1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe nhạc cổ điển nhiều có bị điên không?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi monarchy, 01/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietlt111

    vietlt111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Cobeo Q a! Nhạc RC chơi tất nhiên 0 phải là Classical music. Cũng giống như Paul, James Last....và một số dàn hoà tấu nổi tiếng khác có hơi hướng "nhạc nhẹ hoà tấu". Không "triết lý" như Classical, không "tiên phong" như New Age, Không "phá cách" như Word music nhưng dòng nhạc này cũng có thiên hướng tích cực riêng và là một thứ "Crossover" (Dùng mượn từ này để được hiểu cho đa nghĩa nhé chứ 0 có ý Nhạc RC là Crossover) tốt để ng thẩm âm chuyển SANG hay với một số ng là chuyển LÊN thưởng thức Classical. Có rất nhiều ng sau này thưởng thức Classical rất pro và tiền thân âm nhạc của họ là như thế mà. Cobeo phản ứng cũng như Kankuli hôm trước phản đối Topic Secret Garden cũng có lý thôi, bởi đây là diễn đàn Classical. Tuy nhiên, Cobeo hay Kan có lẽ 0 nên phản đối đột ngột quá thế, hay hơn chăng nếu như có một chút giải thích hoặc dẫn dắt. Diễn đàn sẽ hiệu quả hơn và biết đâu đó Box cổ diển sẽ có thêm 1 thành viên Classical cực Pro trong tương lai....Cái gì ĐƯỢC phản ứng theo hướng tích cực cũng hay hơn BỊ phản ứng theo lối bác bỏ phải 0? Mong Box cổ điển luôn luôn là một diễn đàn thật tích cực để mọi ng cùng hoà vào nâng cao trình độ thưởng thức và nhận ra những giá trị chân chính trong âm nhạc.
    Gửi bạn thích RC: Âm nhạc hay bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt các lĩnh vực nghệ thuật. Theo trường phái nào hay cách thức nào, khi đã lên đến đỉnh cao thì đều có những giá trị nhất định. Đem các giá trị ra để so sánh thì khó phải không bạn? Làm gì có một cách tuyệt đối nhạc của Beet thì hay hơn nhạc của Mozar, tranh của Levitan thì đẹp hơn tranh của Dali, ....Thế nên một cách tương đối nó phụ thuộc vào ng thưởng thức. Khi nhiều ng cùng thưởng thức hay chơi hay sáng tác một thể loại thì tạo thành trào lưu, trào lưu đó được đánh giá một cách "Hàn lâm" hơn thì được ghi nhận thành một trường phái. Một cách tương đối và chủ quan thì có lẽ là thế. Bạn thích RC, tôi thích Strauss...đâu có sao. Miễn là cái thích đó đem lại cho bạn các giá trị tốt đẹp nếu bạn dùng âm nhạc như một sự thưởng thức có chủ nghĩa và nhiều niềm vui sống nếu bạn coi âm nhạc đơn thuần là nghe để giái trí....Bạn đang thích RC, tôi chưa biết bạn coi âm nhạc là cái sự để THƯỞNG THỨC hay cái sự để NGHE. Nếu chỉ là để nghe, đó tuyệt đối thuộc về cái sự THÍCH của bạn. Còn nếu là thưởng thức, ở đây có ý nghĩa để định hướng "Mỹ học âm nhạc" tốt hơn lên, sao bạn không thử nghe cái mà chúng ta đang gọi là Classical music xem vì một cách "hàn lâm" đã được khẳng định, Classical có sâu nhất về điều này. Tôi tin chắc rằng, nếu bạn có định hướng thiên về vế thứ 2, rất nhanh thôi bạn sẽ yêu Classical theo đúng nghĩa của nó. Bạn đang "phiêu" với RC, hãy thử "phiêu" với Lang Lang, cúng là Piano mà, rồi sau đó " Lân la" dần rộng hơn. Nếu bạn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa RC và Classical nói chung, Lang Lang nói riêng, có nhiều ng trong Box này có thể giúp bạn đó. Tôi xin nhường lời!
    Mong Âm nhạc của bạn, luôn có chiều sâu và mãi thăng hoa!
    " ở người có học, vốn kiến thức chỉ là sự chấp trước".
  2. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hic! Bác vietlt111 nói hay quá! Em công nhận hơi tiêu cực. Xin lỗi mọi người nhé!
  3. legend_of_the_fall

    legend_of_the_fall Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Úi sao ại lại có ý nghĩ là nghe nhạc cổ điển là dễ bị điên . Hay là bị điên rồi đổ lỗi tại nó . Bản thân em thấy những ai nghe nhạc cổ điển rất được coi trọng và kính nể . ( em cũng thế ).
    Em hay nghe RC , Maksim , Bond và cả các nhạc sĩ cổ điển khác nữa và em thấy mình chỉ đủ trình để nghe , hiểu và mê cái mà người ta gọi là nhạc nhẹ hoà tấu . Em thấy thế cũng là mình hiểu và yêu nhạc cổ điển . Em chẳng nghĩ những người nghe nhạc cổ điển lại cố nghe nó vì nó được coi là nhạc quý tộc và khó nghe . Người ta đến với âm nhạc vì ở đó người ta hiểu mình và những người khác , thêm yêu đời và yêu người . Và vì thế cổ điển hay tân cổ điển vẫn là dòng nhạc cổ điển và dù em yêu mến những bản nhạc tân cổ điển em cũng ko thể bỏ qua nhũng bản nhạc bất hủ của những nhạc sĩ vĩ đại .
  4. phkh

    phkh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2005
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Monarchy và các bạnn thân mến,
    Thấy cái topic khá ngộ nghĩnh nên cũng muốn nói vài lời vì bản thân tôi rất thuờng xuyên nghe nhạc CĐ. Để trả lời câu hỏi liệu nghe nhạc CĐ nhiều có bị điên (hâm) hay ko, thì cũng tùy thuộc từng nguời!
    Nhạc cổ điển rất đa dạng và khá phức tạp về hình thức cũng như nội dung. Tôi ko nghĩ có thể trong hạn vi bài viết này có thể phân tích chiều sâu cũng như khái niệm tuờng tận về âm nhạc cổ điển . Nhưng thiết nghĩ nguời đã cảm thấy "phê" nhạc cổ điển thì đa số là nguời rất có "nội tâm", vì vốn dĩ nhạc cổ điển thuờng "không lời" mà chỉ dùng tâm hồn để cảm xúc giai điệu mà thôi. Nguời bị dồn nến nội tâm càng nhiều thì càng thấy phải có cái gì đó diễn đạt đuợc những gì đang xảy ra trong tâm trạng của mình (điên cuồng, êm ái, lãng mạn, hoang mang v.v) mà có lẽ chỉ có nhạc cổ điển là phong cách sâu sắc nhất . Âm nhạc cổ điển đã đuợc thử nghiệm và công nhận là đuợc sáng tạo bởi những bộ óc hoàn tòan bình thuờng, nếu ko muốn nói rất là "tài" nữa là khác như Mozart, Beethoven, Schubert...
    Nhạc có thể đi vào lòng nguời 1 cách gián tiếp hay trực tiếp hiệu quả nhất, vì nó có thể rung động thần kinh chúng ta. Những ví dụ "hâm" trong truờng phái "phê" nhạc CĐ như tôi biết thì có:
    1) Napoleon. Ông này là thiên tài quân sự, chính trị gia và là nguời đã rất thích nhạc của Beethoven. Tôi nghe nói giữa ông và Beethoven từng có mối quan hệ tuơng kính!
    2) Adolph Hitler. Ông này vừa điên vừa lạ (vì còn trẻ mà đã dám chính phục Âu Châu bằng vũ lực) . Sách vở nghiên cứu có cho thấy Hitler đặc biệt yêu thích nhạc của Richard Wagner. Trong thư viện của Hitler có khoản vài ngàn bộ đĩa nhạc riêng của Wagner mặc dầu vào thời điểm đó đĩa nhạc chưa có bao nhiêu.
    3) Albert Einstein. Ông này là ai thì chúng ta đều biết . Tôi chỉ nghe thầy tôi kể lại rằng trong phòng làm việc của Einstein bao giờ cũng có 1 cây đàn violin để ông tự học và tự đàn trong lúc đầu óc bị quẫn bức . Vừa là thiên tài khoa học, vừa rất mê Mozart nên lắm lúc Einsein cũng có cá tính "ngộ nghĩnh" như thần tuợng của mình .
    Ngoài ba nhân vật nổi tiếng trên, còn rất nhiều rất nhiều nguời khác đuợc thế giới biết đến và họ cũng là nghệ sĩ hoặc nguời yêu thích nhạc CĐ.
    Tôi biết Luơng Triều Vĩ ngôi sao điện ảnh HK cũng là nguời ghiền nghe nhạc CĐ. Trong tiểu sử thân thế về anh chàng nghệ sĩ tài ba này có nói về chuyện anh ta thích trầm lặng (trái nguợc với cá tính sôi nổi thuờng thấy trên màn bạc), và thích một mình ngồi nghe nhạc CĐ trong phòng, trong khi nguời yêu Lưu Gia Linh lại năng hoạt bát . Anh chàng này ghiền nhạc tới mức đã bỏ ra bộn bạc để đầu tư vào những loại máy đắt tiền nhất để nghe nhạc giao huởng 1 mình .. Trong 1 đoạn của phim "Vô gian đạo" Infernal Affairs có tả khúc đối thoại khá lý thú giữa Luơng Triều Vĩ và Lưu Đức Hoà trong một tiệm bán hàng điện tử . Anh chàng này đã đưa ra nhận xét khá "nhà nghề" về phong cách chơi nhạc và chọn lựa giây cáp nào để phù hợp với loại âm thanh nào, nhằm nghe đuợc "chuẩn" nhất!! Tôi rất làm thú vị với cá tính anh chàng này . Thật không ngạc nhiên với sự thành công trên lĩnh vực điện ảnh của anh có lẽ cũng có phần nhờ sự cống hiến của âm nhạc "cổ điển" vậy .
    Chúc các bạn luôn yêu thích âm nhạc và mãi sống với nó!
    Chào!
  5. maggieuq

    maggieuq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Topic các bạn đưa ra nghe nhạc cổ điển nhiều có bị điên không rất thú vị. Khái niệm điên là một khái niệm rất trừu tượng. Có bạn nào đã thử định nghĩa điên trong nhạc cổ điển là thế nào chưa? Chẳng nhẽ đơn cử như nói thao thao bất tuyệt về một nhà soạn nhạc, một nghệ sỹ hay một bản nhạc nào đó hay dốt mình trong phòng kín nghe nhạc tách rời thế giới thực tại là điên. Tôi thì không nghĩ như vậy. Tôi xin phép dùng một từ khác thay thế là đam mê, mà khi người ta đam mê cái gì thì đừng kết tội cho người đó là điên đặc biệt không có ai phải điên khi đến với âm nhạc dù là thể loại nào đi nữa.
    Âm nhạc là chiếc cầu nối con người với thiên nhiên, nối thể xác với tâm hồn nên nếu ai có bảo tôi hãy dừng lại đừng tiến xa hơn nữa trên chiếc cầu đó, tôi sẽ chẳng ngần ngại mà nói rằng "Nếu bạn thực sự là người bạn của tôi, hãy cùng tôi đi trên chiếc cầu âm nhạc."
    Tôi thường rất phục những người sống có đam mê, nên những ai "điên" vì nhạc cổ điển cũng thực đáng trân trọng.
    "Music washes away from the soul the dust of everyday life." Hãy để music làm tâm hồn và thể xác chúng ta trở nên tinh khôi hơn.
  6. BacSnail

    BacSnail Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Hồi xưa báo có đăng 1 chú học sinh cấp 2 thôi nghe nhạc trẻ nhiều rồi thế nào cô giáo mắng. Thế là chú điên lên cầm lọ hoa đập vào đầu cô giáo. He he. :D
    Tớ chả quan tâm chuyện điên hay không nghe hay là được. Không mang nhạc cổ điển ra làm đồ trang sức là được.
  7. baolink2002

    baolink2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Nghe nhạc cổ điển nhiều có bị điên hay không thì rõ rồi.
    Nhưng nghe nhạc cổ điển nhiều có ảnh hưởng tới Công việc và Gia đình hay không xin các bạn cho ý kiến.
    Baolink.
    NHẠC CỔ ĐIỂN CŨNG NHƯ PHỤ NỮ,HIỂU THÌ KHÔNG HIỂU MÀ YÊU THÌ VẪN YÊU....
  8. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Để trả lời cho rõ ràng , tôi sẽ theo một số câu hỏi sau :
    1. Nghe nhạc cổ điển có bị điên hay không ?
    Không . Trước hết phải trả lời như thế . Nhạc cổ điển nói riêng hay âm nhạc nói chung , là sản phẩm tinh thần của Con người hay của Tự nhiên nói rộng ra . Khi người ta có cảm xúc nào đó , vì chưa chắc chỉ duy nhất Con người mới có cảm xúc , thì người ta dùng lời nói . Dùng lời nói không được thì người ta dùng cử chỉ . Nếu như vì lí do riêng nào đó thì lại là một cách khác , trong đó Âm nhạc chính là nguyên do và cũng là kết quả .
    Người sáng tác cũng rất...kì dị , bởi họ thường được coi là những tài năng sáng giá và với một kiểu cách cũng không giống người bình thường . Người nghe thì cũng chẳng kém , nhiều loại người , nhiều cảm xúc để nghe . Người ta nghe Nhạc nói chung là xuất phát từ chính Tâm hồn mình , chính những điều mình đang ẩn chứa mà không thể bột phát lộ liễu . Cho nên cũng không dám chắc rằng người Điên không biết thưởng thức Âm nhạc .
    2. Nghe nhạc Cổ điển hay nghe nhạc Không lời nói chung ?
    Câu hỏi này được đặt ra do tôi nhận thấy một số bạn đã nhầm lẫn khái niệm nhạc Cổ điển với nhạc Không lời nói chung . Rất nhiều ban nhạc , dàn nhạc hiện nay đều chơi một thể loại , đó là Nhạc Không lời . Nhưng hình như tôi chưa thấy ai nói rằng họ sáng tác ra được Nhạc Cổ điển , vì phạm trù "Cổ điển" có vẻ đã được khoanh vùng tương đối rõ , với những tên tuổi như Bach , Beethoven ,...
    3. Nghe nhạc Cổ điển có ảnh hưởng tới Gia đình và Công việc hay không ?
    Nếu như biết lật lại vấn đề rằng khi gặp chuyện khó khăn trong Gia đình và Công việc , nên tìm cái gì để giải toả ? Thì câu trả lời sẽ rất tuyệt nếu như nó là : Dùng Âm nhạc để xoa dịu những cơn cuồng vọng , nhưng nỗi niềm bực tức riêng mình .
    Còn để cho nhạc Cổ điển chiếm ưu thế đến mức nó thay thế cả cái Gia đình , cả "con mụ xã" , cả quan hệ bạn bè , quan hệ đối tác...thì đúng là nên xem lại chính bản thân con người đó chứ không nên qui cho Nhạc Cổ điển nói riêng hay Âm nhạc nói chung .

Chia sẻ trang này