1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày xưa ngưòi mình nói tiếng gì ?????????

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi tatl, 02/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tatl

    tatl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa ngưòi mình nói tiếng gì ?????????

    Cách đây khá lâu , kể từ thời Hùng vương thì khi đó nước Việt ta còn bao gồm cả lưõng quảng ( tức quảng đông và quảng tây ) . thời đó có khi còn chưa có chữ viết
    1 . khi đó thì người việt mình nói tiếng gì ?
    sau đó cách đây khoảng trên 300 năm khi đó nước ta còn trong thời kì bắc thuộc chữ viết thì chuyển từ chữ Hán sang chữ Nôm ( cũng vẫn thuộc dòng chữ tượng hình )
    2 . khi đó ngưòi mình nói tiếng gì ?
    và gần đây nhất khỏang trên 200 năm tôi có nghe nói là chữ viết của ta bây giờ là do một linh mục người tây ban nha sang truyền đạo và ta viết cho đến ngày nay ( tôi cũng không thực sự tin vào cái mốc thời gian đấy vì tôi thấy khoảng đầu thế kỉ 20 vẫn còn những hình ảnh ông đồ viết chũ Nho )
    3. chữ Nho có phải chữ Nôm không ?
    ngoài những thắc mắc trên tôi thấy dân mình chơi trội thật trong cả một vùng đông nam á chắc chỉ có mình nước ta là chơi chữ hệ latin nhìn sang mấy nước bên cạnh thì toàn kiểu tượng hình
    từ có ý nghĩa ( chữ Hán trung quốc ) đến loằng ngoằng giun dế như lào ,cam pu chia hay thái lan
    đây chỉ là một số thắc mắc của tôi mong các cao nhân chỉ giáo .


    Life is ours
    We live it our way
  2. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Về tiếng nói thì từ xưa ta vẫn nói thứ tiếng mà bạn đang nói bây giờ, chỉ có điều từ vựng, phát âm bây giờ có thể đã biến đổi rất nhiều so với ngày trước. Ta chỉ thay đổi về chữ viết thôi, nhưng cũng phải nói rằng chữ viết cũng đã từng có tác động ngược lại làm thay đổi ngôn ngữ nói.
    Chữ viết: chữ Nôm cũng được coi là chữ Nho. Nhưng "Nho" hiểu theo nghĩa ban đầu thì là Nho giáo của Trung Quốc, bắt nguồn từ Khổng Tử.
    Chữ Lào và Campuchia không phải là chữ tượng hình!
    Còn chữ Quốc ngữ thì thời gian đầu tất nhiên cũng chưa được truyền bá rộng rãi, chỉ đến khi các nhà Cách mạng của ta thấy được tính ưu việt của nó, sử dụng, và về sau Đảng ta mới có chủ trương truyền bá rộng rãi!
    Được annonymous sửa chữa / chuyển vào 08:16 ngày 03/08/2002
  3. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Annonymous nói rất đúng, tôi cũng cho là trước đây người Việt nói phần lớn thứ tiếng chúng ta nói bây giờ (coi là từ thời nguyên thuỷ đi). Một phần lớn những từ đó chính là những từ thuần Việt (vd nhà, cửa....)
    Khi người Hán sang đô hộ nước ta, bọn chúng đã bắt dân ta phải dùng thứ tiếng của chúng. Nhưng bằng tài trí của mình, nhân dân ta đã biến đổi chữ Hán để biến nó thành một chữ viết riêng của dân tộc, đó là chữ Nôm, một loại chữ tượng hình gần với chữ Hán nhưng mang đậm phong cách Việt (đậm đến mức nào thì bản thân tôi cũng chả biết, nói thế cho văn vẻ mà).
    Ngoài việc chịu ảnh hưởng của tiếng Hán, Tiếng Việt của chúng ta còn chịu ảnh hưởng của tiếng người Mường nữa, có lẽ do thời kỳ đầu các vua Hùng đóng đô trên Phong Châu đã có sự giao lưu với người Mường. Sau này khi chúa Nguyễn tiến vào Nam, ngôn ngữ của người Việt còn chịu ảnh hưởng của tiếng Khơ-me nữa.
    Chữ Quốc ngữ với chữ cái Latin như đã nói được giáo sĩ (hay linh mục, nhà truyền giáo gì đó) Alexandre de Rhodes (xin lỗi tôi không nhớ rõ tên ông này) truyền bá vào Việt Nam. Xin nói rằng việc truyền bá này có nguyên nhân sâu xa của nó, các giáo sĩ đi đến đâu truyền đạo Thiên Chúa đến đấy đều nhằm mục đích xâm lược. Vì lý do này mà dưới thời Tự Đức đạo Thiên Chúa đã bị cấm đoán. Còn ông giáo sĩ kia căn cứ trên tiếng Việt mà dùng những chữ cái Latin để ghi âm lại, đó là công của ông ta. Nên nhớ chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu cũng hơi khác với cách ta viết bây giờ, nếu bạn đọc chắc sẽ phải buồn cười. Tôi chỉ nhớ mỗi được một từ trời thì khoảng đầu thế kỷ này nó được viết là "blời".
    Bấy nhiêu hiểu biết của tôi chỉ có vậy, mong mọi người bổ sung và chỉnh sửa thêm.

    :: Giáo Hoàng ::

Chia sẻ trang này