Nghề PR Quan hệ công cộng (PR), một nghề vất vả nhưng đầy hấp dẫn ! Một chuyên gia quan hệ công cộng (Public Relation ?" PR) thành đạt là một người luôn thấy thoải mái với sự thật là đây là một nghề nghiệp rất mới và vất vả. Để được như vậy thì quả thật không dễ dàng, sẽ có rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp của họ. Quan hệ công cộng được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng quan hệ tích cực với những tầng lớp đối tượng của tổ chức đó. Các công ty PR cung cấp một danh mục dịch vụ khá rộng cho đông đảo khách hàng. Các công ty thuê những hãng này để xây dựng các chiến dịch truyền thông hướng dến các đối tượng khách hàng; quản lý các sự kiện đặc biệt như họp báo, khai trương sản phẩm và các lễ khánh thành; viết tài liệu giới thiệu, bản tin và thông cáo báo chí; dịch các tài liệu và theo dõi báo chí trong nước và quốc tế. Các lĩnh vực trong ngành PR sẽ phát triển trong tương lai bao gồm khách sạn, các công ty lớn nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Với nhiều người, con đường đến với nghề nghiệp trong lĩnh vực PR gắn liền với việc bán hàng. Họ đã bán đồ chơi. Họ đã bán rượu mạnh. Thậm chí họ còn bán đồ nội thất giao tận nhà,... Giao dịch với nhiều khách hàng khác nhau hàng ngày đã dạy cho họ đôi điều căn bản về giao tiếp. ?oNhững công việc đó dạy tôi nhìn nhận mọi việc theo quan điểm khách hàng và lắng nghe các yêu cầu của họ, cả hai cùng là những kỹ năng rất quan trọng trong ngành PR?, một nhân viên trong lĩnh vực PR của Nhật Bản cho biết. Bên cạnh đó, có nhiều người đến với lĩnh vực này theo cách hoàn toàn khác. Sau khi tốt nghiệp đại học về quốc tế học ở trường Georgetown University, Washington D.C., Peter Dean đến làm việc cho một viện nghiên cứu hàng đầu chuyên về các dự án kỹ thuật. Peter chuyển từ việc viết báo cáo cho chính phủ Mỹ sang viết thông cáo báo chí cho PUBCOM. ?oQuan hệ công cộng là một nghề thú vị, đó là một con đường tuyệt vời để học hỏi văn hoá của đất nước bạn đang công tác?, Peter cho biết, ?oKhách hàng của bạn chủ yếu là các tổ chức thương mại, phi chính phủ hoặc văn hoá nghệ thuật?. Với những kiến thức chuyên môn khác nhau, các nhân viên PR đều cho biết làm việc trong lĩnh vực PR chú trọng vào kỹ năng nhiều hơn là học vấn. ?oKhông có loại bằng cấp đặc biệt nào có thể giúp bạn làm ngay được các công việc về PR?. Các nhân viên PR đều có bằng đại học thuộc nhiều lĩnh vực từ nghệ thuật, tiếng Anh đến kế toán hay ngôn ngữ học. Một nhân viên PR có tiềm năg phải có kỹ năng viết và giao tiếp tốt. Họ còn phải biết quan hệ ngoại giao và ?ocảm thấy thoải mái trong các tình huống không thoải mái?. Có một vài kinh nghiệm về tiếp thị cũng rất quan trọng. Kỹ năng tiếp thị có thể có được từ kinh nghiệm sống nên những ai muốn theo nghề PR không nên chỉ chú tâm tìm các cơ hội chính thức. Một nhân viên PR cho biết ?oTìm ra những cơ hội trong những vị trí không thể. Hãy học kinh nghiệm tiếp thị từ công việc của bạn dù đó là trong một cửa hàng tranh nghệ thuật hay như một người phục vụ bàn ăn?. Các chuyên gia PR khuyên những sinh viên một trở thành chuyên gia về PR nên bắt đầu thiết lập quan hệ trong khi còn đang đi học. Xây dựng quan hệ càng nhiều càng tốt và làm những công việc tình nguyện sẽ giúp có được những kỹ năng tốt. Công việc ở mức khởi đầu trong ngành PR là làm cán bộ khách hàng tập sự. Những công việc này yêu cầu viết các thông cáo báo chí, chuẩn bị các bài thuyết trình, nghiên cứu, tư vấn và làm việc với khách hàng. Cấp công việc tiếp theo là làm cán bộ khách hàng chính thức và bạn sẽ có thêm trách nhiệm về một dự án hoặc khách hàng cụ thể (ở nhiều công ty PR mỗi dự án có một nhóm nhỏ các chuyên gia PR đảm nhiệm). Người nhân viên lý tưởng trong ngành PR phải có tính sáng tạo cao và có nhiều sáng kiến. Họ còn phải có khả năng giao tiếp với một khách hàng và bán bất kỳ thứ gì, bất kỳ ý tưởng, hình ảnh hay kế hoạch nào. Ngoài ra, họ còn phải có khả năng làm việc như một thành viên trong một nhóm. Theo nhiều chuyên gia PR, các công ty đang hiểu ra tầm quan trọng của quan hệ công cộng như một phần trong các kế hoạch giao tiếp lớn của họ. ?oTương lai của ngành này chỉ có một con đường, và đó là con đường đi lên?. Theo Job Career Guide
Nghề giao tế (PR) Họ là những người lịch sự, năng động, giỏi giao tiếp, có đầu óc tổ chức, giỏi thương thuyết và đàm phán. Họ được mệnh danh là những chỉ huy dàn nhạc mà trong đó thành công của buổi diễn phụ thuộc vào cố gắng của từng cá nhân cũng như tài năng của người chỉ huy. Đó chính là những chuyên viên giao tế (PR). Kiến thức của các chuyên viên giao tế gần như là tổng hợp. Họ vừa là nhà báo, nhà xã hội học, nhà tâm lý học, người sáng tác kịch bản, nhà đạo diễn, biên tập, nhà quảng cáo, nhà quản lý, designer. Chuyên ngành của họ có thể khác nhau, nhưng phần lớn các chuyên viên giao tế tốt nghiệp từ các trường DHKHXH & NV, chuyên ngành báo chí hoặc Quan hệ quốc tế, ngôn ngữ học hoặc tâm lý. Cũng có một số người không nhất thiết phải tốt nghiệp theo những chuyên ngành nói trên nhưng lại có kinh nghiệm trong việc viết lách, giao tiếp. Và những người nhự vậy cũng có thể hành nghề một cách bình thường, không có gì khác biệt so với các ứng viên có chuyên môn giao tế, miễn sao họ có khả năng giao tiếp cũng như kinh nghiệm làm việc. Các ứng viên muốn trở thành chuyên viên giao tế phải có khả năng giao tiếp tốt với nhiều tầng lớp xã hội, khả năng viết lách, lập luận trình bày có logic. Ngoài ra, ứng viên cũng cần phải có mối quan tâm với cuộc sống, sự tìm tòi khám phá cuộc sống cũng như đầu óc phân tích và tổng hợp các vấn đề. Tuy nhiên, một ứng viên sáng giá bao giờ cũng là người hội đủ các yếu tố trên, đồng thời còn là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao tế. Các công ty quảng cáo thường yêu cầu các ứng viên đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp nêu trên, bởi điều này thật sự cần thiết cho các chiến dịch nghiên cứu điều tra xã hội cũng như thăm dò ý kiến ngưới tiêu dùng, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, lập chiến lược kinh doanh, lên ngân sách dự phòng cũng như kế hoạch quảng cáo, tìm tòi câu, lời phù hợp cho các khẩu hiệu quảng cáo, đạo diễn các chương trình quảng cáo trên truyền hình, tổ chức họp báo, hội nghị nhằm đưa hình ảnh của công ty đến với các phương tiện thông tin đại chúng, in ấn các tờ rơi quảng cáo công ty, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch. Sự khác biệt giữa các chuyên viên giao tế với các đồng nghiệp khác là ở chỗ các nhân viên giao tế là những người rất bặt thiệp, năng động, ở họ có khả năng làm việc theo nhóm rất cao, có khả năng hùng biện để chứng minh được vấn đề trước khách hàng cũng như khả năng giao tiếp, đàm phán với bất kể loại người nào. Nhưng điều quan trọng nhất trong tính cách của họ là khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Tại các nước Tây âu, chuyên ngành Giao tế từ lâu đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghề này hầu như vẫn còn rất mới mẻ. Một số nhà tuyển dụng cũng đánh tiếng tìm nhân viên giao tế cho mình, nhưng những nhu cầu này thật sự còn rất ít. Hiện nay, chỉ có các cử nhân báo chí hoặc quan hệ quốc tế mới có thể mạnh dạn đầu quân vào lĩnh vực mới mẻ Theo bwportal Được reallife1783 sửa chữa / chuyển vào 13:58 ngày 28/03/2006