1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghề gián điệp

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lehuynam, 14/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Một số nhân viên nổi tiếng của SOE
    1) Odette Sansom
    [​IMG]
    Odette Sansom (1912-1995),nhân viện SOE gốc Pháp, được phái tới miền Nam Pháp năm 1942. Bí danh của bà là Lise, giữ công việc nhân viên điện đài dưới quyền đại uý eter Churchill. Năm 1943, họ bị một thành viên kháng chiến Pháp cung khai với mật vụ Đức, Sansom và Churchill bị bắt và tra hỏi rồi tống và trại tập trung, cả 2 đều sống sót và cưới nhau sau 1945
    2) Violette Szabo
    [​IMG]
    Violette Szabo (1921-1945) sinh tại Anh, bà gia nhập SOE sau khi chồng bà, một sĩ quan trong lực lượng Pháp tự do, hy sinh trong chiến trận. Điệp vụ cuối cùng cùa bà trên đất Pháp là vào ngày 6/6/1945 (D-Day), khi bà được cử qua đó trợ giúp một nhóm kháng chiến. Chỉ vài ngày bà đã bị bắt và tuy bị Gestapo tra tấn, bà đã không cung khai gì cả. Bà bị tống vào trại tập trung và xử tử vào ngày 26/1/1945
    Được negropone sửa chữa / chuyển vào 14:09 ngày 12/08/2008
  2. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    CỤC HOẠCH VỤ CHIẾN LƯỢC (Office of Strategic Services-OSS)[​IMG]
    Cục hoạch vụ chiến lược OSS được thành lập vào tháng 6-1942, sáu tháng sau khi Mỹ tham chiến. Chỉ huy đầu tiên là W.J, Donovan hay còn gọi là Wild Bill đã từng giữ nhiệm vụ tình báo quan trọng, chuyên viên phối hợp thông tin, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng thống. Ông lập ra một bộ phận mới thực sự có qui mô toàn cầu. OSS không bị hạn chế vào việc đơn thuần thu thập tin tình báo, nó òcn tiến hành chiếnh tranh bí mật và dùng các chiến thuật tương tự như của SOE.
    Để thực hiện vai trò này, Donovan chia OSS thàn hnhiều tiểu ban biệt lập với những nhiệm vụ khác nhau. Tiểu ban Phân tích và Nghiên cứu sử dụng nhiều chuyên gia để vạch ra chiến lược xâm nhập. Tiểu ban Chién tranh Tâm lú lo việc tuyên truyền, sử dụng những chuyên viên trong ngành quảng cáo, Tiểu ban Lao động khuyến khích hoạt động chống phá của các nghiệp đoàn tại các nước bị Đức chiếm đóng để làm gián đoạn hệ thống sản xuất và liên lạc. Ba trong số những tiểu ban chức năng của OSS là : Tiểu ban Hành động đặc biệt ( Special operations-SO) Tình báo mật (Secret Intelligence-SI) và Phản gián ( Counter- Intelligence- X-2)
    CHIẾN TRANH BÍ MẬT
    Tiểu ban SO, phỏng theo SOE của Anh, giúp đỡ các phong trài kháng chiến tại châu Âu và châu Á. Với tưng nhóm từ 2 đén 30 người, các thành viên SO hoạt động trong lòng địch. Các mạng lưới liên lạc và cung ứng, các xí nghiệp, sân bay, thường bị họ phá hoại
    TÌNH BÁO MẬT
    Tiểu ban SI lập được một hệ thống rộng khắp để thu thậo tin tình báo. Để dảm bảo qui mô toàn cầu, SI được chia thành 4 phòng theo khu vực địa lý, chuyên về châu Âu, Phi, Á, Trung Đông. Một số những bộ phận khác đã giúp đỡ SI trong hoạt động. Một phòng báo cáo lo phân tích những báo cáo của các điệp viên và phân phối chúng đi. Một đơn vị quan sát tàu biển lo thu thập tin tức về quân thù từ các tổ chức của thuỷ thủ và những người điều hành vận tải biển. Bộ phân kỹ thuật lo xem xét các báo cáo về kĩ thuật rồi cung cấp thông tin cho cả Anh lẫn Mỹ về các vấn đề như việc Đức triển khai tên lử V1 & V2
    TRANG BỊ ĐẶC BIỆT
    OSS được Phân ban nghiên cứu và phát triển cung cấp nhiều trang bị chuyên dùng ( Phân ban này do Stanley Lovell chỉ huy ). Nhiều vũ khí và dụng cụ cải tiến đã được sản xuất riêng cho OSS. Khẩu súng ngắn Liberator là loại vũ khí rẻ tiền sản xuất để phân phát cho lực lượng kháng chiến trong lòng địch. Những chất nổ đặc biệt cũng được sáng chế cùng với các dụng cụ để nguỵ trang và định giờ nổ. Trang bị điện đài tân tiến cũng được sản xuất để bảo đảm liên lạc giữa trung ương OSS với các nhân viên hành động tại mặt trận, Nhiều loại máy chụp hình cũng được chế tạo phục vụ cho việc chụp lén
  3. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    THÀNH QUẢ CỦA DONOVAN
    Trong thế chiến thứ 2, OSS đã đạt nhiều thành công đáng kể trong cả việc chiến tranh bí mật lẫn thu thập tin tình báo, và đã chứng tỏ lợi ích của việc kết hợp 2 nhhiệm vụ đó lại với nhau. Tuy nhiên phương thức hoạt động của nó là mới mẻ với MỸ và cũng chưa được hoàn toàn công nhận. Không chỉ có thế, Harry S. Truman, người sẽ trở thành Tổng thông vào năm 1945 đã coi Donovan như một đối thủ chính trị và không muốn ông này giữ một chức vụ quan trọng như thế. OSS bị giải tán năm 1945 và công việc thu thập tin tình báo của nó được giao qua cho Bộ ngoại giao, còn Bộ chiến tranh lo về các hoạt động tại mặ trận. Donovan còn hy vọng thành lập được một cơ quan tình báo sau chiến tranh nhưng kế hoạch do ông đề nghji đã bị Truman bác bỏ.
    Mặc dù Donovan chẳng bao giờ thực hiện được mục tiêu thành lậo một cơ quan tình báo trung ương ở Mỹ nhưng một phiên bản của kế hoạch do ông dề xuất đã thành hiện thực từ 2 năm sau khi OSS bị giải tán. Đó là sự ra đời của CIA. Một di sản khác của Donovan cho nền tình báo Mỹ là những cựu binh đầy kinh nghiệm của OSS sau này đã gia nhậo CUA, trong đó có thể điệp viên huyền thoại William Colby và Richard Helms
    Chân dung điệp viên William Egan Colby:
    [​IMG]
    Trong thế chiến thứ 2, W.E. Colby (1920-??) phục vụ trong OSS ở Pháp và Na-uy, cùng các nhóm kháng chiến địa phương tổ chức phá hoại. Sau chiến tranh, Colby giữ nhiều nhiệm vụ của CIA tại nhiều nơi trên thế giới. Sau này, ở Việt Nam, ông chỉ huy một chương trình tình báo quan trọng ( Chương trình Phượng Hoàng đẫm máu sau Tết Mậu Thân 1968 ) với cấp đại sứ, tại đây ông đã kết thân với Thiếu tướng anh hùng tình báo Phạm Xuân Ẩn của ta. Ông là giám đốc CIA từ 1973 tới 1976
  4. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    Nghiệp vụ Tình báo kinh điển - MỸ NHÂN KẾ, các bác biết vụ này chưa???
    [​IMG]
    Ảnh chụp Won Jeong Hwa trong đám cưới năm 2001 -Ảnh: Reuters
    Ngày 27-8, các công tố viên ở Suwon (TP vệ tinh của Seoul, thuộc tỉnh Gyeonggi) ra quyết định khởi tố cô Won Jeong Hwa, 35 tuổi, về tội làm gián điệp cho CHDCND Triều Tiên. Won bị bắt giữ tại Suwon ngày 15-7 trong lúc cung cấp thông tin tình báo quân sự của Hàn Quốc cho phía Bình Nhưỡng. Trước đó, tình báo Hàn Quốc theo dõi cô Won trong suốt ba năm.
    Won là nữ gián điệp CHDCND Triều Tiên đầu tiên bị bắt kể từ năm 1992, sau vụ Lee Sun Sil bị khởi tố tại Hàn Quốc. Đây cũng là vụ án gián điệp đầu tiên bị phát hiện tại Hàn Quốc, kể từ khi hai miền Triều Tiên tổ chức cuộc họp thượng đỉnh lịch sử vào năm 2000.
    Mỹ nhân kế
    Công tố viên Kim Kyeong Su tiết lộ khi còn trẻ, cô Won từng ngồi tù tại CHDCND Triều Tiên vì tội ăn cắp hàng tấn nhôm. Won chạy trốn sang đông bắc Trung Quốc và ẩn náu ở đó vài năm. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của người nhà, Won đã trở lại quê hương và vào năm 1998, Won được đào tạo để trở thành một điệp viên cho Cơ quan an ninh quốc gia CHDCND Triều Tiên.
    Nhiệm vụ đầu tiên của Won là sang tỉnh Cát Lâm (đông bắc Trung Quốc) truy lùng những người đồng hương tị nạn đang lẩn trốn để đưa về CHDCND Triều Tiên. Đến năm 2001, Won tìm đường sang Hàn Quốc bằng cách giả làm một phụ nữ Trung Quốc gốc Triều Tiên, để lấy một công nhân người Hàn Quốc. Ngay khi đặt chân đến miền Nam, Won lập tức ly dị và ra trình diện tại Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc, tự nhận mình là người tị nạn từ CHDCND Triều Tiên.
    Sau khi được Seoul công nhận, Won được giao nhiệm vụ giảng dạy các bài học chống CHDCND Triều Tiên tại các căn cứ quân sự ở tỉnh Gyeonggi. Nhờ đó, Won có dịp làm quen và quyến rũ ba, bốn sĩ quan để moi thông tin. "Cô ta dùng ******** làm phương tiện phục vụ hoạt động do thám" - phòng công tố Suwon khẳng định. Trong số đó có trung úy quân đội họ Hwang, 27 tuổi. Won đã chung sống cùng trung úy Hwang trong một thời gian dài.
    Trung úy Hwang đã đoán ra Won là gián điệp khi thấy cô hay dò hỏi về các thông tin quân sự. Tuy nhiên, mờ mắt vì tình yêu, Hwang vẫn trao thông tin cho Won. Thậm chí Hwang còn giúp Won hủy các bản fax gửi sang cho cơ quan tình báo CHDCND Triều Tiên. Những thông tin Won muốn có là vị trí những căn cứ quân sự chủ chốt, danh sách người tị nạn ở Hàn Quốc. Ngoài ra, Won cũng tìm thông tin cá nhân của các sĩ quan quân đội Hàn Quốc.
    Theo các công tố viên Suwon, trong vài năm qua cô Won đã sang Trung Quốc 14 lần để đến văn phòng Cơ quan tình báo CHDCND Triều Tiên. Ở đó, Won nhận mệnh lệnh và tiền bạc. Số tiền và thiết bị Won nhận được lên đến 60.000 USD. Có lần, quan chức văn phòng trao cho Won vài chiếc kim tiêm tẩm thuốc độc để ám sát hai điệp viên Hàn Quốc tên Lee và Kim mà cô đã phát hiện. Tuy nhiên, kế hoạch ám sát không được thực hiện.
    An ninh Hàn Quốc bắt đầu theo dõi Won từ tháng 3-2005 sau khi một sĩ quan bị cô quyến rũ báo cáo lên cấp trên.
    Các công tố viên cho biết trước khi bị bắt, dù là một điệp viên tài tình nhưng cô Won đã trải qua một quãng thời gian hết sức khó khăn. Cô thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng do phải thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc, và thường xuyên sử dụng thuốc an thần vì lúc nào cũng lo sợ bị sát hại.
    Cộng đồng dân tị nạn bị soi
    Trung úy Hwang cũng bị bắt giữ vì tội đồng phạm. Ngoài ra, cảnh sát tỉnh Gyeonggi còn bắt cha nuôi của cô Won là ông Kim, 63 tuổi. Chính quyền cho biết ông Kim cũng cung cấp tài chính cho cô Won. Ông Kim đến Trung Quốc vào năm 1999 và sang Hàn Quốc cuối năm 2006 qua đường Campuchia trong vai một người tị nạn.
    Hiện tại, các công tố viên Suwon vẫn chưa đưa ra ngày xét xử cô Won. Cô Won có khả năng chịu án từ 7 năm tù cho đến tử hình. Ban đầu, khi mới bị bắt, cô Won còn phủ nhận mọi cáo trạng nhưng sau đó đã khai nhận.
    Sau vụ Won, các công tố viên Hàn Quốc đang yêu cầu chính phủ cho phép mở rộng cuộc điều tra đối với những người tị nạn đang sinh sống ở Hàn Quốc, vì cho rằng có thể còn có nhiều điệp viên của Bình Nhưỡng đang trà trộn trong cộng đồng này. Công tố viên Kim Kyeong Su khẳng định: "Từ lâu chúng tôi nghi ngờ một số người tị nạn là gián điệp và vụ Won đã khẳng định mối nghi ngờ đó?.
    Seoul Times dẫn số liệu quân đội cho biết có hơn 4.500 người bị phát hiện làm gián điệp cho CHDCND Triều Tiên tại Hàn Quốc kể từ năm 1948, khi hai miền Triều Tiên bị chia cắt. Sau chiến tranh 1950-1953, có khoảng 14.180 người CHDCND Triều Tiên di tản sang Hàn Quốc, và con số này gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây.
    HIẾU TRUNG (Theo Korea Times, Seoul Times, Dong-A Ilbo)
    Được ms710 sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 30/08/2008
  5. kenken

    kenken Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    0
    Nghề tình báo nói chung là 1 cái nghề thú vị. Thích nhất câu của mấy anh ******** báo " 2 tay 2 súng, tiền tiêu như nước" :D .
  6. 1stAceVN

    1stAceVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    Hôm nọ có ông đại tá tên Đ. , giảng viên HV TB quân đội vào ăn cơm nhà mình. Lão giả vờ như thằng nát rượu, ăn nói lè nhè abc xyz ...
    May mà mình được biết ông ấy là tính báo cao cấp, nếu không cũng tưởng là thằng cha nát rượu nào đó
    Còn một vài thứ khác không muốn nói ...
  7. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    tình báo là phải biết giả vờ giỏi
    có lần anh em kể việc sơ tuyển đào tạo tình báo trong HVAN, có phần kiểm tra khả năng biểu cảm (hỉ nộ ái ố, như diễn viên), phần kiểm tra khả năng bắt chước, trí nhớ, v.v... nhiều lắm

Chia sẻ trang này