NGÀY XƯA ƠI!!! Những lúc tâm hồn thư thái, sau những bộn bề công việc, lo toan? những kỷ niệm trong tôi lại ùa về. Cũng ít có dịp có đủ thời gian rảnh rỗi để ngồi viết ra những tâm sự hay hồi ký về lại những kỷ niệm xưa? Khu tập thể Tôi được sinh ra và lớn lên trong khu tập thể ấy, cái khu tập thể công nhân viên chức nhà nước của mẹ - một cơ quan chuyên xuất nhập khẩu hàng hóa đi Liên Xô. Nó được nằm ven con đường quốc lộ nhỏ. Chỗ mẹ làm việc và dãy nhà ở không cách nhau bao xa. Dãy nhà đẹp nhất đằng trước có cái bồn hoa. Gọi là cái bồn hoa vì xung quanh được trồng hoa tóc tiên ?" cứ mỗi khi hoa nở, chúng tôi thường tuốt lấy cành hoa và chơi đồ hàng. Bên trong thì toàn trồng rau đay, rau ngót, rau rền? Có một cái hội trường để các cô các bác họp và nghe đọc báo vào sáng thứ 2 hàng tuần. Mỗi khi có đám cưới nào được diễn ra ở đây là đám trẻ con lâu nhâu chúng tôi thường đứng xung quanh, chen lấn nhau để đợi được phát kẹo bánh. Những năm 80 ấy, khu tập thể luôn sống trong tình trạng ?okhông biết điện là gì?, đồ đạc trong nhà cũng đều rất đơn giản: cái giường ngủ, bàn uống nước, tủ quần áo? và không thể thiếu 3,4 cái quạt nan + cái đèn dầu (có nhà sang hơn thì dùng đèn tọa đăng). Còn gian bếp của nhà nào cũng thấy xây thêm cái chuồng nuôi lợn ?" được coi là cái ống tiết kiệm của cả nhà, có khi lại còn thêm cái chuồng gà nho nhỏ - để thỉnh thoảng cải thiện bữa ăn cho cả gia đình. Buổi tối sau khi cơm nước xong, các căn hộ cùng nhau thắp đèn tọa đăng ngồi trải chiếu trước hiên nhà để đan hàng mây tre kiếm thu nhập thêm. Nhà nào đèn dầu tối quá không làm được thì lại thu xếp mấy thứ lạt mây tre sang nhà hàng xóm có đèn sáng hơn để ngồi làm cùng; đôi khi cũng là ở nhà một mình làm buồn nên sang hàng xóm làm cho vui: khi thì là những cái hàng hình con ****, khi thì cái hàng hình chữ nhật, hình tròn, hình lục lăng, lúc thì đơn giản là cái mành khuyên... Cứ liên tục 2,3 loại hàng như thế, làm chẳng bao giờ thấy hết việc. Nói là thu nhập thêm chứ thực ra nó gần như là thu nhập chính của các hộ gia đình. Vì ngày ấy ngoài đồng lương nhà nước ra có mấy ai kiếm được công việc làm thêm bên ngoài. Thế cho nên họ thường huy động tất cả nguồn nhân lực sẵn có của gia đình: từ chồng, con ?" được tập hợp thâu tóm hết từ lớn đến nhỏ để cùng nhau đan hàng làm thêm. Ai cũng có phần việc riêng của mình... Tối đến, bên cái đài VEC206 chạy bằng pin là nhà bác Vũ hàng xóm lại bắt sóng để nghe đọc truyện Tây Du Ký. Thật khổ vì phòng bác giám đốc lại cùng dãy với khu nhà ở của chúng tôi nên mỗi khi mở đài bắt sóng nghe đọc truyện Tây Du là bác lại sang nhắc khéo: ?oKhông được mở đài Trung Quốc đâu đấy?. Sau thấy tụi trẻ con mê quá nên bác nhắc: ?oCó mở thì mở bé thôi, đừng để tôi nghe tiếng?. Từ lúc phải mở nhỏ, tôi ngồi bên nhà mà chả hề nghe thấy tiếng đọc truyện nào. Mẹ tôi thì nói: ?oBố đi bộ đội để đánh giặc Trung Quốc đang xâm chiếm lãnh thổ. Trung Quốc là giặc nên không được nghe đài giặc, bọn bành trướng Bắc Kinh đấy?. Thèm lắm mà không biết phải làm sao...
Về quê Bố tôi là bộ đội xa nhà nên hầu hết mọi việc trong nhà và nuôi dạy con cái đều do mẹ đảm đương. Là con lớn nhất trong nhà nên tôi cũng sớm phải biết phụ giúp mẹ việc nhà ngay từ khi được 4,5 tuổi: từ nhặt rau, quấy bột, trông em, rồi đan hàng giúp mẹ? Tôi cứ cun cút làm, lúc nào cũng hỏi mẹ cách làm cái này thế nào, thế nào ?" chẳng bao giờ biết đòi đồ chơi nọ kia như mấy đứa cùng lứa tuổi. Tối đến, lúc mẹ ngồi làm hàng, chân đưa võng cho em đang ngủ thì tôi phụ giúp những công việc nhỏ hơn hoặc hý hoáy ngồi cầm cái cán dùi vuốt những cái nan hàng của mẹ cho nó cong lên ?" để mẹ làm được dễ hơn. Khi em đã ngủ, mẹ ngừng hát ru, tôi thường bắt mẹ kể chuyện cho nghe. Cứ sau mỗi câu chuyện tôi lại nhắn nhủ: ?oLúc nào mẹ đi công tác nhớ phải mua truyện cho con đọc nhé? hoặc ?oMai mẹ cho con đi học nhé, con thích đi học lắm?? Như đã hứa, và đến bây giờ tôi còn nhớ cái tờ báo sau đợt đi công tác mẹ mua cho tôi có mấu chuyện tranh về ?oSự tích hồ gươm?. Màu sắc xanh đỏ rất bắt mắt và câu chuyện như in sâu vào tâm trí tôi, đến nỗi đứa bé con 4 tuổi ngày ấy đã thuộc làu câu chuyện và vanh vách đọc từ đầu đến cuối như một đứa biết chữ thật sự - thậm chí khi cái mồm đọc đến đâu là cái mắt tôi biết dõi theo và cái đầu thì nhâm nhẩm đoán chữ. Tôi cất giữ tờ báo như một báu vật. Rồi có một ngày mẹ đưa tôi về quê chơi, tôi chỉ nhớ là mình phải đi rất xa và rất lâu, được ngồi trên cái tàu chạy xìch xịch kêu suốt ngày đêm. Thậm chí là tôi không hề nhớ tại sao đang ngồi trên tàu mình lại nằm ngủ được trong nhà ông bà ngoại nữa. Cái món yêu thích nhất của tôi ngày ấy là khoai lang luộc, thế cho nên lúc nào cũng đòi được ăn khoai lang. Tối đến các chị nhà bác trải chiếu nằm giữa sân, tôi nhìn lên bầu trời và vanh vách kể chuyện các vì sao cho các chị nghe. Mẹ tôi nghe thấy bèn gợi ý ?oCon đọc truyện cho ông bà và các chị nghe đi nào?. Vậy là hào hứng lắm, tôi bật dậy đòi mẹ đưa tờ báo trong túi ra, cũng ngồi khoanh chân lại, chúi đầu bên cái đèn dầu và bô bô đọc câu chuyện ?oSự tích hồ gươm? ấy. Các chị ngạc nhiên, mắt tròn xoe ?osao con bé nhà dì nó chưa biết chữ, chưa đi học mà lại biết đọc báo?. Tôi nhớ nhất chị Lan hỏi tôi: ?oĐây là chữ gì??. He he, Tôi lầm rầm đọc lại và hét lên ?oLê Lợi?, ?oThế còn chữ này?? ?othanh gươm??.
Ông hàng kem Những tháng ngày nghỉ hè, mẹ thường trải chiếu dưới nền nhà cho tôi ngồi trông nhà, trông em, rồi nấu cơm đợi mẹ về ăn trưa và để đan những cái hàng mây tre nho nhỏ giúp mẹ. Tôi thường nhăn nhó nhìn lên hàng cây già trước cửa cổng cơ quan mẹ mà mong những ngọn gió mát ùa về, cứ mỗi lúc cành cây rung rinh đưa qua đưa lại là tôi lại nghêu ngao: mát quá, mát quá. Còn những lúc thấy cái cây đứng im phăng phắc là y như rằng mấy anh lớn tuổi hơn xung quanh lại rủ nhau trèo lên bờ tường ngồi dưới bóng cây và đợi ông hàng kem bóp cái kèn ?otoe, toe?toe?. Mỗi lúc nhìn thấy ông hàng kem từ xa, chưa cần nghe tiếng kèn là mấy anh ấy hét toáng lên ?oKem tới rồi, ai mua kem không?? và nhảy thẳng từ trên tường xuống đất, chạy bổ vào nhà lấy tiền rồi ba chân bốn cẳng chạy ra ngoài đường đứng đợi ông hàng kem đi tới. Thấy chúng tôi, ông dừng xe, lau mồ hôi rồi cười hỏi: ?oCác cháu ăn kem nhé! Kem ngon, kem mát đây!?. Ông hàng kem ngày ấy thường đội cái mũ lá, lúc thì là cái mũ cối, cái áo dài tay bạc màu. Ông chở cái thùng kem rất to đằng sau cái xe đạp xấu xí (xấu hơn nhiều so với cái xe của mẹ tôi và mọi người xung quanh), lúc nào tôi cũng thấy ông nhễ nhại mồ hôi, nên tôi đã nói với mẹ: ?oTừ mai con không ăn kem nữa, vì ông hàng kem còn nóng hơn con nhiều?.
Bố Những ngày bố tôi về nhà là cả khu tập thể đông vui khác thường. Tôi chả biết ai vui nhất, nhưng mỗi khi bố về tôi tự hào vô cùng. Lúc thì bố về ngồi trên cái xe ô tô Uoát, lúc thì bố ngồi trong cái xe tăng (thực ra đấy là cái xe bọc thép ?" bề ngoài giông giống cái xe tăng, nhưng bánh xe lại tròn tròn và lăn được)? Đi theo bố là rất nhiều chú bộ đội dưới quyền mà mẹ gọi là lính. Các chú tới đâu là rộn ràng đến đấy. Các cô công nhân trong cơ quan mẹ cứ len lén nhìn, rồi có cô còn bạo dạn tới nhà tôi tham gia nấu cơm phụ giúp các chú nữa. Ấn tượng với tôi nhất lần đầu tiên được nhìn thấy bố về là vào buổi chiều, tôi đang thơ thẩn cõng đứa em trai đang ngủ khò khò trên lưng, đứng lang thang trước cổng cơ quan mẹ nhìn những đứa trẻ xung quanh chạy nhảy, nhìn những cô bế con nhỏ đang xúc cơm cho ăn. Từ xa tôi nhìn thấy một cái xe sơn màu xanh xanh rất lạ, hình như nó không phải là cái xe ôtô (nó không giống với những cái xe ô tô tôi đã nhìn thấy), lừ lừ tiến về phía tôi đang đứng, rồi chạy chậm dần. 1,2 chú bộ đội bước ra. Một chú đến bên tôi hỏi: Cháu là con mẹ P., bố T. hả? Tôi ngơ ngác nhìn quanh và gật đầu. Bỗng cô đứng bên cạnh tôi kêu lên: ?oƠ, ****** về đấy!? Tôi ngạc nhiên nhìn họ, chẳng thấy ai giống bố cả. Thấy chú nào cũng mặc quần áo bộ đội, giống nhau hết sạch à ?" mấy người đi sau, người thì bê cái thùng gì to đùng, người thì vác ba lô. Mãi sau tôi mới thấy một người (trông giông giống bố bước xuống) vừa nhìn tôi vừa cười. Tôi mừng quýnh: ?oĐúng bố rồi? và ngượng nghịu: ?oCon chào bố?. ?oCon dẫn các chú vào nhà đi?. Tôi lon ton cõng em lên trước, về gần nhà giọng líu ríu: ?oMẹ ơi, bố về?. Mẹ đỡ lấy em, còn tôi thì chạy biến đi ?" có lẽ vì ngượng vì lần đầu tiên thấy nhà mình nhiều khách lạ đến thế. Đầu tiên là tôi chạy ra ngoài cổng chỗ cái xe ?oôtô lạ? của bố và tò mò. Nó không có cái nắm cửa cho mở cửa vào, kín mít. Mấy anh lớn tuổi, thậm chí là cả lũ trẻ con trong khu tập thể đều đang đứng xung quanh cái xe ?oôtô lạ? ấy. Bỗng anh Hiển lớn tuổi nhất trong bọn la lên ?oĐây là cái xe tăng, bọn mày đứng lui ra, nó bắn ra đạn đấy?. Cả bọn nhìn nhau lắc đầu ?oĐạn để bắn giặc thôi, chứ ai lại bắn mình?. Rồi cả bọn cứ tiếp tục đứng sờ sờ, nhìn nhìn và bàn tán ?oỪ đúng đấy, ở trong chắc toàn là súng với đạn? ?oThế họ vào thế nào nhỉ?? ?oCái màu này là màu gì nhỉ? ?oNó chạy bằng gì nhỉ? ?oCái này để chống đạn đấy?? Cả hội cứ tiếp tục chỉ trỏ, bàn tán cho đến khi có một chú bộ đội bước tới, mở cửa và vào trong lấy cái gì đó. Thấy chú bước ra một anh trong hội bạo dạn ?oChú cho cháu vào trong với?. Dường như để ?okhoe mẽ? chú ấy gật đầu, trèo lên bước đệm và mở cái cửa tròn tròn trên mui (chứ không phải mở cái cửa hồi nãy) cho vào. 2 anh nữa trèo theo. Tôi nhìn theo họ đang ngồi trong xe qua cái cửa kính mà thèm thuồng. Được một lát mấy anh chui ra khoe ầm ĩ, rồi nhìn tôi ?oMày sướng thật đấy, có bố làm bộ đội?? Rồi cả bọn cứ tiếp tục nhìn ngắm cho đến khi cái xe đi khuất. Tôi chỉ biết đứng trân trân nhìn bố và các chú lên xe. Cứ sau mỗi lần bố ghé thăm nhà như vậy là trong nhà xuất hiện một loạt thứ lạ lẫm mà lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy. Một cái thùng bằng gỗ mà mẹ bảo là cái thùng để đạn. Tôi sợ xanh mặt, nhưng mẹ trấn an ?oTrong đó không có đạn đâu, chỉ có mấy quả cam các chú cho thôi?. Một cái thùng rất dài mà mẹ giải thích là dùng để đựng các khẩu súng bắn giặc thì bên trong để toàn thịt hộp và gạo sấy khô. Rồi cái hình treo trên tường là hình một cô gái rất lạ, ngón tay thon dài nhọn hoắt, cái mắt nhỏ tí dài dài xếch lên, môi đỏ, mắt xanh mà mẹ tôi bảo đó là thiếu nữ Trung Hoa ?" đó là chiến lợi phẩm khi bố đánh thắng giặc (Hi hi, tin sái cổ).