1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghề gì hot nhất năm 2013

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi tienkhoavvn, 03/06/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tienkhoavvn

    tienkhoavvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2013
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]


    Cùng điểm qua tình hình việc làm 2013 với những ngành nghề hot và thực tại ở Việt Nam.

    I. Những việc làm hot nhất trên thế giới năm 2013.
    Dựa trên nguồn số liệu phong phú từ thị trường lao động của hơn 90 quốc gia trên thế giới của mình, CareerBuilder và Economic Modeling Specialists Intl. (EMSI) đưa ra danh sách 10 việc làm hàng đầu cho năm 2013.

    1. Nhà phát triền phần mềm

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 70.872

    Tốc độ gia tăng: 7%

    2. Kế toán và Kiểm toán viên

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 37.123

    Tốc độ gia tăng: 3%

    3. Chuyên gia Phân tích, nghiên cứu thị trường và marketing

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 31.335

    Tốc độ gia tăng: 10%

    4. Phân tích hệ thống máy tính

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 26.937

    Tốc độ gia tăng: 5%

    5. Quản lý, đào tạo và duy trì quan hệ với nguồn nhân lực

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 22.773

    Tốc độ gia tăng: 5%

    6. Quản trị mạng và hệ thống máy tính

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 18.626

    Tốc độ gia tăng: 5%

    7. Người bán hàng đại diện

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 17.405

    Tốc độ gia tăng: 4%

    8. Phân tích thông tin an ninh, lập trình web và kiến trúc sư mạng máy tính

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 15.715

    Tốc độ gia tăng: 5%

    9. Kỹ sư cơ khí

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 13.847

    Tốc độ gia tăng: 6%

    10. Kỹ sư công nghiệp

    Số việc làm tăng thêm từ năm 2010: 12.269

    Tốc độ gia tăng: 6%

    Theo VNExpress

    II. Tình hình việc làm 2013 tại Việt Nam:
    Cơ hội lớn Việc làm 2013 tập trung vào ngành cơ khí, tự động hóa, điện, nghề đầu bếp…

    Những ngành nghề nào sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất việc nhất trong năm 2013? Ngành nghề nào có nhiều cơ hội việc làm cho người lao động? Những tín hiệu mới của thị trường lao động so với năm 2012… là thông tin được các chuyên gia trao đổi trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 27-2.

    Thị trường lao động sớm nhộn nhịp

    Đánh giá về những tín hiệu mới của thị trường lao động đầu năm nay so với năm 2012, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, thị trường việc làm trong năm 2013 rất sôi động, đặc biệt các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, có nhu cầu lao động rất lớn và cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hải Vân cũng lưu ý, không có nghĩa cung đã hoàn toàn đáp ứng cầu. Theo đó, 2013 vẫn là năm kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc mất cân đối cung cầu lao động vẫn diễn ra, mặc dù có thể nhẹ hơn so với năm trước. “Không chỉ về số lượng mà ngay cả trình độ, thể lực, thể chất của lao động Việt Nam hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng phần nào. Về thể lực của lao động, chúng ta chỉ đạt mức trung bình, nên khi áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc thì cũng còn những hạn chế nhất định” – bà Vân đưa ra ví dụ.

    Đại diện cho các tỉnh phía Bắc có nhu cầu lao động lớn, ông Đỗ Thanh Quang, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh khẳng định năm nay, nguồn lao động đối với Bắc Ninh không phải là vấn đề lớn. “Từ năm 2005 đến nay khi tỉnh Bắc Ninh phát triển các khu công nghiệp thì số lao động khoảng hơn 10.000 người nhưng đến nay đã gần 200.000 người, năm 2012, số lao động tăng thêm 29.000 người và năm nay chúng tôi dự báo tăng thêm 28.000 người. Do vậy, nhu cầu lao động việc làm của Bắc Ninh có thể hấp thụ nhiều lao động trong và ngoài tỉnh”.

    Tuy nhiên, đối với Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội không quá lạc quan. “Theo nhận định của tôi, thị trường lao động trong năm 2013 chưa có biến động lớn. Kinh tế còn khó khăn nên ổn định nhân sự và việc làm là ưu tiên hàng đầu, chỉ dịch chuyển lao động về trình độ, cơ cấu ngành nghề” – ông Thành phân tích.

    Dư thừa lớn với ngành kinh tế, tài chính

    Cung cấp những thông tin dự báo quan trọng với người lao động trong năm 2013 về nhóm ngành có nguy cơ mất việc, ông Vũ Quang Thành cho biết, qua hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, các nhóm ngành kinh tế, xã hội, kế toán tài chính đang thực sự dư thừa lao động. Trong nhóm ngành này sẽ có sự thay đổi, chuyển dịch lao động. Trong khi đó, những nhóm ngành như cơ khí, điện tử, bán hàng, marketing rất cần lao động và doanh nghiệp có nhu cầu lớn. Tuy nhiên, ông Thành cũng khẳng định tìm được lao động trong những nhóm ngành này lại rất khó.

    “Năm 2012, các doanh nghiệp ngành truyền thống như mộc, cơ khí, sản xuất sắt thép hoạt động gặp nhiều khó khăn nên dẫn đến dư thừa một lượng lớn lao động. Năm 2013, khó khăn này vẫn tiếp tục” – ông Đỗ Thanh Quang lưu ý với những ngành nghề truyền thống. Cũng theo ông Quang, thế mạnh của Bắc Ninh là các ngành điện, điện tử, tự động hóa… và đây là những ngành rất cần lao động.

    Theo điều tra về tình hình lao động năm 2013 của Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH thì các ngành có cơ hội việc làm lớn là nghề đầu bếp, chế biến gỗ, xây dựng, sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện, điện tử… Còn với những nghề mà đòi hỏi yêu cầu cao, kỹ thuật bậc trung như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, chế tạo… doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao.

    Hiện nay, do nhu cầu của thực tế đã bão hòa nên có rất nhiều nghề học viên ra trường không thể xin được việc làm, nhưng có một ngành nghề ít người nghĩ đến khi định hướng con đường tương lai và đang dần trở thành một nghề khá ”hot” trên thị trường việc làm hiện nay, đó là nghề đầu bếp.

    Cô Phạm Thị Thanh Hương, Giảng viên khoa văn hoá du lịch, Trường đại học Sài Gòn khẳng định: học nghề bếp ra trường không sợ thất nghiệp. Các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp đều thiếu những đầu bếp có nghề, nhiều khi phải thuê đầu bếp nước ngoài với chi phí rất cao. Vì vậy, nếu các đầu bếp Việt Nam được đào tạo bài bản, có nhiều cơ hội thay thế đầu bếp nước ngoài, góp phần tăng thêm hương vị đậm đà bản sắc Việt trong từng món ăn.

    [​IMG]

    Chị Phương, trưởng ban tư vấn trường Hướng Nghiệp Á Âu cho biết: “Năm nay khá nhiều bạn trẻ tìm đến học nghề, có cả những học viên mới tốt nghiệp cấp ba, điều này cho thấy nghề bếp đang dần trở thành nghề “hot” và thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ.Việc đào tạo ngắn hạn nghề bếp trong khoảng từ 3 đến 6 tháng có việc làm ngay hoặc tự tổ chức kinh doanh ẩm thực tại trường đang gây cơn sốt trong giới trẻ mong muốn theo nghề và tạo được niềm tin từ các bậc phụ huynh khi cho con em chọn nghề này”.

    Nguồn: sưu tầm

Chia sẻ trang này