1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghệ sĩ là ai?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Cellist, 29/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranchitrung

    tranchitrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Nghệ sĩ ? Đó là những người máu me văn nghệ và có bệnh sĩ rất nặng !

    ================================================
    Beyond the door there's peace I'm sure,
    And I know there'll be no more
    tears in heaven...
  2. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Thực sự tôi cũng đâu có ý muốn làm cái công việc to tát là ngu xuẩn là định nghĩa thế nào là nghệ sĩ, Cái mà tôi nói tới đó chỉ là một khả năng, một câu trả lời mở ....
    Cái làm cho tôi và bác khác nhau theo tôi không phải là cái ý muốn định nghĩa hay không muốn định nghĩa Nghệ sĩ
    Theo tôi nghệ sĩ không hẳn cần phải có khả năng tác tạo tác phẩm hay ít nhất là một sản phẩm hiện hữu khả cảm. Tôi khác với bác ở điểm đó. Nghệ sĩ không muốn sáng tạo họ từ chối làm việc có mục đích mặc dù công tác của họ sẽ có những ảnh hưởng thậm chí đáng kể bằng tất cả khả năng có thể của nó đến chung quanh. Thế thì việc nghệ sĩ với một "lợi khí" để làm một cái gì đó là không hề có đối với tôi. Có thể đó chỉ là một ý kiến chủ quan, cực đoan và thậm chí là lố bịch...
    Kiểu suy nghĩ của tôi có vẻ gần với quan niệm của những nhà siêu thực và kiểu sáng tạo vô thức của họ.
    Tôi không nhớ rõ lắm nhưng có một câu trong "Cõi người ta" có nói rằng - Với đất đai con người mới hiểu rõ mình hơn, khi đó họ cần một dụng cụ một cái cuốc chẳng hạn... Tham gia vào thế giới và tự sáng tỏ chừng đó chưa đủ để họ trỏ thành những nghệ sĩ sao. Không lẽ cái huyền thoại mà anh chàng phi công Guillaume tạo ra không phải là một tác phẩm lớn hay sao mặc dù theo cách hiểu thông thường đó không phải là một tác phẩm.
    Huyền thoại có thể là tác phẩm lớn nhất của nghệ sĩ chứ không phải chỉ là Bản nhạc " niềm vui" của Beethoven hay bản "bỏ dở" của Schubert trong âm nhạc, hay "maja khoả thân" của Goya , madam X của Sagent, "Những con điếm Avignon" của Picasso trong hội hoạ....
    Và theo cách của tôi Picasso là tên lừa bịp siêu hạng chứ không phải là nghệ sĩ trong hội hoạ, nhưng là một nghệ sĩ thực thụ chỉ bằng những giai thoại bí ẩn chung quanh ông....
    Cái kiểu nghệ sĩ và rung cảm của họ với tôi chỉ là một câu chuyện vui và vô nghĩa. Nó như là sản phẩm lãng mạn hoá quá mức của con người ta.
    Hì hì Thôi nhé nói chung là tôi với bác cũng khác nhau khá xa.

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  3. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Tớ vừa mới đi xem triển lãm tranh của Picasso trong bộ sưu tập Berggruen về, cách đây 3 phút. Được nhìn tận mắt và thật kỹ từng nét vẽ của Picasso nó tạo ra nhiều cảm giác lắm. Cũng có thể, hào quang và sự tôn vinh của người ta đối với ông ấy làm tớ loá mắt, nhưng điểm tớ cảm nhận được bằng cách nhìn của tớ là ông ấy rất giỏi. Mọi nét vẽ đều rất khoẻ, mạnh bạo tới mức tàn bạo như một lực sĩ được hoà trộn trong một khả năng sử dụng hình thể và kết cấu nhiều chiều thật sự sâu sắc mà tớ không nhìn thấy ở cách hoạ sĩ tớ đã từng biết. Có thể bạn cho ông ta là một tay siêu bịp, nhưng nói chung nghệ thuật có thứ gì không phải là bịp bợm nào, khi mà chúng ta chỉ cần cùng đồng ý với nhau một điểm duy nhất rằng nó là sản phẩm của trí tưởng tượng?
    Còn về các bạn nghĩ rằng bạn theo siêu thực hay sử dụng lối sáng tạo vô thức thì tớ có ý kiến thế này.
    Thứ nhất là: xin bạn phát biểu cho tớ cách hiểu của bạn về trường phái siêu thực ( Surrealism ). Nếu có thể, thì xin coi như bạn phụ đạo cho tớ một buổi cũng được.
    Cảm ơn.
    Thứ nhì là: sau khi bạn phát biểu cách hiểu của bạn về chủ nghĩa siêu thực, tớ sẽ xin được phát biểu ý kiến của tớ về cái gọi là vô thức trong siêu thực, mà với tớ, nó chỉ là một sự lạm dụng từ ngữ một cách bi đát của nhiều bác "có máu nghệ sĩ" Việt Nam vốn không hiểu chủ nghĩa siêu thực nó là cái quái gì.
    Nếu bạn thấy khó phát biểu về chủ nghĩa siêu thực, thì bạn có thể lấy Dali, Klee hoặc Eluard trong thơ để làm ví dụ cho tớ hiểu cũng được. Nếu phủ nhận Picasso, nhưng đi theo tư tưởng siêu thực thì chắc phải thích và hiểu mấy ông siêu thực trên chứ ạ?!
    -----------------------------
    Ps: tớ hoàn toàn không đồng ý với bạn trong cách bạn nói về các tác phẩm lớn như Số 9 "Choral" của Beethoven, số 8 "Unvollendete" của Schubert, "các cô gái vùng Chavignon" của Picasso hay Maya khoả thân của Goya. Nếu bạn đã từng được ngồi nghe giàn nhạc giao hưởng Berliner chơi bản số 9 của Beethoven, và là người cũng biết nghe nhạc một chút thì có lẽ cái cảm giác ấy nó khủng khiếp lắm. Nghe biểu diễn thực sự trong một bầu không khí căng thẳng tập trung bao giờ cũng khác với vừa nghe CD vừa nhai sờ-nách-bim bim nhóp nhép bạn ạ. Xem tranh cũng thế, nhìn tận mắt và dí sát nó khác hẳn với cái hình bạn nhìn trong các quyển sách, tạp chí. Nếu ngay cả với ý kiến này của tớ mà bạn cũng coi là "chúng ta khác xa nhau quá" thì tớ cũng xin ngừng lại không dám tiếp chuyện với bạn nữa ạ.
    -----------------------------------
    Làm quái gì có cái gì gọi là Là.
    The Cellist
    Được cellist sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 04/05/2003
  4. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Cellist không hài lòng ư!
    chuyện siêu thực tôi xin giải thích chỉ bằng một câu " sáng tạo của nghệ sĩ nên là vô thức hơn là ý thức". Chứ không phải tôi nhắc đến cả một khái niệm lớn "siêu thực".Bài học về "siêu thực" tôi không thể "dạy" cho bác rồi!
    Còn chuyện nói về Hội hoạ hay âm nhạc quả thực đúng như bác nói. Không thể chỉ qua vài tạp chí hay vài CD mà có thể bình phẩm. Mà tôi cũng không bình phẩm.
    Chuyện Âm nhạc không phải là chuyên môn của tôi nên tôi không dám ý kiến gì nhưng tôi có thể hiểu những ấn tượng của bác khi xem Picasso. Đặc điểm mạnh bạo mà bác nói về Picasso đó theo tôi là một sai lầm. Sai lầm cơ bản. Đồng ý picasso là một hoạ sĩ có taì nhưng việc nói rằng nét vẽ của ông mạnh bạo thì chỉ là một sự thiếu hiểu biết thể loại tranh sơn dầu. Sơn dầu (oil on canvas) nói chung đều đem lại cảm xúc mạnh mẽ rõ ràng cho người xem tranh bằng chất cảm đặc trưng vốn có của nó.
    Cách vẽ sơn dầu ngày nay cũng đã khác xưa , nó không còn những bước làm mịn những mảng màu nưa, hay nói khác các mảng màu có biên giới rõ ràng hơn ngày xưa. Nếu hoạ sĩ vẽ khéo ta có thể đếm được ông ta đã dùng khoảng bao nhiêu nhát đi trên mặt nền vải. Hãy quay lại những bức tranh của Vangogh, ta thấy lộ hằn cả sự giận dữ và cuồng loạn trong từng nhát vạch bằng đuôi cọ... cái cách biểu hiện đó không ai có mà chỉ riêng Vangogh thôi. Đó mới là mạnh bạo không giống ai.
    Nhưng nếu chỉ bằng nét vẽ và chất liệu mà phân tích thì phải chăng tôi và bác đang nói về chủ nghĩa biểu hiện. Có sai đề tài chăng?
    Sơn mài bằng sơn son, trứng, xà xừ cũng có ngôn ngữ riêng cổ kính và quý phái của nó, Tranh đông hồ màu điệp trên giấy dó càng bộc lộ chất dân gian mộc mạc khác hẳn với tranh khắc gỗ Nhật nhiều sắc vàng tiền thân của ấn tượng... Hiểu biết sức cảm căn bản của chất liệu xong nếu biết kích cỡ tranh nữa thì khả năng hình dung về một Gần nguyên bản là có thể. Đó là một giải pháp tuyệt vọng cho những người không có cơ hội xem bản gốc.
    Trừ khi xem tranh của các nhà siêu thực như Joan Miro, S. Dali, G. Chirico.., tranh của Masstise hay các nhà ấn tượng, hậu ấn tượng và đặc biệt các bức dripping khổ lớn của J . Pollock thì việc Mục kích sở thị xem ra không cần thiếc hơn khi xem tranh của Picasso vốn lấy cái kỳ quặc làm điểm thu hút.
    Cuối cùng, tôi vẫn bảo lưu quan điểm: người ta tán dương trò bịp của Picasso là hùa theo rởm đời và ngu ngốc.
    Càng ngày càng đi xa ! Dù sao cũng vui khi nói chuyện với bác.

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời

Chia sẻ trang này