1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe nhạc Trịnh tại nhà hát của những giấc mơ

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi reader7788, 01/03/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. reader7788

    reader7788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Chương trình được gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cùng IB Group Việt Nam dàn dựng và biên tập từ cuối năm 2011 với kịch bản âm nhạc, âm thanh, hòa âm phối khí đến từng chi tiết nhỏ.
    Hãy đến với không gian âm nhạc của Trịnh Công Sơn dịp 8/3 năm nay tại Nhà Hát Công Nhân, nhà hát của Những Giấc Mơ. Bạn sẽ lại được một lần bên một nửa của mình phiêu lãng với Tuấn Ngọc, Ánh Tuyết, Quang Dũng cùng với Mỹ Linh, Mỹ Tâm và Ngọc Anh, với những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn.
    Có thể khẳng định đây là chương trình nhạc Trịnh được dàn dựng hoàn tráng và đẳng cấp nhất từ trước đến nay tại Hà Nội.
    [​IMG]

    Chương trình được gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cùng IB Group Việt Nam dàn dựng và biên tập từ cuối năm 2011 với kịch bản âm nhạc, âm thanh, hòa âm phối khí đến từng chi tiết nhỏ. Bên cạnh những danh ca hát nhạc Trịnh lớn nhất như Tuấn Ngọc (được chính cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhận xét là nam ca sĩ hát nhạc của ông hay nhất), Ánh Tuyết(được coi như nữ hoàng nhạc tiền chiến và nhạc Trịnh của Việt Nam), khán giả sẽ được gặp gỡ các giọng ca hay nhất của âm nhạc Việt Nam ngày nay như Mỹ Linh (sẽ song ca cùng Tuấn Ngọc), Mỹ Tâm, Quang Dũng và Ngọc Anh.
    Chương trình được chuẩn bị kỹ càng đến mức các ca sỹ và ban nhạc Phương Đông, dưới sư đạo diễn và biên tập của nhạc sỹ Quốc Trung, sẽ bắt đầu tập luyện từ ngay cuối tháng 2.
    Ngoài ra, khán giả cũng không thể bỏ qua yếu tố nhạc cụ ghi ta gỗ (là nhạc cụ gắn liền với các nhạc phẩm bất hủ của Trịnh Công Sơn) sẽ là một trong những nhạc cụ chính để thể hiện các bài hát của ông trong chương trình. Đây chính là điều hết sức đặc biệt bởi khán giả thường quen nghe nhạc Trịnh với nhạc nền hiện đại mà có thể không nhớ rằng chính ghi ta gỗ mới là nhạc cụ làm nên một Trịnh Công Sơn của một thời. Đêm Nhạc trịnh Công Sơn sẽ có sự góp mặt của các nghệ sỹ ghi ta hàng đầu Việt Nam, những người đã từng đệm cho Thanh Lam, Hồng Nhung, ÁnhTuyết, Mỹ Linh, Hà Trần, v.v.
    Các bản nhạc và bài hát trong chương trình sẽ được hòa âm riêng biệt, tạo nên những khoảnh khắc hoàn toàn khác nhau. Sân khấu được dàn dựng trong một không gian nhà hát được thiết kế với sự tinh tế và mê hoặc của màu sắc, mang lại những cảm xúc hoài niệm và sang trọng.
    Ca sỹ TrịnhVĩnhTrinh sẽ tham gia cùng chương trình với vai trò cố vấn nghệ thuật. Chị chắc chắn rằng đây sẽ là chương trình nhạc Trịnh đúng nghĩa nhất với những gì mà cố nhạc sỹ mong muốn dâng cho đời, đặc biệt là cho những người phụ nữ Việt Nam.
    Đêm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ diễn ra trong các ngày 3,4,7,8/3/2012 tại Nhà Hát Công Nhân phố Tràng Tiền, Hà Nội.
    Điểm bán vé: Nhà Hát Công Nhân 42 Tràng Tiền Hà Nội, văn phòng IB Group Việt Nam: tầng 10, tòa nhà Thăng Long Ford, 105 Láng Hạ, Hà Nội, Nhà Hàng Đông Phương 13 Lê Văn Hưu, Hà Nội
    Đặt vé tại www.ibgroup.vnhoặc gọi: 090 433 7427/ 098 466 6235
  2. reader7788

    reader7788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Tuấn Ngọc: “Một ngàn năm nữa cũng không có một Trịnh Công Sơn”
    (Dân trí) - Khán giả Hà Nội sẽ gặp lại danh ca Tuấn Ngọc vào dịp 8/3 năm nay khi giọng ca nam xuất sắc nhất của tân nhạc Việt Nam này bay bổng với những tình khúc Trịnh Công Sơn trong chuỗi đêm nhạc Trịnh.
    Vào những năm 60, Tuấn Ngọc là ca sĩ nổi tiếng với những ca khúc tiếng Anh, nhưng khi sang Mỹ, anh lại chuyển sang hát nhạc phẩm trữ tình Việt Nam và định hình ở thể loại tân nhạc. Hơn 20 năm qua, giọng hát vượt thời gian, đầy sức lan tỏa của anh đã chinh phục, làm mê hoặc biết bao lớp khán giả, họ ví anh như “tượng đài của tân nhạc Việt Nam”.
    Và giọng hát Tuấn Ngọc càng trở nên đặc biệt hơn với những nhạc phẩm Trịnh Công Sơn, chính nhạc sỹ này lúc sinh thời đã từng nhận định Tuấn Ngọc là ca sỹ hát nhạc của ông thành công nhất. Với Tuấn Ngọc “mỗi bài hát là một câu chuyện, câu chuyện càng hay thì tôi lại càng cảm nhận nhiều hơn…”

    [​IMG]
    Tuấn Ngọc được Trịnh Công Sơn lúc còn sống nhận định là người hát nhạc ông thành công nhất
    Sau liveshow “Riêng một góc trời”, được biết sắp tới anh sẽ lại góp mặt trong chuỗi đêm nhạc Trịnh Công Sơn duy nhất tại nhà hát Công Nhân (phố Tràng Tiền) Hà Nội nhân dịp 8/3?
    Tôi sẽ có mặt ở Hà Nội vào tuần lễ cuối cùng của tháng Hai để tập với ban nhạc cho chương trình này.
    Duyên cớ nào đưa anh đến với chương trình đặc biệt này?
    Trước đây, ông Nguyễn Thùy Dương là Giám Đốc Sản Xuất của chương trình đã mời tôi tham dự, nhưng vì lịch trình biểu diễn của tôi không phù hợp. Do vậy chương trình lần này, tôi đã cố gắng thu xếp công việc để có thể tham gia.
    Được biết đây là lần đầu tiên anh thể hiện những ca khúc nhạc Trịnh tại Hà Nội?
    Tôi đã từng hát nhạc Trịnh ở Hà Nội, nhưng đây là lần đầu tiên tôi hát trong một chương trình nhạc Trịnh ở Việt Nam.

    [​IMG]
    Dịp 8/3 tới tại Hà Nội, Tuấn Ngọc sẽ cống hiến hết mình với các tình khúc "Ru đời đi nhé", "Chiều một mình qua phố"...
    Lúc sinh thời, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn từng coi Tuấn Ngọc là giọng ca nam hát những nhạc phẩm của ông thành công nhất. Vậy anh đã cảm nhận về nhạc Trịnh như thế nào để có thể phiêu lãng và thăng hoa với từng ca khúc của ông đến như vậy?
    Mỗi bài hát là một câu chuyện, và tôi chỉ là người kể lại thôi. Nếu câu chuyện càng hay thì tôi lại càng cảm nhận nhiều hơn.
    Những kỷ niệm và hồi ức của riêng anh với ca khúc của Trịnh Công Sơn?
    Kỷ niệm đầu tiên của tôi với nhạc Trịnh Công Sơn là lúc tôi soạn liên khúc Cát bụi/ Tình xa cho các em tôi là ban tam ca Thúy Hà Tú. Khi nghe các em tôi hát bài liên khúc này trong một ở Sài Gòn, anh Trịnh Công Sơn đã hỏi chuyện tôi và đó là lần đầu tiên tôi nói chuyện với anh.
    Anh đã từng nói cùng với nhạc của Phạm Duy, Từ Công Phụng, nhạc Trịnh anh hát hoài không chán. Điều gì ở nhạc Trịnh khiến anh đam mê đến vậy?
    Tôi nghĩ rằng một ngàn năm nữa chúng ta cũng vẫn không có được một Phạm Duy hay một Trịnh Công Sơn...Tôi là một trong những ca sĩ may mắn đã sinh ra trong cùng một thời đại của những thiên tài âm nhạc này.

    [​IMG]
    Tuấn Ngọc: "Ngàn năm nữa cũng không có một Trịnh Công Sơn"
    Nhạc tình của Trịnh Công Sơn được nhìn nhận mang tính triết học và nhân văn sâu sắc, thậm chí có nhận xét rằng ai cũng có thể nhìn thấy mình trong nhạc Trịnh. Điều này có đúng với anh không? Phải chăng trong anh và nhạc Trịnh có điều gì đồng cảm?
    Tôi cũng là một trong hàng triệu người nghĩ về anh Trịnh Công Sơn như vậy thôi.
    Được đắm mình trong không gian nhạc Trịnh với khán giả thủ đô, điều gì khiến anh mong đợi nhất?
    Được gặp lại khán giả thủ đô trong một không gian nhạc Trịnh dĩ nhiên là phải thú vị lắm!
    Những ca khúc nào anh sẽ gửi đến khán giả thủ đô trong đêm nhạc này và tại sao anh chọn những ca khúc đó?
    Trong đêm đó tôi sẽ hát những bài hát mà khán giả của tôi thích nhất như: Chiều một mình qua phố, Phôi pha, Ru đời đi nhé...
  3. reader7788

    reader7788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    NSND Hoàng Dũng tâm sự về “Nhà hát của những giấc mơ”
    (Dân trí) - Đó là cách gọi đầy nhiệt huyết về Nhà hát Công Nhân của NSND Hoàng Dũng, nơi ông bỏ nhiều sức lực để xây dựng diện mạo như ngày hôm nay và cũng là nơi tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật ý nghĩa.
    Với vị trí đắc địa, tọa lạc trên con phố Tràng Tiền, ngay cạnh Nhà hát lớn, Nhà hát Công Nhân từ trước đến nay đã là một địa điểm quen thuộc với người dân Hà Nội. Sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố đầu tư nâng cấp toàn diện nhân dịp chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, rạp Công nhân hiện nay đã trở thành Nhà Hát Công Nhân với không gian đẳng cấp cho các chương trình nghệ thuật kinh điển, nơi thường xuyên diễn ra những hoạt động văn hóa tiêu biểu của thủ đô.
    NSND Hoàng Dũng, với vị trí Giám đốc Nhà hát Công Nhân người đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết, sức lực cùng tập thể xây dựng Nhà Hát Công nhân có được diện mạo như ngày hôm nay chia sẻ trước thềm năm mới:

    [​IMG]
    NSND Hoàng Dũng - Giám đốc Nhà hát Công Nhân
    Thưa NSND Hoàng Dũng, ông có thể giới thiệu đôi nét về Nhà Hát Công Nhân cũng như quy mô, tầm vóc của rạp hiện nay?
    Theo tôi được biết, đây vốn là rạp chiếu bóng đầu tiên của Hà Nội, được người Pháp xây dựng từ năm 1917 trong phạm vi khu đất có diện tích hơn 1.000m2 trên phố Tràng Tiền với xung quanh là những kiến trúc và địa danh gắn liền với lịch sử và văn hóa Hà Nội như Khách sạn Metropole, Nhà Hát Lớn.
    Ban đầu rạp có tên là Palace, vào thời thực dân Pháp chiếm Hà Nội, rạp được đổi tên thành Eden. Sau giải phóng Thủ đô, rạp được đổi tên là rạp Công Nhân. Năm 1992, khi đoàn kịch Hà Nội được đổi thành Nhà hát kịch Hà Nội thì rạp Công Nhân chính thức trở thành rạp của Nhà hát kịch Hà Nội. Rạp Công Nhân hiện nay là một công trình văn hóa tiêu biểu của thủ đô được Ủy ban thành phố Hà Nội đầu tư xây mới chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nhà Hát có quy mô 3 tầng nối và 1 tầng hầm với diện tích mặt bằng 1000m2, hơn 4000 m2 xây dựng, tiền sảnh rộng và đẹp, phòng khán giả có sức chứa trên 500 ghế ngồi, một sân khấu lớn và một số phòng chức năng với trang thiết bị hiện đại.
    Trên cương vị Giám đốc, ông dự định sẽ tận dụng và phát huy lợi thế này thế nào?
    Chúng tôi tận dụng triệt để không gian diện tích rạp để đây vừa là nơi diễn kịch, chiếu phim vừa là nơi tổ chức những sự kiện lớn.
    Nằm ngay cạnh Nhà hát Lớn, Nhà hát Công Nhân với quy mô và tầm vóc như hiện nay sẽ tỏa sáng như thế nào để chứng tỏ là một địa điểm mới đẳng cấp sang trọng, không kém cạnh, thưa ông?
    Nói về tầm vóc, Nhà hát Lớn là một chuẩn mực, là Nhà hát đại diện, nơi diễn ra những sự kiện lớn tầm cỡ quốc gia. Nhà hát Công Nhân là một địa điểm văn hóa nằm giữa trung tâm thủ đô. Chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng được thương hiệu của rạp Công Nhân chỉ đứng sau thương hiệu Nhà hát Lớn bằng cách xây dựng những chương trình thực sự văn hóa, mang hơi thở đặc trưng của người Hà Nội. Những hoạt động văn hóa sẽ được diễn ra thường xuyên trên sân khấu Nhà hát Công Nhân để nơi đây trở thành một điểm đến đáng tin cậy với người dân thủ đô.

    [​IMG]
    NSND Hoàng Dũng trong vở "Tháp đoạn hồn"
    Được biết, hơn một năm kể từ ngày được xây mới và đi vào hoạt động, bên cạnh những đêm diễn của nhà hát kịch Hà Nội, Nhà hát Công Nhân đã trở thành nơi tổ chức lý tưởng cho những sự kiện lớn, những chương trình nghệ thuật lớn thỏa mãn nhu cầu giải trí của công chúng?
    Đúng vậy, đã có rất nhiều chương trình lớn được tổ chức tại đây như event của Heineken, chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam, Vua hài đất Việt…Sắp tới, trong dịp 8/3, một đêm nhạc Trịnh Công Sơn duy nhất tại Hà Nội với quy mô hoành tráng và đặc biệt cũng sẽ được tổ chức trên sân khấu của Nhà hát Công Nhân.
    Để phục vụ tốt được chương trình quy mô như đêm nhạc Trịnh Công Sơn, nhà hát có thể đáp ứng trong điều kiện kỹ thuật như thế nào?
    Trang thiết bị phục vụ sân khấu của chúng tôi được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, cung cấp tương đối đầy đủ cho những chương trình lớn. Lượng đèn kỹ thuật như laser, đèn moving rất nhiều so với các rạp hát khác trong thành phố. Dàn âm thanh Mỹ do chuyên gia nước ngoài sang tận nơi lắp đặt….
    Lại nói về đêm nhạc Trịnh Công Sơn, được biết ông rất yêu những ca từ nhạc Trịnh?
    Tất nhiên tôi cũng nằm trong số đó. Phải nói là tôi mê nhạc Trịnh và thuộc rất nhiều bài hát của ông. Âm nhạc hay và ca từ bay bổng lãng mạn khiến cho cái buồn trong ca khúc của ông cũng trở nên rất đẹp. Đã có rất nhiều đêm nhạc Trịnh diễn ra nhưng có lẽ phải có một đêm nhạc Trịnh xứng đáng với tên tuổi của ông mà ở đó quy tụ không chỉ những ca sĩ hát hay mà còn là những ca sĩ hiểu nhạc, hiểu những ca khúc của Trịnh Công Sơn.

    [​IMG]
    NSND Hoàng Dũng: "Âm nhạc Trịnh đẹp như những giấc mơ và dịp 8/3 này chúng tôi tin rằng khán giả sẽ lại được một lần quay về với những giấc mơ đó tại Nhà hát Công Nhân"
    Ông có thể chia sẻ về những điều ông biết về đêm nhạc Trịnh sắp diễn ra tại Nhà hát Công Nhân tới đây?
    Âm nhạc Trịnh đẹp như những giấc mơ và dịp 8/3 này chúng tôi tin rằng khán giả sẽ lại được một lần quay về với những giấc mơ đó tại Nhà hát Công Nhân. Đêm nhạc quy tụ rất nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh hay như Mỹ Linh, Quang Dũng, Ánh Tuyết. Đặc biệt cùng với sự cố vấn nghệ thuật của em gái cố nhạc sỹ, ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh còn có sự xuất hiện của Tuấn Ngọc – danh ca hải ngoại được nhiều người yêu thích với chất giọng ấm áp, lối hát giản dị nhưng hiếm có… Chính nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng đã từng đánh giá rất cao giọng hát của Tuấn Ngọc khi thể hiện những ca khúc của ông.
    Tôi mong muốn những chương trình lớn như đêm nhạc Trịnh sẽ diễn ra hàng tháng tại rạp Công Nhân để mọi người có điều kiện được xem những chương trình ca nhạc thực sự hài lòng.
    Xin cảm ơn ông!
    Liên Hồng
  4. reader7788

    reader7788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống thu nhỏ lại trong Trịnh công Sơn . Cuộc đời lớn rộng và mênh mông trong nhạc ông. Dù hôm nay ông đã thu mình bé lại, làm mưa tan giữa đất trời, hay làm một đốm lửa nhỏ nhoi nhóm trong vườn tược trần gian thoáng hiện thoáng mất này - nơi ông đã một lần xem như chốn "Trọ", nơi ông đã nhận chân ra được ý nghĩa của Vô Thường.
    "Bước tới Hư Vô,
    khoác áo Chân Như,
    long lanh giọt lệ,
    giọt lệ Thiên Thu."

    Vô Thường đẹp như một đoá hoa .
    Trần gian này chưa bao giờ là vô nghĩa với người nhạc sĩ du ca này cả.
    Vì ở đó ông đã đập nhịp thở chung với Tình Yêu, Quê Hương, Hoà Bình, Chiến Tranh, Bè Bạn, Phố Phường, Cỏ Cây,... và những chữ viết hoa khác, cho đến khi nhịp thở đã tắt . Một tháng Tư năm Hai Ngàn Lẻ Một, trên quê hương Việt Nam.
    Ðiệu kèn của người thổi saxo bên quan tài ông bây giờ thật sự đã nghe buốt trong tim bạn bè và người yêu mến Trịnh Công Sơn .
    Khi ông ra đi, nhiều người dường như nhận ra ông thật lớn lao.
    Tôi thì thấy ông như thu mình lại .
    Giữa đám đông, cuộc chơi, môi xinh, tóc đẹp, tôi cảm thấy ông thật cô đơn . "Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui" . Chữ "bỏ mặc" nghe thật bạc lòng !
    Mà người nghệ sĩ nào lại không cô đơn với trần gian, cho dù vẫn thiết tha yêu lấy nó như yêu lấy một điều gì còn đẹp đẽ - Cái đẹp được nhìn thấy bằng cặp mắt của con người sống bao dung, vì nghệ thuật.
    Hạnh phúc và khổ đau của kẻ hát rong đi qua miền đất này, bây giờ đã thành máu mủ của những người đã được nuôi sống bằng những tác phẩm tuyệt đẹp Trịnh Công Sơn.
    Xong rồi một kiếp rong chơi . Trong thiên thu ông lại lãng du đi qua một miền khác . Biết đâu có một thế giới nào đó bình yên hơn trần gian này ?
    Ðinh Trường Chinh
  5. reader7788

    reader7788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Một người khác đã nói về ca từ Trịnh Công Sơn như sau: “Tôi rất yêu nhạc Trịnh và thuộc khá nhiều ca khúc. Nhưng hễ nói đến nhạc Trịnh Công Sơn, tôi luôn nhớ đến câu Người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm (Ru ta ngậm ngùi). Chỉ một câu đó thôi cũng đủ cho tôi tư duy về cả cuộc đời”. Có lần, trong một nhà hàng karaoke, anh Sơn hỏi một cô gái vẻ khá quê mùa chất phác: “Em nói rất thích ca khúc Một cõi đi về, vậy em có hiểu thế nào là một cõi đi về không?”.
    Cô gái ngây thơ trả lời:“Em chẳng hiểu gì cả, nhưng không biết sao mỗi lần hát bài này em lại có một cảm xúc không thể nào diễn tả được”. Một người bạn trẻ ở Montreal (Canada) sau khi uống rượu ngà ngà, nghe ca khúc Đêm thấy ta là thác đổ đã yêu cầu bạn mình lái xe đi hơn 600 cây số chỉ để nhìn thác nước Niagara cuồn cuộn mà tiếp tục uống rượu. Riêng anh Sơn, trong những năm sau cùng trước khi mất, bất cứ lúc nào được yêu cầu, anh cũng chỉ hát lui tới hai ca khúc Mưa hồng và Một cõi đi ve. Có thể nói gần như tất cả triết lý về cuộc đời cũng như nhân sinh của anh Sơn đã được tóm tắt trong vài câu: Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ (Mưa hồng). Và: Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt Rọi suốt trong ta một cõi đi về (Một cõi đi về) Nhạc Trịnh Công Sơn đã đi vào lòng người như thế. Nó đến nhẹ nhàng và đôi khi đọng lại mãi trong tâm tư người nghe
  6. reader7788

    reader7788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Nghe nhạc Trịnh nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

    Ngày phụ nữ 8/3 năm nay, danh ca hải ngoại Tuấn Ngọc sẽ cùng nữ danh ca Ánh Tuyết trình diễn những nhạc phẩm lừng danh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trên sân khấu Nhà hát Công Nhân, phố Tràng Tiền, Hà Nội
    Đêm nhạc Trịnh Công Sơn được gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng IB Group Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra trong các ngày 3, 4 và 7, 8/3 tại Nhà hát Công Nhân, phố Tràng Tiền Hà Nội. Chương trình sẽ có sự tham gia của các tên tuổi hát nhạc Trịnh hay nhất như Tuấn Ngọc, Ánh Tuyết, Quang Dũng cùng với các ngôi sao Mỹ Tâm, Mỹ Linh và Ngọc Anh.
    Bên cạnh đó, nhà tổ chức cũng đặt tâm huyết của mình vào chương trình bằng việc mời nhạc sĩ Quốc Trung dàn dựng nghệ thuật cùng ban nhạc Phương Đông. Danh ca Tuấn Ngọc vui mừng khi lần đầu tiên được góp mặt trong một đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Hà Nội và song ca cùng Mỹ Linh trong các ca khúc Phôi pha, Chiều một mình qua phố... Ca sĩ Ánh Tuyết cũng cho rằng những đêm nhạc Trịnh 8/3 hàng năm tại Hà Nội là một trong những đêm giá trị nhất để chị cháy hết mình.
    [​IMG] Để chuẩn bị cho chương trình, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cùng IB Group Việt Nam dàn dựng và biên tập từ cuối năm 2011 với kịch bản âm nhạc, âm thanh, hòa âm phối khí đến từng chi tiết nhỏ. Đặc biệt, danh ca Tuấn Ngọc sẽ về Việt Nam từ ngày 29/2 để tập cùng ban nhạc và các ca sĩ song ca với mình.
    Khán giả cũng sẽ choáng ngợp trước không gian sân khấu thượng lưu, với những màu sắc tinh khiết và mê hoặc, tạo nên cảm xúc đầy khác biệt.
    Chính vì vậy, chắc chắn đây sẽ là những đêm nhạc được kỳ vọng sẽ mang đến sự khác biệt hoàn toàn so với không những các chương trình nhạc Trịnh từ trước đến nay, mà còn với cả các chương trình khác cũng diễn ra trong cùng dịp ngày phụ nữ 8/3 năm nay. Đêm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ diễn ra trong các ngày 3, 4, 7, 8/3, tại Nhà hát Công Nhân, phố Tràng Tiền, Hà Nội.
    Điểm bán vé: Nhà Hát Công Nhân 42 Tràng Tiền Hà Nội; Văn phòng IB Group Việt Nam: tầng 10, tòa nhà Thăng Long Ford, 105 Láng Hạ, Hà Nội; Nhà hàng Đông Phương 13 Lê Văn Hưu, Hà Nội.
    Đặt vé tại http://www.ibgroup.vn, hoặc gọi: 090 433 7427 - 098 466 6235.
    (Nguồn: IB Group)​
  7. reader7788

    reader7788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    VĂN HÓA
    Thứ hai, 27/2/2012, 10:00 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Quốc Trung không muốn biến tấu nhạc Trịnh

    Vị nhạc sĩ nổi tiếng kỹ tính đảm nhận cương vị giám đốc âm nhạc cho chuỗi dự án “Đêm nhạc Trịnh Công Sơn” diễn ra các tối 3-4-7-8/3 tại Nhà hát Công nhân, Hà Nội.
    > Trịnh Vĩnh Trinh tiết lộ về đêm nhạc Trịnh/ 600 đèn sen thắp lên nhớ Trịnh Công Sơn


    Với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Quốc Trung có rất nhiều kỷ niệm, đáng nhớ nhất là bản phối cho ca khúc Tiến thoái lưỡng nan mà chính Trịnh Công Sơn chép tay và gửi cho anh. Theo chồng cũ của ca sĩ Thanh Lam, đây là bản phối mà anh ưng ý nhất nhưng chưa bao giờ phát hành và chính Trịnh Công Sơn cũng chỉ được nghe qua điện thoại từ phòng thu. 10 năm trước, Quốc Trung - Thanh Lam từng định đưa Tiến thoái lưỡng nan vào album “Mây trắng bay về” nhưng cuối cùng lại bỏ ra.
    [​IMG]
    Quốc Trung là nhạc sĩ kỹ tính với từng sản phẩm âm nhạc. Cho đến tận đêm nhạc “Đường xa mây trắng”, diva nhạc nhẹ mới lần đầu thể hiện bài hát này trên sân khấu. Thanh Lam bị chê trách nhiều khi hát nhạc Trịnh, lý do là nhạc Trịnh lạnh, cần độ khoan trong khi Lam lúc nào cũng nóng. Tuy nhiên với Tiến thoái lưỡng nan, "người đàn bà hát" có độ rung giọng rất phù hợp và nhận được nhiều tràng vỗ tay của khán giả. Quốc Trung lấy làm tiếc vì tác giả của nó không thể ngồi dưới khán phòng mà thưởng thức. Trong đêm nhạc Trịnh lần này, Quốc Trung lại giao Tiến thoái lưỡng nan cho Ánh Tuyết - người có nhiều gắn bó với Trịnh Công Sơn lúc ông còn sống. Ca khúc này được xem như sáng tác cuối cùng của Trịnh Công Sơn.
    Là người làm nghề chuyên nghiệp, Quốc Trung cho biết, khi nhận chương trình nào anh cũng luôn cố gắng làm tốt nhất có thể. Riêng với bốn đêm nhạc Trịnh, ngoài trách nhiệm, Quốc Trung còn dồn tình cảm của mình vào đó. Nổi tiếng là người nhiều tìm tòi sáng tạo nhưng Quốc Trung khẳng định, anh không dại biến tấu nhạc Trịnh. “Tôi sẽ không đưa nhà tổ chức vào tình thế nguy hiểm. Thực ra, khán giả vẫn luôn ấn định về cách thẩm thấu nhạc Trịnh và cái hay của những bài hát Trịnh Công Sơn là nằm ở phần lời. Vì vậy, âm nhạc cần thật đơn giản để mọi người thưởng thức được ca từ. Cái cần làm nhất với tôi là thiết kế hệ thống âm thanh thật tốt” - Quốc Trung chia sẻ.
    Ánh Tuyết, Tuấn Ngọc là hai quân bài chủ chốt của Quốc Trung trong dự án này. Đây là lần đầu tiên danh ca tân nhạc hát nhạc Trịnh trong một đêm nhạc “chỉ có Trịnh” tại Việt Nam, nên anh cảm thấy đầy háo hức. Trịnh Công Sơn lúc sinh thời từng xem Tuấn Ngọc là giọng ca nam hát những nhạc phẩm của ông thành công nhất. Trong mắt nhạc sĩ của Đường xa vạn dặm, người khiến anh để tâm nhất cũng là Tuấn Ngọc. “Tôi ấn tượng với anh Tuấn Ngọc bởi nghe mọi người nói là anh ấy rất khó tính” - Quốc Trung nói.
    [​IMG]
    Tuấn Ngọc - Ánh Tuyết là hai giọng ca có nhiều gắn bó với dòng nhạc Trịnh. Bên cạnh hai đàn anh, đàn chị, Quang Dũng, Mỹ Linh, Mỹ Tâm cũng là những người đã gắn bó với nhạc Trịnh. Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Anh là một gương mặt mới tinh với dòng nhạc này. Sau cuộc thi Cặp đôi hoàn hảo, giọng ca đất Quảng thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của khán giả. Tuy nhiên, Uyên Linh - người đang được Quốc Trung “đỡ đầu” lại không có mặt. Giải thích về điều này, vị nhạc sĩ sinh năm 1965 thẳng thắn: “Tôi không có thói quen làm việc dựa trên quan hệ quen biết hay tình cảm riêng mà phải dựa vào yếu tố chuyên môn và công việc”.
    Những ca khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: Chiều một mình qua phố, Ru đời đi nhé, Phôi pha, Rừng xưa đã khép, Đêm thấy ta là thác đổ, Có một dòng sông đã qua đời… sẽ vang lên trong không gian mang đậm tính lịch sử và nghệ thuật của nhà hát Công nhân - nơi được người Pháp xây dựng từ năm 1917. Chương trình được gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng IB Group Việt Nam dàn dựng và biên tập. Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ - tham gia với vai trò cố vấn nghệ thuật.
    Đêm nhạc Trịnh Công Sơn diễn ra trong các ngày 3-4-7-8/3 tại Nhà Hát Công Nhân 42 Tràng Tiền, Hà Nội.
    Điểm bán vé:
    - Nhà hát Công nhân 42 Tràng Tiền Hà Nội.
    - Văn phòng IB Group Việt Nam: tầng 10, tòa nhà Thăng Long Ford, 105 Láng Hạ, Hà Nội. ĐT: 04 3533 2476 máy lẻ 11.
    - Nhà hàng Đông Phương 13 Lê Văn Hưu, Hà Nội
    Đặt vé tại http://www.ibgroup.vn/ hoặc ĐT: 090 433 7427/ 098 466 6235
  8. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Chỉ có Ánh Tuyết và Tuấn Ngọc là hát tuyệt vời trong đêm nhạc này, còn lại là rơm rạ cả (chứ ko muốn nói là rơm rác) vì khoảng cách văn hóa giữa người hát và nhạc sĩ quá lớn (nên Mỹ Tâm cũng hát sai lời, bà diva vớ vẩn ko xứng đáng gọi tên lần này cũng lại hát sai lời).
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Vậy mà dám bảo là chương trình nhạc Trịnh Công Sơn đẳng cấp và hoành tráng nhất từ trước đến nay, đúng là nói mà ko biết nhục!
  9. reader7788

    reader7788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Nếu nghe một bản nhạc Trịnh như "Mưa hồng" ở góc quán cà phê nào đó vào buổi chiều mưa, ắt hẳn không ai lại không thấy mình chìm vào trong tâm trạng u uẩn. Và đôi khi tâm trạng lại dẫn dắt con người ta vào tiềm thức của kỷ niệm…

    Lang thang cả chiều dài đất nước vẫn không kiếm tìm được một nơi trốn tránh hình bóng xưa cũ. Có lẽ, đi đâu thì vẫn phải nhớ đến, sang mùa nào cũng vẫn một tình cảm đó dành tặng cho nơi ấy, người ấy.

    Trời ươm nắng cho mây hồng
    Mây qua mau em nghiêng sầu
    Còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm
    Mây âm thầm mang gió lên

    Người ngồi đó trông mưa nguồn
    Ôi yêu thương nghe đã buồn
    Ngoài kia lá như vẫn xanh
    Ngoài sông vắng nước dâng lên hồn muôn trùng

    Góc phố dịu dàng trong cái xiên trời nắng hắt lên từng bước chân tan trường. Bóng trắng phấp phới bay những tà áo dài gợi nhớ về tiềm thức xa xôi. Nơi ấy con đường thành bạn với đôi chân buồn mỗi chiều lang thang. Giờ lại bồi hồi mong tìm thấy cái nhìn thân quen, cũng lại mong ấy chỉ là phút nhầm lẫn mà thôi. Tuổi mười tám đôi mươi ở đâu cũng duyên thầm nụ cười, lúng liếng ánh mắt hay dẫu chỉ là bước đi hồn nhiên. Con đường này rồi cũng sẽ lại vẽ lên bóng dáng người em gái áo dài trắng thướt tha buổi tan trường…

    [​IMG] Trịnh Công Sơn...

    Nay em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
    Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
    Em đi về cầu mưa ướt áo
    Đường phượng bay mù không lối vào
    Hàng cây lá xanh gần với nhau

    Một thời xứ hoa đào bảng lảng những chiều sương giăng, gợn lăn tăn bên hồ Than Thở đôi bóng tình nhân sóng bước. Trong làn hơi nước ấy thi thoảng đưa chút hương dịu nhẹ tóc ai, thi thoảng vương lên cỏ hương chút nhớ thương. Đi bên người mà tựa như mình đang phiêu diêu ở chốn nào đó. Giờ chỉ một mình dưới lất phất hơi nước nơi chân cầu lượn quanh con thác chỉ mình một người lặng lẽ nhớ.. Những lời thủ thỉ đó vẫn còn bên tai mà người em gái ấy không còn sánh bước bên cạnh. Đâu đấy trên cao mây đã phủ màu tím nhớ nhung…

    Người ngồi xuống mây ngang đầu
    Mong em qua, bao nhiêu chiều
    Vòng tay đã xanh xao nhiều
    Ôi tháng năm gót chân mòn trên phiếm du

    Người ngồi xuống xin mưa đầy
    Trên hai tay cơn đau dài
    Người nằm xuống nghe tiếng ru
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
    [​IMG]

    Lặng lẽ Lang-biang vẫn xanh mướt đồi cây xòa bóng những con đường cô quạnh. Ngồi một mình trong chiều dần buông xứ mộng mơ mà nghe tiếng vó ngựa khua lộc cộc còn nỗi buồn nào cô đọng hơn nơi đây. Còn đâu hơn đây điệu hoang sơ giữa núi rừng điệp trùng vi vút những đồi thông buồn đến nao lòng. Có phải cứ lẩn trốn lại càng thấy mình bất lực khi bị buộc giữ bằng chính tâm hồn. Giữa thinh không chỉ vang lên một nhịp buồn tưởng như vô tận. "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ"...

    "Mưa hồng" đưa tâm hồn người nghe vào một câu chuyện bất tận mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được chút buồn mơn man trong từng giai điệu. Có những lúc là niềm vui kỷ niệm, khi lại thấy man mác cảm xúc vây quanh mình. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã thổi vào "Mưa hồng" một sức sống bền lâu mang đến cho bao lớp người nghe tâm trạng bâng khuâng và chút lặng yên mà nghĩ suy. Và hãy thử lần nào đó chìm lắng trong giai điệu của "Mưa hồng" một chiều trên cao nguyên Lang-biang, nơi câu chuyện được kể bằng ký ức...
  10. reader7788

    reader7788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Bài Nhìn Những Mùa Thu Đi do Khánh Ly và Trịnh Công Sơn cùng hát, cũng là một sáng tạo tuyệt vời khác ! ít khi nào tôi được nghe một bài hát hai giọng, một nam một nữ, hay như thế :
    Nhìn những mùa thu đi / Em nghe sầu lên trong nắng
    Và lá rụng ngoài song / Nghe tên mình vào quên lãng
    Nghe tháng ngày chết trong thu vàng (...)

    (Trịnh Công Sơn, Nhìn những mùa thu đi)

Chia sẻ trang này