1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe, thấy và ngẫm nghĩ

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi tican_saigon, 24/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caheo_

    caheo_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.747
    Đã được thích:
    0
    Ở nước Úc,
    Bạn đi xe bus, nếu là dân địa phương (local), tụi nó thà đứng chứ không ngồi cạnh bạn, vì bạn là người châu Á.
    Bạn đi siêu thị, bạn đang chọn trái cây, sẽ có 1 thằng Tây chạy ra la lối om xòm, bảo bạn là ko được chọn trong khi thiên hạ vẫn chọn ầm ầm, vì bạn là người châu Á.
    Bạn ra đường, đi ngang 1 thằng local, dù chẳng làm gì nhưng nó sẽ buông la 1 câu "F*cking Asia"... cũng chỉ vì bạn là người châu Á.
    .......
    Đây là những điều tôi chứng kiến trong những ngày đầu đặt chân đến đất nước mà người ta vẫn hay gọi là văn minh và phát triển. Cảm giác thế nào nhỉ, đau lắm các bạn ạ. Nếu là bạn, bạn nghĩ sao?
  2. phale81

    phale81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    1.967
    Đã được thích:
    0
    Heo cưng, cưng lặn lâu thế, bây giờ thế nào rồi, đi học rồi phải không? cố gắng lên nhé
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Tuổi Trẻ, Thứ Hai, 18/12/2006, 06:03 (GMT+7)
    Laptop lên giảng đường
    1. Cô sinh viên (SV) trở thành hiện tượng ?ođặc biệt? của cả hai lớp báo chí và quan hệ quốc tế từ khi cô mang laptop (máy tính xách tay) lên giảng đường. Phía trên thầy giảng bài, phía dưới mọi người cắm cúi chép, riêng cô thì lóc cóc đánh máy. ?oCuốn vở? laptop của cô sạch đẹp rõ ràng, lại có thể tích hợp hình ảnh, âm thanh, có thể cập nhật thông tin khiến cô trở nên có ?oưu thế? hơn các bạn trong ôn tập và thi cử.
    2. Laptop lên giảng đường. Hình ảnh ấy không mới. Đây đó trên các giảng đường người ta vẫn thấy có nhiều SV mang laptop đi học. Một dấu hiệu đáng mừng. Bởi lẽ, ngày hôm nay, khi đất nuớc đang trên đà hội nhập và phát triển, ?olaptop lên giảng đường? mang trong mình một ý nghĩa hết sức lớn lao. Nó khác hẳn cái bút, cái nghiên, càng khác hẳn quyển tập và cây bút bi SV đang dùng. Một bước tiến không chỉ về dụng cụ học tập mà ẩn trong đó là sự phát triển về văn hóa, kinh tế, khoa học, xã hội... mà đặc biệt là giáo dục. Chợt nhớ, ?ovua máy tính? Bill Gates khi sang thăm Việt Nam tháng 4-2006 cũng đã từng khuyên giới trẻ Việt Nam: ?oHãy sử dụng máy tính điện tử và kết nối với Internet?. Ngẫm nghĩ mà cảm thấy vui biết dường nào.
    3. Lại nhớ, hai lớp báo chí và quan hệ quốc tế học chung một giảng đường, hơn 200 SV mà chỉ có mỗi cô SV nọ là có laptop. Bỗng nhận ra một điều: không phải SV nào cũng có điều kiện để có thể sắm cho mình một cái laptop. Chợt thót lòng. Bao giờ SV ta mới có thể dung dăng dung dẻ lên giảng đường với một cái laptop thay cho quyển giáo trình?
    PHAN MẠNH TÂN
  4. dtsac3

    dtsac3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    tui hả ... tui đang nghĩ, trong những trường hợp trên bạn đã tỏ thái độ như thế nào :)
    có nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, khiến 1 số người làm vậy!! có điều 1 đất nước văn minh và phát triển không có nghĩa tất cả những người sống trên đất nước đó đầu văn minh và phát triển :)
    còn điều thứ 1 & 2 bạn kể, có bao giờ bạn nghĩ nhưng người tỏ ra thái độ như thế vì họ đã có bad experiences với 1 số người chân á chưa? như là chúng ta hay lựa hoa quả, rau cũ rất kĩ (rờ, nắn bóp!!) còn người úc, hay châu âu thì ít hơn nhiều, có thể phát sinh ra những tình huống không hay không, tất nhiên :) còn nó đã xảy ra chưa thì tui không biết, nhưng thường trừ 1 số trường hợp kì thị tự nhiên, còn lại tui thấy phần lớn người phương tây cũng thân thiện :)
    cái chính là ... did you do something that really showed them we are diffêrent inđiviuals?
    hì hì
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá không gặp caheo....
    Lúc này caheo đã đi Úc rồi hả caheo
    honghoavi
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thứ Tư, 20/12/2006, 11:22 (GMT+7)
    Choáng!

    Nhận được một phong bì mời cưới do bạn đọc từ Cần Thơ chuyển tới xem qua ai cũng choáng.
    Cơ sự choáng vì dưới chữ song hỷ viết theo Hán tự được thiếp vàng lóng lánh là danh tánh người gởi và chuyện trở thành độc nhất vô nhị chính bởi dòng chữ được mở đóng ngoặc ghi chức vụ hiện hữu: Bí thư Đảng ủy phường An Hòa.
    Miễn bàn đến chuyện của hai trái tim vui, nhưng việc đi mời cưới mà ?ođính kèm? danh tánh và chức vị kiểu này thì khắp nơi nam bắc tây đông chưa đâu có cả!
    Và vì sự lạ này mà sau khi xem từ trước ra sau, săm soi như thể tìm tì vết hàng giả trên chiếc phong bì nho nhỏ (vì khó tin được dù đó là sự thật)...
    Kết luận cuối cùng vẫn là đáp số việc hồi âm, lại quả của quý khách mời ẩn chứa bên trong chiếc phong bì này trong ngày song hỷ sẽ ra sao? (nhất là khi được ấn chỉ chức tước để theo đó tùy nghi mà... ứng xử!).
    Biết bao mùa cưới đã qua, cuộc vận động chống lãng phí, rình rang để rồi gây cảnh dở khóc dở cười khi nhận thiệp vui chẳng khác nào nhận giấy báo nợ, đi ăn cưới như thể ăn cơm bụi giá cao có lẽ đã lỡ thì khi đám cưới thời... chức vụ đang bén duyên trong lối nghĩ của các quan tham!
    KHÁI SINH
    Theo Người Lao Động
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chuyện xưa, chuyện nay
    TT - 1. Trong giờ văn, cô giáo giảng: ?oBình Ngô đại cáo là một áng thiên cổ hùng văn của muôn đời?. Học sinh hỏi: ?oThưa cô, ai là người đầu tiên nói Bình Ngô đại cáo là thiên cổ hùng văn??. Một thoáng bối rối, cô giáo trả lời: ?oSách xưa nói vậy?. Câu chuyện dừng lại, nhưng có lẽ mạch suy nghĩ trong cậu học trò đó vẫn còn tiếp diễn...
    2. Trong giờ vật lý, thầy giáo nói: ?oVận tốc ánh sáng là lớn nhất và xấp xỉ 3.108 m/s?. Học sinh hỏi: ?oThưa thầy, làm sao tìm được số đó??. Thầy giáo trả lời chắc nịch: ?oKhoa học chứng minh?. Em học sinh ngồi xuống, gương mặt chẳng vui nhưng chẳng dám hỏi thêm.
    Hai câu chuyện nhưng cùng một vấn đề: thầy cô dường như rất ít chịu nhìn nhận những hạn chế về kiến thức của mình, và tất nhiên học sinh chẳng hài lòng với những câu trả lời như vậy. Nhưng giáo dục cứ mãi thế rồi thành quen, làm học sinh cũng trở nên lười suy nghĩ. Nếu thầy cô trả lời: ?oVấn đề đó thầy/ cô chưa nghiên cứu? thì không những khơi dậy trong học sinh sự tò mò mà hình ảnh thầy cô trong mắt họ còn đẹp hơn vì biết khiêm tốn và chấp nhận sự thật...
    Tôi xin kể thêm một câu chuyện: Đái Chấn (danh nhân Trung Quốc đời Thanh) thuở nhỏ đi học nghe thầy nói: ?oBài học này là lời của Khổng Tử do đệ tử là Tăng Tử thuật lại và đệ tử của Tăng Tử chép thành sách? thì hỏi thầy:
    - Thưa thầy, như vậy làm sao biết chắc đó là lời Khổng Tử và làm sao biết do học trò Tăng Tử ghi lại?
    - Đó là do đại nho Chu Hy thời Nam Tống nói vậy - thầy giáo đáp.
    - Thế Chu Hy cách Khổng Tử bao nhiêu năm?
    - Khoảng 2.000 năm.
    - Thưa thầy, thời gian tới 2.000 năm, làm sao Chu Hy biết chính xác như vậy?
    Tới đây, tất nhiên thầy giáo không thể trả lời được, nhưng thầy đã vui cười chấp nhận sự thiếu suy xét của mình. Và từ đó, thầy luôn quan tâm đến suy nghĩ của cậu học trò mình, theo sát để giúp đỡ cậu, và cũng vì thế cậu học trò đã ngày càng giỏi giang. Không biết hiện có bao nhiêu thầy cô vẫn vui cười và giúp đỡ học sinh như ông thầy của Đái Chấn?
    HOÀNG ANH VŨ
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Không muốn đi học!
    TT - Tôi thử thăm dò HS lớp 7 mà mình chủ nhiệm bằng cách cho các em tự do ghi lại suy luận của mình về việc học, không cần đề tên. Ngoại trừ năm em còn e dè viết như tờ kiểm điểm, đa số ý kiến còn lại rất đáng để chúng ta suy ngẫm...
    - ?o... Mỗi buổi tối mở cặp ra là cả một đống bài tập nào là toán, rồi soạn bài làm cho em làm biếng và không muốn đi học...!?.
    - ?oEm biết em không đi học là thiệt cho bản thân em nhưng em lại không muốn học. Khi em không học thuộc bài thì thầy cô la, mà còn nói nặng...!?.
    - ?o... Việc học đối với mọi người rất quan trọng nhưng đối với em thì nó chán lắm cứ học sáng, học trưa, có khi tối suốt ngày ngoài việc học là em không chán gì cả...!?.
    - ?o... Nhiều khi thầy cô phạt hết cả lớp cộng thêm phần bài tập về nhà... số lượng bài tập rất nhiều, thậm chí trong một ngày có năm tiết học môn nào cũng có bài và rất nhiều làm cho đầu óc chúng em không thể nhớ nổi...!?.
    - ?o... Em sẽ cố gắng học để không cặp bi bài bạn, có nhiều lần em cặp bi bài bạn em rất xấu hổ. Nhưng không cặp bi bài bạn em bị điểm kém về nhà bố mẹ lại mắng em và thầy cô lại mắng mỏ...!?.
    ...
    Đừng bàn thảo, học hành, hội nghị, quyết tâm liên miên... nữa! Xin các nhà quản lý hãy hành động gì đi để cứu vãn, mang lại niềm vui học tập cho các em!
    TRƯỜNG SINH
  9. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ chỉ có thể im lặng thôi. Đã bao nhiêu người chứng kiến cảm giác đó, và phản ứng tốt nhất chỉ có thể là im lặng bước qua, IM LẶNG CHO QUA.
    Ở Úc :
    Tôi ko nghĩ sự tiền lệ gây ra những phản ứng kì quặc của người bản xứ. Mà cũng ko chỉ có người bản xứ mới phân biệt. Nếu bạn sống với những người Việt định cư, bạn sẽ ngay tức khắc nhận thấy sự phân biệt và thêm những thông lệ kì quặc.
    khi ở Úc, tôi có ở chung với vài người Nhật. Họ đi siêu thị còn phải lật qua lật lại lựa chọn, chứ nếu ở Nhật thì họ ko cần làm điều đó.
    Nếu dc lựa chọn sống giữa Sydney và Perth, (Đông Nam và Tây Nam nước Úc), tôi chọn Perth.
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 14/01/2007, 03:00 (GMT+7)
    Chỗ ngồi
    TT - 1. Bà hàng xóm của tôi sau chuyến cùng chồng và con trai sang thăm thú châu Âu về cứ tấm tắc khen mãi những chuyện lạ nơi đất khách: nào tàu điện chui ngầm được dưới biển, nào phố xá sạch như lau, nào những đàn chim hoang dã dạn dĩ và thân thiện đậu cả lên vai khách bộ hành...
    Nhưng điều làm người phụ nữ trọn đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời này tấm tắc hơn cả là vị thế của cậu con trai phương trưởng nhà mình. ?oKiểm tra hành lý xong, nó ngồi chờ bay ở phòng riêng mà nó bảo là với những điều kiện đón tiếp đặc biệt cùng những trang thiết bị sang trọng? - bà lão say sưa kể.
    Thì ra con trai bà là một doanh nhân mới nổi trong lĩnh vực đầu tư địa ốc.Quí nhân ắt phải tầm quí vật. Thế nên anh đặt vé dài hạn hạng business trong tất cả chuyến bay. Lần đưa cha mẹ đi du lịch cũng vậy. Vé của song thân thuộc hạng thường, vé của anh là hạng thương gia (business class) thế nên vừa qua cửa kiểm soát là ?ođường ai nấy đi?. Phòng chờ VIP chỉ được có một suất/vé mời nên cha mẹ đành ngồi ở phòng chờ thường để mặc cậu cả hành xử theo thói quen.
    2. Trong chuyến sang Úc công tác vừa rồi, cô bạn và tôi gặp một chuyện khá thú vị. Tại phòng chờ của sân bay Melbourne, chuẩn bị khởi hành đi Sydney, nằm trong chương trình khuyến mãi của Hãng hàng không quốc gia Úc, Thủy - bạn tôi - rút được lá thăm may mắn được quyền chuyển từ ghế ngồi thường lên hạng thương gia. ?oBạn bè tâm giao, hoạn nạn còn sẻ chia được, ai lại để cậu ngồi trơ đây mà một mình vào trong ấy (phòng đặc biệt)? - Thủy quả quyết vậy rồi trả lại sự ưu ái mà ngồi trò chuyện cùng tôi trong suốt hành trình ở toa hành khách hạng bình thường.
    Chỗ ngồi hạng thường hay hạng thương gia trong mỗi chuyến bay suy cho cùng cũng chỉ đơn thuần là để ngồi. Nhưng cái cách người ta hành xử với chiếc ghế ấy cũng khác nhau lắm. Chỗ ngồi đâu chỉ để ngồi.
    BẰNG VÂN

Chia sẻ trang này