1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghề PR - cơ hội mới cho cử nhân báo chí

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Katia, 08/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Katia

    Katia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Nghề PR - cơ hội mới cho cử nhân báo chí

    Nghề PR - cơ hội mới cho cử nhân báo chí

    Có thể nhiều người nghĩ rằng, học báo chí ra trường chỉ có thể làm báo, để rồi bế tắc khi cố chen chân với nghề. Nhưng không ít người thức thời đã tìm ra cho mình một đầu ra thông thoáng và triển vọng hơn, vừa làm đúng ngành được đào tạo, lại vừa có nhiều cơ hội để thăng tiến - đó là nghề PR

    Khi cung quá cầu

    Hiện nay cùng với Luật, Báo chí là một trong những ngành có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong khối xã hội. Thất nghiệp ở đây theo nghĩa là không làm đúng ngành được đào tạo, hoặc không tìm được việc làm. Theo một số giảng viên khoa Báo chí thì số cử nhân báo chí được làm đúng nghề và ít nhiều nổi danh với nghề chỉ chiếm tỷ lệ 10-15%. Với số lượng đầu vào quá nhiều, đầu ra thì nhỏ giọi, hàng năm cả nước có trên 500 cử nhân báo chí ra trường đã khiến cho tình trạng cung vượt quá cầu tiếp diễn từ năm này qua năm khác. Không ít cử nhân báo chí dù rất yêu nghề, ham viết nhưng cũng đành ngậm ngùi gác tấm bằng cử nhân báo chí để lao vào cuộc mưu sinh. Những lo toan cơm áo gạo tiền hàng ngày đã khiến cho họ không thể kiên nhẫn hơn trong sự đợi chờ vô vọng.

    PR là một giải pháp

    Ở nước ta, nghề PR còn khá mới mẻ và lạ lẫm, nhưng trên thế giới thì nghề này đã có mặt từ trăm năm và được coi là nghề "hái ra tiền". PR là chữ viết tắt của từ Public Relations, tạm hiểu là : "những nỗ lực một cách có kế hoạch của một cá nhân hay tập thể, nhằm thiết lập những mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng." (định nghĩa của Th.S Nguyễn Thanh Huyền, giảng viên môn PR khoa Báo chí ĐH KHXH&NV).
    Hiểu nôm na, PR là nghề làm cầu nối giữa doanh nghiệp với báo chí, với công chúng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền thông qua các phương tiện thông tin đađại chúng. Các nhân viên PR là những đại diện cho doanh nghiệp cung cấp thông tin cho báo giới để nâng cao uy tín của mình trong lòng công chúng, đồng thời thông qua đó để quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Do vậy, họ không chỉ biết thương thuyết, biết đề ra các kế hoạch cụ thể để nâng cao uy tín và địa vị doanh nghiệp, mà còn phải biết làm báo như một nhà báo chuyên nghiệp.
    Do đặc trưng đó của nghề PR nên công việc của một nhân viên PR có nhiều nét tương đồng với nghề báo. Một trong những công việc thường xuyên và cực kỳ quan trọng của họ là viết thông cáo báo chí. Ở phương diện này, sinh viên báo chí có rất nhiều lợi thế. Thực tế đã chứng minh những chuyên viên PR có tiếng trên thế giới đều là những cựu nhà báo hoặc là đã tham gia trong lĩnh vực báo chí.
    Song như vậy không có nghĩa là hoàn toàn dễ dàng. PR yêu cầu bạn phải có năng lực giao tiếp tốt, khả năng ứng xử khéo léo và nhất thiết phải thông thạo một ngoại ngữ. Về điểm này, sinh viên báo chí có vẻ kém, nhưng nếu bạn biết cách đầu tư ngay từ những năm còn ở đại học thì chắc chắn ngoại ngữ không phải là một trở ngại quá lớn. Ngoài ra bạn còn phải là người kiên nhẫn và có khả năng chịu đựng áp lực cao, bởi vì nhiều khi công việc không diễn ra suôn sẻ như tính toán của bạn.

    Nghề PR ở Việt Nam

    Hiện nay, thị trường cho nghề PR ở Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Ngoài một số công ty, văn phòng đại diện của nước ngoài có hoạt động PR chuyên nghiệp, một số công ty của VN cũng đã nhanh chóng tiếp cận với lĩnh vực mới mẻ này. Trong tương lai không xa, chắc chắn PR sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bởi hiện nay, bài học về thương hiệu khi hợp tác làm ăn với nước ngoài đã khiến cho các doanh nghiệp của VN nhận thức được vai trò to lớn của PR trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình.
    Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, nhất là khi VN gia nhập WTO và hội nhập AFTA, thì khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệ không chỉ được đánh giá bằng chất lượng sản phẩm, àm còn ở giá trị thương hiệu, đây chính là uy tín của doanh nghiệp.
    Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước đã và đang có nhiều chiến lược thúc đẩy việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình . Đó là cơ hội nghề nghiệp cho các cử nhân báo chí trong tương lai không xa, đặc biệt là các bạn nữ.

    Nguồn : Thế giới phụ nữ, số ra ngày 02.02.2004
  2. Trang_NEU_new

    Trang_NEU_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ nếu cử nhân báo chí mà thất nghiệp với nghề báo - là nghề đã được đào tạo chính quy, thì khó có thể nói gì với nghề PR được. PR đòi hỏi rất nhiều thứ, không chỉ có kiến thức về báo chí là làm được
  3. Trang_NEU_new

    Trang_NEU_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ nếu cử nhân báo chí mà thất nghiệp với nghề báo - là nghề đã được đào tạo chính quy, thì khó có thể nói gì với nghề PR được. PR đòi hỏi rất nhiều thứ, không chỉ có kiến thức về báo chí là làm được
  4. manhogany

    manhogany Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Thêm một nghề là thêm một cơ hội chứ ko phải đồng nghĩa với việc những ai thất nghiệp trong nghề báo là có thể chuyển sang làm P.R. Vì P.R là một nghề có liên quan mật thiết với giới báo chí, và đòi hỏi phải sử dụng kỹ năng báo chí rất nhiều. Hơn nữa, ở trường ĐH việc đào tạo P.R chưa thật sự bài bản. Trường ĐH KHXH&NV mới chỉ có một giảng viên là thạc sĩ Nguyễn Thanh Huyền, và P.R được nhìn nhận chủ yếu ở góc độ truyền thông (liên quan đến báo chí thôi). Tôi nghĩ tác giả bài viết này muốn nói, hiện nay những bạn trẻ học báo ra trường có thể nghĩ đến một hướng đi mới, P.R, ngoài việc chăm chăm chỉ vào một cơ quan báo chí nào đó như truyền thống, chứ hoàn toàn ko phải việc thất nghiệp báo chí thì hãy đi làm P.R.
  5. manhogany

    manhogany Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Thêm một nghề là thêm một cơ hội chứ ko phải đồng nghĩa với việc những ai thất nghiệp trong nghề báo là có thể chuyển sang làm P.R. Vì P.R là một nghề có liên quan mật thiết với giới báo chí, và đòi hỏi phải sử dụng kỹ năng báo chí rất nhiều. Hơn nữa, ở trường ĐH việc đào tạo P.R chưa thật sự bài bản. Trường ĐH KHXH&NV mới chỉ có một giảng viên là thạc sĩ Nguyễn Thanh Huyền, và P.R được nhìn nhận chủ yếu ở góc độ truyền thông (liên quan đến báo chí thôi). Tôi nghĩ tác giả bài viết này muốn nói, hiện nay những bạn trẻ học báo ra trường có thể nghĩ đến một hướng đi mới, P.R, ngoài việc chăm chăm chỉ vào một cơ quan báo chí nào đó như truyền thống, chứ hoàn toàn ko phải việc thất nghiệp báo chí thì hãy đi làm P.R.
  6. baochik46

    baochik46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    tôi là một kẻ hiện tại còn kém tiếng Anh, nhưng vẫn muốn tìm hiểu những thông tin sơ đẳng và chuyên sâu về PR, ko chỉ là những gì học được trong trường.
    Có ai biết những cuốn sách tiếng Việt nào về PR ko? chỉ cho tôi với, xin cảm ơn! NHớ là càng nhiều càng tốt, ghi rõ cả nhà xuất bản, giá, nơi bán, nếu ko chỉ cần nhớ tên sách và tên tác giả là ok, tôi sẽ tự "lần" ra.
  7. baochik46

    baochik46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    tôi là một kẻ hiện tại còn kém tiếng Anh, nhưng vẫn muốn tìm hiểu những thông tin sơ đẳng và chuyên sâu về PR, ko chỉ là những gì học được trong trường.
    Có ai biết những cuốn sách tiếng Việt nào về PR ko? chỉ cho tôi với, xin cảm ơn! NHớ là càng nhiều càng tốt, ghi rõ cả nhà xuất bản, giá, nơi bán, nếu ko chỉ cần nhớ tên sách và tên tác giả là ok, tôi sẽ tự "lần" ra.
  8. comnguoirangtrung

    comnguoirangtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    làm PR,cơ hội cho những cư nhân báo chí sắp ra trường.nghe hay quá nhỉ?liệu có bao nhiêu người học báo chí hiện nay hiểu được thực sự PRnó là cái gì đây.Đoc trên báo thấy một ông người mẫu cũng phát biểu:chuyển sang làm "pờ rờ",nghe ghê quá.sinh viên báo chí thay cái gì cũng nhao nhao lên,nhưng những người hiểu biết thực sự và biết mình cần gì lại rất ít.bọn con gái lai bắt đầu mơ mộng:làm"pờ rờ"được thế này,thế kia.trời oiiiiiiiiiiiiii
  9. comnguoirangtrung

    comnguoirangtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    làm PR,cơ hội cho những cư nhân báo chí sắp ra trường.nghe hay quá nhỉ?liệu có bao nhiêu người học báo chí hiện nay hiểu được thực sự PRnó là cái gì đây.Đoc trên báo thấy một ông người mẫu cũng phát biểu:chuyển sang làm "pờ rờ",nghe ghê quá.sinh viên báo chí thay cái gì cũng nhao nhao lên,nhưng những người hiểu biết thực sự và biết mình cần gì lại rất ít.bọn con gái lai bắt đầu mơ mộng:làm"pờ rờ"được thế này,thế kia.trời oiiiiiiiiiiiiii
  10. songbird21

    songbird21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    PR là một ngành khá phát triển ở các nước công nghiệp. Theo thiển ý của tớ thì đây sẽ là một ngành triển vọng trong vài chục năm tới.
    Thật ra PR, cùng với Báo chí và Quảng cáo là những chuyên ngành nằm trong TRuyền thông, trong khi truyền thông ở Việt Nam được hiểu là báo chí. Đây là cách nhìn thiển cận vì tự giảm đi ý nghĩa thực tiễn và quan trọng của truyền thông.
    Không riêng các doanh nghiệp mà các tổ chức, hiệp hội phi thương mại cũng cần các hoạt động PR. Đúng như tên gọi: Public Relations.
    Hiện nay, ở VN chỉ có trường DH KHXH NV HN, khoa Báo chí đào tạo PR như 1 môn học (mới đưa vào chương trình bắt buộc 1 hai năm nay), nhưng theo tớ được biết chỉ dừng lại ở định nghĩa và một vài bài tập đơn giản, ít tính thực tiễn.
    Công việc chính của một nhân viên PR không chỉ dừng lại ở viết Thông cáo báo chí mà bao gồm cả Tổ chức Họp báo, điều phối các hoạt động truyền thông. Nhân viên PR hiểu theo một cách khác cũng như là Người phát ngôn của cơ quan, tổ chức, hiệp hội, công ty đó. Vì thế, công việc của họ phức tạp và đòi hỏi vốn kinh nghiệm lớn cũng như các mối quan hệ xã hội.
    Đúng là nhân viên PR cần sử dụng tốt ngoại ngữ. Hiện nay, chỉ có một vài công ty chuyên nghiệp hoặc các tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển nhân viên PR, vì thế không có ngoại ngữ chẳng khác nào ko có bột để làm bánh vì phần lớn những văn bản, các buổi hội thảo, giới thiệu, họp báo điều được tiến hành bằng hai thứ tiếng.
    Sách về PR tiếc là không nhiều. Tớ có biết một nhà sách Trí Tuệ đối diện TRiển lãm Giảng Võ, mọi người thử đến xem sao.
    Tốt nhất là vào mạng search trực tiếp, cũng là cơ hội để học thêm TA.
    Mong có thêm nhiều ý kiến hay về PR, một ngành thú vị.

Chia sẻ trang này