1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghề PR - cơ hội mới cho cử nhân báo chí

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Katia, 08/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. songbird21

    songbird21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    PR là một ngành khá phát triển ở các nước công nghiệp. Theo thiển ý của tớ thì đây sẽ là một ngành triển vọng trong vài chục năm tới.
    Thật ra PR, cùng với Báo chí và Quảng cáo là những chuyên ngành nằm trong TRuyền thông, trong khi truyền thông ở Việt Nam được hiểu là báo chí. Đây là cách nhìn thiển cận vì tự giảm đi ý nghĩa thực tiễn và quan trọng của truyền thông.
    Không riêng các doanh nghiệp mà các tổ chức, hiệp hội phi thương mại cũng cần các hoạt động PR. Đúng như tên gọi: Public Relations.
    Hiện nay, ở VN chỉ có trường DH KHXH NV HN, khoa Báo chí đào tạo PR như 1 môn học (mới đưa vào chương trình bắt buộc 1 hai năm nay), nhưng theo tớ được biết chỉ dừng lại ở định nghĩa và một vài bài tập đơn giản, ít tính thực tiễn.
    Công việc chính của một nhân viên PR không chỉ dừng lại ở viết Thông cáo báo chí mà bao gồm cả Tổ chức Họp báo, điều phối các hoạt động truyền thông. Nhân viên PR hiểu theo một cách khác cũng như là Người phát ngôn của cơ quan, tổ chức, hiệp hội, công ty đó. Vì thế, công việc của họ phức tạp và đòi hỏi vốn kinh nghiệm lớn cũng như các mối quan hệ xã hội.
    Đúng là nhân viên PR cần sử dụng tốt ngoại ngữ. Hiện nay, chỉ có một vài công ty chuyên nghiệp hoặc các tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển nhân viên PR, vì thế không có ngoại ngữ chẳng khác nào ko có bột để làm bánh vì phần lớn những văn bản, các buổi hội thảo, giới thiệu, họp báo điều được tiến hành bằng hai thứ tiếng.
    Sách về PR tiếc là không nhiều. Tớ có biết một nhà sách Trí Tuệ đối diện TRiển lãm Giảng Võ, mọi người thử đến xem sao.
    Tốt nhất là vào mạng search trực tiếp, cũng là cơ hội để học thêm TA.
    Mong có thêm nhiều ý kiến hay về PR, một ngành thú vị.

  2. emChip

    emChip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    "Truyền thông ở Việt Nam được hiểu là báo chí" chỉ là cách nhìn phiến diện, nhầm lẫn của một số người không hiểu thấu đáo, không phải quan niệm của số đông. Không có cơ sở đào tạo báo chí ở VN giảng dạy sinh viên, học viên của mình như vậy Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng và quyền lực của nó không phải là nhỏ.
    PR, Public Relations, nếu được dịch thành cụm từ "quan hệ công chúng" trong tiếng Việt, thì nội hàm của khái niệm này cũng như phạm vi công việc của người làm công tác PR là khá rộng.
    Công việc của 1 PR excutive ở công ty X có thể gói gọn trong quan hệ với báo giới. Do nhận thức được vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng và quan hệ công chúng, ngày càng nhiều các công ty ở VN có riêng cho mình người chuyên phát hành Thông cáo báo chí mỗi khi có thông tin mới như: Ra mắt sản phẩm mới, ký kết... Sự kiện quan trọng hơn sẽ được công bố với báo giới qua Họp báo. Đó là những việc làm thường xuyên nhất của một nhân viên PR.
    PR assistant của công ty Y lại được giao phụ trách các event như tài trợ hoạt động xã hội - văn hoá - thể thao, ngày hội việc làm do chính công ty đó tổ chức...v.v..
    PR manager hoặc PR director (có thể có những tên gọi khác) là chức danh dành cho những người gánh nhiều trọng trách hơn trong lĩnh vực PR. Không chỉ tổ chức họp báo và các event của công ty, không chỉ phát hành thông cáo báo chí, PR manager chính là người lập ra chiến lược, kế hoạch, các giải pháp truyền thông và tư vấn cho lãnh đạo. PR manager không thể khoanh tay, bình chân như vại khi một ngày, bỗng nhiên toàn báo giới ngợi ca hết lời đối thủ sát sườn của công ty mình. Lúc này, công việc của người làm PR quả thực như bắt đầu một cuộc đua - RACE (research - act - communicate -evaluate)...
    Khó có thể liệt kê hết đầu việc của PR - man. Nhưng thiết lập, bảo vệ và quảng đại hình ảnh, uy tín của cá nhân/ đơn vị/ tổ chức là mục tiêu quan trọng nhất của họ.
    Cử nhân báo chí chưa chắc sẽ trở thành PR-man giỏi. Vì có một thực trạng dễ nhận thấy là không ít sinh viên tốt nghiệp khoa báo chí lại chưa từng có một bài đăng báo. Cũng không có gì đảm bảo một người viết báo tốt đồng thời là PR-man tốt. Vì nghề PR đòi hỏi nhiều hơn chỉ một khả năng viết lách: đó là nghệ thuật giao tiếp, khả năng tổ chức và quản lý công việc, ngoài ra còn là một nhà hoạch định chiến lược và hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo...Tuy nhiên, vì quan hệ với báo giới là một phần không thể thiếu trong quan hệ công chúng, nên các cử nhân báo chí rõ ràng là có lợi thế khi thi tuyển vào vị trí này. Sinh viên của các trường Ngoại giao, Ngoại ngữ...cũng là đối tượng nhắm đến của các công ty/tổ chức khi cần tuyển PR-man.
    PR không phải là nghề hái ra tiền cho cá nhân (không biết là hái từ đâu?). PR là nghề tiêu tiền. Công ty/ tổ chức mất tiền thuê PR-man. Chi phí phát hành thông cáo báo chí. Chi phí tổ chức họp báo. Kinh phí tài trợ các hoạt động xã hội....v.v...Theo cách nhận định PR là nghề hái ra tiền, có lẽ, tiền này chỉ kiếm được do PR-man bớt xén, cấu véo khi tổ chức chuơng trình! Hiệu quả của công tác PR là những giá trị không đo được bằng tiền. Song công việc này hoàn toàn có thể đem lại rất nhiều tiền cho công ty/ tổ chức nếu xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong lòng công chúng./.
  3. emChip

    emChip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    "Truyền thông ở Việt Nam được hiểu là báo chí" chỉ là cách nhìn phiến diện, nhầm lẫn của một số người không hiểu thấu đáo, không phải quan niệm của số đông. Không có cơ sở đào tạo báo chí ở VN giảng dạy sinh viên, học viên của mình như vậy Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng và quyền lực của nó không phải là nhỏ.
    PR, Public Relations, nếu được dịch thành cụm từ "quan hệ công chúng" trong tiếng Việt, thì nội hàm của khái niệm này cũng như phạm vi công việc của người làm công tác PR là khá rộng.
    Công việc của 1 PR excutive ở công ty X có thể gói gọn trong quan hệ với báo giới. Do nhận thức được vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng và quan hệ công chúng, ngày càng nhiều các công ty ở VN có riêng cho mình người chuyên phát hành Thông cáo báo chí mỗi khi có thông tin mới như: Ra mắt sản phẩm mới, ký kết... Sự kiện quan trọng hơn sẽ được công bố với báo giới qua Họp báo. Đó là những việc làm thường xuyên nhất của một nhân viên PR.
    PR assistant của công ty Y lại được giao phụ trách các event như tài trợ hoạt động xã hội - văn hoá - thể thao, ngày hội việc làm do chính công ty đó tổ chức...v.v..
    PR manager hoặc PR director (có thể có những tên gọi khác) là chức danh dành cho những người gánh nhiều trọng trách hơn trong lĩnh vực PR. Không chỉ tổ chức họp báo và các event của công ty, không chỉ phát hành thông cáo báo chí, PR manager chính là người lập ra chiến lược, kế hoạch, các giải pháp truyền thông và tư vấn cho lãnh đạo. PR manager không thể khoanh tay, bình chân như vại khi một ngày, bỗng nhiên toàn báo giới ngợi ca hết lời đối thủ sát sườn của công ty mình. Lúc này, công việc của người làm PR quả thực như bắt đầu một cuộc đua - RACE (research - act - communicate -evaluate)...
    Khó có thể liệt kê hết đầu việc của PR - man. Nhưng thiết lập, bảo vệ và quảng đại hình ảnh, uy tín của cá nhân/ đơn vị/ tổ chức là mục tiêu quan trọng nhất của họ.
    Cử nhân báo chí chưa chắc sẽ trở thành PR-man giỏi. Vì có một thực trạng dễ nhận thấy là không ít sinh viên tốt nghiệp khoa báo chí lại chưa từng có một bài đăng báo. Cũng không có gì đảm bảo một người viết báo tốt đồng thời là PR-man tốt. Vì nghề PR đòi hỏi nhiều hơn chỉ một khả năng viết lách: đó là nghệ thuật giao tiếp, khả năng tổ chức và quản lý công việc, ngoài ra còn là một nhà hoạch định chiến lược và hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo...Tuy nhiên, vì quan hệ với báo giới là một phần không thể thiếu trong quan hệ công chúng, nên các cử nhân báo chí rõ ràng là có lợi thế khi thi tuyển vào vị trí này. Sinh viên của các trường Ngoại giao, Ngoại ngữ...cũng là đối tượng nhắm đến của các công ty/tổ chức khi cần tuyển PR-man.
    PR không phải là nghề hái ra tiền cho cá nhân (không biết là hái từ đâu?). PR là nghề tiêu tiền. Công ty/ tổ chức mất tiền thuê PR-man. Chi phí phát hành thông cáo báo chí. Chi phí tổ chức họp báo. Kinh phí tài trợ các hoạt động xã hội....v.v...Theo cách nhận định PR là nghề hái ra tiền, có lẽ, tiền này chỉ kiếm được do PR-man bớt xén, cấu véo khi tổ chức chuơng trình! Hiệu quả của công tác PR là những giá trị không đo được bằng tiền. Song công việc này hoàn toàn có thể đem lại rất nhiều tiền cho công ty/ tổ chức nếu xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong lòng công chúng./.
  4. Katia

    Katia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    PR (Public Relations) là ?oquan hệ (với) công chúng? hay ?ogiao tế cộng đồng?. Nói ví von, nó giống như trang điểm cô dâu: tạo hình ảnh đẹp nhất cho khách hàng của nó trong điều kiện cho phép.
    Cách đây chừng năm năm, người viết được mời tham dự buổi khai trương một phòng trưng bày máy photocopy mang một thương hiệu Nhật nổi tiếng ở TP.HCM. Thông cáo báo chí nói rằng đây là phòng trưng bày máy photocopy hiện đại nhất Đông Nam Á.
    Khi tham quan xong thấy cũng chưa có gì ấn tượng lắm nên trong buổi họp báo mới hỏi: ?oTrên cơ sở nào các vị cho đây là nhất Đông Nam Á??. Bàn chủ tọa cả Nhật lẫn Việt bỗng dưng bối rối, hội ý cũng gần hai phút mới đưa ra được một câu trả lời: ?oĐó là dựa trên tiêu chuẩn của công ty chúng tôi?. Những ngày sau đó nhiều bản tin đăng trên một số tờ báo vẫn bê nguyên xi thông cáo ?ohiện đại nhất Đông Nam Á?!
    Khác biệt cơ bản của người làm báo và người làm PR là xuất phát từ lợi ích nào? Của một doanh nghiệp, một tổ chức hay của công chúng?
    ***
    Tháng ba vừa qua, dân chúng Ân Độ được tin nước giải khát khổng lồ Coca-Cola sắp tài trợ thành lập một tổ chức có tên Viện Nước giải khát vì sức khỏe và sự lành mạnh, chuyên hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục về dinh dưỡng cho cộng đồng cùng một số mục tiêu khác.
    Trước đó danh tiếng Coca-Cola Ân Độ đã bị tổn hại sau nhiều vụ bê bối. Tháng 9-2003, báo chí phát hiện họ chi một khoản tiền tương đương 315.000 USD để cựu hoa hậu hoàn vũ Sushmita Sen im lặng sau khi bị ông phó chủ tịch phụ trách tiếp thị xâm hại ********.
    Trước đó, Trung tâm Khoa học và môi trường Ân Độ cũng tuyên tố sản phẩm Coca-Cola và Pepsi đều chứa một nồng độ thuốc trừ sâu không thể chấp nhận. Cuối năm, một phiên tòa ra lệnh Coca-Cola ngưng khoan nước ngầm để đóng chai sản phẩm ở gần làng Plachimada sau khi dân làng đi kiện họ là đã hút hết nước đến mức ruộng lúa và các rừng dừa xung quanh đều khô cạn.
    Sau những bê bối liên tục đó, theo tờ PR Week, Coca-Cola đã cho thành lập viện nghiên cứu nói trên nhằm khỏa lấp và đánh lạc hướng dư luận. Trước đó, Coca-Cola còn thành lập hội đồng môi trường Ân Độ, với hội đồng cố vấn gồm toàn những công dân ưu tú (như cựu tham mưu trưởng quân đội V. Malik), do nguyên chánh án liên bang B. N. Kirpal đứng đầu. Những động tác này được thực hiện qua một công ty PR có tên là Perfect Relations - được Coca-Cola thuê vào tháng 10-2003 để gỡ rối vụ xâm hại ********.
    PR (Public Relations) là ?oquan hệ (với) công chúng? hay ?ogiao tế cộng đồng?. Nói ví von, nó giống như trang điểm cô dâu: tạo hình ảnh đẹp nhất cho khách hàng của nó trong điều kiện cho phép.
    PR có mục đích phần nào giống quảng cáo nhưng không phải quảng cáo. Thứ nhất, trong quảng cáo, thông điệp gửi đi được kiểm soát dễ dàng (một tổ chức/ doanh nghiệp có quyền quyết định thời điểm, nội dung và cách thức thông điệp quảng cáo được phát đến công chúng); còn trong PR, người ta phải lệ thuộc báo chí, phải làm sao để nhà báo đăng tải những thông tin mình cần gửi đến công chúng. Thứ hai, quảng cáo được công chúng nhìn nhận như là một hoạt động tự quảng bá - trong PR, khi thông điệp xuất hiện trên báo đài, nó mang giá trị đáng tin cậy hơn rất nhiều.
    PR chuyên nghiệp ra đời ở Mỹ vào năm 1900, ?onở rộ? vào thời hậu Thế chiến II.
    Những ngày đầu, PR ra đời nhằm tạo cầu nối thông tin trung thực giữa các tổ chức (thương mại hoặc phi thương mại) với công luận.
    Qua thời gian, PR bị lợi dụng và biến tướng: ngày nay, bên cạnh những hoạt động PR chân chính là hàng loạt chiến dịch lừa dối dư luận. Họ thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nhưng có thể tóm gọn trong bốn nhóm: kiểm soát dòng chảy thông tin, kiểm soát thiệt hại (như trong trường hợp trên), thêu dệt thông tin và tung hỏa mù thông tin. Chiến lược và chiến thuật cũng theo đó mà đa dạng - từ tương đối rõ ràng và minh bạch như thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, cung cấp thông tin cho báo giới, đến tinh vi như tung tin đồn, đóng vai chuyên gia về lĩnh vực nào đó và hơn thế nữa?
    ?oRửa xanh?, theo từ điển Oxford, là hoạt động ?otung thông tin ngụy tạo để xây dựng một hình ảnh có trách nhiệm môi trường cho một tổ chức nào đó?. Một ví dụ: một công ty dầu bị tòa buộc phải tạo ra một nơi khu trú cho các sinh vật bị đe dọa trên các vùng họ khai thác.
    Thay vì im lặng thực hiện bản án, công ty này mở một chiến dịch quảng bá qui mô với hàng loạt bức tranh tuyệt đẹp mô tả một mỏ dầu hòa quyện cùng thiên nhiên dưới ánh trăng, không quên vài dòng chữ mô tả mình chăm lo các vấn đề môi trường đến mức nào.
    Gần đây nhất, nhiều tập đoàn kinh tế giàu có (thường là gây ô nhiễm nhiều nhất) lại tạo ra những nhóm bảo vệ môi trường trá hình hoạt động dưới nhiều dạng thái, thông thường là dưới dạng các cơ quan nghiên cứu, giáo dục vì cộng đồng, do cộng đồng. Nhưng thực chất đó là những nơi người ta được tài trợ hậu hĩ để thực hiện những nghiên cứu mà báo cáo kết quả được viết trước, thực nghiệm tiến hành sau.
    Những tổ chức nói trên lợi dụng điều này tung ra những ?obáo cáo khoa học? mà thực chất là cuộc hôn phối tinh vi giữa khoa học thực thụ với những nghi vấn môi trường còn bỏ ngỏ. Dĩ nhiên, những ?ocông trình? này, khi được công bố qua báo chí, chỉ có lợi cho những người bỏ tiền đứng sau đó.
    Vào những năm đầu thập niên 1990, các hãng thuốc lá đã bí mật bỏ ra 156.000 USD để thuê 13 nhà khoa học tên tuổi viết thư đến các tạp chí y khoa có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Trên thực tế họ chỉ nhận tiền, cho mượn tên, phần nội dung là do hai công ty luật chuyên bảo vệ các nhà sản xuất thuốc lá thực hiện.
    Các trường đại học ở phương Tây khi đào tạo PR đều chú trọng việc phát triển những lý luận đạo đức từ các tổ chức nghề nghiệp như IPRA - Hiệp hội Giao tế cộng đồng quốc tế, hay IABC - Hiệp hội Truyền thông thương vụ quốc tế. Vấn đề nằm ở chỗ dưới áp lực khách hàng - thượng đế, liệu những chuẩn mực đạo đức đó có được duy trì hay không? Nói theo dân gian, khi cái ?othực? chưa vững, liệu cái đạo có ?ovực? nổi hay không? Don Bates, một chuyên gia PR nổi tiếng, thừa nhận trong một bài viết về vai trò PR trong lịch sử: ?oCó lẽ sẽ không bao giờ có một cơ chế (đạo đức) hiệu quả nào để canh chừng hoạt động PR?.
    Nhưng có một thiết chế làm được việc đó - chính là báo chí! Với những biến tướng kể trên, ở các nước đang phát triển, báo chí và PR được xem như hai thế lực đối đầu nhau như ?onhà thờ? và ?onhà nước? một thời ở châu Âu.
    PR là nghề lấy lòng công chúng cho những mục đích riêng của một công ty, tổ chức. Muốn lấy lòng công chúng, trước hết phải lấy lòng báo chí hoặc qua mặt báo chí hoặc cả hai. Một cuộc khảo sát trong giới doanh nghiệp cho thấy ?ocó quan hệ tốt? với báo chí và cơ quan chức năng là yếu tố được mong đợi hàng đầu. Nhưng báo chí có một sứ mạng khác: phục vụ lợi ích quốc gia/dân tộc của công chúng.
    Dĩ nhiên, không phải mục đích tư nhân nào cũng xấu. Người tiêu dùng chắc chắn cần được cập nhật thông tin về những mặt hàng mới - qua quảng cáo hay tin bài trên báo chí. Cũng vậy, một công ty trích lợi nhuận để xây dựng một trường học hay một cây cầu nhỏ cho cộng đồng địa phương, cho dù là để tạo một hình ảnh đẹp về mình, vẫn là điều đáng để nhân rộng.
    Đôi khi bảo vệ một lợi ích riêng là một phần trong bảo vệ lợi ích chung.
    Nhưng trong bất cứ tình huống nào, nhà báo cũng không thể dễ dãi với PR. Công chúng cần những tin bài phản ánh đúng bản chất sự kiện hay sản phẩm, chứ không phải các thông cáo báo chí - họ cần nhà báo để xác minh những thông tin này. Tạo mối quan hệ tốt với PR có thể là một điều cần thiết nhưng luôn cần một sự cảnh giác cao độ. Chỉ như thế, giới PR mới thật tâm tôn trọng báo chí và làm việc một cách cẩn trọng, có trách nhiệm hơn.
    [b]NGUYỄN ĐỨC AN[/b]
    Tuổi trẻ chủ nhật

  5. Katia

    Katia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    PR (Public Relations) là ?oquan hệ (với) công chúng? hay ?ogiao tế cộng đồng?. Nói ví von, nó giống như trang điểm cô dâu: tạo hình ảnh đẹp nhất cho khách hàng của nó trong điều kiện cho phép.
    Cách đây chừng năm năm, người viết được mời tham dự buổi khai trương một phòng trưng bày máy photocopy mang một thương hiệu Nhật nổi tiếng ở TP.HCM. Thông cáo báo chí nói rằng đây là phòng trưng bày máy photocopy hiện đại nhất Đông Nam Á.
    Khi tham quan xong thấy cũng chưa có gì ấn tượng lắm nên trong buổi họp báo mới hỏi: ?oTrên cơ sở nào các vị cho đây là nhất Đông Nam Á??. Bàn chủ tọa cả Nhật lẫn Việt bỗng dưng bối rối, hội ý cũng gần hai phút mới đưa ra được một câu trả lời: ?oĐó là dựa trên tiêu chuẩn của công ty chúng tôi?. Những ngày sau đó nhiều bản tin đăng trên một số tờ báo vẫn bê nguyên xi thông cáo ?ohiện đại nhất Đông Nam Á?!
    Khác biệt cơ bản của người làm báo và người làm PR là xuất phát từ lợi ích nào? Của một doanh nghiệp, một tổ chức hay của công chúng?
    ***
    Tháng ba vừa qua, dân chúng Ân Độ được tin nước giải khát khổng lồ Coca-Cola sắp tài trợ thành lập một tổ chức có tên Viện Nước giải khát vì sức khỏe và sự lành mạnh, chuyên hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục về dinh dưỡng cho cộng đồng cùng một số mục tiêu khác.
    Trước đó danh tiếng Coca-Cola Ân Độ đã bị tổn hại sau nhiều vụ bê bối. Tháng 9-2003, báo chí phát hiện họ chi một khoản tiền tương đương 315.000 USD để cựu hoa hậu hoàn vũ Sushmita Sen im lặng sau khi bị ông phó chủ tịch phụ trách tiếp thị xâm hại ********.
    Trước đó, Trung tâm Khoa học và môi trường Ân Độ cũng tuyên tố sản phẩm Coca-Cola và Pepsi đều chứa một nồng độ thuốc trừ sâu không thể chấp nhận. Cuối năm, một phiên tòa ra lệnh Coca-Cola ngưng khoan nước ngầm để đóng chai sản phẩm ở gần làng Plachimada sau khi dân làng đi kiện họ là đã hút hết nước đến mức ruộng lúa và các rừng dừa xung quanh đều khô cạn.
    Sau những bê bối liên tục đó, theo tờ PR Week, Coca-Cola đã cho thành lập viện nghiên cứu nói trên nhằm khỏa lấp và đánh lạc hướng dư luận. Trước đó, Coca-Cola còn thành lập hội đồng môi trường Ân Độ, với hội đồng cố vấn gồm toàn những công dân ưu tú (như cựu tham mưu trưởng quân đội V. Malik), do nguyên chánh án liên bang B. N. Kirpal đứng đầu. Những động tác này được thực hiện qua một công ty PR có tên là Perfect Relations - được Coca-Cola thuê vào tháng 10-2003 để gỡ rối vụ xâm hại ********.
    PR (Public Relations) là ?oquan hệ (với) công chúng? hay ?ogiao tế cộng đồng?. Nói ví von, nó giống như trang điểm cô dâu: tạo hình ảnh đẹp nhất cho khách hàng của nó trong điều kiện cho phép.
    PR có mục đích phần nào giống quảng cáo nhưng không phải quảng cáo. Thứ nhất, trong quảng cáo, thông điệp gửi đi được kiểm soát dễ dàng (một tổ chức/ doanh nghiệp có quyền quyết định thời điểm, nội dung và cách thức thông điệp quảng cáo được phát đến công chúng); còn trong PR, người ta phải lệ thuộc báo chí, phải làm sao để nhà báo đăng tải những thông tin mình cần gửi đến công chúng. Thứ hai, quảng cáo được công chúng nhìn nhận như là một hoạt động tự quảng bá - trong PR, khi thông điệp xuất hiện trên báo đài, nó mang giá trị đáng tin cậy hơn rất nhiều.
    PR chuyên nghiệp ra đời ở Mỹ vào năm 1900, ?onở rộ? vào thời hậu Thế chiến II.
    Những ngày đầu, PR ra đời nhằm tạo cầu nối thông tin trung thực giữa các tổ chức (thương mại hoặc phi thương mại) với công luận.
    Qua thời gian, PR bị lợi dụng và biến tướng: ngày nay, bên cạnh những hoạt động PR chân chính là hàng loạt chiến dịch lừa dối dư luận. Họ thực hiện rất nhiều nhiệm vụ nhưng có thể tóm gọn trong bốn nhóm: kiểm soát dòng chảy thông tin, kiểm soát thiệt hại (như trong trường hợp trên), thêu dệt thông tin và tung hỏa mù thông tin. Chiến lược và chiến thuật cũng theo đó mà đa dạng - từ tương đối rõ ràng và minh bạch như thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, cung cấp thông tin cho báo giới, đến tinh vi như tung tin đồn, đóng vai chuyên gia về lĩnh vực nào đó và hơn thế nữa?
    ?oRửa xanh?, theo từ điển Oxford, là hoạt động ?otung thông tin ngụy tạo để xây dựng một hình ảnh có trách nhiệm môi trường cho một tổ chức nào đó?. Một ví dụ: một công ty dầu bị tòa buộc phải tạo ra một nơi khu trú cho các sinh vật bị đe dọa trên các vùng họ khai thác.
    Thay vì im lặng thực hiện bản án, công ty này mở một chiến dịch quảng bá qui mô với hàng loạt bức tranh tuyệt đẹp mô tả một mỏ dầu hòa quyện cùng thiên nhiên dưới ánh trăng, không quên vài dòng chữ mô tả mình chăm lo các vấn đề môi trường đến mức nào.
    Gần đây nhất, nhiều tập đoàn kinh tế giàu có (thường là gây ô nhiễm nhiều nhất) lại tạo ra những nhóm bảo vệ môi trường trá hình hoạt động dưới nhiều dạng thái, thông thường là dưới dạng các cơ quan nghiên cứu, giáo dục vì cộng đồng, do cộng đồng. Nhưng thực chất đó là những nơi người ta được tài trợ hậu hĩ để thực hiện những nghiên cứu mà báo cáo kết quả được viết trước, thực nghiệm tiến hành sau.
    Những tổ chức nói trên lợi dụng điều này tung ra những ?obáo cáo khoa học? mà thực chất là cuộc hôn phối tinh vi giữa khoa học thực thụ với những nghi vấn môi trường còn bỏ ngỏ. Dĩ nhiên, những ?ocông trình? này, khi được công bố qua báo chí, chỉ có lợi cho những người bỏ tiền đứng sau đó.
    Vào những năm đầu thập niên 1990, các hãng thuốc lá đã bí mật bỏ ra 156.000 USD để thuê 13 nhà khoa học tên tuổi viết thư đến các tạp chí y khoa có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Trên thực tế họ chỉ nhận tiền, cho mượn tên, phần nội dung là do hai công ty luật chuyên bảo vệ các nhà sản xuất thuốc lá thực hiện.
    Các trường đại học ở phương Tây khi đào tạo PR đều chú trọng việc phát triển những lý luận đạo đức từ các tổ chức nghề nghiệp như IPRA - Hiệp hội Giao tế cộng đồng quốc tế, hay IABC - Hiệp hội Truyền thông thương vụ quốc tế. Vấn đề nằm ở chỗ dưới áp lực khách hàng - thượng đế, liệu những chuẩn mực đạo đức đó có được duy trì hay không? Nói theo dân gian, khi cái ?othực? chưa vững, liệu cái đạo có ?ovực? nổi hay không? Don Bates, một chuyên gia PR nổi tiếng, thừa nhận trong một bài viết về vai trò PR trong lịch sử: ?oCó lẽ sẽ không bao giờ có một cơ chế (đạo đức) hiệu quả nào để canh chừng hoạt động PR?.
    Nhưng có một thiết chế làm được việc đó - chính là báo chí! Với những biến tướng kể trên, ở các nước đang phát triển, báo chí và PR được xem như hai thế lực đối đầu nhau như ?onhà thờ? và ?onhà nước? một thời ở châu Âu.
    PR là nghề lấy lòng công chúng cho những mục đích riêng của một công ty, tổ chức. Muốn lấy lòng công chúng, trước hết phải lấy lòng báo chí hoặc qua mặt báo chí hoặc cả hai. Một cuộc khảo sát trong giới doanh nghiệp cho thấy ?ocó quan hệ tốt? với báo chí và cơ quan chức năng là yếu tố được mong đợi hàng đầu. Nhưng báo chí có một sứ mạng khác: phục vụ lợi ích quốc gia/dân tộc của công chúng.
    Dĩ nhiên, không phải mục đích tư nhân nào cũng xấu. Người tiêu dùng chắc chắn cần được cập nhật thông tin về những mặt hàng mới - qua quảng cáo hay tin bài trên báo chí. Cũng vậy, một công ty trích lợi nhuận để xây dựng một trường học hay một cây cầu nhỏ cho cộng đồng địa phương, cho dù là để tạo một hình ảnh đẹp về mình, vẫn là điều đáng để nhân rộng.
    Đôi khi bảo vệ một lợi ích riêng là một phần trong bảo vệ lợi ích chung.
    Nhưng trong bất cứ tình huống nào, nhà báo cũng không thể dễ dãi với PR. Công chúng cần những tin bài phản ánh đúng bản chất sự kiện hay sản phẩm, chứ không phải các thông cáo báo chí - họ cần nhà báo để xác minh những thông tin này. Tạo mối quan hệ tốt với PR có thể là một điều cần thiết nhưng luôn cần một sự cảnh giác cao độ. Chỉ như thế, giới PR mới thật tâm tôn trọng báo chí và làm việc một cách cẩn trọng, có trách nhiệm hơn.
    [b]NGUYỄN ĐỨC AN[/b]
    Tuổi trẻ chủ nhật

  6. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    PR Việt Nam đang phá hỏng nền báo chí Việt Nam. Trào lưu chuyển biến từ nghề báo thành nhà PR, chuyên viết bài cho một công ty. Một loạt công ty quảng cáo biến thành PR.
    PR là một vấn đề kinh tế chứ không phải báo chí, báo chí là công cụ để những người làm PR tiếp xúc với công chúng.
    PR làm thay đổi quan niệm của cộng đồng về một doanh nghiệp, công ty, mặt hàng thông qua nhiều công cụ, một trong số đó là báo chí. Tuy nhiên có lẽ bây giờ chỉ có trường nhân văn dạy PR, mới đây có thêm trường thames. Nói chung mọi người hay đồng nhất PR với báo chí. Có lẽ đây là quan niệm chưa đúng.
  7. alway_says_love

    alway_says_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Tui có biết cả hai. Có thể gọi là có tham gia mảng PR nhưng chỉ xin đồng ý với 2/3 ý kiến của Ziangcoi- 2 ý kiến sau. Còn ý kiến đều, chưa đúng?
  8. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Báo chí Vn có hai tính chất rất hay:
    1. Báo không ăn thịt báo
    2. Bạn đọc khó phản hồi, tờ báo đa phần là một chiều.
    Hai điều này rất phù hợp với việc Quan hệ công chúng (lưu ý đây chỉ là một phần của PR, trả lại đúng tên của nó). Báo chí có mục đích là phản ánh các vấn đề xã hội, và PR dựa vào tính chất đó của báo chí để tạo dư luận (tốt hay xấu) về công ty hoặc đối thủ của công ty. Tuy nhiên ở VN, PR khiến cho báo chí không còn là phản ánh vấn đề nữa mà tạo ra vấn đề, gây ra những cuộc bán chữ ăn tiền, tạo ra những bài báo lá cải và kém chất lượng.
    Hôm nọ tôi có đọc một bài đề "phóng sự" của ANTG cuối tháng. Rất may (hay không may?) tôi cũng biết đến những gì bài báo đó đề cập. Và thực sự cảm thấy nó quá lá cải, những câu viết, bình luận mang tính chất thù hằn trẻ con. Thất vọng đến tận bây giờ vì ANTG vẫn là một trong những tờ báo có tiếng về chất lượng bài viết. Và người viết bài báo đó là một người làm PR.
    Nói qua một ví dụ vậy thôi, không chỉ Ziangcoi mà nhiều người khác cũng nhận định như thế.
  9. Loi_cu_ta_ve

    Loi_cu_ta_ve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    8.845
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn tham gia câu lạc bộ PRc bên box PR hoặc box Marketing để có thêm thông tin chi tiết và cụ thể hơn !!
  10. yellowpages

    yellowpages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    ?oQuan hệ công chúng? chính là từ dịch ra tiếng Việt của thuật ngữ PR tiếng Anh, chứ không phải QHCC là ?omột phần của PR? như bạn nói. Nhầm lẫn từ khái niệm sơ đẳng!!!
    Bạn đang đứng bên ngoài toà soạn, hoặc là một người viết báo theo kiểu cộng tác. Ăn thịt lẫn nhau hay không nghe nặng nề quá, nhưng các báo có thể đăng bài phản bác lẫn nhau, thậm chí nếu bài viết của một tờ báo hoàn toàn đi ngược lại những gì các tờ báo khác đã viết, và chứng minh được rằng mình đúng, tức là tờ báo kia thành công. Còn nữa, để giao lưu với ?okhách hàng? của mình, không tờ báo nào muốn sống khoẻ mà lại có thể ?omột chiều? được. Tất nhiên là bạn đọc thì luôn có phản hồi, nếu không hoá ra tờ báo chẳng có người đọc sao?
    Tôi thật sự thấy rằng chính bạn đang đứng ngoài lề và nhìn mọi thứ quá đỗi ?omột chiều?. Bạn nghĩ rằng các báo ?oăn tiền để tạo nên những bài báo lá cải...?, hãy nói xem chúng tôi đã nhận bao nhiêu tiền và vào lúc nào vậy? Tôi hiểu vì sao bạn nói ?obạn đọc khó phản hồi...?. Bởi vì những phản hồi kiểu này thì... chịu!
    Nếu có một bài báo viết theo kiểu của bạn, tức cứ tự do mà quy chụp thôi, bạn nghĩ là có tờ báo nào đăng không? Hay là lo bạn kêu ca chửi bới như trên nên phải.... cắn răng mà in bài cho bạn....

Chia sẻ trang này