1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghề, Phố và người Hà Nội

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi PhuChan, 27/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Nghề, Phố và người Hà Nội

    Bình dị và gần gũi, quanh ta, những người lao động. Có những cái nghề lầm lũi có những cái nghề quan viên. Có nghề mới nổi, có nghề đã lụi tàn.

    Cái cũ và cái mới đan xen. Xoay mãi trong cái lốc xoáy của đời. Nhưng nhớ nhất vẫn là những cái chợt qua, những cái vẫn còn. Tôi vẫn muỗn dõi mắt theo, những người, những nghề của một thời chưa cũ. Tôi là vậy!


    * NƯỚC GẠO

    Ngày chưa cũ. Góc sân, góc bếp, góc bể nhà ai cũng có mấy cái vại sành đạy điệm kỹ càng. Người xa xứ về lại, cũng nhiều người tưởng ra đấy là những vại cà, vại dưa muối khéo của bà của mẹ. Thật ra, cái vật ấy tầm thường lắm vậy. Là vại nước gạo.

    Gọi là vại nước gạo nhưng nơi đó lại chứa biết bao nhiêu thứ, quẳng đi thì chưa nỡ, của những người cám cảnh "lợn không có, chó thì không". Nào là vỏ dưa, vỏ chuối ngày thường; rồi thì bánh chưng, xôi oản với canh măng của mấy ngày tết trời nồm. Trong cái vại nước gạo có cả mẩu bánh bì gặm vội của chú bé biếng ăn, rồi bát bột nấu vụng của bà mẹ trẻ...

    Chứa trong mình cả cái sự "thập cẩm không ăn được" của thế gian, tựu trung, cái vại nước gạo là nơi cứu cánh cho những tâm hồn thuần Việt: "Của ngọc thực, đừng nên phí phạm".

    Cũng chính cái vại nước gạo đấy cũng là cứu cánh cho nhiều người trong cuộc "chạy ăn". Và nó cũng là cái điểm đến, như một phản xạ có điều kiện cho những người nuôi mấy chú ủn ỉn. Thế nhưng chẳng ai gắn họ với cái nghề chăn nuôi của mình. Người ta gọi họ là những người: "Lấy nước gạo"

    Mỗi ngày một bận, thường là những khi chiều tối hoặc lúc trưa vắng. Họ lầm lũi với những cái vại, cái thùng to bè. Chầm chậm lướt qua một vòng những góc xóm, góc khu quen thuộc của mình. Mang theo một vị chua chua, thoạt như khó chịu, của men sinh học. Hôm đầy. Hôm vơi. Ngày mưa và ngày nắng. Họ giống như tiếng còi tàu trên phố dưới. Cứ đúng tầm lại xuất hiện. Thật quen.

    Trong họ có cả đàn ông, đàn bà. Có những cô dì đứng tuổi sởi lởi. Những chú bác nam giới vui tính và cẩn thận. Và cũng có cả những cô cậu thanh thiếu niên, e thẹn và nhút nhát, thường là đi thay cho mẹ, cho bố những lúc nhà có việc. Họ, chủ yếu đi trên chiếc xe chắc chắn nhưng đẹp hơn chiếc xe thồ rau. Nhưng cũng có cá biệt đấy! Tôi nhớ ngày trước có một chị nhà ở trên bãi, chuyên đi lấy nước gạo bằng xe DD đỏ chói. Cả cái xóm bên cứ xôn xao mãi về phong cách "mới" thời bấy giờ.

    Họ đến để làm vơi đi những vại nước gạo. Thế nhưng chính họ lại là người lấp đầy cái không gian buồn tẻ của xóm nhỏ, của khu tập thể kín cổng. Dân ở đấy luôn thích thú được đón họ. Có người già chỉ mong một câu hỏi thăm vụng về. Có người trẻ mê nhìn vài nụ cười lam lũ nhưng rạng ngời nơi họ.

    Ngày chưa cũ, chẳng ai tính toán gì với những người lấy nước gạo hết. Chẳng ai nhắc, nhưng cứ tháng một lần. Cô lấy nước gạo lại chở theo cả một bó to những chổi đến cái xóm nhỏ ấy. Cô đi từng nhà, lễ phép gọi cửa và cười thật tươi. Cô trịnh trọng gửi lại mỗi nhà, một chiếc chổi rễ cứng cáp cùng một chiếc chổi rơm mềm và thơm nồng mùi rơm mới. Tôi vẫn nhớ chẳng riêng là bà tôi, mẹ tôi, mà hầu hết những người trong xóm đều quý cô lấy nước gạo ấy lắm. Cả xóm, nhà ai có giỗ chạp cũng để phần cho cô một gói nhỏ lộc các cụ.

    Rồi các bà, các bác cũng hay đem phơi ròn những hạt cơm, miếng cháy thừa nhưng còn ăn được ấy. Để mỗi lúc gom lại, rồi để rẻ chỉ bằng phần mấy giá ngoài cho cô. Bởi chưng, cô vẫn lắc đầu quầy quậy khi ai đó nói câu cho không.

    Thế rồi ngày vừa mới, những cái vại sành đi đâu hết. Khó khăn lắm mới thấy mấy cái xô, cái thùng nhựa xỉn màu kín mít. Có nơi còn bói chẳng ra, bởi bao nhiêu đồ thừa người ta tống hết vào túi nylon rồi quẳng ra xe rác. Những nhà khá giả còn có cả máy xay đồ thừa nơi góc bếp. Xay mịn rồi xả nước cho trôi tuột xuống cống. Thế là xong.

    Những người đi lấy nước gạo cũng thưa dần khi vòng qua những xóm, những ngõ. Họ tới những nhà hàng, quán ăn đang mọc lên như nấm ở khắp nơi. Những thùng đầy ắp. Nhưng mùi men cũ lẫn cả mùi rượu bia, mùi mỡ khen khét. Những chỗ ấy thì đừng mong lấy không. Chả thế mà có lần, thấy người lấy nước gạo đứng khúm núm bên cạnh một bà chủ nhà hàng núc ních. Bà xa xả: "Không chịu giá thì tôi gọi người khác! Nước gạo ở đây là hơi bị ''chất'' đấy! Nhá!" Ôi, cái ''chất'' của thực dụng.

    Thế nhưng, dù trước hay dù nay, điểm đến của người lấy nước gạo vẫn là nước gạo. Và điểm quay về của họ vẫn là mái nhà, dù lụp xụp, với bếp lò hồng lửa và với một hy vọng gánh vác đủ cho cuộc sống gia đình. Nhọc nhằn và đáng kính trọng.

    Tôi vẫn nhớ bà, mẹ tôi thường giữ lại cái nước vo gạo đầu. Để lắng rồi tẩn mẩn trút cái nhúm bột cám nhỏ nhoi ấy vào cái vại sành để nơi góc sân.

    Người ta vẫn không chỉ sống cho riêng mình.

    PHUCHAN >>> PHÙ CHẨN >>> PHỦ CHĂN >>> PHÙ CHÂN >>> PHỤC HẬN



    Được PhuChan sửa chữa / chuyển vào 19:57 ngày 28/10/2003
  2. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    * BÁNH ĐA NGƯỜI SÁNG NGƯỜI MÙ
    Có tiếng rao khào khào nơi đầu ngõ. "Ai bánh đa nướng ra mua!". Tiếng rao của một người phụ nữ, giọng trầm đục, tiếng khan như chực tắc nghẹn.
    Thế nhưng cái tiếng rao ấy lại thật vang và bay bổng. Nhặt khoan.
    Trời mùa lạnh lây phây những gió. Cũng thèm cái gì thay cho món bỏng ngô nếp. Ngó đầu gọi với ra: Bánh đa ơi!
    Ngạc nhiên quá khi quảy gánh lại là một người đàn ông cơ bắp, da trắng, nhưng khuôn mặt lại chẳng thấy rạng ngời dù ngoài kia vẫn còn ít nắng nhạt vướng lại. Anh không có đôi mắt.
    Lúc đấy thì mới để ý nhìn lại. Lúp xúp sau hai chồng bánh đa cồng kềnh có bóng áo hoa thấp thoáng. Người phụ nữ ấy nhanh nhảu vượt lên trên, tay nắm lấy dây quang mà dẫn người đồng hành của mình hướng về phía tôi.
    Nhanh nhảu hỏi tôi mua mấy đôi bánh. Bánh vừng đậm, hay bánh quế ngọt. Nhìn tôi một chốc, chợt chị cười nhẹ rồi bảo trước: "Anh chị không có bánh đa rán như ngoài hàng thịt chó đâu!" Người đàn ông mù cũng nhoẻn cười cùng vợ mình. Cái cười như hướng về phía xa nơi đường chân trời.
    À thì hoá ra là tại cái bộ ria lười cạo của tôi. Vẻ đờ đẫn ngủ muộn, thành ra mình giống bợm mất rồi. Tôi mua số lẻ, năm cái vừng, năm cái quế. Người chồng tay thoăn thoắt hạ quang, cởi dây buộc túi xoè ra và bảo: "Chú cứ chọn đi, miễn là nhẹ tay cho anh chị nhờ!"
    Rồi thoáng cái, chồng trước, vợ sau. Thoắt cái, chồng sau vợ trước. Hai con người, một sáng một tối, đã kéo cái tiếng rao của họ sang tận ngõ nhà bên cạnh.
    Tôi nhìn chồng bánh đặt trên bàn nước. Mười cái, chông chênh. Chợt nhận ra là trên đôi quang ấy phải xếp tới vài trăm cái.
    Chợt thấy vui vui khi vẳng nghe thấy tiếng trẻ con xóm bên réo: Bánh đa ơi! Thế là cái quang ấy vơi đi được thêm một tẹo.
    Sang biếu bà cụ hàng xóm mấy cái ăn cho vui. Bà móm mém cười rồi kể cho tôi nghe chuyện một cô gái giang hồ lỡ bước, tình nguyện hoàn lương với một người mù trước vẫn thường lân la ăn xin ngoài phố!
    Lòng lại thấy như thêm nhẹ bớt. Hoàn lương, nương tựa và tự lực. Có mấy ai đủ nghị lực được như họ. Bỗng chỉ thấy gánh bánh đa của người sáng.
    PHUCHAN >>> PHÙ CHẨN >>> PHỦ CHĂN >>> PHÙ CHÂN >>> PHỤC HẬN
  3. tu_dinh_huong

    tu_dinh_huong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.752
    Đã được thích:
    0
    NHẶT LÁ
    Mười năm trước đây, à không có thể là lâu hơn nữa... khoảng 18 năm trước đây, Hà nội không đông như bây giờ. Cây cối cũng nhiều lắm. Mặc dù cũng mưa xối xả, cũng gió giật gió gào ầm ĩ nhưng những hàng cây xà cừ, cây sấu, cây bàng... vẫn hiên ngang sau mỗi trận bão... Trời hửng sáng, cây cối rì rào... dưới chân là từng lớp lá.. lá vàng, lá xanh, lá cỏ úa... xếp lớp lớp, nắng chiếu wa tán, xuyên vào từng giọt nước lấp lánh.. đẹp như một tấm bưu thiếp.
    Chỉ nửa tiếng sau khi cơn mưa tạnh, ở mỗi gốc cây, người ta thấy thấp thoáng những chiếc sọt tre, sọt sắt đan thưa. Gần đó là chủ nhân của chúng đang cặm cụi quét quét... nhặt nhặt. Sọt lá trông thì to đồ sộ cồng kềnh, nhưng thực tế thì nhẹ tênh.
    Mùa đông cũng như mùa hè, trong thời kỳ bao cấp, dầu đong từng lít, than hiếm hoi, củi giữa thành phố như muối trên vùng cao thì chỉ lá cây là chất cung cấp nhiệt duy nhất vừa rẻ, vừa tiện. Vài sọt lá cũng đủ đun được dăm ba ngày. Thế đấy, dường như chết đi vẫn chưa phải là hết, sự kết thúc của thực thể này lại trở thành sự hữu ích cho thực thể khác.
    Bếp củi Hà nội, văn minh hơn một tí, có cái kiềng sắt 3 chân chứ không phải 3 viên gạch chụm đầu, một nửa đen nhẻm, một nửa đỏ đậm.. già nứt nẻ. Lá cây được dồn vào giữa 3 cái kiềng... ở giữa có khoảng trống để châm mồi lửa. Tiếng lá lách tách, tiếng nước reo ì ục... tay người nấu liên tục dồn lá vào bếp, bởi lá cây cháy rất nhanh, chỉ ngơi tay là bếp sẽ tắt. Nồi cơm ủ chín bằng tro lá dường như thơm hơn, dẻo hơn. Bát nước canh dường như được đúc kết cả vị của nước mưa trên lá cây nên cũng ngọt hơn. Tro lá vùi vào những gốc cây hoa giấy, hoa tigôn... tốt phải biết.
    Giờ người quét lá nhiều lắm, nhưng nhặt lá về đun thì dường như cũng chẳng còn mấy nữa. Thi thoảng gió mùa đông bắc tràn về, tôi lại thử mò ra đường PhanĐìnhPhùng hay Hoàng Diệu để xem những người nhặt lá còn đó không. Nhất là mùa thu, lá vàng trải thành thảm dài trên mặt đất... nhưng tuyệt nhiên ko có bóng dáng một cái sọt, hay một người nhỏ nhỏ lom khom dưới hàng cây. Chỉ có những cô lao công với chiếc chổi tre dài ngòng quét từng nhát dài... những thảm lá dạt về một góc .... đưa lên xe thùng... tống thẳng ra ngoại thành. Đơn giản, gọn gàng, nhanh, sạch.
    Bếp điện, bếp ga ầm ào xô vào Hà nội, như cơn bão cấp 12. Ko khói, không bụi, ko kiềng 3 chân, ko tro. Lúc nào cũng sẵn sàng. Tiện lợi lắm. Văn minh lắm...
    Nhưng sao tôi vẫn cảm giác lưu luyến hình ảnh những người nhặt lá..., động đấy, nhưng lại tạo nên một cái tĩnh khó quên trong lòng Hà nội.
    ...Khi con tim cất tiếng hát vì yêu...có lẽ... trí tuệ không nên hát theo mà phải làm nhạc trưởng...
  4. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG CHIẾC CỐC VẠN LỰC
    Trước cái thời mà chợ Đồng Xuân chưa cháy, đối diện phía bên kia đường, có một căn phố là lạ. Chẳng thấy bày oản hương vàng nến, cũng chẳng có đồ hàng xén hay màn tuyn gì hết. Thế nhưng nó lại là gian hàng rực rỡ nhất.
    Phía trên, bên dưới. Lớp ngoài, lớp trong. Thật nhiều những chiếc cốc là lạ. Không thật điệu đàng như cốc thuỷ tinh bên Tiệp vác về. Cũng không nồi đồng cối đá như đồ Liên Xô.
    Thế nhưng nó nuột nà và nhẵn nhụi lắm. Khác hẳn những thứ cốc, thứ ly mậu dịch đầy bọt thuỷ tinh và tạp chất thời bấy giờ.
    Ai đó có tò mò mà liếc ra phía đằng sau nhà, chắc sẽ tưởng chủ nhân là một tay bợm bia. Bởi chất như núi là một đống vỏ chai bia. Thứ bia Vạn Lực, Ly Quyền & Quả Táo mà dân ta một thời uống song song với nước khoáng Kim Bôi. Thứ vỏ chai màu xanh, một màu.
    Đồ nghề của chủ nhân là một bàn cắt với đầy đủ những đồ nghề của thợ kính. Hiện đại hơn cả là chiếc máy cắt vòng và môt chiếc máy mài xinh xinh. Ông chủ chán làm nhà nước, không biết nghỉ mất sức từ hồi nào. Ngồi cặm cụi cắt từng cái cổ chai. Cẩn thận làm nhẵn cái miệng "cốc" đó. Rồi tỉ mẩn mài từng hoạ tiết xinh xinh trên cái cốc mới thành hình.
    Những bông tuyết, những hình hoa lá. Và cả những chữ, những hình phức tạp khác nếu được yêu cầu. Hồi đấy, tôi vẫn cố để dành tiền quà sáng. Mua cho bằng được một bộ cốc Vạn Lực đề mà chưng trong nhà. Bởi ông chủ nói: chất lượng của vỏ chai bia Vạn Lực là tốt nhất.
    Khoái nhất là ngày nọ, được một bác làm phục vụ trong khu Ngoại Giao Đoàn cho hơn chục cái vỏ chai rượu tây. Thế là lại lóc cóc đi chợ. Năn nỉ bằng được ông chủ làm cho một bộ cốc xịn. Hi hi, đồ Tây có khác, trong vắt, trắng bóc và long lanh hơn hẳn đồ Tàu. Thêm một cái hạnh phúc vớ vẩn được cất chứa trong nhà.
    Giờ thì chẳng còn ai làm cái nghề ấy nữa. Đồ tiện dụng tràn lan. Vậy nên cái thú vui, cái thú giết thời gian tỉ mẩn ấy cũng mất dần.
    Tôi vẫn nhớ những lúc đi qua căn phố ấy, buổi sáng, buổi chiếu. Khi nắng chiếu vào gian hàng tôi tối. Trong ấy, bừng sáng và lung linh những sắc xanh bình dị của những hàng cốc tái chế.
    Mọi thứ, đều đẹp nếu ta biết trân trọng.
    PHUCHAN >>> PHÙ CHẨN >>> PHỦ CHĂN >>> PHÙ CHÂN >>> PHỤC HẬN
  5. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    RAU Xặ MỏằsI
    Có nhỏằng miỏằn quê giỏằa lòng Hà NỏằTi. Ngỏằc Hà quê Hoa, Vòng quê Cỏằ'm, XuÂn Đỏằ?nh quê Hỏằ"ng Xiêm... Ngặỏằi yêu Hà NỏằTi có thỏằf kỏằf ra mỏằTt danh sĂch dài nhỏằng cĂi tên làng Hà NỏằTi. NặĂi mà nhỏằng cĂi nghỏằ gỏn vỏằ>i ngặỏằi dÂn nặĂi ỏƠy, mong manh nhặ nhỏằng thỏằi gian cỏằ' bĂm lỏƠy nhỏằng mỏÊnh tặỏằng rêu ặỏằ>t 'ỏôm nhỏằng lỏằƠi tàn.
    Và có mỏằTt miỏằn quê nhặ thỏ, quê nỏằTi tôi.
    Phỏằ' KhÂm Thiên thỏằi 'ỏĐu thỏ kỏằã nỏằâc tiỏng vỏằ>i nhỏằng xóm cô 'ỏĐu. Phỏằ' KhÂm Thiên nhỏằng nfm gỏĐn cuỏằ'i thỏ kỏằã nỏằ.i danh vỏằ>i nhỏằng lỏằ>p, nhỏằng trặỏằng dỏĂy cỏt may cho dÂn ngoỏĂi tỏằ?nh. GặặĂng mỏãt phỏằ' thỏằc và mặặĂng: nhỏằng vỏt tưch còn lỏĂi cỏằĐa mỏằTt vạng 'ỏ** lỏĐy ven Thành câ. Làng có tên chỏằ là Thỏằ. Quan. BỏằYi không là "quan thỏằ." nên dÂn lam lâ tỏằông thỏằi.
    Tỏằô 'ỏĐu nhỏằng nfm 80 'ỏằ. vỏằ trặỏằ>c dÂn trong làng vỏôn giỏằ nhỏằng nghỏằ câ cỏằĐa ngặỏằi xặa: chài lặỏằ>i, kâo vó, mỏằY lò răn... Và có mỏằTt nghỏằ mà hỏĐu nhặ nhà nào câng làm: thỏÊ rau muỏằ'ng bă - rau xặĂ mỏằ>i.
    Nhà ông bà nỏằTi tôi xặa, câ nhặ thỏằf trong phim vỏưy. Nhà tre, vĂch trĂt 'ỏƠt, lỏằÊp phưa trên là mỏằTt thỏằâ giỏƠy 'ặỏằÊc tặỏằ>i 'ỏôm nhỏằa 'ặỏằng. MỏằTt trĂi tặỏằng gỏn 'ỏĐy nhỏằng bĂnh than bạn - nhiên liỏằ?u cho lò răn cỏằĐa ông. Bên nhà, mỏằTt 'ặỏằng mặặĂng rà sÂu và nhiỏằu cĂ. CĂi vó cỏằĐa ông tôi hiỏm khi 'ặỏằÊc cỏƠt lên mà trỏằ'ng không.
    Bà nỏằTi tôi, nhỏằng bĂc dÂu tôi thỏÊy 'ỏằu chung nhỏằng tỏằông 'ỏƠy viỏằ?c. Chòng chành trên chiỏc thuyỏằn thúng, sĂng sỏằ>m 'Ê lặỏằ>t ào ra tỏưn Hỏằ" Đơnh. Chỏằ? thoĂng sau 'Ê thỏƠy 'ỏĐy ỏp nhỏằng rau muỏằ'ng là rau muỏằ'ng. Thỏằâ rau xặĂ mỏằ>i tặặĂi & ròn 'ỏn khi già.
    Ngày xặa trong làng còn có cỏÊ mỏằTt HỏằÊp tĂc xÊ chuyên cung cỏƠp rau muỏằ'ng cho cĂc hàng Rau-Hoa-QuỏÊ cỏằĐa Mỏưu dỏằ băo. Hôm trặỏằ>c vỏằÊ thỏng Ve (tên cúng cặĂm cỏằĐa bỏằ' tôi) có kỏằf cho tao cĂi chuyỏằ?n mỏưu dỏằi nỏằưa xanh nỏằưa hỏằ"ng tặặĂi, nom rà ngon.
    Mà sao bà hỏằ"i 'ỏƠy tài thỏ không biỏt. GĂnh rau 'ỏĐy nhặ vỏưy mà kâu kỏằi quê giỏằa lòng Hà NỏằTi. Cô dÂu là ngặỏằi làng Thỏằ. Quan, chú rỏằf dÂn làng Trung PhỏằƠng. Hai làng chỏằ? cĂch nhau mỏằ-i mỏằTt bỏằ mặặĂng. Đôi bên bỏằ'n hỏằ 'ặa dÂu rặỏằ>c dÂu 'ỏằu bỏng thuyỏằn thúng. Bóng cô dÂu Ăo dài trỏng lặỏằ>t nhỏạ trên nhỏằng mỏÊng rau muỏằ'ng 'ỏĐy hoa tưm.
    Giỏằ thi thoỏÊng vỏằ Làng. NặĂi nhà câ cỏằĐa ông bà nỏằTi chỏằ? còn sót lỏĂi có bỏằ mặặĂng và cÂy khỏ cỏằĐa ngày xặa. Đi trên 'ặỏằng làng bÂy giỏằ chỏằ? thỏƠy nhỏằng nhà và nhà. Nhỏằng khoỏÊng không gian 'en kỏằPHUCHAN >>> PHT CHỏăN >>> PHỏằƯ CH,N >>> PHT CH,N >>> PHỏằÔC HỏơN
    Được PhuChan sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 19/06/2004
  6. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Có khi nào tôi chợt nghĩ, sẽ viết đến cái nghề của mình đây! Nhưng chắc sẽ còn xa lắm, khi mà lửa đam mê không còn cháy trong tôi!
    Hãy biết yêu những gì mình có! Ai đó đã nói với tôi như vậy!
    Có thể là tôi sẽ không bao giờ vừa ý & bằng lòng, nhưng tôi yêu, đúng, yêu những gì mình có! Cả cái nghề khốn khó mà tôi đang làm!
    Chúc mọi người thêm một cuối tuần thật vui & đáng nhớ!
  7. Ramnstein

    Ramnstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Một cái tết cũng đã lâu lắm, sáng mùng một, cafe một mình ở Bích Câu. Bàn ghế, vỏ hạt dưa và người tràn cả ra hè đường. Không hiểu sao, sáng đầu năm mà người rỗi rãi nhiều thế, chỉ khác mình ở chỗ họ không cô đơn.
    Ờ mà ngày tết mà, sao không rỗi rãi được.
    Từ ngoài, có hai đứa nhỏ đi vào. Đồng phục học sinh trắng phau. Tay cầm xấp vé số dày cộm. Vào quán được một tí , lại ra.. Vậy là không ai mua rồi. "Nếu bọn nó không mời mình cũng khỏi mua". Nghĩ vậy nhưng cũng gọi bọn nó lại..
    - Có vé cào hôn em?
    - Có nè chú.. (chìa xấp vé, bỗng rụt lại, cầm bằng 2 tay, rồi lại chìa ra)
    ...
    Đến cái thứ 1x, thì cả 3 mái đầu cùng chụm lại, thỉnh thoảng lại một tiếng reo vui cất lên lanh lảnh..
    6 năm sau, lại về quê. Thất bại. Tìm mãi mới đến được Bích Câu, quán nhỏ không còn ở chỗ cũa, chủ quán cũng không còn là người cũ, những bản ballads khi xưa cũng đã được thay thế bằng "tình yêu đến em không mong đợi gì..". Thậm chì, cả hương vị ngày tết cũng không có. Quán trống không.
    Lại vé số bước vào. Thằng tôi trẻ con to đầu chuẩn bị sẵn một bộ mặt cau có.. Lâu rồi không mua vé số.. giả sử lần này mua thì phải nhịn cái gì để bù lại nhỉ..
    Con bé chìa xấp vé số trước mặt, hai tay, nhoẻn cười. "Chú ơi...". "Chú không mua đâu".
    Bàn tay rút lại, và lại "chú ơi..".
    "chú không mua đâu"
    "dạ không.. thấy chú quen quen. Phải chú hồi Bích Câu của chị Dung, mua của con hơn 80 vé cào không chú?"
    "...A nhớ rồi.."
    ...
    "chị đâu?"
    "Chị con vô thành phố học đại học rồi. Giờ chị đi dạy thêm".
    ...
    Và cái thằng bé to đầu, hôm sau lại ra đi. Lại vẫn thất bại, sau mỗi lần như vậy lại cafe một mình. Không có vé số mời mọc.
    Không về quê.. ngại lại gặp người giống hai chị em khi xưa.
  8. Ramnstein

    Ramnstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Cũng như trên, đây chẳng phải là nghề Hà Nội. Là nghề ở khắp nơi.
    Ngõ nhỏ tối om, càng tối hơn khi chỉ có một ít ánh đèn đổ ra thành một vệt. Từ chỗ cái vệt ấy, phát ra nhừng tiếng chan chát, không to lắm như đều đặn. Ở sau cái vệt đó, có một lò bành mỳ, nhỏ thôi, lửa hừng hực nóng. 3 con người xoay trần, mồ hôi long tong. Hai bàn tay nhào bột, đập bèn bẹt từng phát phũ phàng vào tảng bột be bé bằng nắm tay con nít. Tàng bộ dẹt ra, rồi được cuốn lại, trông giống trài chuối, và sau đó lại được xếp lên một cái khay gỗ to chờ nở. Một nắm bột khác lại được véo ra, bèn bẹt. Đôi bàn tay kia, dính đầy bột trằng nhưng vẫn thấy u sần những vết chai.
    Cạnh đó, đôi bàn tay khác, vơi vội cây đũa nhỏ kẹp một lưỡi dao cạo, thoăn thoắt rạch từng đường dài trên những chiếc bánh đã nở rồi. Gài chiếc đũa lên vành tai, đôi tay vớ cây móc sắt, giật tung cửa lò. Hơi nóng ùa ra hừng hực. CHiếc móc đỡ một đầu khay, đưa vào khe miệng lò, xoạch. Tất cả đã nằm gọn trong. Của lò đóng lại. Bàn tay lại gỡ chiếc đũa từ vành tai xuống. Khônh có một động tác thừa, kể cả quệt mồ hôi.
    Đôi bàn tay thứ 3 đang lần đếm những xấp tiền nhàu và cũ, có cả mùi tương, mùi rau, mùi chả.. những mùi có trong một cái bánh mỳ. Tiền của những người lấy bánh bán lẻ buổi sáng. Họ cũng sắp đến rồi.... Gọi vội mờ tiền bằng một sợi cao su, bàn tay rút thêm nhũng thanh củi to, đẩy vào gầm lò. Nhũng giọt mồ hôi lại chảy nhiều hơn.
    ...
    ...
    Cũng đã lâu rồi không còn dịp đi ngang qua lò bánh mỳ nhỏ ấy. Mà hình như nó cũng chẳng còn. Bây giờ thiên hạ dùng lò điện nhiều hơn, vừa đỡ nhọc, vừa vệ sinh. Lại không phải trần trùng trục đổ mồ hôi hằng đêm.
    Mà bây giờ không còn nhiều người gặm bánh mỳ mỗi sáng thì phải.
  9. xinh_nhat_mang

    xinh_nhat_mang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    5.178
    Đã được thích:
    0
    mỗi nghề đều làm giàu cho chính mình cho chính hà nội
    cho chính chúng ta
    nếu chỉ nhìn về những bề nổi của cuộc sông đôi khi ta bỏ xót những giá trị khác mà chúng ta đang theo đuổi
    tuy em ko fải thuôc thế hệ 7x ,có thể thời mà em sống hiện nay được nhiều điều tố hơn,có nhiều điều kiện hơn
    nhưng em vẫn muốn nói đến nghề bán báo
    có ai nghĩ rằng những em bé có khi kem tuổi em lại đi bộ hàng bao nhiêu cây số 1 ngày chỉ để kiếm 20 nghìn đồng
    có ai nghĩ đến các bạn ấy đôi khi còn bị trấn lột rồi ăn hiếp
    có fải thân phận con người nhỏ bé đến thế ko
    có fải đôi khi ta quá thờ ơ
    nhưng ....lại là chữ nhưng đã bao lần ta làm được điều gì có ý nghĩa
  10. Jolie2222

    Jolie2222 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Topic hay thế này mà mọi người không viết gì nhỉ.
    Nhân dịp Trung thu, em sẽ viết về nghề gia truyền nhà em cho mọi người đọc nhá.
    Hì hì, nhưng nợ đến mai. Hôm nay quên béng mất đĩa ở nhà

Chia sẻ trang này