1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe nhạc Trịnh thế nào?

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi meo_ko_an_ca, 14/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daotam

    daotam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh muốn nghe có cần hiểu thêm con người nhạc sỹ không nhỉ? Sau đây là một đoạn trich trong chủ đề "Đò đưa trở lại":
    ....Sơn buồn buồn nhìn ra cửa sổ bảo tôi: ?Bạn nhìn ra terrasse (sân thượng) xem, thấy gì không?? Tôi nói không thấy gì, mưa vừa tạnh. Sơn bảo, nhìn kỷ đi. Tôi đang tức mà hỏi chuyện vô duyên nên gắt lại: ?Nhìn kỷ rồi, chỉ có một sợi giây thép phơi áo quần mà mưa nên thầy không phơi. Hết.? Sơn cười chọc quê làm tôi tức thêm: ?Rứa mà cũng học Triết, uổng quá!? Rồi Sơn chỉ tay qua lại như người lên đồng và bảo: ?Bạn thấy không? Những giọt mưa đang chạy qua lại trên sợi dây kẻm ngoài kia, hễ gió thổi qua thì nó chạy qua, gió thổi lại thì nó chạy lại, chúng nó dìu dắt nhau đi tìm sự ?~an trú?T mà không có...Rồi gió thổi mạnh thì chúng run rẩy... và rơi xuống đất, tịch lặng...Tội nghiệp chưa? Mấy giọt mưa kia còn khổ hơn mình nhiều. Tui với bạn ngồi đây được ?~an trú?T dưới mái tôn che chở của An Tiêm, dù nhỏ bé và nghèo cũng còn hạnh phúc hơn những giọt mưa ngoài kia... Đừng có ?~con nít?T nữa. Quan tâm làm gì những lời lẽ vong thân mất gốc. Phải bỏ ngoài tai mới sống nỗi. Bạn mà cứ còn suy nghĩ kiểu ?~công nương?T đó thì còn buồn khổ dài dài. Nhìn những giọt mưa kia có giống những giọt nước mắt quê hương mình không? Mình ở trong thành phố, cực mấy cũng còn sướng chán. Dân ở nông thôn mới khổ dễ sợ. Đạn bom cày xới mỗi ngày, bạn bè đi lính thì cứ nghe tin ngả xuống liên tục. Thật là đau đớn, nhức nhối!...?
    Trên đường về tôi suy nghĩ mãi về những liên tưởng, những cộng hưởng lương tri của TCS. Từ những giọt mưa đi tìm an trú trên giây kẻm đến những giọt nước mắt quê hương mình trong chiến tranh thì thật lạ và cũng thật tuyệt diệu. Sơn đã đưa triết học vào âm nhạc rồi đó. Có phải từ những liên tưởng này mà Sơn đã viết bài Giọt nước mắt quê hương chăng? Hôm sau tôi vào trường thì bị ngay một dàn chào hí hố:?Bồ câu xuất hiện rồi kìa... Ôi giời! Sao bồ câu không bay ra Bắc mà kêu gọi hòa bình nhĩ? vv,,, và vv... Nhớ lời Sơn, tôi cứ mặc kệ phớt tĩnh vào học. Và thỉnh thoảng vẫn lên Đại học Vạn Hạnh giúp thầy sửa chửa bản thảo sách báo hòa bình và qua An Tiêm gặp lại Sơn và các bạn bè nghệ sĩ lang thang. Họ bàn luận và bức xúc về chiến tranh cùng những hậu quả của nó, và nhất là sự có mặt nghênh ngang của lính Mỹ trên đường phố Sài Gòn...đến không chịu nỗi nữa. TCS luôn đốt thuốc lá ngồi nghe, trầm tư và tích lũy bao ý tưởng bạn bè. Sau này, nhìn thấy trong những ca khúc TCS, thỉnh thoảng có bóng dáng bạn bè, như ?oCòn hai con mắt, một con khóc người...? thì rõ là cái kiểu Bùi giáng rồi...
    Nếu như vậy thì có phải muốn nghe nhạc Trịnh và hiểu nhạc Trịnh thì cần có triết học??? Và hiểu cả những con người có tác động đến cả Ngài Trịnh??
    Thời đại đã thay đổi, con người cũng thay đổi, " có những điều mà khi bạn không ở trong hoàn cảnh, bạn sẽ không bao giờ hiểu nổi, dù bạn cố mà hiểu"
    Bởi thế nên có chăng chúng ta nghe nhạc Trinh hãy tự cảm nhận? đó cũng có phải mỗi người đều có riêng cho mình một minh triết cho cuộc sống thường ngày ko?
  2. hungarc

    hungarc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    -Nghe: nhấn play và bật với volum vừa đủ.
    -Cảm: Khi nghe và cảm nhạc Trịnh cũng như tất cả các tác phẩm nghệ thuật khác mà tôi cho là đẹp, tôi đều có một chút sự tĩnh lặng. Và khi đó, tôi cũng không chú ý nhiều đến hoàn cảnh, xuất xứ của tác phẩm đó. Vì theo tôi, có thể như thế sẽ mất đi sự tổng quan của tác phẩm và cũng có thể nhiều người sẽ tìm thấy giá trị của tác phẩm ở trong một tâm trạng, hoàn cảnh khác hợp với mình hơn. Lúc đó tính tư tưởng của tác phẩm lại được cộng thên vào.
    Tôi chỉ gắng tập trung vào từng ca từ, giai điệu cũng như chất liệu làm nên tác phẩm đó.
  3. topic

    topic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Tôi thích nghe nhạc Trịnh nhưng phải do Khánh Ly hát đặc biệt các bài hát trước 1975. Khi nghe chỉ muốn một mình mở nhỏ chìm đắm và suy ngẫm từng lời của bài hát
  4. babyGrow

    babyGrow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Nghe nhạc Trịnh như thế nào a?T? có vẻ có nhiều cách, nhưng hai cách tôi thường xuyên sử dụng nhất là:
    - Nhét CD vào ổ đĩa và chơi thôi.
    - Bật máy tính, chọn list và bật lên nghe.
    Quá đơn giản và dễ dàng. Cd có thể tìm mua hoặc mượn, nhạc có thể copy từ bạn bè.
    Tôi nghe đâu đó nói rằng, thanh niên Việt mình bây giờ nghe nhạc theo cảm xúc. Tức là khi bạn yêu bạn nghe bài hát về tình yêu thì thấy hay, ngược lại bạn sẽ đồng cảm khi nghe những bài hát ỉ ôi thất tình khi bạn ở trong hoàn cảnh đó ? blah blah blah? Và thật sự, tôi cũng thấy nhiều người bạn của tôi nói chỉ có thể nghe nhạc Trịnh lúc buồn, lúc ngồi một mình hay lúc uống café và trời mưa. Tại sao? Tôi không biết. Hỏi thì bạn tôi bảo thích thế.
    Có phải như vậy họ đã vô tình đánh đồng những sáng tác của nhạc sỹ với những bản nhạc buồn và nhiều chất suy tư. Trong khi đó, ai cũng bảo là nhạc của ông phản ánh tình yêu đất nước, yêu cuộc sống và yêu con người. Vậy hóa ra tình yêu là buồn, là phải nghĩ? hay tình yêu của nhạc sỹ buồn quá ? hay tình yêu của nhạc sỹ chỉ có lúc buồn và nhiều trăn trở? phức tạp quá. Tôi lại không hiểu, cái này phải nhờ các bạn có nghiên cứu giải thích.
    Thưởng thức âm nhạc với tôi đơn giản lắm, nó chỉ là để thư giãn. Tôi không thích (thậm chí là ác cảm) gắn âm nhạc với chính trị, với những điều răn dạy, giáo lý, với sự tuyên truyền hay sụp đổ. Vậy nên, tránh nó ra đi, tránh mớ lý thuyết cảm nhận sâu sắc hay nông cạn, đau thương hay hạnh phúc ra đi. Âm nhạc là âm nhạc. Có thể coi âm nhạc là công cụ để giải quyết một vài vấn đề (và nó đã là như vậy), nhưng với tôi, một lần nữa, nó là công cụ để thư giãn.
    Chính vì thế, tôi có thể nghe nhạc Trịnh bất cứ lúc nào, cả những lúc buồn, strees, mệt mỏi hay vui vẻ và thậm chí trong những lúc thế có thể nghe bất cứ bản nào, không phân biệt. Oh, có vẻ như tôi quá ngu ngốc, hoặc là nghe lấy được, nghe kiểu vô cảm, không biết nghe hay cái gì đó tương tự mà mọi người có thể nghĩ ra và gán nó cho tôi. Tuy nhiên, giai điệu và tiếng nhạc nền trong những bài hát làm tôi cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và thư thái. Tôi nghe ca từ và tôi cũng nghe môi tôi mấp máy, tôi thấy thú vị. Sẽ thú vị hơn nếu tôi biết về Trịnh Công Sơn, và thật tuyệt vời nếu biết hoàn cảnh ra đời của ca khúc. Và như thế, tôi thêm hiểu phần nào ý nghĩa trong ca từ ông gửi gắm, và tôi có thể hình dung và tưởng tượng ra khung cảnh hợp với bài hát. Với tôi, đó là một sự thư giãn thú vị.
    Tât nhiên, tính cách và sở thích cúa cá nhân tôi như vậy. Và tôi có thể thích nghi và nghe được nhạc Trịnh, chứ khó có thể tiếp thu những bài hát, ví dụ như của Ưng Hoàng Phúc hát (xin lỗi, tôi cũng không rõ tác giả các bài hát đó lắm), mà chị gái tôi hay nghe.
    Nóng quá nói nhảm.
    Ai thấy phản cảm.
    Cứ chửi là nhảm.
  5. bluemountainno1

    bluemountainno1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    774
    Đã được thích:
    0
    cứ chỗ nào có tranh luận là có Baby grow!
  6. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Vậy sao. Tiếc ơi là tiếc kìa.
    Em theo chồng làm cô dâu xứ lạ, bao nhiêu ân tình giờ tim vỡ theo tim
  7. daotam

    daotam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy nghe Nhạc Trịnh nhiều quá buồn chết đi được, buồn thì đã buồn rồi, rồi bình thường cũng buồn, vui mà cũng thấy buồn.
    Lạ nhỉ, cuộc đời của Ngài Trịnh cực kỳ sống động, sống động có lẽ là vì tự bản thân Ngài Trịnh với nội tâm phong phú mà không mấy ai có thể hiểu hết được. Cuộc sống của Ngài với ảnh hưởng dưới nhân sinh quan của đạo Phật: " đời là bể khổ, tình là dây oan" hay với ảnh hưởng của Thiền ngấm sâu : dấn thân mình vào cõi sống để đạt tới chữ Ngộ như thể âm nhạc vang lên dù có nhanh, dù có dồn dập, dù có vẻ tươi vui, mà vẫn thấy sâu lắng nên tôi khó cảm thấy một niềm vui trọn vẹn, bao giờ cũng là thiếu một cái gì đó vui bật hẳn ra ( hay là một điều gì đó thuộc cung trầm luôn luôn bao trùm)
    Mà cuộc sống này buồn nhiều thì cũng chết mất, nên tôi cũng không muốn nghe nhạc Trịnh quá nhiều, khi nào thích thì nghe thôi.
  8. abunhim

    abunhim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì tớ nghĩ rằng nghe nhạc nói chung và kể cả nhạc Trịnh nói riêng không nhất thiết phải hiểu đúng ý tác giả định nói gì khi viết ra bản nhạc, cũng không nhất thiết phải tìm hiểu rõ xuất xứ hay cuộc đời sự nghiệp tác giả mới có thể có cảm nhận về tác phẩm. Sự tìm hiểu của bạn có thể làm phong phú hơn vốn hiểu biết của bạn, nhưng chưa chắc làm cho cảm nhận của bạn đúng hơn của người khác. Đấy là chưa kể không biết có tồn tại cái gọi là "cảm nhận đúng" trong âm nhạc hay không.
    Giống như khi đọc tiểu thuyết, tớ không bao giờ đọc phần lời giới thiệu trước, mặc dù nó luôn nằm ở những trang đầu, thì khi nghe nhạc cũng vậy. Tớ thích có được cảm nhận và tưởng tượng của riêng tớ, chứ không muốn bị ảnh hưởng bởi những default không phải là của mình. Có thể bác Trịnh Công Sơn dùng nốt nhạc ấy để vẽ lên dòng suối, nhưng tớ nhắm mắt vào nghe lại cứ thấy hiện ra một cánh đồng. Có thể bác ấy dùng ca từ này để nói về tình yêu đôi lứa nhưng tớ chỉ có thể nghĩ đến tình bạn của tớ với những đồng đội trong đội Tình Nguyện hè của tớ khi bài hát ấy cất lên... thì có phải là cảm nhận của tớ rất có vấn đề không. Có thể. Nhưng cái làm cho tớ thích nhạc Trịnh không phải là dòng suối kia hay tình yêu đôi lứa nọ mà ai đó cứ áp đặt là đúng, mà chính là cánh đồng và hình ảnh bạn bè tớ mà nhờ có nhạc Trịnh mới in sâu trong tâm trí tớ đến vậy.
    Nhưng đúng là có hiểu (dù là hiểu theo cách của riêng mình) và có tìm thấy mình trong nhạc Trịnh thì mới thích nghe. Ngày cấp 2, cấp 3 tớ chỉ thích "Em là bông hồng nhỏ", "Quỳnh hương". Vào đại học, tớ mới thấy không có bài hát nào có tác dụng kỳ diệu với tớ như bài "Như một lời chia tay" - ấy là khi tớ chia tay mối tình đầu mà vẫn có thể thấy thanh thản. Là khi đội tình nguyện của tớ ngồi quây quần bên nhau ở cái đất Yên Bái xa xôi trong những ngày mưa và hát "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...". Nếu như không phải nhạc Trịnh gắn liền với những kỷ niệm như vậy, tớ cũng không thể thích chỉ vì cái "thương hiệu nhạc Trịnh sang trọng" được.
    Còn về cách nghe (theo nghĩa cơ học, keke) thì tớ thích nhất lúc đang nằm nhà tự nhiên nghe tiếng nhạc văng vẳng vọng sang từ nhà hàng xóm. Nhạc Trịnh lúc ấy chả hiểu sao lại hay hơn rất nhiều so với khi bật lên trong phòng mình.
  9. bluemountainno1

    bluemountainno1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    774
    Đã được thích:
    0
    Sao mình nghe nhiều mờ vẫn không buồn nhỉ?
    Vẫn cứ cười nhiều và nhí nhố nhiều.
    Vui hay buồn là do tâm trạng của mình, âm nhạc chỉ tác động đôi chút thôi. Khi vui, tớ nghe Trịnh thấy vui, dù có là "như một lời chia tay" hay "buồn từng phút giây", nhưng khi buồn, nghe Trịnh, nỗi buồn ấy thấm sâu hơn .. có thể tan ra, cũng có thể cứa sâu thêm ..
  10. cocovu

    cocovu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    0
    Tớ thường nghe nhạc trịnh trước lúc đi ngủ. Không phải để ru ngủ, mà là để suy ngẫm và cả những lúc buồn. Nghe tuyệt nhất là quán nhỏ nhìn ra hồ với tách cafe và nghe giai điệu của nhạc Trịnh.
    Chít thật, dạo này mình lại quay về thời lãng mạn rùi, lẩn thẩn wá

Chia sẻ trang này