1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày Tự do Báo chí Thế giới

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi sonj, 10/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonj

    sonj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Ngày Tự do Báo chí Thế giới

    Nguyễn Ước
    Tác phong Ðồ Ðá trong Thời Ðại Thông Tin ​

    Vào ngày 18 tháng 4 vừa qua, Dmitri Shvets, chủ nhân đài truyền hình Murmansk vừa bước xuống xe để vào văn phòng làm việc thì bị bắn ba phát; gục chết tại chỗ.

    Hai ngày sau, cảnh sát ở thủ đô Baku của Azerbaijan bắt giam trẻ bán báo và tịch thu tờ Bizim Yol (Ðường Chúng Ta) tại các nơi bán lẻ vì đăng hình tổng thống Heydar Aliyev cỡi lừa và đứa con trai lẽo đẽo theo sau.

    Tại Cuba, nhà cầm quyền đã hiểm độc lợi dụng tình hình Iraq, bắt giam 28 ký giả ngay mấy ngày mới bắt đầu cuộc chiến. Cả 28 người đều bị kết án tù từ 14 tới 27 năm vì cái mà nhà cầm quyền cho là "tội hình sự xâm phạm an ninh quốc gia và khủng bố."

    Cuộc xâm chiếm Iraq của Mỹ làm chết phóng viên nhiều hơn cuộc xâm chiếm Afghanistan và Chiến tranh Vùng Vịnh 1991.

    Tại Việt Nam, kinh nghiệm báo Tuổi Trẻ số Xuân 2001 cho thấy việc đăng tải kết quả của một bản thăm dò ý kiến quần chúng đã làm hại tới sinh mệnh chính trị của Ban Chủ Biên vì nó không phù hợp với bản lượng giá trước đó của nhà nước.

    Chuyện không chỉ xảy ra tại những nước nhỏ mà còn ngay tại Hoa kỳ. Trong những ngày sau vụ 11.9 và nhất là trong thời gian xảy ra chiến tranh Iraq, chủ nhân của các hệ thống truyền hình thương mãi và các tờ báo lớn thường tìm cách loại trừ những thông tin "máu chảy thịt rơi" lẫn phóng viên "gây hoang mang dư luận" hoặc trực tiếp phê bình phản ứng của Nhà Trắng; có kẻ còn bị qui chụp "phản quốc"!

    Và nếu cần liệt kê những vi phạm hiện hành của nhà nước và các "đại gia" đối với quyền tự do thông tin và ngôn luận, kể cả đối với "quyền được sống sót tới sáng mai" của người cầm bút, thì có kể mấy cũng không hết[1]. Ði tìm nguyên nhân thì chỉ mất thời gian vì hầu hết chính trị gia và doanh gia đang muốn các phương tiện truyền thông đại chúng là công cụ cho họ và muốn nhà văn, nhà báo chỉ quanh quẩn trong vòng phấn đỏ họ vạch sẵn; bên kia vòng phấn là vùng đất chông gai, tội phạm, gian nan, bị sỉ nhục, và thậm chí, mất mạng.

    Ðiều đáng nói không phải là tính cổ lỗ của thảm trạng đó mà là trong Thời Ðại Thông Tin, thảm trạng đó hoặc đang lâm vào bế tắc hoặc đang làm nhiễu loạn giai đoạn đầu của cuộc tiến hoá hiện nay. Phương tiện truyền thông càng phong phú nhạy bén thì vòng kim cô trên đầu giới cầm bút ngày càng sắc cạnh, bị siết chặt một cách tinh vi, hiểm độc và buốt nhói hơn. Nếu loài người từng lợi dụng Ðồ sắt để khi lâm trận giết nhau nhiều hơn, năng lượng Hạt nhân để chế vũ khí nguyên tử hầu tận tình hăm doạ nhau hơn thì có lẽ lúc này, đang sử dụng Thông tin để bưng bít, trấn áp, bóc lột nhau kỹ lưỡng hơn. Có quá nhiều nhà nước và quá nhiều người, nhất là các công ti truyền thông đa quốc gia, vẫn sống với tinh thần và tác phong của Thời đại Ðồ đá. Diễn đàn sang trọng hơn. Quần áo chải chuốt hơn. Ăn nói văn hoa hơn. Ấn loát đẹp đẽ hơn. Hình ảnh phong phú hơn. Nhưng màu đen tâm địa của các "đại gia" và các "chính khách diễn viên" không nhạt đi chút nào, và những hào nhoáng muôn hình muôn vẻ ấy che đậy tâm điạ hiểm độc và nhiều biện pháp tàn mạt để nếu cần thì "biết nhau ngay".

    Tình trạng đó đưa tới nhiều hậu quả phản tiến hoá. Thứ nhất, quần chúng không còn là đối tượng phục vụ, dù để giải trí thôi, mà chỉ là món hàng rao bán; người ta bán số lượng người xem, người đọc, người vỗ tay, người bỏ phiếu để mua các chương trình biểu diễn của chính khách hoặc các quảng cáo thương mại. Thứ hai, các nhà tư tưởng bị đẩy ra ngoài rìa cái sinh hoạt gọi là văn hoá của một xã hội tiêu thụ hoặc toàn trị. Thứ ba, có quá nhiều trí thức bị ngột ngạt tinh thần, dằn vặt về tù đày, cơm áo, kể cả sinh mạng, thay vì sống trong tâm trạng phóng khoáng với những thao thức về các vấn đề, các giá trị tinh thần và tìm tòi phương cách diễn đạt chúng. Thứ tư, vì thiếu thông tin hoặc thiếu chân thực, người ta dễ rơi vào trạng thái cực đoan hoặc thảo luận suông về những chi tiết bên lề hoặc bàn tán những vấn đề giả, và lắm khi còn vô tình xúc phạm nhân phẩm nhau.

    Ngay tại Việt Nam, nơi ngày nay nói chung, giới trí thức phần lớn có lợi tức hàng tháng ít nhất gấp đôi một công nhân bình thường mà vì không thoát nổi thảm trạng trên nên thao thức trong vô vọng, sống với cảm giác bất lực và tìm cách quên lãng chức năng của mình. Thêm nữa, bản chất của chính trị là cải cách và mị dân, bản chất của kinh tế thị trường là chạy theo nhu cầu và quảng cáo, nên khi chính trị gia và doanh gia khống chế lãnh vực cung cấp dữ kiện, tư duy và phô diễn thì trí thức bị tụt hậu tới ít nhất là hai lần, nghĩa là bị đưa vào tình huống sống với hai lần tâm trạng và tác phong Ðồ đá giữa Thời đại Thông tin này, rồi ngày lại ngày, vô tình để cho mình đắm đuối trong dòng phản tiến hoá đó. Không tin thì cứ nhìn sâu vào những gì được viết ra hiện nay trên báo chí người Việt trong và ngoài nước để thấy có quá nhiều vụn vặt, tán tụng cá nhân trong khi lấp lánh một thái độ cực đoan giả tạo và nhiều khi bỏ qua việc tôn trọng con người của kẻ mình muốn "giao lưu."

    Viết nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới
    03.05.2003

    Nguồn © 2003 talawas


    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Theo thống kê của tổ chức Phóng viên không biên giới, năm 2002 trên toàn thế giới có ít nhất 25 nhà báo bị giết, 700 người bị cầm tù, 1400 người bị đe dọa hoặc hành hung. Một phần ba dân số thế giới còn sống trong những chính thể ngăn cấm tự do ngôn luận hoặc o bế thông tin. (Chú thích của talawas)
  2. sonj

    sonj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0

    Phan Khôi (1887-1959)
    Cấm sách, sách cấm​
    Ở vào thế kỷ hai mươi, là thế kỷ mà thiên hạ làm phách, hô lớn lên hai chữ tự do, nói rằng đâu đâu cũng phải tôn trọng sự tự do, đâu đâu cũng phải tôn trọng quyền ngôn luận, quyền xuất bản nầy, bỗng dưng nghe đến hai chữ "cấm sách" thì há chẳng phải là một sự lạ hay sao? Song le, là lạ cho ở xứ nào kia, còn xứ nầy, sự ấy đã ra như cơm bữa rồi, không còn lạ gì nữa.
    Sự cấm sách đã không phải là lạ, thì dầu viết ra một cuốn sách mà bàn về sự ấy, chắc cũng không ai cho là lạ, huống chi viết sơ một vài cột báo mà bàn, thì lại là sự rất thường. Duy có một vài cột báo, viết thế nào mà có hiệu lực mạnh làm sao, đến nỗi ngày nay báo ra, ngày mai phế lịnh cấm sách, nếu được vậy thì lại là sự lạ hơn.
    Nhưng mà có đâu! Chúng tôi làm gì có phép thông thần ấy? Mà dầu cho ai nữa cũng không có.
    Vậy thì chúng tôi viết đây để làm chi? Định nói cái gì?
    Không, chúng tôi nói rất tầm thường, không có gì lạ. Như một đứa con nít khi kẻ lớn bảo ngồi yên trên giường thì chúng tôi cũng ngồi yên, không dám vùng dậy chạy, song chỉ lấy tay mó máy cái này cái kia, hay là rúc rích đôi chút mà thôi.
    Vài năm nay, cả ba kỳ ta nơi nào cũng có cấm sách, mà cấm nhiều nhứt là Trung Kỳ rồi đến Bắc Kỳ, vậy phải lấy tình thiệt mà khai rằng ở Nam Kỳ có rộng rãi hơn, có dễ thở hơn. Ấy nhưng mà phân biệt như vậy có làm gì, hễ đã cấm thì bất luận ít nhiều, đều mang tiếng chung là cấm sách cả.
    Mà có mang tiếng cũng không làm sao, có ngại gì cái đó. Không lẽ muốn tránh tiếng rồi để cho những sách bậy bạ được lưu hành tự do mà không cấm.
    Ủa mà có sách gì lại là sách bậy bạ? Dâm thơ chăng? Yêu thơ chăng? Không biết. Hễ cho là bậy bạ thì nó là bậy bạ.
    Cấm thì cấm. Nhưng mà tốt hơn là nên cho biết tại làm sao mà cấm.
    Một cuốn sách, in ra cốt để bán, cũng như con người có chơn để đi xứ nọ xứ kia. Nay ví phỏng an trí một người nào ở một nơi mà không cho đi đâu, thì người ấy tức là người có tội rồi, mà trước khi an trí đó, tòa án phải tuyên minh tội trạng của người ấy. Cấm một cuốn sách mà không cho bán, cũng vậy, cũng nên tuyên minh tội trạng của nó.
    Hiện nay có nhiều cuốn sách bị cấm mà không hiểu vì cớ gì. Mà cũng không ai đem sự ấy ra kêu nài. Phải, không kêu nài là phải, vì có buộc tội thế nào đó, thì mới có chỗ đôi co; còn như cứ chiếu theo đạo luật chỉ có một chữ ( chữ Cấm ( mà thi hành, thì còn ai nói năng gì được nữa?
    Hay là không cho ai nói năng gì được như vậy là đắc sách? Có lẽ. Nhưng mà thường thường hễ người ta không nói ra cho hả hơi được thì lại cứ bực tức trong lòng.
    (Tòa kiểm duyệt bỏ hết một đoạn.)
    Mà chưa biết chừng, hoặc giả vì sách vở đặt câu không nên thân mà cấm đi chăng ; nếu vậy thì lại là may phước cho học giới ta biết chừng nào.
    *
    Trên đó là cấm sách; dưới đây là sách cấm.
    Một cuốn sách, bất kỳ nội dung nó ra làm sao, cứ để yên không cấm thì người ta coi như thường. Dầu có lắm người khích thích vì nó chăng nữa, song cũng còn có lắm người coi như thường. Ðến cấm đi một cái, thì hết thảy ai nấy đều chú ý vào nó. Cấm đi, là muốn cho người ta đừng đọc, mà không ngờ lại làm cho người ta càng đọc!
    Người ta nói rằng một pho tượng gỗ đã sơn thếp rồi mà chưa khai quang điểm nhãn thì nó chưa linh, đến chừng khai quang điểm nhãn rồi thì nó mới linh. Ấy vậy, cấm cuốn sách nào, tức là khai quang điểm nhãn cho cuốn sách ấy.
    Cho nên ở ta đây đã có nhiều sách linh lắm, có nhiều cuốn đã hiển thánh rồi. Việt Nam vong quốc sử và Hải ngoại huyết thơ đã hiển thánh hai mươi năm nay; còn mới đây Một bầu tâm sự cũng đòi đạp đồng ngang lên nữa.
    Thiên hạ họ mua sách cấm mắc tiền lắm, thường giá mắc gấp đôi lúc chưa cấm, lâu ngày, rồi đến gấp mười gấp trăm. Tức như dân An Nam là dân không ham đọc sách, hay tiếc tiền, mà đến sách cấm thì cũng trằn trọc trằn xa mua cho được. Mua rồi đọc chùng đọc vụng, ai biết đâu mà bắt.
    Người Tàu đương đời Mãn Thanh, vào khoảng Khương Hy, Kiền Long, có nhiều bộ sách bị cấm, mà cấm chừng nào thì người ta lại càng đọc và càng lấy làm thích chừng nấy. Có người đời bấy giờ đã nói: "Các cái vui ở thế gian không cái nào bằng trong đêm có tuyết, đóng cửa lại mà đọc sách cấm". (Nguyên văn bằng chữ Hán: Thiên hạ chi lạc mạc quá ư tuyết dạ bế môn độc cấm thơ).
    Ở đất nhà Nam ta, chỉ có mây mù mà không có tuyết, làm cho giảm mất cái thú vui trong khi đọc sách cấm. Song le, đã có cái thú khác thế vào. Có người đã phát minh ra được và nói rằng: "Không có cái thú gì bằng cái thú trong lúc trời mưa, đóng cửa cho chặt lại, rồi......đọc sách cấm!"
    Cái thế lực của sách cấm là như vậy, còn cấm sách nữa thôi? ...
    C.D. [1]
    Ðông Pháp thời báo, Sài Gòn, s.763 (1.9.1928)
    Trích Phan Khôi-Tác phẩm đăng báo 1928, Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông-Tây xuất bản, 2003
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]C.D. là chữ viết tắt bút hiệu Chuơng Dân của Phan Khôi
    Anh vào bộ đội lên Tây Bắc...
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Cái này trong site Sứ quán Mẽo, xem cơ sở tự do BC VN là gì nhé.
    CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TỰ DO BÁO CHÍ Ở HOA KỲ
    Jane E. Kirtley
    Giáo sư Đạo đức Truyền thông Đại chúng và Luật
    Trường Báo chí và Truyền thông Đại chúng,
    Đại học Minnesota

    Hầu như toàn bộ luật tự do báo chí ở Hoa Kỳ được rút ra từ Điều bổ sung sửa đổi Thứ nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Phải chăng tự do là ?otuyệt đối? như từ này bao hàm không? Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã cố gắng trả lời câu hỏi đó từ hơn hai trăm năm nay.

    Hãy hỏi bất cứ một người dân Hoa Kỳ nào về tự do báo chí ở Hoa Kỳ và hãy đứng cách xa! Bạn sẽ nhận được một loạt những lời nói về ?otruyền thông đại chúng? vô trách nhiệm như thế nào. Rốt cuộc, họ xâm phạm vào bí mật riêng tư của cá nhân. Họ đưa tin về nhiều bí mật quốc gia. Họ làm vậy là để bán được nhiều báo hơn hay để có được lượng khán giả và độc giả đông đảo hơn.
    Theo suy xét thông thường là như thế. Trong một khảo sát do Trung tâm nghiên cứu về Điều bổ sung sửa đổi đầu tiên của Diễn đàn tự do thực hiện năm 2002 cho hay 42% những người được hỏi ý kiến nghĩ rằng báo chí có ?oquá nhiều? tự do. Điều này có chuẩn xác hay không là vấn đề của dư luận, nhưng không thể chối cãi rằng luật của Hoa Kỳ rộng rãi trong việc bảo vệ các quyền của truyền thông đại chúng, làm cho báo chí, ít ra là trên giấy báo, trở thành tự do nhất trên thế giới.
    Nhưng những quyền này từ đâu ra? Chúng đã phát triển và mở rộng như thế nào? Tương lai cho tự do báo chí ở Hoa Kỳ sẽ như thế nào?
    Nguồn gốc lịch sử
    Luật của Hoa Kỳ bắt nguồn từ thông luật của Anh quốc. Điều này có nghĩa là Hiến pháp và các đạo luật phải được giải thích bởi các quan toà, thường là thông qua các quan điểm nêu lên trong các vụ án được đưa ra tòa án bởi những người khởi kiện hay nhà nước. Tòa án Tối cao của Hoa Kỳ là trọng tài cao nhất về việc hiểu Hiến pháp như thế nào và các đạo luật hay quyết định của các tòa cấp dưới có phù hợp với Hiến pháp hay không. Trước cuộc Cách mạng Hoa Kỳ, các thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ là đối tượng của nhiều đạo luật được Quốc hội thông qua để kiểm soát tự do ngôn luận. Chúng bao gồm cả các đạo luật đòi hỏi các nhà xuất bản phải được nhà nước cấp giấy phép, điều này có nghĩa là trên thực tế nội dung ấn phẩm phải được một quan chức chính phủ xem xét trước khi xuất bản để xác định xem chúng có tuân theo các đạo luật cấm lời báng bổ phạm thượng, dâm ô hay nói những điều chỉ trích Nhà vua, hay còn gọi là kích động bạo loạn.
    Vào những năm 1720, những người thực dân Hoa Kỳ bắt đầu tỏ ra phẫn nộ trước những điều cấm đoán này. Tờ báo của Bengiamin Franklin ?oPennsylvania Gazette? đăng những bài viết của ?oCato?, bút danh của hai nhà báo Anh, những người này cho rằng ?oTự do ngôn luận bao giờ cũng là dấu hiệu và hiệu quả của một chính phủ tốt?. Năm 1734, John Peter Zenger, một nhà xuất bản ở New York bị kết tội về kích động gây bạo loạn vì đã cho đăng một bài nặc danh chỉ trích viên Toàn quyền trên tờ báo của mình, tờ Tuần báo (Weekly Journal). Sau khi ở tù gần một năm để chờ ra toà, ông ta đã được tha bổng bởi Ban Hội thẩm. Ban Hội thẩm từ chối không chịu theo chỉ thị của quan tòa án để kết tội ông. Luật sư của Zenger, một luật sư đã về hưu ở Philadelphia, tên là Andrew Hamilton đã thuyết phục Ban Hội thẩm rằng không một người nào lại có thể bị pháp luật trừng phạt đơn thuần chỉ bởi vì phê phán chính quyền, đặc biệt khi những sự việc anh ta đưa ra đều là sự thực -- việc này đã tạo nên một trong những tiền lệ đầu tiên của ?osự bác bỏ của Ban Hội thẩm? ở nơi sau này trở thành Hoa Kỳ.
    Sau cuộc Chiến tranh Cách mạng, Hoa Kỳ mới độc lập đã xây dựng một chính phủ quốc dân tam quyền phân lập theo một Hiến pháp, mà ban đầu chưa có Đạo luật về Quyền con người. Cho đến năm 1791, các bang đã phê chuẩn 10 Điều bổ sung sửa đổi đầu tiên trong Hiến pháp bao gồm 45 từ tạo thành nội dung Điều bổ sung sửa đổi Thứ nhất: ?oQuốc hội sẽ không ban hành luật nào liên quan tới việc thiết lập tôn giáo hoặc cấm việc tự do hành đạo ; hoặc luật hạn chế tự do ngôn luận hay tự do báo chí; hoặc quyền của nhân dân hội họp một cách hòa bình và quyền yêu cầu chính phủ giải quyết các oan khuất?.
    Hầu như toàn bộ luật xác định tự do báo chí ở Hoa Kỳ được rút ra từ câu văn ngắn gọn tuyệt đối đó. Đó là sự cấm đoán nhằm vào hành động của Chính phủ Liên bang (và cả cấp Bang qua Điều bổ sung sửa đổi thứ 14), sự kiểm duyệt và kiểm soát truyền thông đại chúng. Nó không nhằm quy định về ?obáo chí?, cũng không quy định việc thực thi các quyền trên cơ sở hoàn thành nghĩa vụ hoặc trách nhiệm.
    Nhưng phải chăng Điều sửa đổi đầu tiên cũng ?otuyệt đối? như chính ý nghĩa của các từ nêu lên? Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã cố gắng đưa ra câu trả lời này trong vòng hơn 200 năm qua.
    Hạn chế từ trước
    Sự ác cảm mạnh mẽ đối với việc Chính phủ cấm đoán những ấn phẩm có tinh thần tranh luận đã kết tinh trong những quyết định đầu tiên của Tòa án Tối cao nhằm quy định về tự do báo chí, (Near kiện Minnesota, 283 U.S. 697 (1931)). Tòa này đã vô hiệu hóa đạo luật của bang cho phép các quan chức cấm xuất bản những tờ báo ?ocó ác ý, gây rối và bôi nhọ?. Đạo luật này còn đòi hỏi các nhà xuất bản phải được sự phê chuẩn của tòa án trước khi bắt đầu xuất bản. Tòa án Tối cao cho rằng rằng ?oHạn chế từ trước? như vậy là sự vi phạm tuỳ tiện Điều bổ sung sửa đổi Thứ nhất. Tuy nhiên Chánh Tòa là ông Charles Evans Hughes nhận xét rằng sự bảo vệ về mặt hiến pháp ?okhông tuyệt đối vô hạn?, gợi ý rằng, ví dụ, các ấn phẩm nói về chi tiết di chuyển quân trong thời chiến, nội dung khiêu dâm hay kích động hành động bạo lực đều có thể là đối tượng bị hạn chế.
    Tuy trong những năm sau vụ phán quyết Near, Tòa án Tối cao đã tiếp tục giảm bớt các mưu toan hạn chế báo chí, kể cả trong những trường hợp khi chính phủ tuyên bố rằng xuất bản phẩm có thể gây phương hại đến an ninh quốc gia. Một trong những ví dụ nổi bật nhất là vụ ?oPentagon Papers?, Thời báo New York kiện Hoa Kỳ, 403 U.S. 713 (1971). Trong vụ này, chính quyền Nixon đã yêu cầu tòa ra lệnh buộc các tờ Thời báo New York và Bưu điện Washington không đăng các tài liệu mật liên quan đến Chiến tranh Việt Nam. Trong quyết định ngắn gọn, không chính thức, Tòa án tối cao phán quyết rằng chính phủ đã không thực hiện trách nhiệm to lớn mà Hiến pháp đã quy định, vì Chính phủ đã không chứng minh được rằng các ấn phẩm đó có thể gây ra các tổn hại trực tiếp, ngay tức thì và không thể bù đắp đối với lợi ích quốc gia.
    Phán quyết về ?oPentagon Papers? cũng giống như vụ Near, không tuyên bố rằng tất cả những sự hạn chế từ trước đều tất yếu vi phạm Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất. Tuy nhiên, nó tuyên bố rõ ràng rằng chính Nhà nước phải biện minh cho mỗi ý đồ không cho báo chí được xuất bản. Báo chí không phải giải thích tại sao mình cần được phép xuất bản.
    Lập luận vững chắc này còn được mở rộng ra cả trong những kiểu phát ngôn mà tòa án trong vụ Near đề nghị cần phải hạn chế. Trong vụ Miller kiện California, 413 U.S. 15(1973), tòa đã nhắc lại rằng những ngôn từ tục tĩu không được hưởng sự bảo vệ của Hiến pháp, nhưng lại đưa ra định nghĩa khá hẹp về ?osự tục tĩu? để đảm bảo rằng những tài liệu có giá trị văn học, nghệ thuật, chính trị hay khoa học nghiêm chỉnh vẫn có thể được phát hành. Tương tự như vậy, ngay cả những phát biểu bênh vực cho sự lật đổ chính phủ bằng bạo lực khi còn ở trong ý niệm trừu tượng vẫn được bảo vệ, chừng nào chưa có hành động phi pháp có khả năng sắp xẩy ra. (Brandenburg kiện Ohio, 395 U.S. 444 (1969), Hess kiện Indiana, 414 U.S. 105 (1973).
    Tòa còn tiến xa hơn khi bãi bỏ một đạo luật của bang Florida đòi hỏi các báo khi đưa tin chỉ trích một ứng cử viên tham gia tranh cử, phải đăng bài trả lời của ứng cử viên đó. Trong vụ Miami Herald kiện Tornillo, 418 U.S. 241 (1974), Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng sự bắt buộc phải đăng và in một ấn phẩm cũng là ?ohạn chế từ trước? giống như cấm xuất bản. Mặc dù các quan tòa cho rằng mục tiêu của các nhà làm luật khích lệ báo chí tạo được một diễn đàn cho các quan điểm đối lập là đáng ca ngợi, nhưng họ thấy rằng đạo luật đã tước đoạt một cách sai trái những quyền của biên tập viên bày tỏ chính kiến mà họ lựa chọn và có thể có hậu quả ngược lại là thu hẹp tin tức về chính trị. ?oBáo chí có trách nhiệm là một mục tiêu hiển nhiên đáng mong ước, nhưng trách nhiệm của báo chí không thể do Hiến Pháp quyết định và cũng như nhiều đạo lý khác, nó không thể bị pháp điển hóa?. Chánh tòa Warren Burger đã viết như vậy.
    Tội phỉ báng
    Cho mãi tới 1964, trong thông luật của Hoa Kỳ, tội phỉ báng ?" cho xuất bản các công bố giả dối, mang tính chất bôi nhọ một cá nhân- vẫn nằm ngoài sự bảo vệ của Hiến Pháp. Nhưng trong vụ New York Times kiện Sullivan, 376 U.S. 254 (1964), một vụ đã được xét xử trong lúc phong trào dân quyền đang ở cao trào tại Hoa Kỳ, Tòa án Tối cao nhận thấy để tránh không dội nước lạnh vào cuộc tranh luận và nhận xét sôi nổi về các hành động của quan chức chính phủ, các tổ chức báo chí phải có một đôi chút thoải mái khi có thể phạm một số sai lầm nhưng có thiện chí, mà không phải chịu trách nhiệm về pháp lý. Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng các quan chức nào muốn kiện tội phỉ báng cần phải chứng minh không những các tuyên bố đó là giả dối mà ngay các nhà xuất bản đã biết chúng là giả mà vẫn công bố hay đã công bố chúng với ?osự cẩu thả bất cẩn? dù đó là sự thực hay là giả dối.
    Tiêu chuẩn pháp lý này về sự phạm lỗi, được gọi là ?ocó ác ý thực sự?, sau đó được áp dụng trong những vụ xét xử tội phỉ báng do các nhân vật nổi tiếng và các quan chức nhà nước khởi kiện. Năm mươi bang được phép xác định mức độ ?olỗi? trong các vụ kiện về tội phỉ báng - ác ý thực sự, sự bất cẩn hay một mức độ giữa hai điều đó do cá nhân người dân khởi kiện, nhưng Tòa án Tối cao cũng tuyên bố rõ ràng rằng phải chứng minh có lỗi để có thể ra phán quyết bồi thường bằng tiền.
    Tội phỉ báng và ?oLuật về tội xúc phạm nhân phẩm?
    Bất chấp truyền thống cũ kỹ của các diễn văn chính trị hấp dẫn, quốc hội do những người theo dường lối Liên bang đã ban hành Đạo luật về Gây bạo loạn (Se***ion Act) năm 1798, bề ngoài có vẻ như là sự phản ứng trước những hành động thù địch của Chính phủ Cách mạng Pháp. Đạo luật cấm phê phán chính phủ bằng lời hoặc văn bản và được dùng để kết tội và bỏ tù vài nhà báo đã ủng hộ đảng đối lập của Thomas Jefferson. Đạo luật này đã hết hiệu lực vào đầu thế kỷ 19.
    Ngày nay trên thực tế, việc bày tỏ các ý kiến dù cay độc hay xúc phạm, được luật pháp Hoa Kỳ tuyệt đối bảo vệ. Mặc dù một vài bang đã ban hành các đạo luật về tội phỉ báng từ thế kỷ 19, Tòa án Tối cao, trong vụ Garrison kiện Lousiana, 379 U.S. 64 (1964) đã bác bỏ luật của bang Lousiana, bởi lẽ nó đã không cho phép bảo vệ sự thật. Trong vụ Gertz kiện Robert Welch, Inc., 418 U.S. 323 (1974), Tòa Thượng thẩm đã phán quyết rằng ý kiến thuần túy - những tuyên bố không thể chứng minh là thật hay giả - không thể là căn cứ cho một vụ kiện tội phỉ báng. Và trong vụ Hustler Magazine kiện Falwell, 485 U.S. 46 (1988), Tòa án Tối cao quyết định rằng ngay cả sự tấn công ?ogiận dữ? và cố ý đối với những nhân vật nổi tiếng cũng không thể là căn cứ cho một vụ kiện về việc gây ra nỗi đau về cảm xúc. - điều này giống như sự xúc phạm danh dự và phẩm giá của một người nào đó theo đạo luật ở nhiều nước khác- trừ phi nguyên cáo có thể cho thấy rằng ấn phẩm chứa đựng những tuyên bố giả dối về sự kiện và rằng những tuyên bố được đăng với ?oác ý thực sự?.
    Chánh tòa William Rehnquist viết: ?oNếu chúng ta phải quyết định khác đi thì chắc chắn các hoạ sĩ vẽ biếm hoạ chính trị và các nhà trào phúng sẽ bị phạt tiền mà không chứng minh rằng các tác phẩm của họ đã bôi nhọ các đối tượng đó một cách sai trái?. Trích dẫn từ một phán quyết trước đó của Tòa án Tối cao, ông kết luận ?oNếu quan điểm của người phát biểu là có ý xúc phạm, thì kết quả của nó lại là một lý do để được hiến pháp bảo vệ. Vì đó là một nguyên lý trung tâm của Điều bổ sung sửa đổi Thứ nhất khẳng định rằng Chính phủ phải giữ vị trí trung lập trong vô vàn các tư tưởng?.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  4. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    Quyền riêng tư
    Hiến pháp Hoa Kỳ không nêu rõ về quyền riêng tư. Tuy nhiên Tòa án Tối cao đã giải thích Điều bổ sung sửa đổi thứ tư nhằm bảo vệ cá nhân trước những cuộc khám xét và bắt giam vô lý của Chính phủ. Quan niệm về quyền cá nhân được sống tách khỏi những người khác chưa được đề cập trong ngành luật học của Mỹ và cho mãi đến năm 1890, điều này mới được nêu lên trong bài báo của Louis D. Brandeis và đối tác luật học của ông trong Tạp chí Luật Harvard (?oQuyền riêng tư?, Tạp chí Luật Harvard số 4, trang 193). Từ lúc đó, phần lớn các bang đã công nhận một hay nhiều hơn một trong bốn loại hành vi nổi bật xâm phạm đến sự riêng tư, những hành vi này có thể làm căn cứ cho những kiện tụng về sự thiệt hại đối với công dân: đột nhập vào chỗ riêng tư, công bố các sự việc riêng tư bằng ấn phẩm, miêu tả một người nào theo cách hiểu sai (không nhất thiết là phỉ báng), mạo nhận tên và ảnh của một cá nhân vì mục đích thương mại mà không được sự đồng ý.
    Kiện cáo về sự xâm nhập và sự công bố các sự việc riêng tư tạo nên những thách thức đáng kể về mặt pháp lý, nhất đối với các nhà báo. Chúng thể hiện những xung đột thực sự giữa các lợi ích cạnh tranh nhau trong xã hội. Tuy Tòa án Tối cao đã thừa nhận rằng ?oNếu không có một sự bảo vệ cho việc tìm kiếm tin tức, thì tự do báo chí có thể bị tước bỏ hết những điều cốt yếu? (Branzburg kiện Hayes, 408 U.S. 655 (1972)), Tòa án Tối cao cũng vạch rõ rằng truyền thông đại chúng không thể được miễn trừ khỏi các đạo luật, như luật hình sự áp dụng cho công chúng nói chung, trừ phi những điều bắt buộc này sẽ hạn chế một cách không chính đáng sự thực thi các quyền tự do báo chí. Cũng tương tự như vậy, quyền của cá nhân trong đời sống riêng tư đã được tòa án mặc nhiên công nhận. Tuy nhiên, do sự bảo vệ một cách rộng rãi mà hiến pháp dành cho ngôn luận trung thực, nên các nhà cung cấp tin thậm chí có thể công bố cả ?onhững sự việc riêng tư? ?ohết sức khó chịu? mà không bị phạt, nếu họ có thể chứng minh rằng thông tin đó là hợp lệ và được công chúng quan tâm.
    Tiếp cận thông tin và biên bản của chính phủ
    Theo truyền thống thông luật của Anh, ở Hoa Kỳ, hồ sơ tòa án luôn được công khai trước công chúng. Nhưng mãi đến khi xảy ra vụ Báo Richmond, Inc. kiện Virginia, 448 U.S. 555 (1980), thì Toà án Tối cao mới nhận thấy rằng trong Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp đã dành một quyền có tính hiến pháp cho cả báo chí và công chúng được tiếp xúc với các hồ sơ hình sự. Như Chánh án Burger đã viết: ?oNhân dân sống trong một xã hội cởi mở không đòi hỏi các thiết chế của họ hoàn toàn không thể mắc sai lầm, song thật khó khăn cho họ nếu họ phải chấp nhận một điều mà họ không được phép quan sát?.
    Các ngành lập pháp của Chính quyền Liên bang và các bang thường tiến hành phần lớn công việc của họ một cách công khai. Tuy nhiên, khi tiếp cận ngành hành pháp thì luôn gặp phải những khó khăn và thoái thác. Như Thẩm phán Potter Stewart phát biểu trong bài diễn văn tại trường Đại học Luật Yale vào năm 1974, Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất ?okhông phải là đạo luật về tự do thông tin (hay ?otự do về báo chí?, Báo Luật Hastings số 26 trang 631, 636 (1975). Vào năm 1967, Quốc hội đã cố gắng sửa chữa sai sót này bằng việc ban hành Đạo luật về Tự do Thông tin, tạo ra cơ sở cho sự công khai xây dựng hồ sơ gồm chín lĩnh vực miễn trừ có giới hạn và do các cơ quan của ngành hành pháp thuộc Chính phủ Liên bang quản lý. Trách nhiệm lớn của Chính phủ là phải biện minh về việc khước từ không cho phép tiếp cận các hồ sơ. Tất cả 50 bang cũng đều thông qua các đạo luật tương tự nhằm sửa chữa và cho công khai các hồ sơ của các cơ quan thuộc chính quyền bang và địa phương.
    ?oBáo chí? là ai?
    Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất mặc nhiên cấm Quốc hội không được chọn riêng ngành truyền thông đại chúng ra để thi hành qui chế hoặc trừng phạt, trong khi lại đối xử khác với các ngành khác, nhưng đôi khi chính phủ có thể thừa nhận những quyền lợi đặc biệt của các nhà báo.
    Trong thực tế, điều này có thể chỉ đơn giản là cho phép phóng viên quyền được đi qua các tuyến canh gác của cảnh sát ở hiện trường xẩy ra tai nạn bằng việc trình giấy thông hành của nhà báo hoặc giấy chứng nhận nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên vấn đề này có thể liên quan tới khuôn khổ của Hiến pháp, trong phạm vi những đặc quyền về nghề nghiệp, như sự chứng nhận đảm bảo cho những thành viên thuộc một số nghề nghiệp nhất định như các bác sĩ và giáo sĩ không phải tiết lộ những thông tin bí mật mà họ biết được trong quá trình làm việc. Nhưng Tòa án Tối cao không công nhận quyền lợi bao quát toàn bộ của nhà báo theo Điều bổ sung sửa đổi Thứ nhất (Branzburg kiện Hayes, 408 U.S. 655 (1972)). 31 bang và quận Columbia đã thông qua các đạo luật đem lại cho nhà báo quyền với những mức độ khác nhau được bảo vệ những nguồn tin thân tín và những thông tin chưa công bố. Phần lớn các bang cũng trao cho các nhà báo các đặc quyền theo thông luật.
    Nhưng ai là một ?onhà báo?? Đây từng là một vấn đề mà các tòa án Mỹ đã phải trả lời một cách miễn cưỡng. Nếu Chính phủ có thể định nghĩa ai được quyền hành động như một nhà báo, thì chính phủ có thể kiểm soát những ai sưu tầm và phổ biến tin tức. Tuy vậy, do sự ra đời của Internet cho phép bất cứ ai có một máy vi tính và một modem đều có thể công bố những ý kiến của mình cho toàn thế giới, thì luật lệ làm thế nào để quyết định ai là người có quyền tự cho mình có những quyền lợi đó. Internet là phương tiện vượt qua mọi biên giới trong khoảnh khắc, cho phép thông tin và các tư tưởng được phổ biến trong nháy mắt. Vấn đề ngôn luận và người phát ngôn sử dụng ngôn luận đó để thông báo đã dựa vào tiêu chuẩn của ai và luật lệ nào sẽ là một trong những thách thức chủ yếu của luật học thế kỷ 21.
    Kết luận
    Không dễ dàng sống với một nền báo chí tự do. Thế có nghĩa là ngày nào cũng có thể bị thách thức, bị quấy nhiễu, bị gây phiền phức, bị cản trở, bị chọc tức. Và có những ngày người Mỹ không còn tin chắc rằng những nhà lập quốc 200 năm trước đã quyết định đúng đắn khi họ thực hiện một nền báo chí tự do.
    Báo chí tự do từ đâu tới? Một số người sẽ bàn cãi rằng đó là một quyền cơ bản của con người. Tuy vậy, lịch sử chứng tỏ rằng ngoài một thời kỳ rất ngắn, thì đây chính là một quyền được tôn vinh khi bị vi phạm nhiều hơn là khi được tuân thủ. James Madison đã được mệnh danh rất đúng là ?oNgười cha của Hiến pháp? và đặc biệt là của Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất, nhưng Hiến pháp và Dự luật về các quyền chưa bao giờ là những văn bản để thực thi. Chúng tùy thuộc vào một bộ máy tư pháp độc lập giải thích chúng và đưa chúng vào cuộc sống.
    Như có lần quan tòa Potter Stewart nói với một nhóm các luật sư, quan tòa và các nhà báo rằng: ?oCác bạn thử nghĩ xem các quyền này từ đâu tới? Không phải là con cò đã mang đến, mà chính là các quan tòa đã mang nó đến?.
    (Lewis. ?oTại sao lại có các tòa án?. Tạp chí Luật Cardozo số 22, trang 133, 145 (2000)) (www. cardozo.yu.edu/cardlrev/v22nl/lewis.pdf)
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

Chia sẻ trang này