1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngh? nhân cu?i cùng

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 03/05/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Ngh? nhân cu?i cùng

    Nghệ nhân cuối cùng trong ban nhạc cung đình
    triều Nguyễn
    Sinh ra trong một gia đình có năm đời chơi nhạc dân tộc, ông Lê Hữu Thi đánh, thổi được nhiều bài nhạc lễ, nhạc tuồng, ca Huế. Ông từng là thành viên chính thức trong ban nhạc cung đình gồm 14 người. Năm nay, ông tròn 90 tuổi và là nghệ nhân cuối cùng trong ban nhạc này còn sống.

    Tôi may mắn được xem ảnh nghệ nhân Lữ Hữu Thi trong ban nhạc cung đình chụp trước năm 1940, khi ông còn là thanh niên và được thưởng thức tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng kèn, tiếng trống và giọng hát xướng của nghệ nhân - người còn lại duy nhất trong ban nhạc triều Nguyễn.

    Gia đình ông có đến năm đời nối nghiệp bảo tồn tinh hoa âm nhạc dân tộc. Có năng khiếu và say mê đàn hát từ khi tuổi còn thơ, lại được người cha vốn là nhạc công có uy tín truyền nghề, 14 tuổi Lữ Hữu Thi đã đánh, thổi được nhiều bài nhạc lễ, nhạc tuồng, ca Huế.

    Đến tuổi 18, với vóc dáng tầm thước, đẹp trai lại hát hay đàn giỏi, đức tính hiền hậu, nhanh nhẹn, kiên trì, chịu khó, nên Lữ Hữu Thi được ban nhạc cung đình (gồm đại nhạc và tiểu nhạc) cho vào tập sự và không quá một năm ông đã đủ tiêu chuẩn để trở thành một trong 14 người của ban nhạc. Theo sự phân công, có khi Lữ Hữu Thi thổi kèn bầu, kéo đàn nhị, đánh đàn nguyệt, đánh tam âm, phách tiền các bài bản thường dùng: long ngâm, đăng đàn, kèn chiếu, ngũ đối thượng hạ, 10 bản tấu khác...

    Thời ấy, được chơi nhạc trong cung đình phải chịu nhiều điều luật hà khắc, nghiệt ngã, tài năng dễ bị chèn ép, chịu thân phận tủi nhục, nhưng nhờ lòng say mê nên ông đã vượt qua được tất cả. Thời ấy, trong các dịp quốc lễ, tế tự, thành viên ban nhạc thường mặc áo dấu đỏ, quần trắng, khăn đen, giày đen, đi chầu phải cuốc bộ 5 - 10 cây số là thường. Đánh nhạc ở sân chầu điện Thái Hòa, cửa lầu Ngọ Môn luôn phải cúi đầu, không dám động đậy ho he.

    Sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân thoát gông xiềng nô lệ như chim sổ ***g, các nghệ nhân được dịp "thả sức" hành nghề quanh năm suốt tháng. Ông ra Quảng Trị, vào Phú Lộc, lên rừng xuống biển, đánh thổi hát xướng trong các buổi tế lễ đình chùa, việc làng, việc họ, việc tang, cúng kỵ theo tục lệ cổ truyền với cả tấm lòng yêu nghề.

    Gia đình ông có đến mười người con, lo chạy ăn từng bữa, sống kham khổ nhưng đều được ông bà nuôi dạy chu đáo, sống hòa thuận, hạnh phúc. Ai cũng say nghề, giỏi nghề, nắm chắc các vai mẫu, các bài bản gốc, không bị pha tạp. Con trai cả Lữ Hữu Viên tham gia ban nhạc cung đình giỏi hát xướng và sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc.

    Đi qua 90 mùa xuân, ông Lữ Hữu Thi - người cuối cùng trong ban nhạc triều Nguyễn còn lại đến nay - giọng hát vẫn điêu luyện sang sảng, trí nhớ vẫn nguyên vẹn và tay nghề, ngón đàn vẫn còn điêu luyện như không chịu ảnh hưởng của tuổi tác để sống mãi với thời gian.

    Mấy mươi năm không những kiên trì truyền nghề cho con cháu, nghệ nhân Lữ Hữu Thi còn làm gia sư rèn cặp biết bao người giỏi nhạc với tâm sức góp phần bảo tồn tinh hoa âm nhạc dân tộc cho thế hệ tương lai.

    Lê Văn Nghệ



    ATC

Chia sẻ trang này