa những tội lỗi tày trời thì dễ mà xóa đi những việc làm tầm bậy nho nhỏ thì khó. Anh là bí thư ở trường. Anh đuổi sinh viên chỉ vì người ta có người cô ở Pernambuco hay bởi vì ông cố mấy đời của người ta làm cớm chỉ điểm dưới thời Nga hoàng. Anh đã làm hết sức, tin anh đi. Nhưng giờ đây anh muốn biết: anh đang ở đâu? Anh là một thằng tồi bại hay một người anh hùng? Nhưng điều đó cũng thực sự không quan trọng. Mọi kẻ tồi bại đều có thể trở thành anh hùng nếu đến lúc người ta cần anh hùng. Anh muốn biết anh sẽ trở lại cuộc sống bình thường bằng cách nào đây. Và anh muốn biết chắc là trong tương lai hai bàn tay của anh không bị nhem nhúa."
    "Anh không biết được những điều đó ở đây đâu, ở trên Zieleniak. Hơn nữa, vẫn còn có ý kiến. Ý nghĩ khôn ngoan và chính đáng."
    "Đúng thế. Nhưng nhược điểm của mọi ý kiến khôn ngoan là ở chỗ người ta ngu đần tìm cách thực hiện nó."
    Bây giờ Agnieszka thấy mệt đến độ nàng không thể nhướng mắt lên được. Nàng nói:
    "Đó chỉ là một cách nói mà thôi. Anh chỉ tìm lý do biện minh việc uống rượu mà thôi. Anh luôn luôn có cớ để uống."
    "Sự kiện mà anh còn sống đây đã đủ là cái cớ cho anh làm được tất cả mọi chuyện.Nhưng anh muốn biết: rồi đây cái gì sẽ xảy ra? Em nói là cái cớ. Cũng được đi. Anh nói cho em nghe điều này. Có một lần anh gặp một bạn học cũ ?" anh không gặp anh ta nhiều năm rồi. Hai người đi vào một quán rượu và mỗi người làm vài ly. Vào lúc đó những người như anh này người ta thường gọi là những ?~người ********* ngầm?T theo nghĩa chính thức của từ này. Anh và bạn anh nói chuyện; hai người thực sự đã nói chuyện tâm tình. Hồi đó có nhiều điều anh bất mãn, người bạn này cũng thế. Rồi sau đó ai đi đường nấy. Người bạn này còn tệ hơn kẻ thù. Kẻ thù tệ hại nhất. Anh ta không có súng, nhưng anh ta rỉ tai, nói xấu. Một con người như thế còn nguy hiểm hơn một đảng cướp có súng ống. Bằng cách này hay cách khác cái bẫy anh ta giương ra cũng sập xuống. Ba giờ sau anh lại gặp anh ta ?" ở trụ sở công an. Anh và anh ta bước vào cùng lúc, cho nên cần nói rằng lịch sử không về phía ai cả. Anh bênh vực niềm tin, lẽ sống của mình trước kẻ thù; anh ta thì bảo vệ tự do của mình. Chúa ơi, như thế thì ai là tồi bại, ai là con người? Cho đến bây giờ, anh vẫn chưa rõ."
    Anh nghiêng qua phía nàng, nói tiếp:
    "Ngay cả việc giả dụ cô ta sẽ đến, cuối cùng rồi cô ta cũng đến, khi đồng hồ chuyển qua phút cuối cùng của ngày chủ nhật, giả dụ cô ta sẽ bỏ chồng và con mà đến ở với anh ?" thì anh sẽ đón cô ta với bộ mặt nào, với trái tim nào? Anh có phải yêu cô ta không, nếu anh không còn tin ở anh nữa, nếu anh khinh chính mình? Có phải cái thế giới mình đang sống đây là nơi tình yêu có thể thăng hoa? Đàn ông không ngủ với đàn bà vì lạc thú nữa mà để có chuyện nói với người khác. Anh không muốn cuộc đời của anh là một ảo vọng. Anh không muốn phải che dấu tình yêu của mình. Và để bắt đầu, anh muốn biết nước Ba Lan này sẽ đi về đâu. Việc gì sẽ xảy ra với những người bị oan uổng. Cho Đảng? Cho tự do? Anh muốn biết những gì sẽ xảy ra cho những người phản bội niềm tin của anh. Cho những người cứ bảo đảm với anh rằng anh đang chiến đấu và đang thắng lợi, trong khi thực sự anh đang rút lui, hành động chống lại nhân dân, đánh mất niềm tin và lương tâm. Ta có thể nghe giọng của chính mình trong cổ họng của mình, nhưng đối với cuộc đời của chính ta thì ta chỉ có thể nhận thức bằng lương tâm. Anh muốn kiếm nước để rửa tay mình cho sạch. Như thế có phải không khi ta nói chuyện về tình yêu trong hoàn cảnh này. Mọi người đã nghe rằng có một thứ như thế, nhưng ?" nó trông như thế nào? Nó phải như thế nào? Làm sao ta có thể thoả hiệp được những cảm nghĩ thuần khiết và những bàn tay dơ bẩn? Đó là vấn đề. Và không phải là vấn đề duy nhất. Cái ông Hamlet ngày nay với câu hỏi ?~Hiện hữu hay không hiện hữu?T cũng đủ để cho ông ta làm một tên chạy vặt cho một ông bí thư đảng của một thành phố nhỏ. Cuộc sống đã phá nát tất cả những mẫu mực đã được tính toán trước giống như rất nhiều những con chim bồ câu đất sét: chúng ta phải tạo ra gì đây để thay chỗ của chúng? Hiện hữu hay không hiện hữu. Mọi người đều kiệt lực, ngã gục trên mặt đất, làm sao nâng họ dậy? Hiện hữu hay không hiện hữu. Chủ nghĩa yếm thế đang đến ?" đến nhanh ?" và trở thành tiêu chuẩn đạo lý độc tôn. Hiện hữu hay không hiện hữu. Có thể có gì có giá trị trong một thế giới người ta phải dùng thủ đoạn uy hiếp, đe dọa, khủng bố để tồn tại? Hiện hữu hay không hiện hữu. Ôi, chúng ta đã tạo ra những mặt trăng nhân tạo, nhưng những con người có những ý nghĩ chân thực và những ước vọng chân thực lại phải tìm một nơi trú ẩn an toàn. Hiện hữu hay không? Này, anh phục vụ, cho thêm một nửa vại đi."
    Người phục vụ đi ngang qua bàn và lấy đi chai rượu đã cạn. Ánh sáng ?" những khung cửa sổ đã đầy những tia sáng dầy bụi. Một nhóm người chuếnh choáng say đang đi vào ồn ào. Agnieszka nhanh chóng quan sát họ: tất cả đều ăn mặc sang, nói cười vui vẻ.
    Grzegorz nói:
    "Đã đến giờ các hộp đêm đóng cửa."
    Anh hất hàm nhìn những người mới đến. "Kiến trúc sư. Người ta đến đây để làm hết bồn rượu cuối cùng. Cần phải duy trì quan hệ với quần chúng."
    Người phục vụ đến và đặt chai rượu lên bàn. Anh ta hỏi: "Khi nào ông thanh toán đây?"
    "Vài ngày nữa," Grzegorz nói và người phục vụ bước đi. Anh lại quay qua nói với cô em: "Em nhìn họ đi, em có thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn."
    Agnieszka quay đầu lại. Cả một đám chen chúc ở quầy rượu, không khí như một buổi sáng náo nhiệt. Một người đàn ông cao lớn tóc bạc dáng dấp có vẻ sang trọng, mặc một bộ đồ may rất khéo bằng vải dạ của Anh quốc, ông ta đập vào vai của một người còn trẻ, mặt như một tên trộm mới vào nghề, và ông ta nói lớn: "Tôi không phải là người lạ. Tôi là một cậu bé cũng như anh. Ở Wola. Trước chiến tranh tôi thường đi đến Roxy. Tôi thích xem phim cao bồi. Ở Wola người ta thường chiếu phim loại đó. Anh có biết Stasiek Malinowski cũng là người Wola không?"
    "Không," người kia đáp, cái trán thấp nhăn lại.
    Người tóc bạc tiếp tục oang oang:
    "Đó, anh thấy đấy, anh thấy đấy. Chúa ơi, thật là một thời ghê gớm. Đói khát, khổ sở. Không ai dám mơ tưởng chuyện kiếm được việc làm."
    Ông ta vung tay làm một dáng điệu gạt ngang tất cả. "Cô phục vụ! Cho chúng tôi một chầu cho tất cả mọi người. Chúng ta uống mừng giai cấp công nhân của Wola." Rồi ông ta nói tiếng Nga: "Tôi đãi hết tất cả." Ông quay qua gã thanh niên trước đó, hỏi: "Tôi tên là Andrzej, cậu tên gì?"
    "Kazik."
    "A, chàng thanh niên ơi," ông ta đưa ly rượu cho gã thanh niên, "Uống mừng cậu, Kazik. Và chào mừng Wola!"
    Grzegorz rời ghế đứng dậy. Anh đổ hết rượu trong chai vào một ly lớn và đi về phía quầy. Anh cúi đầu chào một thiếu nữ mặc váy hở ngực. Anh hỏi:
    "Tôi có thể cùng uống mừng với các bạn được chứ?"
    Nhiều người nhao nhao:
    " Xin mời, xin mời, tự nhiên, tự nhiên?
    "Mừng giai cấp công nhân củaWola," Grzegorz nói và anh tạt cả ly vodka vào mặt người đàn ông tóc bạc và bước lui. Trong tay gã thanh niên trán thấp lấp lánh một cây dao. Grzegorz rút ra một cây súng. Anh đưa tay trái lên. Anh bảo:
    "Đứng im. Đừng nhúc nhích nhé. Thằng này không muốn chơi theo kiểu nông dân đâu. Chỉ biết bắn thôi."
    Hai anh em bước ra đường. Ở bên ngoài, Agnieszka hỏi:
    "Anh thấy đỡ hơn chưa?"
    "Có phần nào."
    Anh bỏ cây súng vào túi. Nàng liếc ngang nhìn anh.
    "Em không thể nói anh thiếu chất Ba Lan trong người."
    Anh nhún vai, cười yếu ớt, nói:
    "Hắn ta nói hắn ta thích phim cao bồi. Chúng ta phải xâm nhập vào giấc mơ và ước vọng của giai cấp công nhân, hiểu được động cơ của họ?" Anh im lặng, rồi bỗng hỏi: "Chủ nhật này cô ta đến không?"
    "Em chắc cô ta đến chứ," Agnieszka hờ hững đáp. Cô không tin vào chính mình, vào những lời mình nói ra, và cả bầu trời đang nhạt dần.

Chia sẻ trang này