1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghệ An

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi hoadongtien1990, 30/11/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoadongtien1990

    hoadongtien1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2016
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Sinh thời Bác Hồ đã nói: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa...
    Vẫn biết, giáo dục là Quốc sách hàng đầu của mỗi đất nước, trong lúc đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, giao lưu xây dựng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thì nền giáo dục cũng buộc phải có những bước chuyển mình thay đổi thích ứng để trang bị, trau dồi cho những học sinh thân yêu những kiến thức bổ ích phù hợp với con người, xã hội thời nay; thay vì phương pháp giáo dục truyền thống thiên về lý thuyết, nhận thức một cách thụ động thì ngày nay nên giáo dục của chúng ta cố gắng trang bị hướng học sinh chủ động hơn, tiếp cận với các kiến thức thực hành.

    Để làm được những điều như vậy, nguồn kinh phí chi ra khá lớn và việc này cần có sự tham gia, đóng góp, hưởng ứng của toàn dân. Chính vì vậy, xã hội hóa giáo dục ra đời. Có thể khẳng định đây là chính sách hoàn toàn đúng đắn và không chỉ ở Việt Nam các nước phương tây cũng đã có và triển khai từ lâu đời dưới nhiều hình thức khác nhau...

    Hơn nữa ngân sách của nhà nước ta được thu từ các nguồn: Thuế, phí, lệ phí, khoản đóng góp, viện trợ và các khoản thu từ hoạt động kinh tế nhà nước…và chi ngân sách chi cho: tăng cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, giáo dục, y tế, công tác dân số, khoa học và công nghệ; văn hóa; thông tin đại chúng; thể thao; lương hưu và trợ cấp xã hội; quản lý hành chính; an ninh, quốc phòng…

    Với việc chúng ta hội nhập hiệp định TTP và WTO các nguồn thu thuế đang trong quá trình giảm sút đáng kể trong khi yêu cầu chất lượng chi ngân sách cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, đời sống văn hóa xã hội (y tế, văn hóa, giáo dục, thông tin, lương hưu, trợ cấp…) ngày càng đòi hỏi cao tương ứng phát triển xã hội không chỉ ở Việt Nam mà theo kịp các nước phương tây nên yêu cầu đặt ra công tác xã hội hóa các mặt đời sống và xã hội hóa giáo dục là hoàn toàn đúng đắn.

    Nghệ An có 480 đơn vị hành chính cấp xã gồm 431 xã, 32 phường và 17 thị trấn ít nhất mỗi đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn có: 1 trường mần non, tiểu học, THCS ngoài ra toàn tỉnh có 90 trường THPT; 20 trung tâm giáo dục thường xuyên; 6 trường DTNT; thì ngân sách phân bổ chủ yếu đáp ứng việc chi trả lương cho thầy cô đứng lớp, còn việc xây dựng cơ sở vật chất giáo dục như trường học, phòng thực hành, các nội dung học ngoại khóa…rất cần phụ huynh học sinh chung tay tham gia đóng góp.

    Hưởng ứng chủ trương chính sách của nhà nước; đa số các phụ huynh đều nhiệt tình hưởng ứng với tâm nguyện trang bị cho con, em chúng mình những điều kiện tốt đẹp nhất về trí thức, sức khỏe…để sau này vững tin vào đời.

Chia sẻ trang này