1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghề, Phố và người Hà Nội

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi PhuChan, 27/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Biển Đỏ
  2. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Hoa nữa nhé!
  3. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Ngổn ngang và chìm lấp!
  4. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Bé xinh!@
  5. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Cả một cõi-tâm-linh trên cổng!
  6. PhuChan

    PhuChan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Mờ những thời gian!
    Được PhuChan sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 28/03/2005
  7. tu_dinh_huong

    tu_dinh_huong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.752
    Đã được thích:
    0
    Ối zời, anh PC ơi, cái này có phải ở Thuỵ Khuê ko ạ. Đúng cái cổng ngõ đấy. Hic, ông anh chụp lâu chưa đấy, làm gì mà lượn tới tận mấy cái khu đấy hử. Tưởng mình em chui về làm ma làng đấy thôi chứ, zờ cả anh nữa à, định làm hàng xóm à
  8. banh_troi_nuoc_thoi_nay

    banh_troi_nuoc_thoi_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    HÀ NỘI - NHỮNG TIẾNG RAO​
    Cuộc sống chốn đô thành luôn ồn ào và náo nhiệt, trong cái buổi cơ chế thị trường con người lại càng trở nên tất bật hơn bao giờ hết. Tảng sáng, cư dân vùng phụ cận đã ý ới gọi nhau vào nội thành để bán mớ rau con cá. Cho tới tận nửa đêm mà tiếng xe máy ô tô vẫn ầm ì chẳng nghỉ, quá đêm về sáng lại là giờ của những chiếc xe cồng kềnh chuyên chở đất đá đến các công trường xây dựng. Nhưng trong vô vàn âm thanh hỗn tạp và nhịp sống sôi động ấy, ta vẫn nhận ra những tiếng rao hàng.
    Nếu như ?oAi mua bánh bột lọc không?? đã trở thành tiếng rao quen thuộc giữa đêm trường Huế trước cách mạng, thì "Trứng vịt lộn đây!" lại tha thiết kéo dài trong đêm khuya yên tĩnh của phố cổ Hội An, "Bánh ú đây!" lan theo gió biển dọc sông Hàn. Tiếng rao Hà Nội cũng mang một màu sắc độc đáo rất riêng của Hà Nội. Đêm khuya thanh vắng, tiếng rao vẫn vang xa tận hang cùng ngõ hẻm, trời rét căm căm, lại thêm mưa phùn gió bấc, cái hơi lạnh làm cho người ta co cụm lại trong chăn ấm chẳng muốn ló đầu ra ngoài, thì ngoài hè phố vẫn vẳng lên những tiếng "Bánh bao nóng đi...i...", "Bánh mì nóng giòn nào...!". Chỉ việc mở cửa ra và gọi: "Bánh", thế là có ngay một bữa lót dạ buổi tối vừa nhàn, vừa tiện. Hay như ở góc phố nào đó, đang có gánh phở, bốc hơi toả hương thơm của thứ nước xương bò đã hầm nhừ, trong veo, ngọt lịm, với đầy đủ gia vị của ngũ hương, thảo quả. Và người gánh phở đủng đỉnh quẩy dọc phố rao lớn: ?oPhở ơ...?. Thật thú vị biết bao khi ăn bát phở ngon, nóng mà chẳng phải ra khỏi cửa lúc trời lạnh.
    Trước kia Hà Nội còn có tiếng gọi "quất ơ" (tức đánh tẩm quất). "Món" này giờ không còn thịnh nữa, có chăng chỉ vài khu tụ điểm ở bến xe, ga tàu.
    Tiếng rao Hà Nội ngày nay cũng giống như sự vận động nhanh nhạy của cơ chế thị trường, gấp gáp và phong phú hơn nhiều. Tiếng rao lông ngan, lông vịt dần mất hẳn, thay vào đó là những tiếng rao của nhiều ngành nghề và mặt hàng mới lạ. Chẳng hạn: "Ai mành mành nào..." (tức mành che cửa), "Quạt cháy, xuýt-vôn-tơ hỏng bán đi...i...", "Máy giặt, máy bơm hỏng bán nào... ào... o!". Rồi những tiếng rao xôi, chè, khúc nóng, bánh mì, cháo trai, cháo hến... Dù là các mặt hàng khác nhau nhưng tiếng rao đều chung một điệu kéo dài các âm tiết cuối câu, lời rao phát ra tập trung nhấn mạnh vào mặt hàng cần mua hoặc cần bán. Dư âm lời rao lúc lên thanh, xuống trầm, lúc khoan thai chậm rãi phụ thuộc vào bước đi cũng như tốc độ xe đạp hoặc xe đẩy của người rao. Cũng có tiếng rao nghe rất lạ tai, ngôn ngữ lời rao phát ra giản thể, câu ngắn rút gọn rõ ràng và không kéo dài, chẳng hạn: "Đôn, chậu cảnh đê". Có tiếng rao, cộc, cục mịch như chính nghề của người rao, chẳng hạn: "Khoa ơ" (tức ai sửa khoá không). Có tiếng rao ê a, dề dà, kéo dài âm điệu như chính hệ thống những mặt hàng người rao cần mua hay cần bán: "Sách, báo, nhôm, nhựa, chai lọ, dép hỏng bán đi...i..?. ?oCó ai bánh nếp, bánh chưng, bánh giầy, bánh giò, bánh rán nào... ào...". Còn có những lời rao khiến cho nhiều người lần đầu đặt chân đến Hà Nội không khỏi băn khoăn tự hỏi, chẳng hạn ?oPhớ ơ? (tức nước đậu phụ làm đông nhưng không cứng và chưa ép thành đậu) có người không biết là gì lại tưởng là "phở" đọc lái thành "phớ".
    Tiếng rao cất lên giữa chốn đô thành nhộn nhịp sầm uất phần nào phản ánh đời sống của những người dân lao động lam lũ vất vả nơi đây. Thủ đô của chúng ta đang trên đà chuyển mình vào thế giới văn minh hiện đại. Con người Tràng An thanh lịch dường như mải mê hối hả với cuộc sống biến chuyển thường ngày. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ấy, có lẽ một lúc nào đó họ sẽ cảm nhận thấy buồn và đơn điệu nếu như thiếu vắng những lời rao quen thuộc./.
    (Hà Nội mới cuối tuần)
    Được banh_troi_nuoc_thoi_nay sửa chữa / chuyển vào 09:46 ngày 31/03/2005
  9. banh_troi_nuoc_thoi_nay

    banh_troi_nuoc_thoi_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    NÉT ĐẸP VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI THANH LỊCH​
    à Nội, thủ đô một đất nước có bốn ngàn năm văn hiến. Nơi hội tụ những tài năng, những trí tuệ tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, đã được nhân dân cả nước ca ngợi: "Ngàn năm văn vật đất Thăng Long" hoặc "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"...
    Những câu mến yêu đó nhằm nói về những nét đẹp văn hoá trong cử chỉ, lời ăn tiếng nói và hành động của người Thăng Long, người kinh kỳ, kẻ chợ, người Hà Nội, người thủ đô.
    Xin được lược kê đôi nét về cử chỉ:
    Hào hoa mà không kênh kiệu, khoe vẻ giàu sang.
    Phong nhã mà không lề mề, chậm chạp, lù dù.
    Linh hoạt mà không xấc xược, láu lỉnh, kệch cỡm.
    Vui tươi duyên dáng mà không suồng sã, lẳng lơ.
    Vừa thông minh, lịch thiệp mà không ba hoa, hời hợt.
    Vừa chững chạc, khiêm nhường, vừa ân cần, tế nhị... khiến cho ai đó mỗi khi gặp gỡ, giao thiệp đều cảm thấy hài lòng, quý trọng và cảm kích những giây phút hội ngộ đầy thoải mái. Khi ra về vẫn luyến tiếc và mong sao có dịp tái ngộ, hàn huyên.
    Khi gặp người quen thì tươi cười chào hỏi, dù người đó ít tuổi hơn, vai vế trong họ hàng và xã hội có kém hơn... Lại càng chủ động hỏi han ân cần để kẻ dưới khỏi tủi thân hoặc chê trách.
    Trái lại, đối với người có chức, quyền cao hoặc giàu sang thì người Hà Nội thanh lịch có ý lảng tránh... để khỏi mắc tiếng "Thấy người sang bắt quàng làm họ". Bởi họ biết rõ đó là của phù vân, là quyền chức "nhất thời".
    Nhưng, đối với các vị đáng bậc cha chú, người Hà Nội thanh lịch phải ngả mũ chào, tỏ lòng tôn kính với mong muốn được phụ giúp việc gì đó có ích để các bậc trên được hài lòng về con cháu.
    Trong mối quan hệ bạn bè nam nữ, thanh niên Hà Nội làm quen với phái nữ bằng những cử chỉ và lời nói lịch sự tế nhị biểu lộ một chiều sâu tâm hồn trong sáng, một trí tuệ thông minh... Chinh phục ai đó bằng hành động cao thượng, bằng sự cảm mến, quý trọng, tận hưởng.
    Còn các thanh nữ thủ đô thuỳ mị, duyên dáng kín đáo. Yêu ai, ghét ai cũng để trong lòng. Nhưng cô ấy khinh bỉ ra mặt những kẻ ăn nói thô lỗ, bỉ ổi, sỗ sàng, ăn nói huênh hoang "trưởng giả học làm sang".
    Phụ nữ Hà Nội thanh lịch được tiếp xúc rộng rãi biết phân biệt người có tài, có đức với kẻ ba hoa con ông cháu cha, áo quần bảnh bao, ăn tiêu xa hoa khoe của. Các nàng chỉ cười bằng ánh mắt. Lấy nón che nghiêng hoặc khăn che miệng khi tủm tỉm cười. Họ rất sợ đi với bạn quen lối cười hô hố, cười toe toét rũ rượi, ảnh hưởng lây tới tư cách mình.
    Lời nói và giọng nói thanh thiếu nữ Hà Nội đến là dễ nghe, bởi chất dịu dàng, duyên dáng, kèm theo chữ ạ rất nhỏ cuối mỗi câu, nghe sao mà xao xuyên. Ví dụ:
    - "Thưa ông, mẹ cháu xin gửi lại ông tờ báo ạ!".
    - "Thưa thầy, thầy giảng giúp cho em bài này ạ!"
    - "Chị ơi! Đây có phải nhà bác A không ạ?"
    Nghe vậy ai nỡ nào trả lời cộc lốc, hững hờ được.
    Những bữa cỗ đông người dự, người Hà Nội thanh lịch bao giờ cũng gắp những miếng ngon nhất mời các vị cao tuổi với lời lẽ trân trọng: "Xin mời cụ nếm thử ạ!". Sau cùng, mới nhận miếng nhỏ nhất cho mình.
    Đến dự lễ cưới với thái độ vui tươi, nhưng không lợi dụng sự mừng vui ấy mà rượu chè say khướt và nói năng bừa bãi, khôi hài bằng những câu dung tục, rẻ tiền.
    Còn đi dự lễ tang, dù thân hay sơ, người Hà Nội có văn hoá không phì phèo thuốc lá, trò chuyện oang oang, cười nói nhởn nhơ, mà phải có cử chỉ, nét mặt u buồn tỏ ý chia sẻ nỗi đau thương. Khi đi đường gặp đám tang, người Hà Nội đều ngả mũ chào linh hồn người quá cố.
    Đến bệnh viên thăm bệnh nhân, thăm hỏi ân cần, nhẹ nhàng... Khỏi phiền người khác đang đau mệt cần yên tĩnh.
    Những nét đẹp "văn hoá" không chỉ dành riêng cho thanh niên hoặc người nhiều tuổi. Nó thấm sâu, lan rộng tới các em thiếu niên, nhi đồng.
    Tôi xin kể mẩu chuyện này:
    Năm 1975 một buổi tối tôi đi tàu điện từ chợ Hôm lên Bờ Hồ lo không kịp chuyến tàu cuối vào Ngã Tư Sở. Cho nên tàu mới đến Bờ Hồ từ trên toa tôi đã hỏi rất to một cách bâng quơ: "Tàu nào vào Ngã Tư Sở đó các bác ơi?".
    Có nhiều tiếng đáp của các em nhỏ: "Đây, đây, lại đây ông ơi!". Mừng quá, tôi đi về phía các em. Tôi được nghe những lời nói chân tình: "Chúng cháu cũng về chuyến này, ông ạ!". Rồi các em chìa tay dìu tôi lên và hỏi ríu rít: "Ông về đâu ạ?". "Ông xuống đoạn nào ạ?". Những tiếng ạ luôn vang lên tai tôi đã nói lên đầy đủ nếp sống văn hoá. Khi lấy lại tiền vé thừa cho tôi, các em ân cần đưa tận tay, nói rành rõ: "Đây là tờ 5 hào, đây là tờ 2 hào, ông ạ!". Ngồi trên toa, tôi lắng nghe các em nói chuyện, đôi khi tranh cãi sôi nổi với những lý lẽ sắc bén về bố cục, về đường vét về màu sắc một bức tranh nào đó của danh hoạ Picasso, Levitan, Tô Ngọc Vân... khiến tôi tin là các em vừa được học ở một lớp học vẽ nào đó.
    Gần đến gò Đống Đa, trước khi xuống, các em chào từ biệt tôi kèm theo lời dặn dò: "Chúng cháu xuống đây. Ông chuẩn bị đến chỗ đỗ sắp tới là Ngã Tư Sở đó ạ!". Dứt khoát đó không phải là sự bột phát, ngẫu nhiên mà có nguồn gốc từ xa xưa. Bất giác, tôi liên tưởng tới trí tuệ thông minh của người Âu Việt, Lạc Việt mà tiêu biểu nền văn minh đó là kỹ thuật đúc trống đồng. Dù phải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, rồi gần trăm năm hết Pháp, Nhật, đến Mỹ xâm chiếm, nhưng ngoài trí tuệ thông minh và lòng dũng cảm, nhân dân ta còn biết chắt lọc, lược bỏ đi những gì là cổ hủ, lạc hậu. Và tiếp thu những tinh hoa của các nền văn minh lớn của nhân loại: "Trung Hoa, ấn Độ, Pháp, Nhật, Mỹ... để tạo nên một sắc thái độc đáo vừa tài hoa, vừa thanh lịch Việt Nam mà kết tinh là ở thủ đô Hà Nội".Người Hà Nội thanh lịch biết tuỳ nghi sử dụng các kiểu quần khăn mũ, hài hoà màu sắc, phù hợp với hoàn cảnh công việc hoặc nghi lễ... khác hẳn lối tuỳ tiện Âu Mỹ, dự quốc lễ vẫn ăn mặc hở hang như dạo mát trên bãi biển. Hoặc ăn uống xô bồ không cần để ý tới ai, cứ nhồm nhoàm nhai, mút tay mỡ chùn chụt... dù đó là giữa hội nghị văn học quốc tế (xem "Một thời lầm lỗi" của Lê Lựu sang thăm Mỹ 1989). Người Hà Nội rất hay "xin lỗi" dù họ chẳng có lỗi. Có một hôm tôi đang ngồi nói chuyện với ông anh họ, bác gái ở trong nhà đi ra, khẽ né mình rồi nói nhẹ.
    Người Hà Nội cũng hay nói "cảm ơn". Mua sách báo xong cũng "cảm ơn". Cắt tóc, bơm xe xong, dù trả tiền rồi, vẫn "cảm ơn". Sự cảm ơn lẫn nhau tạo nên một không khí ấm áp tình người, làm cho ta tạm quên giây phút những vất vả cuộc đời.
    Những dẫn chứng trên, dẫu sao vẫn chỉ là sơ lược những nét duyên dáng thanh lịch của người Hà Nội./.

    (Người Hà Nội)

Chia sẻ trang này