1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe Khánh Ly hát -Tiếng hát Nữ hoàng chân đất ... Rơi lệ ru người... Còn tuổi nào cho nhau...

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 30/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Nghe Khánh Ly hát -Tiếng hát Nữ hoàng chân đất ... Rơi lệ ru người... Còn tuổi nào cho nhau...

    Đêm 28/06/2002, Khánh Ly cùng Tuấn Ngọc tổ chức đêm ca nhạc tại Sydney.

    Dân tình đi xem cũng đông, ước khoảng đến 500 người, ngồi kín cả hội trường, mà toàn nghe nói tiếng miền Nam.

    (xin phép bà con cho kể chuyện râu ria trước)

    Chả biết tình hình mua vé trên thị trường có khó khăn hay không (lys nhờ người mua hộ nên cũng không rõ mức độ khan hiếm), chỉ biết rằng hội trường không còn thừa một chỗ.

    Và trong đám khán giả có những người như lys, lặn lội từ cách đó gần 2 tiếng đi bus và train để tới một chỗ lạ hoắc, lại có nhiều tai tiếng về an ninh không đảm bảo như Bankstown, chỉ để được mục sở thị con người và tiếng hát lừng danh "Nữ hoàng chân đất" một thuở.

    Đủ biết rằng người ta đã yêu quí tiếng hát này đến thế nào.

    Việc đảm bảo an ninh cho đêm nhạc được tiến hành nghiêm ngặt. Tất cả các quí vị, quí ông, quí bà, quí cô quí cậu trước khi vào đều được kiểm tra qua máy quang tuyến, y như ở sân bay.

    Mở đầu chương trình là một giọng ca trẻ "ấn tượng" và "nhiều triển vọng" có tên Hoài Vũ. Anh này hát 3 bài: Đa tạ tình em, một bài tiếng Anh, và ... bài cuối là... Đi về nơi xa! Phong cách cũng khá Aussie: hát xong mỗi bài đều có "Thank you", nghe cũng... hay hay.

    Thôi, râu ria đủ rồi. Phần chính:

    Khánh Ly, "Nữ hoàng chân đất" huyền thoại. Áo dài, tóc dài. Tôi chợt nhớ câu chuyện "Qua đèo Hải Vân nhớ cột tóc lại kẻo gió bay nghe em..." Và lấy làm lạ: chiếc áo dài của cô may đúng kiểu và chất liệu có lẽ đang là "mốt" ở HN bây giờ.

    Tôi thầm nghĩ, tôi muốn nghĩ: dù đi đâu, bao giờ, cô vẫn là "Người con gái Việt Nam da vàng", không khác đi được.

    Áo dài, tóc dài, tha thướt thế, tiếng hát thì "liêu trai" thế, nhưng mà nói chuyện thì làm người ta chết cười, sắc sảo và... ngoa không chịu được.

    Bài hát đầu tiên, Gia tài của mẹ, cô hát theo điệu Swing, "nhịp điệu vui". Hát xong thì nói sang chuyện lấy visa sang Úc, rồi khen ban nhạc... Rồi cô dẫn dắt thế nào sang luôn chuyện đời, chuyện sống chết. Và cô nói một ý tưởng khá lạ lùng, đại ý, "trong các bạn và tôi, không biết ai sẽ là người ra đi trước. Nhưng nếu được, tôi sẽ xin để mình được ra đi trước các bạn..." Lý do: (thôi không nói nữa!)

    Rồi đến "một thuở Mưa hồng", khi tiếng hát cất lên "Trời ươm nắng cho mây hồng...", nhất loạt mọi người vỗ tay rào rào... Tiếng nói thực của cô thì trầm và khàn, nghe yếu yếu, nhưng khi hát thì dường như nội lực dồn cả vào từng hơi thở. Không dài hơi, hay phải dừng giữa câu hát để lấy tiếp hơi, nhưng có cảm tưởng cô sống hết mình trong từng hơi thở.

    (Nghe KL hát Dân ta vẫn sống từ hồi nảo hồi nào, giọng còn trong mà giờ đã già rõ. Có điều tớ vấn thấy "giọng già" mà vẫn có cái chất ảo não KL, thậm chí như là có gì đó "đời" hơn của một người nếm trải nhiều nỗi đau, lại có thể suy tưởng ra cái câu "mệt quá thân ta này..", thì nghe cái giọng "già" ấy càng thấy thương...)

    Hát hết ..."cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ", phải dừng lại uống nước, rất tự nhiên. Rồi tiếp tục "... người ngồi xuống mây ngang đầu...". Câu hát cuối cùng ngân lên: "...Cuộc đời đó có bao lâu ..." Cô nói: "...cuộc đời đó có bao lâu..." rồi ngân dài "... mà hững hờ..." , chắc làm nhiều người chết lặng...

    Cô nói về Huế, về những con đường phượng vĩ rơi như mưa trên tà áo mong manh, những cơn mưa hồng, để "Em đi về cầu mưa ướt áo..." (Có bạn nào hỏi "cầu mưa ướt áo" nghĩa là gì, cô nói có hai nghĩa đấy, hiểu sao cũng được!")

    Theo KL thì TCS rất thích bài này. Đây là một trong số ít những bài mà ông thuộc được lời, và lần gặp nhau nào ông cũng hát.

    "Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn...." Bất giác tôi chợt nhìn lên mái tóc của cô. Mái tóc không còn mượt mà như thời con gái, nhưng phải vì một lời dặn dò nào từ thuở xa xưa: "Sau lưng ngày con gái, môi son đừng biếng lười, cho ta còn mãi mãi chút mùi phấn hương bay..." nên mái tóc ấy vẫn buông dài, để có người "chìm dưới thiên thu" vẫn còn "ngàn năm ru hoài" một dòng tóc buồn như thế?

    Bài hát nào cũng vậy, cứ sau câu hát đầu tiên, là thính giả vỗ tay rào rào... Vì chính tiếng hát ấy ngày hôm nay. Vì tấm lòng yêu thương tiếng hát ấy từ mấy chục năm qua. Vì tiếng hát ấy như đang vọng về từ mấy mươi năm trước, từ trong lòng của người nghe... ?

    Cô nói lại một lời của TCS: " Một điều giấu kín trong tim con người là điều giấu kín thôi..." Và cô cảm ơn người nhạc sỹ đã nhiều lần nói hộ cô những điều "có khi suốt đời không thể nào bày tỏ".

    Một trong những bài hát đầu tiên mà KL được tập với TCS là Dấu chân địa đàng (ban đầu có tên là Tiếng hát dạ lan) (cảm ơn Temely, giờ lys mới tin, trước đây cứ nghĩ đó là cách gọi tầm bậy của mấy ông bà làm băng đĩa lậu chứ!). Năm ấy KL khoảng 18-20 tuổi. Tôi vẫn băn khoăn ở tuổi đó, làm sao thấy hết, làm sao hiểu hết thế nào là "...Cuộc đời đó, nửa đêm tiếng ca lên như than phiền, bàng hoàng lạc gió mấy miền..." Nhưng có hề gì. Hồi mới hơn chục tuổi đầu tớ đã thích "tưởng rằng đã quên, cuộc tình sẽ yên, tưỏng rằng đã quên, nhưng tim yếu mềm..." rồi. Có sao đâu. Với tôi, có thể đó là cái duyên; với KL, đó là duyên, là nghiệp, là nợ, "nợ lại lần này trong cõi đời nhau...".

    Diễm xưa, hát ở cung La thứ. Tiếng Việt và tiếng Nhật. Tôi không biết người Nhật có được cái cảm giác của người Việt mình khi nghe đến những câu như "làm sao em biết bia đá không đau..." hay không. Với tôi, nghe KL hát tiếng Nhật thì gần như...non-sense, chỉ có điều cái khúc ở tiếng Việt là "Chiều nay còn mưa sao em không lại...", trong tiếng Nhật, khúc đó nghe cuống quít hơn, dằn vặt hơn...

    Trong khán giả có người yêu cầu được nghe "Dân ta vẫn sống", KL cười và nói "bài đó khó lắm", nhưng rồi cũng hát vo mấy câu làm "ví dụ":
    "Nhưng dân ta vẫn lớn như rừng
    Ngày đêm luân phiên giữ nước
    Da lên mầu gió sương"
    ...

    Ở dưới lại có người đề nghị Tình khúc Ơ bai, cô lại cười mà hỏi: "Bạn biết Ơ bai nghĩa là gì không?". Là "không được đâu". Cô cất tiếng hát, không nhạc đệm. Lúc đầu hát khe khẽ như tự nói với mình: "Tôi đi bằng nhịp điệu một, hai, ba, bốn, năm...", rồi cất tiếng cao và hứng khởi dần: "Sông cạn, đá mòn...Sông cạn, đá mòn...Làm sao ta gặp, làm sao ta gặp được nhau...". Và đến cái khúc "Ơ bai...a..." thì quả là người nghe muốn chết lặng.

    Sau đó là bài Anh đến thăm em đêm ba mươi (Nguyến Đình Toàn-Vũ Thành An), thôi không bàn đến ở đây. (not relevant info., dù trong bài cũng có một ý tưởng khá thú vị là "nói với ngưòi phu quét đường xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em...")

    Hết phần của KL, đến phần của Tuấn Ngọc (đêm diễn Khánh Ly-Tuấn Ngọc mà). Cũng not relevant info, không bàn nhiều, nhưng mà phải nói một điều là giọng ông này hay thật...

    KL trở lại với Nhìn những mùa thu đi, cùng một câu hát nhiều khi thành nỗi ám ảnh "...Chiều tím loang vỉa hè..".

    Ru ta ngậm ngùi, cung C thứ (kẻo "không lên được", như KL nhận), điệu Boston. Nhưng cứ nghĩ lại cái lúc cô hát vo Tình khúc Ơ bai, tớ nghĩ có khi chả cần chiêng trống làm gì nữa.

    Tiến thoái lưỡng nan, nếu TCS nhấn nặng vào chữ "lưỡng" thì KL day dứt ở chữ "nan".

    Sau Hoa vàng mấy độ, KL có nói "Thực ra người nhạc sỹ không yêu ai, ông chỉ yêu tình yêu của mình..."

    Cô nhắc tới bài hát Cúi xuống thật gần, có câu "Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang...", đó là hình ảnh người thiếu phụ đi nhận xác chồng, cúi ôm xác chồng mà xoà mái tóc của mình lên thi thể người chồng đã tan hoang...

    Rồi lại nhắc tới Rơi lệ ru người, cùng câu hát cuối: "...Nếu thật hôm nào tôi phải đi... ôi bao nhiêu điều chưa nói cùng, với bình minh, hay đêm khuya và từng trưa nắng, bao nhiêu sen xanh sen hồng, với dòng sông, hay anh em và những phố phường, Chắc lòng rất khó bình an.", cô đặt câu hỏi: Vậy trước khi ra đi ông đã kịp chào chưa? Hay ông đã "nói cùng cuộc đời" từ trước đó rất lâu rồi?

    Cô hát Ru tình. Và nói về "Ru em ngồi yên nhé, tôi tìm cuộc tình cho...". hic,...mà nói sao lys quên rồi! Rất rất xin lỗi mọi người.

    Sau Một cõi đi về là một liên khúc Tôi ơi đừng tuyệt vọng - Biển nhớ - Cát bụi - Nắng thuỷ tinh - Cho một người nằm xuống (bài này hát nguyên cả bài). Lúc đầu ban nhạc chỉ rải keyboard ngẫu hứng theo "Đừng tuyệt vọng, tôi ơi, đừng tuyệt vọng, lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông...", nghe cũng khá ấn tượng.

    Phôi pha, Tuấn Ngọc trình bày, ấm và truyền cảm.

    Cuối cùng, KL hát Em ơi Hà Nội phố!

    Chuyện chính thì thế thôi, râu ria hôm sau lys xin kể tiếp.

    Nhắn Home: sẽ gửi ảnh cô KL cho em, nhớ cho chị địa chỉ nhà nhé.



    lys


    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 17/10/2002 ngày 08:57

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 18/10/2002 ngày 20:34
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chị ơi!!! Đừng quên lời hứa với em nhé!!!!!!!
    rất là cảm ơn chị đấy!!!!!
    thepdatoi@yahoo.com
  3. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Lys hỏi cặn kẽ blue293 xem chèn ảnh thế nào đi. Em cũng muốn chèn một số ảnh lên cho bà con xem, hic.
    Bộp bộp là vỗ tay chúc mừng đó mà .

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.
  4. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Hay quá thiệt là hay hết sảy .. Không còn gì để chê cả ... Hic thiệt sướn nhỉ , bạn được nhìn thấy Khánh Ly thật ngoài đời .... Ở Viết Nam cơ hội đó không biết bao giờ có , hay không bao giờ ..Bộp bộp bộp bộp bộp cho thêm máy cốc bia nữa nhé uống cho mát , Hà Nội hiện nóng dã man
    BUỒN QUÁ ĐI THÔI XÉT CHO CÙNG MAI CŨNG LÀ MỘT NGÀY MỚI YÊU THÌ KHỔ KHÔNG YÊU THÌ LỖ , HỠI THẾ GIAN TÌNH LÀ GÌ ?
    KHI TA ĐÁNH MẤT MỘT CÁI GÌ KHÔNG LẤY LẠI ĐƯỢC THÌ LÚC ĐÓ TA MỚI THẤY CÁI ĐÓ QUÝ GIÁ
    gio_mua_dong@yahoo.com
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Còn đây là trích đoạn nói về chương trình ở Melbourne ngày 30/06/2002 của Khánh Ly - Tuấn Ngọc:
    (tác giả bài viết này có nick Kiwi)
    Melbourne, 30 tháng Sáu - Một buổi chiều nắng vàng, gió lành lạnh. Chương trình ca nhạc thính phòng chủ đề "Tình ca muôn thuở" (Không biết có đúng vậy không nữa) với hai giọng ca Khánh Ly và Tuấn Ngọc được khai màn lúc hai giờ tại Crown Casino.
    Mở đầu chương trình là một ca sĩ của vùng Melbourne tên Tuấn Kiệt. Nhân vật này ca mấy bản nhạc đương thời không có gì đặc sắc. Bỏ qua.
    (...)
    Ban nhạc đệm trong chương trình này đến từ Sydney có tên là The Queenbee. Với một lỗ tai cảm nhạc tồi tệ như Kiwi này thì ban nhạc chơi khá, đặc biệt là người đánh Piano, tên là Trung thì phải.
    Chuyện râu ria đã nói xong làm một cái U-turn, vào câu chuyện chính. Có thể nói đây là một may mắn, rất may mắn cho Kiwi có được bốn tiếng đồng hồ lắng nghe hai người ca sĩ mà mình mến mộ nhất trình bày những tác phẩm đã đưa họ lên bậc danh vọng.
    Khánh Ly bước ra sân khấu đầu tiên với bản "Gia tài của mẹ". có lẽ dân Melbourne hơi lâu nóng máy theo cách Tuấn Ngọc nói nên mọi người chỉ vỗ tay mà không hát theo. Cái này không giống như hồi Kiwi coi Cẩm Vân hát "Nối vòng tay lớn".
    Sau đó Khánh Ly bắt chuyện về Huế, một thành phố với những hàng cây kéo dài hai bên đường mà mỗi khi nắng lên, mỗi cây như một ngọn nến. Một thành phố vương đầy phượng vĩ, mỗi ngày em đi học về, áo trắng qua cầu mỏng manh trong mưa. Và Khánh Ly cười lớn nói với một khán giả, "Thưa chị, em biết chị nghĩ gì rồi..." (Tự kiểm duyệt :P). Đó là dẫn nhập của bài "Mưa hồng". Rất tự nhiên rất thoải mái, tiếng hát khàn mạnh mẽ ấy vang lên mà rất đỗi tha thiết. "Cuộc đời đó có bao nhiêu mà hững hờ...."
    Khánh Ly tâm sự cô có thể hát những nốt rất cao, cũng như những nốt thật thấp. Vì lẽ đó cô có thể trình bày đựơc một số tác phẩm đòi hỏi người ca sĩ phải có giọng hát với biên độ rộng của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy và Nguyễn Đình Toàn. Một tác phẩm của nhạc sĩ Vũ Thành An- thơ Nguyễn Đình Toàn trình bày trong buổi chiều nay là "Em đến thăm anh đêm ba mươi".
    (...)
    Tiếng hát Khánh Ly, có thể nói chưa bao giờ nghe thấm đến thế. Có ở đó nỗi chua xót vì không nắm trọn tình yêu, có nỗi ngậm ngùi vì hạnh phúc tan vỡ, có cả nỗi bàng hoàng vì khung trời thơ mộng giờ đã là quá khứ.
    Cũng nói thêm là Kiwi ngồi sát ngay dàn loa nên nghe rất là đã tai. Không bể ngực là nhờ cậu em suốt ngày cho nghe Eminem, R. Kelly. Lạc đề rồi.
    Bài gì kế tiếp ta? À há, "Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn, bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm"... Bàn tay em có năm ngón hay chân em có mười ngón thì cũng không can hệ gì, chỉ có điều trước Trịnh Công Sơn chưa ai viết điều này. "Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn", chỉ với dòng tóc em thôi cũng làm anh luống cuống hồn mình, nói chi "Dáng em trôi dài
    trôi mãi trôi trên ngàn năm..." Nếu cả người em mà rớt vào anh chắc anh chết!!!!? Đó là Khánh Ly nói, không phải Kiwi.
    Cô đọc một đoạn thơ của Trịnh Công Sơn, rồi nói, nếu có dịp năm tới cô sẽ hát cho quí vị đây nghe bài này. Tôi vừa được báo là có biệu hiện ung thư gan, viêm gan C. Nhanh thì sáu tháng, chậm thì một năm. Có thật thế không hở không cô Khánh Ly? Rồi cô tâm sự, tôi không sợ chết, đó là điều tất nhiên, cái quan trọng là sống tử tế với mình với mọi người xung quanh. Trịnh
    Công Sơn là hình mà tôi (KL) là bóng. Hình mất rồi thì bóng cũng sẽ đi theo thôi. Có buồn lắm không?
    "Con chim ở đậu cành tre
    Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
    Cành tre ... í ... a
    Dòng sông ... í ... a
    Tôi nay ở trọ trần gian
    Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
    í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...
    Xưa kia ở đậu miền xa
    Cơn gió ở trọ bao la đất trời
    Miền xa ... í ... a
    Trời đất ... í ... a
    Nhân gian về trọ nhiều nơi
    Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
    í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...
    Mây kia ở đậu từng không
    Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
    Từng không ... í ... a
    Người xinh ... í ... a
    Tim em gửi trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần
    í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ... "
    Trước khi kết thúc phần một, MC Quang Minh có hỏi Khánh Ly căn nguyên của biệt hiệu "Nữ hoàng chân đất". Khánh Ly thực thà kể lại, vào thập niên sáu mươi khi cô vào Sài gòn, cô rất nghèo. Trịnh Công Sơn cũng vậy. Có khi cả hai cùng chia nhau một dĩa cơm. Đêm đầu tiên diễn trước sinh viên cô phải đi mượn váy và giày cao gót của người em gái. Nhưng khi ra sân khấu vì quá lo lắng cô đã cởi giày ra. Ngày hôm sau trên tờ Sống hay Sống thần gì đó, biệt danh "Nữ hoàng chân đất" ra đời...
    Phần hai chương trình Khánh Ly lại trở lại với những tình ca của Trịnh Công Sơn.Biết đâu nguồn cội với điệu Swing. Rồi Hoa vàng mấy độ..."xin cho bốn mùa, đất trời lặng gió, đường trần em đi, hoa vàng mấy độ, những đường cỏ lá, từng giọt sương thu, yêu em thật thà..."
    Cũng trong chiều nay Khánh Ly trình bày hai bài cô rất ưng ý là "Dấu chân địa đàng" hay "tiếng hát Dạ lan" và "Xin cho tôi". Đã khác nhiều so với Sơn ca Bảy với HCQHVN. Nhưng có hề gì vẫn đó,
    "Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
    từ mưa gió từ vào trong đá xưa
    Ðến bây giờ mắt đã mù
    Tóc xanh đen vầng trán thơ
    Dòng sông đó loài rong yên ngủ sâu
    Mới hôm nào bão trên đầu
    Lời ca đau trên cao"
    Kiwi nghe mà nổi da gà, rất rõ, rất thấm rất bàng hoàng mà lạnh buốt như lần đầu tiên biết đến tiếng hát Dạ lan.
    Ngày KL ra đi, có nhiều người bảo cô đã chết xác lạc vào Vũng tàu. Trịnh Công Sơn đã viết bản Rơi lệ ru người. Năm 1997 khi gặp lại Khánh Ly ở Canada, ông nói, "anh viết bản này cho Mai". Một bài hát cho Khánh Ly thôi mà cũng có thễ là cho cả ông nữa. Và hơn nữa, những người con gái đi qua đời nhạc sĩ giúp cho ông có thêm nguồn cãm hứng. Ông chỉ yêu chính tình
    yêu của ông. Một tình yêu ông đã dành cho thân mẫu của mình. Trong nỗi xúc động, "Tôi kính trọng đức độ hơn cả tài năng của ông".
    "Thí dụ bây giờ tôi phải đi
    Tôi phải đi
    Tay chia ly cùng đời sống này
    Có chiều hôm đưa chân tôi
    Về biên giới mới
    Nghe ra
    Quanh tôi đêm dài
    Có còn ai trong yên vui về yêu dấu
    Ngồi rơi lệ ru người từ đây
    Thí dụ bây giờ em phải đi
    Em phải đi
    Đôi tay em dù ưu ái đời
    Em phải đi
    Đôi môi ngon dù chưa chín tới
    Quanh em trăm năm khép lại
    Có còn ai mang hoa tươi
    Về yêu dấu
    Ngồi quên đời xoá hết cuộc vui
    Có còn,
    Có còn em
    Im lìm trong chiều hôm
    Nước mắt rơi cho tình nhân
    Nếu còn,
    Nếu còn em
    Xin được, xin nằm yên
    Đất đá hân hoan một miền
    Nếu thật
    Hôm nào em bỏ đi
    Em bỏ đi
    Sau lưng em còn con phố dài
    Những hàng cây loan tin nhau
    Rồi im tiếng nói
    Quanh đây hoang vu tiếng cười
    Có ngày xưa em theo tôi
    Cùng ra quán ngồi
    Bên đời xe ngựa ngược xuôi
    Nếu thật
    Hôm nào tôi phải đi
    Tôi phải đi
    Ôi bao nhiêu điều chưa nói cùng
    Với bình minh
    Hay đêm khuya
    Và từng trưa nắng
    Bao nhiêu sen xanh, sen hồng
    Với dòng sông hay anh em
    Và những phố phường
    Chắc lòng rất khó bình an"
    Một chi tiết thú vị. Khánh Ly thố lộ rằng Trịnh Công Sơn rất hiếm hoi giải thích tác phẩm của mình. "Mai cứ tập đi, hiểu đến đâu thì hiểu, anh sẽ không giải thích đâu". Và như cô nói "Tôi phải dùng bộ óc không mấy thông minh của mình" để tìm hiểu.
    Có lúc cô cười nói, nếu quí vị mà chán thì nhớ nói để Khánh Ly đi vào. Never chán, một khán giả kêu lên. KL khẽ cười, vậy thì quí vị mệt rồi, vì đây cũng never chán hát.
    Và không ít hơn một lần trong khi hát nhạc Trịnh, Khánh Ly đã khẽ chùi nước mắt. Cũng vì thế mà chiều nay giọng cô Kiwi nghe chừng nghẹn ngào hơn, da diết hơn.
    Sẽ hay hơn nếu hôm nay cô trình bày một vài bài trong CD mới "Nếu có yêu tôi" hay một vài tác phẩm cuối cùng của nhạc sĩ họ Trịnh.
    Quả là một buổi chiều đáng giá, không uổng gần nửa đời người tự nghe, tự tìm hiểu nhạc Trịnh.
    Khánh Ly và Tuấn Ngọc cũng song ca một vài bài như Phôi pha, Như một lời chia tay, Giọt mưa trên lá. do không tập trứơc nên phần trình bày này Kiwi coi là ngẫu hứng nhất, và kém chuẩn nhất. Nhưng Phôi pha và Như một lời chia tay là những cơ hội hay để so sánh hai giọng ca này. Khánh ly có giọng
    lạnh nhưng cũng thật hồn hậu, nồng ấm của đất. Tuấn Ngọc thì lại khác, anh hát nghiêm lạnh nhưng không kém phần tung tẩy, và chiếu nay dưới cái lạnh lùng đó là cả một hoả diệm sơn.
    Nguồn:http://tintuc.vnn.vn/forum/viewmessages.cfm?md=23941
    (trong bài viết còn có những đoạn bình về tiếng hát Tuấn Ngọc, và những bài hát không phải của TCS, lys xin phép không trích ra đây).

    lys
  6. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Sao không thấy lys nói chyện râu ria nhỉ ??

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.
  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    hôm qua lys rúc vào bếp nhà ebs nên sém trụi cả râu ria rồi...
    Thôi vậy nhé, năm sau đi xem nữa kể nữa.

    lys
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Khánh Ly, rơi lệ ru người
    Tôi đã được về với kỷ niệm, tôi đã đuợc về với tuổi trẻ ngày mới lớn, tôi đã được thấy lại Saigon tuy ở trong những ngày chiến chinh, nhưng là thành phố đã cho tôi những gì đẹp nhất của một đời nguời. Một nguời đêm thứ sáu 4 tháng 10 năm 2002 đã mang lại cho tôi điều đó. Không phải chỉ riêng mình tôi đâu, có hơn 700 nguời khác nữa, cũng có phần may mắn như tôi, được một nguời đem tặng món quà hạnh phúc vô thuờng đó.
    Nguời đó là Khánh Ly. Đêm Khánh Ly Rơi Lệ Ru Nguời, buổi ca nhạc thính phòng ở Majestic. Đã nhiều năm lâu lắm rồi, tôi mới có lần đuợc nghe một đêm nhạc sung suớng đến thế. Một đêm nhạc không giống như những đêm nhạc thính phòng hay nhạc hội, hay một buổi trình diễn nào thuờng có ở nơi đây. Không phải chỉ nơi đây, mà có lẽ ở hải ngoại này. Bởi vì ít bao giờ, và với riêng tôi thì chưa bao giờ có dịp được nghe một đêm Khánh Ly hát với gần 20 bài hát, tuyệt vời, hay không bút mực tả cho trọn vẹn, mà hầu hết là những bài hát chúng ta thuờng mơ uớc đuợc chính Khánh Ly hát cho chúng ta nghe. Những ca khúc của Trịnh Công Son. Bắt đầu là bài Biết Đâu Nguồn Cội đến cuối cùng là bài Để Gió Cuốn Đi.
    Những bài tình ca đã là một thế hệ âm nhạc không bao giờ qua đời. Rồi đến những ca khúc da vàng của nguời nhạc sĩ đã viết lên một thời nội chiến để nói lên thân phận của nguời Việt Nam thời đó. Những ca khúc mà sau ngày chinh chiến bị cấm hát ở trong nước, rồi cũng bị cấm hát ở hải ngoại nữa. Mà thật vậy, như chính cô đã nói với hơn 700 khán giả đêm đó, cô sướng lắm. Sướng vì đuợc hát bằng đam mê, bằng trái tim, bằng nuớc mắt cho nguời, bằng giòng máu một con nguời Việt Nam. Cô hát sướng quá bởi vì đã làn khán giả bên dưới sân khấu sướng theo cô. Chúng tôi nghe khánh Ly hát, mà cảm giác sung sướng vào từng thớ thịt, từng giọt máu. Nghe Khánh Ly hát, nhìn Khánh Ly trên sân khấu trong chiếc áo dài đen Rơi Lệ Ru Nguời, như thấy lại cả một thời dĩ vãng đẹp vô cùng, ở bên kia biển lớn, một góc trời quê hương nhớ về là thấy hạnh phúc trùng trùng.
    Tôi vẫn thường luôn nghĩ, biểu tuợng của nhạc TCS, vẫn mãi chỉ là Khánh Ly. Tôi rất thích nhiều ca sĩ khác, khi họ hát nhạc TCS, bởi vì họ hát cũng hay vô cùng, không thể chối bỏ đuợc. Nhưng mà chỉ có khi tôi nghe Khánh Ly hát nhạc TCS, thì tôi mới nhắm mắt thấy lại được một Việt Nam của tôi những ngày nội chiến điêu linh con người. Chỉ có nghe Khánh Ly hát ca khúc da vàng tôi mới biết trái tim mình, sau mấy mươi năm sống và đã thành một nguời Mỹ mới thật ra vẫn là một trái tim Việt Nam thuần tuý. Chỉ có nghe Khánh Ly hát, tôi mới biết dù sau bao nhiêu năm sống ở mảnh đất khô hạn tình người, mình vẫn còn tình cảm tha thiết lắm. Rồi cũng mỗi lần Khánh Ly hát tình ca TCS, tôi quên hiện tại, quên mình năm nay đã nửa đời người rồi, quên rằng người xưa cũng sắp bạc đầu ba bốn con, mà cứ nhớ về từng chi tiết của kỷ niệm ngày ban đầu biết yêu thương một người.
    Hơn 700 người mua vé 45 đô la cho đêm nhạc mang đầy ý nghĩa tình người. Nhưng mà nếu phải mua với giá 100 đô la, có lẽ cũng không ai tiếc tiền đâu. Thứ nhất, đây là một đêm ca nhạc biểu tượng tình người Việt Nam cho nhau. Số tiền thu được, được giao cho một nữ tu từ Việt Nam qua để tặng cho quỹ dòng tu ấy trong công việc từ thiện. Một mục đích cao đẹp và tình người. Rồi thứ hai, Khánh Ly hát cho mọi người nghe những lời như một nhân sinh quan cần thiết, và những tình ca làm đẹp tâm hồn, thánh thần cho tình yêu trao nhau của người đàn ông, người đàn bà. Rồi Khánh Ly nói chuyện với khán giả của cô. Tôi không biết Khánh Ly có nói nhiều như chính cô tự nhận hay không, nhưng mà những lời Khánh Ly tâm sự cho chúng tôi nghe đêm nay, như những nhắc nhở vàng ngọc của con người cần có nhau. Đời sống mỗi người chúng ta có bao lâu, một ngày chúng ta ai rồi cũng quay về cát bụi, cũng nhẹ đi gánh trần, mất sạch tiền bạc bao năm ganh đua, giành giật trên tay nhau và xa lìa người thân thương. hãy sống cho nhau bằng tình người. Khi còn sống, hãy làm đẹp cho đời nhau.
    Rơi Lệ Ru Người là bài hát chủ đề theo lời Khánh Ly tâm tình, là bài nhạc duy nhất cả một đời viết nhạc trên mấy trăm tác phẩm của TCS, là viết riêng cho Khánh Ly. Ông đã viết bài này năm 1975, khi tưởng rằng Khánh Ly đã chết trên đường di tản như lời đồn đãi. Mãi đến năm 1992, TCS mới gửi cho Khánh Ly bài nhạc này. Và đêm này, Rơi Lệ Ru Người, Khánh Ly hát với trái tim của cô, từng chữ, từng câu, rất nồng nàn, làm thấm sâu tim người nghe. Cho nên Khánh Ly thành công. Mọi người ở lại với cô đến cuối cùng của đêm. Bên cạnh Khánh Ly còn có Tuấn Ngọc, có Trần Thái Hoà, có Phi Khanh, có Lâm Nhật Tiến, có Nam Lộc, có Nguyễn Ngọc Ngạn, là những nghệ sĩ góp lời nói, góp tiếng hát. Không có sự thất vọng nào hết trong số hơn 700 khán giả, mà nhiều người phải đứng suốt buổi, dù bàn ghế sắp đầy chật sàn gỗ khiêu vũ. Tất cả chúng tôi, những người nghe nhạc đêm nay đều hài lòng. tất cả chúng tôi hạnh phúc lắm, sung sướng lắm. Tất cả chúng tôi muốn cám ơn Khánh Ly vô cùng.
    Có những đoá hoa hồng đỏ thắm yêu thương gửi đến Khánh Ly, từ những khán giả bên dưới. May mà đời còn có tiếng hát Khánh Ly. Một ngày nào đó, lỡ mà không còn tiếng hát Khánh Ly trên sân khấu nữa, đời sống những người với đầy kỷ niệm năm cũ, với trái tim còn đầy Việt Nam lắm, như chúng tôi, hay cho cả triệu người trong nước, ngoài nước đã lớn lên trong cuộc đời ca hát của Khánh Ly, sẽ có khoảng trống mất mát to lớn lắm. Những ngày về sau đó, sẽ ngậm ngùi như những ngày xa xứ lưu vong, hay những ngày ngồi khóc nhớ một người tình.
    Tôi chỉ muốn có một điều sẽ xảy ra từ trong số khán thính giả chúng tôi. Hãy tỏ một lời cảm ơn với Khánh Ly dành riêng một vinh dự cho cô. Hãy bắt chước người Mỹ tỏ sự quý mến một người nào đó bằng cử chỉ gọi là ??ostanding ovation??? . Hãy đứng dậy dành cho Khánh Ly những tràng pháo tay danh dự thật dài, thật lâu bày tỏ tình thương mến. Đêm đó có phải chăng Khánh Ly quá xứng đáng nhận cử chỉ khen ngợi? Nhưng chúng ta đã quên làm điều đó, cũng như thường ngày quên bày tỏ hành động yêu thương cho người thân thương chung quanh chúng ta.
    Riêng tôi, một đứa em, xin được gởi đến chị Khánh Ly những dòng chữ này, bằng trái tim, cũng như chị đã trao trái tim cho Việt Nam.
    Hồ Văn Xuân Nhi
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    ??oRơi Lệ Ru Người???
    Đêm hát của những sân trường đại học 40 năm trước, tình yêu và sự tử tế

    Dù biết rằng mình sẽ gặp không khí của một vũ trường đông, khó kiếm chỗ ngồi thuận tiện, chứ không phải là những sân trường đại học ở Saigon cách đây trên 40 năm, người nghe vẫn đến chật. Họ đến không phải là ngồi đó chờ để đến giờ được ra sàn nhảy mà đến để nghe Khánh Ly hát cho thỏa. 730 con người im phăng phắc, Khánh Ly với tiếng hát của 40 năm trước và những ca khúc tuyệt vời của một bậc tài hoa đã khuất bóng cùng những giai đoạn lịch sử của 40 năm trước qua từng lời nhạc, đã làm cho mọi người từ một đêm bước qua ngày mới mà cứ ngỡ như trong cơn mộng. Họ Trịnh với những ca khúc gánh vác hình ảnh của một nước Việt buồn... đã không còn nữa. Chỉ còn lại một Khánh Ly và những người nghe cô hát cũng không còn tuổi thanh xuân. Mọi điều đã thay đổi trong đời sống của họ, những người đã trải qua những cơn lốc của một giai đoạn lịch sử, đã sống khắc khoải, đã tuyệt vọng rồi lại hy vọng, đã thất vọng rồi lại lạc quan, đã lênh đênh trên dòng sông dời rồi tìm lại dược bến đậu, đã cuồng nộ giận dữ rồi lấy lại được sự bình yên, đã tưởng rằng những kỷ niệm đã chết, nhưng nó vẫn sống mãi với đời sống mình.
    Buổi tối thứ sáu, nhiều người có thể đã rã rời thân thể để trả nợ áo cơm giữa một đất nước sống bằng tốc độ và sự hối hả này, nhưng không ai ngại phải ngồi thêm vài giờ nữa ở Majestic để nghe Khánh Ly ??oRơi Lệ Ru Người???.
    Suốt gần 4 giờ đồng hồ, Khánh Ly đã biến cái diện tích nhỏ bé của vũ trường thành một sân trường đại học bằng tiếng hát của cô. Chưa bao giờ trong một đêm hát Khánh Ly đã hát tới trên 20 ca khúc mà hầu hết là nhạc Trịnh Công Sơn. Dĩ nhiên, ít người phủ nhận được mối liên hệ thiết thân giữa tác phẩm, tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và người hát là Khánh Ly. Thật ra, sau này nhạc họ Trịnh đã được thế hệ ca sĩ trẻ ở trong nước như Mỹ Linh, Trần Thu Hà và nhất là Hồng Nhung hát. Nhưng phần lớn khán thính giả vẫn cho rằng, những giọng hát ấy dù hay và điêu luyện, vẫn không làm sao tạo được những xúc động bằng những xúc động do mối liên hệ định mệnh giữa Khánh Ly và Trịnh Công Sơn.
    ??oGọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay...???
    Chỉ cần Khánh Ly mở đầu bài hát như thế, khán giả đã vỗ tay bởi cách thế của người hát, bởi cái giọng mạnh và thênh thang âm điệu của ca khúc gần như đã gắn bó với nhiều thế hệ. Trong số hơn 700 khán giả dự đêm hát có thể có người không nhớ hết những lời ca của những ca khúc Khánh Ly đã trình bày, nhưng khi cô hát tới đâu, những hình ảnh của một thời đã qua như một cuốn phim được chiếu trở lại bằng cái âm thanh quen thuộc đó không phải của một thời đã qua mà còn đang đi tới. Khánh Ly chinh phục, chiếm ngự và tung hoành trong từng mớ ký ức của những người đã nghe và ngưỡng mộ cô qua bao nhiêu thập niên dài đầy những biến động.
    ??oMưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao...???
    Trong từng giai đoạn của đời sống, đã bao lần người ta nghe ??oDiễm Xưa???, nghe được khúc tình tự lãng mạn và say đắm ??o Chiều nay còn mưa sao em không lại???, nhưng lúc nào họ cũng như thấy cần nghe lại cũng như xem lại bức tranh đánh dấu một mối tình, dù chia ly nhưng vẫn đẹp. Một số nhà phê bình cho rằng chỉ có Khánh Ly và ??oDiễm Xưa??? mới cho người ta thấy được sự gắn bó tuyệt vời tên tuổi của một ca khúc, một nhạc sĩ và một giọng hát.
    Khánh Ly đã đến với âm nhạc như một loài chim lạ. Đôi bàn chân đất bước e ấp trên sàn của những thính đường đại học nơi các sinh viên có thể ngồi bệt xuống, trang cụ khuếch đại âm thanh thô sơ và một cây đàn guitar bên cạnh. Thế là đêm hát bắt đầu với những ca khúc vời vợi nỗi đau của quê hương và tuổi trẻ... và mãi cho đến bây giờ, những người nghe năm ấy nay dù tóc đã nhuộm màu tuyết sương, dù da đã trổ màu thời gian, cũng vẫn còn thấy trong trái tim mình vang vọng giọng hát mạnh, khi trầm, khi bổng, khi thúc giục và và đôi lúc nỉ non:
    ??oEm đi về nơi ấy, nơi đâu nơi đâu, sông cạn đá mòn???.
    Hoặc:
    ??oTình yêu vô tội để lại cho ai
    Buồn như giọt máu lặng lẽ nơi này...???
    Bốn thập niên qua đi thật nhanh, mà cuộc đời của mỗi người thì đầy những biến cố. Dường như ít có ai trong chúng ta là không phải gánh trên vai của mình những tàn phá, những mất mát từ chiến tranh... Và dường như cũng ít ai trong chúng ta mà tuổi trẻ và tình yêu không bị thử thách bởi bấp bênh của đời sống ??ogặp nhau rồi không dám hẹn ngày mai???. Ấy vậy mà nước mắt vẫn chảy vào trong như Khánh Ly thổ lộ trong đêm ??oRơi Lệ Ru Người???. Dù không nói ra, nhưng từ ??oCa Khúc Da Vàng???, ??oBên Đời Hiu Quạnh???, ??oCát Bụi???, ??oDiễm Xưa???, ??oHạ Trắng???, ??oHãy Yêu Nhau Đi???, ??oMột Cõi Đi Về??o, ??oMưa Hồng??? cho đến ??oNhư Một Lời Chia Tay???, ??oNhư Cánh Vạc Bay???, ??oPhôi Pha???, ??oRu Ta Ngậm Ngùi???, ??oRơi Lệ Ru Người???... Khánh Ly gần như đã đi trọn đêm hát của cô ở phần I với một thông điệp của tình yêu người mà cô muốn gởi đến mọi người.
    Khánh Ly đã giải thích rằng, cái phần số mà tác giả của ??oRơi Lệ Ru Người??? - được Nguyễn Hoàng Đoan chọn ra cho chủ đề của đêm hát - phải gánh mới chỉ là một phần của riêng ông. Trên đời này, ngoài tình yêu cũng vẫn cần có sự tử tế. Bởi thế nước mắt của ??oRơi Lệ Ru Người??? không phải là những giọt nước mắt cho một người:
    ??oCó còn có còn em
    im lìm trong chiều hôm
    Nước mắt rơi cho tình nhân
    Có còn có còn em
    xin được xin nằm yên
    đất đá hân hoan một miền...???
    Ngược lại những giọt nước mắt ấy, theo như chỗ Khánh Ly diễn dịch, còn được nhỏ xuống hay chảy vào trong tim cho nhiều trẻ thơ và những thân phận người trong u tối tại Việt nam, ở những xóm nghèo còn mênh mông những tiếng thở dài. Và những tràng pháo tay bùng lên khi Khánh Ly giới thiệu tiền thu được của đêm hát ??oRơi Lệ Ru Người??? được trao cho một dòng tu tại Việt Nam.
    Tấm ngân phiếu này gồm cả tấm lòng của Khánh Ly, Nguyễn Hoàng Đoan, Tuấn Ngọc, Trần Thái Hoà, Phi Khanh, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nam Lộc và của tất cả những người đã tham dự đêm hát dành cho trẻ mồ côi và những người nghèo mà dòng tu đang cưu mang. Ngoài số tiền nói trên, MC Trần Quốc Bảo đã loan báo một số tiền khác do một số ân nhân đóng góp thêm vào lúc kết thúc đêm hát.
    Phần hai của chương trình gồm một số ca khúc khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà Khánh Ly hát theo yêu cầu của khán giả nhiều hơn số lượng mà cô dự trù trong chương trình. Gọi là phần hai để cho giản dị bởi vì chương trình diễn ra bằngsáu tiết mục lớn:
    Phần một khai mạc với MC Nam Lộc, Nguyễn Ngọc Ngạn.
    Phần hai là Khánh Ly.
    Phần ba của chương trình với Tuấn Ngọc, Nam Lộc và Trần Thái Hoà.
    Phần bốn cũng là Khánh Ly.
    Phần năm là Chung khúc với Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Nam Lộc, Trần Thái Hoà, Nguyễn Ngọc Ngạn.
    Phần sáu là bế mạc với những lời cám ơn của Khánh Ly, Nguyễn Hoàng Đoan và một nữ tu ở Việt Nam.
    Và lúc đó cũng đã 1 giờ sáng thứ bảy và Khánh Ly tuyên bố: ??oChưa có một đêm nào, Khánh Ly hát quá đã như vậy...???. Dường như mọi người đều hiểu và chia xẻ với Khánh Ly. Chưa bao giờ một đêm hát ở vũ trường đã mang được hình ảnh của những đêm hát cách đây trên 40 năm, thời điểm mà ??oKhánh Ly - Nữ Hoàng Chân Đất - cùng những sân trường??? có thể hát trên hai chục bài hát của một tác giả mà cô từng gắn liền những ca khúc của ông vào tên tuổi của mình vì những khat vọng của tuổi trẻ, quê hương và tình yêu mãi cho đến bây giờ.
    Vũ Huy Thục
  10. andreibolkonxki

    andreibolkonxki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    viết hay quá, vừa đọc vừa muốn hát quá

Chia sẻ trang này