1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghệ sĩ là ai?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Cellist, 29/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Nghệ sĩ là ai?

    Nghệ sĩ là ai?

    Con đường để dẫn đến tác phẩm nằm trong sự dũng cảm phơi bày linh hồn. Một bài thơ có thể đã được định hình bởi ý đồ nhưng nó không thể được coi là một tác phẩm nếu như nó không được rơi vào đúng thời điểm, đúng khỏang khắc mà máu trào lên trên da căng tràn, ***g ngực phình ra tức tối. Cảm xúc cần được vỡ òa. Càng vỡ nát bao nhiêu thì tác phẩm càng hòan hảo bấy nhiêu. Sự bùng nổ thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi và nếu như người nào không có khả năng dẫn mạch chảy cho dòng nham thạch ấy thì người đó không thể trở thành một nghệ sĩ.
    Người nghệ sĩ là người biết phơi bày cái tôi linh hồn của mình ra với bên ngòai. Họ có thể là những người im lặng trong cuộc sống thường ngày nhưng không bao giờ là người ngại lột truồng chính bản thân mình, để mặc thiên hạ xăm soi. Càng bị xăm soi linh hồn của họ càng thích. Sự tức giận, tủi thân, xáu hổ, chán nản vì bị chê bai, chế diễu chỉ là những cơn sốt của giác quan. Nó sẽ qua vì chỉ là bề ngoài của niềm khóai lạc mà linh hồn được tận hưởng. Linh hồn của người nghệ sĩ cần những cảm giác mạnh, mà sự bi kịch bao giờ cũng là một cảm giác mạnh hơn bất kỳ một cảm giác hạnh phúc nào, vì thế nó luôn là cảm giác được ưu tiên trong linh hồn người nghệ sĩ. Sự thật cuối cùng là: sự đau đớn, tuyệt vọng nặn nên tác phẩm chứ không phải đôi bàn tay, khối óc của người nghệ sĩ.

    ( viết ở trong VNE, tặng my beauty )
    gửi vào đây hưởng ứng lời kêu gọi của cháu Pittypat.

    Cellist
  2. tbm

    tbm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2002
    Bài viết:
    1.226
    Đã được thích:
    0
    Là người yêu Bu á ,không lẽ đã có ? .Thế định bỏ anh em cô đơn à ? Giới thiệu cho tớ 1 cô trong Làm đẹp đê hê hê hê
    Én vagyok a királyfi .Engem könnyű megtalálni

  3. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Kẻ kết nối các linh hồn
    Nghệ sĩ ( tôi không thích từ này lắm) theo tôi không phải chỉ đơn thuần là một kẻ phơi bày linh hồn mình mà chính là kẻ kết nối cái linh hồn.
    Mối quan hệ giữa linh hồn này với các linh hồn khác, giữa linh hồn với thế giới xung quanh là lỏng lẻo, rời rạc. Sinh ra nó vốn là thế. Tôi không thể kiến giải theo cách khác rõ ràng hơn bởi tôi không đủ tri thức. Nói một cách to tát hơn bản nguyên của các linh hồn là dị biệt. Tôi chỉ có thể tưởng tượng các linh hồn vẩn vơ trong một môi trường nào đó và tình cờ gặp gỡ nhau rất ngẫu nhiên chứ chưa bao giờ tôi tưởng tượng các linh hồn có thể đồng nhất hay ít nhất là tương thích nhau theo kiểu có quy luật. Cái quy luật mà người ta thường hay nói: " Mọi thứ đều có quy luật của nó". Chẳng có quy luật nào ở đây cả. Tôi nghĩ thế.
    Trong một nỗ lực khám phá thế giới, tìm hiểu con người, người ta có khuynh hướng quy kết các hiện tượng thành cái lý, cái chuẩn hay thi ca hơn là các ẩn dụ , biểu tượng.... Cái lý ,cái chuẩn, cái ẩn dụ, cái biểu tượng... cụ thể này là dễ nắm bắt hơn. Mụch đích là để kết nối các linh hồn mau chóng và thuận tiện. Ban đầu chúng -những cái lý chỉ là một phương tiện đơn thuần nhưng dần dà chúng tràn ra khắp nơi chiếm lĩnh mọi vị trí và trở thành như một cứu cánh của tư duy. Duy lý từ ban đầu chỉ là một phần nhỏ trong linh hồn đã làm linh hồn quên mất chính mình. Nó bắt bắt các linh hồn say sưa chìm đắm với nó mà quên đi gốc gác không quy luật của chính mình. Mọi thứ kêu gào được lý giải và linh hồn tay vì từ chối thẳng thừng lại cố công đáp ứng. Nó cố công và đã tìm ra những lời giải. Những lời giải sai .
    Khó có thể kể hết những hệ quả của sai sót này. Nào là kiểu suy nghĩ người như một cái máy tư duy của Decarte, là kiểu cố gắng giải thích phần vô thức chỉ bằng khái niệm ******** của Frued, hay quan niệm xã hội chỉ phát triển khi có đấu tranh giai cấp của Marx....
    Tôi tự hỏi tại sao lại chỉ có kiểu tư duy duy lý mà không có kiểu tư duy phi lý như là linh hồn nó vốn thế?
    Rồi tôi tin vào những kẻ kết nối các linh hồn, tôi tin vào nhà giả kim vào câu chuyện của chàng chăn cừu Santiago. Xem như đó chỉ là một cách giải khả dĩ. Hình ảnh của một con người lang thang khắp nơi hoà nhập vào tâm linh vũ trụ không phải để cố kiến giải nó mà dự phần vào nó.
    Nghệ sĩ theo tôi là thế hay ít nhất là thế có thể hắn không mang theo thứ gì nhưng hắn làm được công việc to tát nhất kết nối các linh hồn xa lạ với nhau khi chúng đã đang ngày càng rời xa nhau. Trang bị của hắn không phải là một cây đàn, một vài bút vẽ, những vần thơ làm xúc động hàng triệu người mà chính là cái phi lý.
    Một thi sĩ từng nói rằng triết học là một cuốn sách 3 trang chỉ có trang giữa tôi làm gì còn trang đầu tôi là ai và trang cuối tôi về đâu đã không còn. Như thế Triết học quả không vẹn toàn và không hoàn hảo. Chỉ có nghệ sĩ là kẻ duy nhất nắm bắt cái không ai nắm bắt đưọc bằng chính linh hồn của mình để viết tiếp hai trang sách quá khứ và vị lai còn lại của chính các linh hồn khác.

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  4. Quang

    Quang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2001
    Bài viết:
    860
    Đã được thích:
    0

    Là nghệ sĩ phải xúc động trước đã. Nghệ sĩ phải có cảm hứng.
    Nghệ thuật hiểu đơn giản là một sự cố gắng tìm cái đẹp và trình bầy nó ra.
    Phải diễn đạt được cái cảm xúc ấy mới gọi là nghệ thuật. Không diễn đạt ra được thì không phải là nghệ sĩ.
    Nhưng cái cảm hứng ấy nó đến với nghệ sĩ một cách như thế nào ?
    Trước một cảnh đẹp, trước một ý hay thường ai cũng có cảm xúc ít hay nhiều và mỗi người mỗi khác. Một phút giây nào đó vì một sự xúc động mà cái cửa ngăn đôi tiềm thức và trí thức bị xô đẩy, hình ảnh và kỉ niệm tràn vào tâm hồn người nghệ sĩ một cách đột ngột và mau lẹ. Đó là cảm hứng, hay phút thăng hoa bay bổng. Lúc có cảm hứng, nghệ sĩ như bị chói loà bởi những ánh sáng và hình ảnh mới mẻ, người nghệ sĩ còn có cảm tưởng rằng những ý tình đó tích tụ chiu chắt ở đâu bấy lâu giờ mới quay lại. Nếu lúc đó lòng nghệ sĩ giàu và tràn đầy thì sẽ có một bài thơ hay, một bản nhạc hay, một bức hoạ đẹp. Nếu chỉ có một cảm hứng ngắn ngủi với một vài tình cảm nghèo nàn thì tác phẩm sẽ dở dang, khô cằn hay cằn cỗi. Sự thật là chính nghệ sĩ sẽ bị xúc động trong suốt cái thời giờ để tạo ra tác phẩm ấy. Có cái cảm hứng ban đầu rồi lại phải có những hứng cảm liên tiếp theo sau...
    Em chờ và em tin.
    Dù trái tim không vậy-
    Chúng ta ở đôi bờ
    Một dòng sông nào đấy...

    Được quang sửa chữa / chuyển vào 14:29 ngày 30/04/2003
  5. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Các bác ở đây đang cố gắng định nghĩa Nghệ sĩ ( Hình như tôi không cảm tình với từ này lắm ) .
    Tôi có một định nghĩa đơn giãn hơn :
    Nghệ sĩ là ai ?
    _ Là nghệ sĩ .

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

  6. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Bài này đáng ra có thể để bên box Cổ điển, nhưng tớ thấy có cảm tình với box Văn học hơn và nhân việc hưởng ứng lời kêu gọi của cháu Pittypat thân mến, tớ để nó ở đây.
    Vài nét khắc hoạ về Chopin, tặng Milly ( trong VNE ).
    ------------------------
    Viết về Chopin khi đang mở nghe Phạm Duy quả là một điều khó khăn bởi lẽ khó có thể có được những cảm xúc tinh tế có tính khắc họa về Chopin khi đang không nghe nhạc Chopin, không cùng chảy trong dòng chảy tâm hồn của chính Chopin. Chỉ trong những khỏang khắc cùng nhịp tim đập máu chảy đó, sự thăng hoa của tâm hồn chúng ta mới có thể len lỏi, hòa quyện được vào tâm hồn ông.
    Tôi nghe Chopin theo trực giác và tránh xa tư duy suy lý. Sự suy lý khi chúng ta đang sống trong cảm giác của Chopin là một công việc thừa và bừa bãi, nghĩa là có hại. Chopin viết nốt nhạc đầu tiên trong một bản Waltz của mình cùng lúc với một sự đau nhói dấy lên trong tim. Nhịp đập tim ông đã sẵn sàng là tiết tấu của bản nhạc, hơi thở của ông sắp xếp chúng theo cao độ, còn chuỗi dài những sự đau nhói ấy tạo thành hồn bản nhạc.
    Một bức tranh hòan hảo của một Paris đài các rực rỡ đèn hoa hiện ra mờ ảo sau những quí cô xinh đẹp với vòng eo xiết chặt trong một điệu vũ quay cuồng. Nhữnng nếp váy diêm dúa ấy chuyển động theo những bước chân điệu nghệ quen thuộc, tới mức như chúng biết sẵn sẽ phải uốn cong, tung lên, phật phờ theo chiều nào chiều nào, bao lâu và bao xa.
    Thế rồi tôi thấy Chopin say.. Ông lảo đảo trong buổi dạ vũ tráng lệ ấy. Sự vô vọng sau khi nhận được một ánh mắt lạnh lùng đáp trả trên một khuôn mặt kiều diễm biến ông trở thành đấng sáng tạo của nỗi buồn. Ông lao vào cây piano, như để hãnh diện, để tức giận và như là để chế diễu sự hời hợt ghẻ lở trong tâm hồn cô tiểu thư xinh đẹp. Ông phô trương vẻ đẹp của cô gái để rồi chế diễu nó bằng nụ cười trong sáng của mình. Thế giới riêng của ông hiện ra, cái thế giới đã được sinh ra cùng thời điểm Chopin ra đời, mở cặp mắt mơ màng nhìn vạn vật. Thế giới này mang sẵn trong mình sự nhào trộn của tòan những cảm xúc và chật ứ cảm xúc. Mọi cảm xúc mang bóng dáng của nỗi buồn.
    Tôi nhận ra nỗi buồn tiềm ẩn vô cớ, nỗi buồn vô vọng, nỗi buồn lo xa trước sự chia ly, nỗi buồn đánh mất nỗi buồn, nỗi buồn báo trứơc bi kịch. Dường như tất cả đựơc hòa trộn lại để đôi khi tôi bị cuốn vào trong những nỗi vui mừng vội vã rằng Chopin đang vui mừng đấy, Chopin đang sung sứớng đấy, ông đang nhảy cẫng lên, đang la hét, đang hoa chân múa tay, đang ôm lấy người con gái ông yêu, hôn chùn chụt và xiết chặt..Không phải, chẳng có gì là thật trong những nỗi vui mừng vội vã đó cả. Tất cả chỉ là những tán hoa nhỏ rã ra, rơi xuống còn xót chút lấp lánh được phản chiếu thứ ánh sáng mặt trời quá trưa đã dịu bớt, từ một chùm hoa đã rũ xuống, héo úa.
    Những giai điệu ấy không gì khác là những đóa hoa đơn độc trong một cánh rừng gồm nhiều thân cây khẳng khiu. Chúng mang đến mùi hương ngào ngạt, khoe sắc mình thắm thiết và rồi chờ đợi sự héo úa một cách lặng lẽ. Không nổi nóng, không chống cự, không vật vã, không ồn ào và không khiếp hãi. Chúng không đòi hỏi điều gì ở thế giới, không muốn thay đổi điều gì cho nhân lọai. Biết thân phận, những đóa hoa ấy hé nụ, nở hoa và úa tàn.
    Cellist
  7. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Về chuyện định nghĩa thế nào là nghệ sĩ, tớ không hoàn toàn thấy có hứng. Suy nghĩ tớ muốn đưa ra, là khi nào thì một người ( có thể là một người bình thường- như một sinh viên, một công nhân chẳng hạn ) trở thành một nghệ sĩ. Đó là vấn đề "khoảng khắc nghệ sĩ" hay "giây phút nghệ thuật xuất thần". Chỉ có thế thôi.
    Bạn Egoist trái lại, đưa ra một quan niệm rằng nghệ sĩ là người kết nối được các linh hồn. Do đó, hướng đi giữa tớ và bạn Egoist , thậm chí có thể coi là disjunct ( không có liên hệ ).
    Cellist
  8. theredsea2003

    theredsea2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này tôi thấy thật là hay.
    Theo tôi nghệ sĩ là người có tài thật sự duy nhất trên cõi đời này.
    Con những loại được coi là tài năng khác như giám đốc, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã... chỉ đáng xách dép cho người nghệ sĩ chân chính cống hiến hết mình cho nghệ thuật và mọi người mà thôi.
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    hì hì. Có thể vì tớ không phải là nghệ sĩ

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  10. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Bạn Egoist hình như chưa hiểu ý tớ. Tớ chỉ đưa ra một động lực, hay sự thôi thúc làm cho một người trở thành nghệ sĩ trong một thời gian nào đó, hay cần có gì trong một thời điểm nào đó để thành nghệ sĩ. Còn bạn có ý định chỉ ra thế nào là một người nghệ sĩ, và nghệ sĩ thì cần phải làm gì.
    Trong cách lĩnh vực của xã hội, thì nghệ thuật không phải là thứ được xếp cao nhất đâu, cho dù các bác nghệ sĩ vẫn tưởng mình là tâm hồn của thiên hạ. Bác Hegel có xếp hạng thế này: Nghệ thuật là ở thấp nhất, rồi đến triết học, rồi đến khoa học tự nhiên, cao nhất là tôn giáo. Có lẽ nhiều người không thể đồng ý rằng tôn giáo được xếp ở vị trí cao nhất ( bản thân tớ cũng thấy nghi ngờ giá trị của tôn giáo ) nhưng dù sao đây cũng là cách xếp của Hegel, và được nhiều người có hạng trong lịch sử nhân loại đồng ý.
    -----------------------------------
    Làm quái gì có cái gì gọi là Là.
    The Cellist

Chia sẻ trang này