1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe nhạc cổ điển nhiều có bị điên không?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi monarchy, 01/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LySuCun

    LySuCun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa lúc mình sắp tâm thần, thần kinh tê liệt, đến mức bỏ hết mọi thứ đóng cửa phòng nằm nhà nửa năm, thì thứ cứu mình dần tỉnh trở lại chính là nhạc cổ điển. Nếu hồi đó không có nhạc cổ điển để lao vào, chưa chắc giờ mình đã tỉnh.
    Cái bạn nghe nhạc cổ điển nhiều quá đến bị hâm ấy gặp mình chắc sẽ khỏi thôi :P. Vấn đề chính là ở chỗ anh ta chưa gặp ai cũng biết về nhạc cổ điển với một con mắt biết chỉ trích để chữa cho anh ta hiểu nhạc cổ điển là cái gì, nó hay dở ở chỗ nào, cái gì đáng nghe và cái gì thật ra cũng bình thường, hoặc dở hơi, đồng thời thức tỉnh anh ta phải làm gì để hoặc là trở thành một nhạc sĩ, hoặc là phải quay trở lại cuộc sống thực để đối đầu với nó. (Đi cày như cu ly chẳng hạn :D )
    Được LySuCun sửa chữa / chuyển vào 05:28 ngày 04/03/2005
  2. monarchy

    monarchy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Ê này, không biết bạn LySuCun liệu có phải chính là anh ta không nhi? Vì tôi cũng chăng r biết mặt anh ta nữa . Dù sao cũng xin cảm ơn các bác, bây giờ em nghe ncđ cũng đỡ lo rồi.
  3. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nhạc cổ điển cũng là một phần của cuộc sống, nó nhận vào trong mình từ đó những cái tích cực và cả những cái tiêu cực. Điều quan trọng khi nghe hay học cổ điển là cố gắng nhận ra và hướng tới những cái tích cực mà thôi, vì thời gian đã gạn lọc chúng và đó cũng là mục đích của âm nhạc, văn học hay hội hoạ chung cả.
    Nếu như bạn chỉ nghe cổ điển mà không làm gì cả, học hành hay đi làm chẳng hạn, thì chuyện bạn chìm đắm vào những cảm xúc rồi để những cái tiêu cực nó ngấm vào mình đến mức hâm cũng là tất nhiên, đặc biệt khi Nhạc cổ điển lại rất phức tạp và cũng có không ít những sự cực đoan về cảm xúc, tư tưởng và suy nghĩ. Cộng với một chút mệt mỏi mà hầu như ai cũng có trong cuộc sống riêng thì tình hình hầu như rất tồi tệ. Khi đó Nhạc cổ điển không còn là cái vốn có của nó nữa, nó sẽ trở lại với sự rối rắm và hỗn loạn như cái sinh ra nó vậy.
    Đối với anh chàng mà bạn nhắc đến, thì tốt hơn là nên dừng hẳn lại việc nghe nhạc cổ điển. Nó cũng như cai nghiện vậy, lúc đầu sẽ vất vả. Anh ấy cần phải quay trở lại cuộc sống để làm công việc gì đó. Cuộc sống rộng lớn và mạnh mẽ hơn nhiều so với Nhạc cổ điển, anh ấy sẽ dần loại bỏ được những cái mụ mị đi. Khi mà anh ấy đã vượt qua được nó, hãy để anh ấy nghe lại Nhạc cổ điển, lúc đấy hãy hỏi xem cảm xúc của anh ấy như thế nào - đó mới là cái khác của Nhạc cổ điển với những thứ gây nghiện khác - và hãy hỏi anh ấy về suy nghĩ của anh ấy về nhạc cổ điển lúc đó. Sẽ có nhiều điều thú vị và mới mẻ đấy.
    Đối với riêng bạn, người mới nghe nhạc cổ điển, bạn cũng đừng sợ nó quá, và cũng nên thuyết phục bố mẹ bạn rằng không phải Nhạc cổ điển kinh dị đến thế đâu, những tác giả lớn nhất vẫn luôn là người viết nên những tác phẩm trong sáng và lạc quan đấy thôi. Khi mới nghe, bạn cũng đừng vội nghe ngay những cái gì quá lớn, quá khó nghe, hay những cái gì gây cho bạn cảm giác đau đầu. Nên nghe từ những tác phẩm trong sáng và dễ đồng cảm như của Vivaldi, Mozart, Weber hay Mendelsohn. Sau đó hãy thử nghe Beethoven, Schubert hoặc Chopin. Khi đã có một cái vốn nào đó, lúc đó mới nên tiếp xúc với những nhạc sĩ thời kì cổ hơn hoặc mới hơn như Bach hoặc những nhạc sĩ cuối Lãng mạn, nếu không bạn khó mà tiếp cận được và có thể bị "tẩu hoả nhập ma" như anh chàng bạn nhắc đến đấy. Bạn không nên tiếp cận những nhạc sĩ thế kỉ XX quá sớm. Trong quá trình tìm hiểu bạn cũng nên tìm hiểu thêm các thuật ngữ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho việc tiếp cận các tác giả, và hãy nhớ khi đã nghe nhiều nhạc sĩ rồi, hãy quay lại nghe những tác giả cũ mình đã nghe, chỉ đến lúc đó nhiều cái về họ mới hiểu ra, vỡ ra mà thôi. Cũng nên nhớ đến tình trạng của anh bạn đó để tránh, bởi vì Nhạc cổ điển bắt nguồn từ cuộc sống, nếu bạn nghe nó mà tách nó khỏi ngọn nguồn nuôi dưỡng nó thì nó sẽ bế tắc và thoái hoá mà thôi.
    Chúc bạn luôn khám phá được những sự mới mẻ, những vẻ đẹp dồi dào, cảm nhận được những hơi thở luôn nóng hổi của nhạc cổ điển và có được một cái gì đó gọi là niềm vui trong cuộc sống từ nhạc cổ diển.
  4. monarchy

    monarchy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Vâng, cám ơn bác Trần Minh Tú (TuMinhTran) vì những kiến giải sâu sắc của bác. Bác giúp em sáng ra được rất nhiều điều. Giải thích như bác mới là khoa học và có căn cứ.
    Xin cảm ơn.
  5. taibut_anhyeuem

    taibut_anhyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Em nghe nhạc cổ điển nhiều nhưng mà chưa bao giờ nghe nói đến vấn đề này cả.Nhưng em có thể nói là mình không bị điên tí nào cả.Tuy là đôi lúc hơi khác người.
  6. elibron

    elibron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Thực ra bây giờ mà nói chuyện với nhiều người rằng mình thích nghe nhạc cổ điển thì họ cũng toàn nhìn mình với con mắt lạ lạ thế nào í. Họ vẫn cứ cho rằng nhạc cổ điển là 1 thể loại nhạc nào đó quá xa vời , họ cho rằng người trẻ thì chỉ nghe nhạc trẻ?
    họ cứ bảo thủ và luôn giữ 1 cái nhìn kỳ thị với thể loại nhạc yêu thích của chúng ta các bác ạ. nhiều hôm tự dưng đang đi trên xe buýt bất chợt nghe được bản nhạc nào đó , thấy thích quá muốn quay sang buôn với ai đó mà chẳng tìm được ai,có ai bạnmình mà nói với nó như thế thì cứ sẵn sàng mà nghe nó mắng vốn.
  7. BacSnail

    BacSnail Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Cái gì cứ qúa là không tốt :)
  8. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Điều ấy không có gì là khó hiểu bởi lẽ người ta thường sống vì người khác nhìn vào mình như thế nào chứ không phải là vì bản thân mình thực sự muốn sống như thế nào .
    Không biết anh bạn của monarchy thế nào chứ , riêng với tớ thì nhạc cổ điển là một phần tất yếu của cuộc sống , hơn thế nữa nhờ nó mà tớ có một cô bạn gái rất dễ thương !
    ( Khuyến cáo Monarchy nên mua tặng ông anh họ hàng của bạn bộ đĩa Smart Symphonies , mình nói thật đó , không có ý đùa đâu . Đĩa này phần lớn là những bản nhẹ nhàng , rất dễ nghe )

  9. caozhen

    caozhen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    theo mình thấy thì chính âm nhạc, mà phần lớn là nhạc cổ điển chính là liều thuốc bổ, giúp giải độc cơ thể sau những giây phút căng thẳng, lo âu, bận rộn trong cuộc sống
    có điều, người mà giúp mình có những giúp giây tuyệt vời nhất trong thế giới âm nhạc chính là Richard Clayderman. mình không ngần ngại bỏ 20000/1 đĩa để có được những tuyệt phẩm của ông ấy. có thể nói trong bộ đĩa do fist news phát hành ở Việt Nam, đĩa thứ 2 của ông là hay hơn cả với D Mariage Amour ....
  10. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Richard Clayderman_Cổ điển???

Chia sẻ trang này