1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày xuân, bàn về thư pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi khangthien, 08/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khangthien

    khangthien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Ngày xuân, bàn về thư pháp

    Ngày xuân, bàn về thư pháp


    Xin và cho chữ - một phong tục đẹp.
    (Nhân Dân) - Thư pháp là nghệ thuật viết chữ đã có từ xa xưa, là thú chơi tao nhã của những người văn hay chữ tốt. Những nét sổ, nét ngang, nét chấm, nét phẩy... trong thư pháp thể hiện rõ đặc điểm, tài năng, đức độ người viết.

    Viết thư pháp dù để chơi, hay để tặng, để bán đều phải có sự đam mê và khả năng sáng tạo.

    Ở Trung Quốc đời nhà Tấn đã chú trọng đến thư pháp. Hằng năm, có những cuộc thi thư pháp hết sức sôi nổi với những tôn chỉ: viết đẹp, viết nhanh và nét bút độc đáo. Ðến đời Ðường, nhiều danh sĩ như Lý Bạch, Thôi Hiệu, Ðỗ Phủ... đều nổi tiếng tài hoa về nghệ thuật thư pháp. Tại Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Hồi giáo, nghệ thuật thư pháp cũng phát triển. Có những quốc gia, thư pháp được khắc vào đá gắn ở các công trình lớn để lưu truyền qua nhiều thế hệ.

    Thư pháp du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc và ngày càng phát triển. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ nhà tiền Lê cho đến nhà Nguyễn đã đưa thư pháp vào giảng dạy trong các nhà trường. Ngày xưa, việc cho chữ, tặng chữ đã trở thành một tập tục phổ biến ở nước ta.

    Nhà nào có cưới xin, tang lễ, giỗ chạp... là sắm sanh lễ vật đến các thầy đồ, thầy nho để "xin mấy chữ" đem về treo: "Kiếm một cơi trầu thưa với cụ / Xin đôi câu đối để thờ ông". Ðặc biệt, hễ đến Tết là gia đình nào cũng muốn "có mấy chữ" nói về phước, lộc, thọ đặt ở nơi trang trọng như gian thờ, phòng khách. Vì vậy, mỗi khi đông tàn, Tết đến là dịp để các thầy đồ, thầy nho cho chữ.

    Thư pháp về chữ quốc ngữ ở nước ta phát triển rất mạnh. Nhiều địa phương đã có câu lạc bộ thư pháp. Trên những tờ lịch Tết, báo xuân, thiếp chúc mừng năm mới... đã sử dụng ngày càng nhiều các kiểu thư pháp bằng chữ quốc ngữ. Các cơ quan chức năng đã có nhiều cuộc hội thảo về nghệ thuật thư pháp.

    Những kiệt tác như "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã được thể hiện bằng nghệ thuật thư pháp về chữ quốc ngữ.

    Nếu ngày xưa "Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già", thì ngày nay có những "ông đồ" còn rất trẻ, nhiều người còn ngồi trên ghế nhà trường, mà vẫn "Bày mực tàu, giấy đỏ / Bên phố đông người qua". Ở công viên 29-3 tại thành phố Ðà Nẵng, Tết năm nào cũng có một "nhà thư pháp" trạc 25 đến 27 tuổi mà những tác phẩm của anh thật là độc đáo, bay ****, phô diễn tất cả cái hay, cái đẹp của chữ quốc ngữ thông qua nghệ thuật thư pháp. Nhìn anh biểu diễn tài nghệ, bao nhiêu người chen chúc đến xem và ai cũng "tấm tắc ngợi khen tài".

    Sau một thời gian dài, phong tục xin chữ, cho chữ ở nước ta bị lu mờ. Những năm gần đây, phong tục này đã dần dần thịnh hành trở lại. Thư pháp bằng chữ quốc ngữ và chữ Nho được thể hiện trên gỗ, trên giấy, trên vải bày bán ở nhiều nơi. Và mỗi khi Tết đến xuân sang đã có nhiều người tìm mua cho được những bức thư pháp mà mình tâm đắc, để đem về treo trong nhà.

    TRƯƠNG VĂN CÂN
    (Ðà Nẵng)

Chia sẻ trang này