1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe, thấy và ngẫm nghĩ

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi tican_saigon, 24/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 08/04/2007, 08:57 (GMT+7)
    Miễn phí mà!
    TT - Khóa đào tạo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho các chuyên gia môi trường, một hoạt động quan trọng và có chọn lọc của một hội nghị quốc tế, mới được tổ chức tại Indonesia. Nhóm ứng viên VN đi thực địa trở về và dù không đăng ký khóa học cũng ùa vào phòng họp.
    Người đăng ký và trả tiền để tham dự khóa học sẽ được nhận một cuốn sách mới nhất của WB, ADB, WWF trị giá 200 USD. Có 71 người đăng ký tham dự và đương nhiên ban tổ chức chỉ mang đúng 71 cuốn sách. Sự xuất hiện đường đột của chúng tôi làm phòng họp tăng lên con số hơn 90 người. Thấy vậy, người điều hành lớp đã thông báo như sau: ?oThưa quí vị, nếu quí vị đến từ các nước phát triển, nếu có thể, xin nhường lại sách cho các đại diện đến từ nước nghèo vì chúng tôi biết quí vị không khó khăn gì khi tự mua nó, nhưng với đồng nghiệp của chúng ta ở nước đang phát triển thì có?. Ngừng giây lát, ông nói thêm: ?oChúng tôi biết ai cũng có lòng ham học hỏi, nhưng cho phép chúng tôi được đề nghị những người không đăng ký tham dự khóa đào tạo này không lấy cuốn sách, vì những đồng nghiệp của các bạn đã phải trả một số tiền khá lớn để tham dự khóa đào tạo này và họ có quyền được lấy những gì họ trả?.
    Nhiều đại diện của các nước phát triển sau đó rời khỏi phòng để nhường ghế và sách cho chúng tôi. Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi sau đó cũng rời khỏi phòng với 1-2, thậm chí ba cuốn sách trên tay. Họ huyên náo chuyện trò:
    - Ôi, lấy càng nhiều càng tốt, tội gì...
    - Ở nhà tôi đã có sách này rồi nhưng cuốn ở đây có chữ ký của tác giả nên lấy thêm. Thừa còn hơn thiếu...
    Nhưng rồi nhiều cuốn sách nhanh chóng bị bỏ quên ở bàn ăn, ở bãi cỏ, ở phòng giữ đồ của khu mua sắm. Người ta quăng chúng không thương tiếc dù đã trang trọng ký tên vào đó để chứng thực sự sở hữu.
    Lại nhớ hội nghị quốc tế về đói nghèo được tổ chức vào tháng 10-2006 tại TP.HCM, với 143 đại diện từ các nước tham dự. Sau hội nghị có sáu thư điện tử của các tổ chức quốc tế gửi cho mọi người với nội dung thống thiết: ?oChúng tôi chưa bao giờ lâm vào tình trạng thế này tại các nước khác khi tham dự hội thảo. Chúng tôi trình bày poster và rất nhiều sách nhưng đã ghi rõ là ?ochỉ để trưng bày? (display only) nhưng không hiểu sao cuối cùng chúng vẫn biến mất? Ai lấy làm ơn cho chúng tôi xin lại!?.
    Chỉ có những dấu chấm lửng trùm lên sự im lặng đến tê dại. Ở đâu đó chắc có người nhủ lòng: Kệ, miễn phí mà, tội gì!?
    BẰNG VÂN
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 15/04/2007, 02:02 (GMT+7)
    Cho nó tiếc chơi!
    TT - Theo thói quen, mỗi cuối tuần tôi lại ghé quán cà phê cóc trên đường Phạm Ngọc Thạch vào sáng thứ bảy để vừa uống cà phê vừa ngắm phố xá. Quán nằm trong con hẻm rộng.
    Ông chủ quán vui tính, chúng tôi gọi đùa là ông chủ quán ?oquan liêu? vì mỗi lần xin thêm trà, thêm đá uống nước, ông đều nheo mắt càm ràm: ?oCó vậy cũng xin?. Hay thỉnh thoảng ông khoe mới mua đôi giày hiệu giá hơn 400.000... Quán có cây xoài mát rượi. Chuyện chẳng có gì nếu chỉ nhiêu đó việc lặp đi lặp lại.
    Một lần, đang ngồi trò chuyện phiếm cùng ông chủ quán thì có nhóc bán vé số đến mời. Nhóc nói rặt giọng miền Trung. Tôi không có thói quen mua vé số, nhưng cũng mua giúp nhóc vài tờ.
    Ông chủ quán đột nhiên cất tiếng: ?oCó số 47 không??, nhóc lúng túng nói: ?oDạ, không mô. Nhưng còn số khác, chú mua không??. ?oKhông, tao chỉ mua số 47? - ông chủ quán dứt khoát. Nhóc trước khi bỏ đi còn ngoảnh lại nhìn, cái nhìn đầy tiếc rẻ.
    Nhóc vừa bỏ đi, chủ quán nhìn tôi cười cười nói: ?oMình hỏi vậy cho nó tiếc chơi, chứ nếu nó nói có số 47 mình sẽ hỏi số khác. Chà, chà! Chắc nó tiếc dữ lắm nghe?. Giải thích xong, ông cười hục hục.
    Tôi lặng im nhớ cái dáng nhẫn nhục khi nhóc đi, nghe ly cà phê bỗng nhạt thếch. Tôi bỏ thói quen ngồi quán cuối tuần từ sau ngày hôm đó.
    NGÔ KINH LUÂN
  3. tican_saigon

    tican_saigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    "Chăn" người
    Một ngày nào đó bạn lang thang trên đường, hay vào một quán nào đó trong thành phố, bạn gặp một người tật nguyền cố gắn đến chổ bạn mời một tấm vé số, hay một đứa trẻ hoặc một người già đến xin bạn một vài cắc lẽ, bạn xúc động và rút tiền ra không hề suy nghĩ. " Và khi đó lòng tốt của bạn đang bị lợi dụng"
    Khi viết bài này tôi không bàn đến lòng tốt của bạn, vì tôi cũng từng như bạn. Rồi khi biết được sự thật tôi lại càng bối rối giữa tình cảm và lý trí " Cho hay không cho"
    Có một tổ chức "Chăn người" đang tồn tại giữa xã hội chúng ta. Nếu một lần bạn thấy một người ăn xin nào đó, hay một người tật nguyền nào đó đang bán vé số thì hãy quan sát chung quanh. Tôi chắc chắn với bạn là sẽ có một người đi theo để "chăm sóc" người đó.
    Họ sống trên những đồng tiền mà những người tật nguyền đau khổ kiếm ra được với lý do rất đơn giản rằng " Tôi đang chăm sóc cho nó, nó làm phải đưa tiền cho tôi".
    Thâm nhập vào nơi họ sống thì sự thật càng phủ phàng hơn, số tiền mà người cực khổ kiếm ra, được những người "chăn"sử dụng hết sức là bất ngờ (đánh bài, ăn nhậu, mua cần sa, thuốc lá và đủ thứ món ăn chơi).
    Tuỳ theo mức độ mà người "chăn" ra giá cho người đi kiếm tiền. Nếu ngày ấy không đủ định mức thì hình phạt từ nhịn đói đến bị đánh đập rất dã man. Còn khi vượt định mức thì sẽ được khen ngợi một câu "tốt" và ngày hôm sau sẽ được một định mức mới và dĩ nhiên sẽ cao hơn định mức cũ.
    Bây giờ tôi vào một nơi nào đó thấy một người xin ăn, một người tật nguyền bán vé số thì lòng thương cảm của tôi lại hiện ra nhưng khi nhìn qua bên kia đường lại thấy một gã "chăn người" thì tôi lại khó chịu và lý trí của tôi bảo tôi dừng lại.
    Tôi phải làm sao? Nếu không cho thì em bé ấy, ông bà lảo ấy hay người tật nguyền ấy không đủ định mức thì sẽ bị trừng phạt hết sức dã man. Còn cho thì tôi đang tiếp tay cho họ. Tôi thật sự lúng túng " tôi phải làm sao?"
    Nếu là bạn, bạn sẽ làm sao?

  4. tican_saigon

    tican_saigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    "Chăn" người
    Một ngày nào đó bạn lang thang trên đường, hay vào một quán nào đó trong thành phố, bạn gặp một người tật nguyền cố gắn đến chổ bạn mời một tấm vé số, hay một đứa trẻ hoặc một người già đến xin bạn một vài cắc lẽ, bạn xúc động và rút tiền ra không hề suy nghĩ. " Và khi đó lòng tốt của bạn đang bị lợi dụng"
    Khi viết bài này tôi không bàn đến lòng tốt của bạn, vì tôi cũng từng như bạn. Rồi khi biết được sự thật tôi lại càng bối rối giữa tình cảm và lý trí " Cho hay không cho"
    Có một tổ chức "Chăn người" đang tồn tại giữa xã hội chúng ta. Nếu một lần bạn thấy một người ăn xin nào đó, hay một người tật nguyền nào đó đang bán vé số thì hãy quan sát chung quanh. Tôi chắc chắn với bạn là sẽ có một người đi theo để "chăm sóc" người đó.
    Họ sống trên những đồng tiền mà những người tật nguyền đau khổ kiếm ra được với lý do rất đơn giản rằng " Tôi đang chăm sóc cho nó, nó làm phải đưa tiền cho tôi".
    Thâm nhập vào nơi họ sống thì sự thật càng phủ phàng hơn, số tiền mà người cực khổ kiếm ra, được những người "chăn"sử dụng hết sức là bất ngờ (đánh bài, ăn nhậu, mua cần sa, thuốc lá và đủ thứ món ăn chơi).
    Tuỳ theo mức độ mà người "chăn" ra giá cho người đi kiếm tiền. Nếu ngày ấy không đủ định mức thì hình phạt từ nhịn đói đến bị đánh đập rất dã man. Còn khi vượt định mức thì sẽ được khen ngợi một câu "tốt" và ngày hôm sau sẽ được một định mức mới và dĩ nhiên sẽ cao hơn định mức cũ.
    Bây giờ tôi vào một nơi nào đó thấy một người xin ăn, một người tật nguyền bán vé số thì lòng thương cảm của tôi lại hiện ra nhưng khi nhìn qua bên kia đường lại thấy một gã "chăn người" thì tôi lại khó chịu và lý trí của tôi bảo tôi dừng lại.
    Tôi phải làm sao? Nếu không cho thì em bé ấy, ông bà lảo ấy hay người tật nguyền ấy không đủ định mức thì sẽ bị trừng phạt hết sức dã man. Còn cho thì tôi đang tiếp tay cho họ. Tôi thật sự lúng túng " tôi phải làm sao?"
    Nếu là bạn, bạn sẽ làm sao?

  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    ?oEm hãy đánh thầy cho hả giận đi!?
    TT - Đó là lời của thầy giáo Lâm Thanh Châu nói với T. - đứa học trò lớp 3 nhưng lớn tồng ngồng như một học sinh cuối cấp II - nơi lớp học tình thương do thầy ?osáng lập? ở thôn Tân Bình bên cửa Thuận An (Phú Tân, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế).
    Không chút thách thức, giận hờn, thầy đã nói với đứa học trò có tiếng biếng lười và ương bướng của mình câu nói thoạt nghe khá lạ lẫm ấy bằng âm giọng đầy nhu ái. Trước đó T. đã lên tiếng cùng đám bạn: ?oTau sẽ đánh thầy một bữa để ổng biết sức? sau khi thầy buộc T. ở lại lớp sau giờ học để đọc lại đến dăm bảy lần bài tập đọc đã học nhằm cải hóa sự nghịch ngợm trong giờ học của em.
    Dự liệu đứa học trò này sẽ không từ chối dùng đôi tay bạo lực với thầy của thầy Châu quả không sai. Thầy vừa dứt lời, T. liền đưa tay đấm thình thịch vào lưng người thầy già đã hết lòng với đám trẻ cơ nhỡ chuyện sách đèn. Đau, nhưng thầy nói thầy ráng chịu, cái đau hơn với thầy là sự dốt nát, tối tăm của đứa học trò vừa trút cơn giận vào thầy.
    Nhìn đứa học trò thật sự đáng thương kia bằng cái nhìn trìu mến, thầy ôn tồn tiếp: ?oNếu em chưa đã giận, hãy đánh thêm thầy mấy cái nữa. Nhưng em phải cố học chăm lên. Thầy không giận em mô!?. Và lần này, dù tin ở sự cảm hóa của mình, thầy vẫn ngạc nhiên khi đứa học trò ương ngạnh kia bỗng òa lên khóc, rồi tự động quì sụp dưới chân thầy và thốt lên trong nước mắt: ?oEm xin thầy tha tội. Em lỡ dại. Em hứa...?.
    Không giận hờn, trách móc người còn u tối, dại dột, lỡ lầm. Chỉ có yêu thương, chỉ có tấm lòng mới cảm hóa được họ. Thầy Lâm Thanh Châu nói làm thầy giáo tình thương là làm ?osứ giả? của yêu thương, không đủ ?olửa? của tình thương thì khó mà đứng dạy ở lớp học tình thương dù có thừa khả năng sư phạm.
    Với ngọn lửa yêu thương như thế, sau khi nghỉ hưu - vốn là vệ quốc quân, là cán bộ giảng dạy ở Trường Tài chính - thầy tạm rời xa căn nhà ở TP Huế để về vùng đầm phá Phú Tân dựng nhà làm lớp học tình thương cho đám trẻ khó nghèo. Từ tấm lòng của thầy, với sự cộng sức của xã hội, đến nay hàng trăm đứa trẻ vốn không có giấy khai sinh, không được đến lớp đã có được những con chữ quí hóa để làm hành trang vào đời.
    HUỲNH VĂN MỸ
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn người dẫn đường
    TT - Ngồi trên xe buýt ở một thành phố lạ, tôi cứ bồn chồn dọ hỏi tuyến xe cho chặng đường sau, người phụ nữ nhân viên thu tiền xe vỗ vai tôi trấn an. Đến bến, dặn tôi đứng đợi, chị vội vã chạy vào phòng vé hỏi thăm, sau đó vòng ra tìm mã số xe trên sơ đồ, tiếp tục hỏi xem bến đón khách ở đâu.
    Rồi chị quay lại nắm lấy tay tôi đưa sang bên kia đường, đến đúng tuyến xe tôi cần. Chị nói chị cũng không biết rõ hết các tuyến xe ở bến nhưng vì thấy tôi ngơ ngác, sợ tôi lạc đường, sợ gặp phải bọn xấu móc túi, cướp giật nên chị tìm giúp tôi. Đưa tôi lên xe, chị còn cẩn thận quay sang nói với bác tài nơi tôi cần đến. Tôi chưa kịp nói lời cảm ơn, chị đã vội vã bước xuống và trở về tuyến xe của mình.
    Có lần tôi và nhỏ bạn bị lạc đường khi đi chợ đêm Đà Lạt. Một bác chạy xe thồ đang trên đường về nhà đã dừng lại hỏi han khi thấy hai đứa vừa đi vừa ngó dáo dác. Bác chở chúng tôi vòng qua mấy dãy phố mới tìm được khách sạn nơi tôi ở. Bác còn ân cần dặn dò hai đứa phải cẩn thận rồi chạy xe đi, bác xua tay nhất định không nhận tiền xe tôi gửi.
    Một người bạn của tôi kể lần đầu tiên đến Nhật, khi bạn hỏi đường đến nhà người quen, một người Nhật tốt bụng đã tận tình đón mấy chặng xe buýt để đưa bạn đến nơi, và người ấy cũng không nhận gì khác ngoài lời cảm ơn rồi đón xe về.
    Những người dẫn đường ta chỉ gặp một lần, không kịp nhớ mặt, biết tên nhưng họ lại là người cho ta cảm giác bình yên nơi đất lạ. Trên những ngả đường đã qua, tôi không biết mình đã gặp được bao nhiêu người dẫn đường tốt bụng. Việc làm lặng lẽ ấy vô hình tạo nên một thông điệp rằng: khi có ai đó cần đến bạn, thì bạn cũng hãy giúp đỡ họ.
    Mỗi chúng ta đều có thể là người dẫn đường.
    TIỂU QUYÊN
    (ĐH KHXH&NV TP.HCM)
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện văn hóa: Lời hứa
    TT - Vội vã mang hộp cháo đi ngõ sau vào khu tim mạch A Bệnh viện 115, tôi nghe tiếng gọi: ?oCô ơi, cô...? của em. Em là cô bé bán vé số mỗi chiều vẫn đứng bán ở dãy nhà đối diện, nhìn tôi đi dạy về trong bộ áo dài với ánh mắt sáng rực, tôi không biết tại sao.
    Hôm nay em mặc chiếc quần tây, áo sơmi ngắn tay. Em chạy đến bên tôi, giọng Hải Phòng nhỏ nhẹ: ?oHay quá gặp cô ở đây. Cô có thể chỉ con biết bệnh nhân nào nghèo cần giúp đỡ không??. Em ngại ngùng cho tôi biết tuần trước, em ?oôm? hai vé ế, trúng được 10 triệu. Em muốn biếu 500.000 đồng cho bệnh nhân nào khó khăn nhất.
    Đi cùng em vào khu tim mạch, tôi biết em tên Vân, sinh viên sư phạm. Nghỉ hè, em vào Sài Gòn bán vé số. Tôi hỏi em sao không thi vào bách khoa hay kinh tế mà học sư phạm toán. Em nói em rất thích nghề giáo. Giờ tôi mới hiểu ánh mắt em nhìn tôi mỗi chiều. Tôi kể em nghe một bệnh nhân tên Sáu, giáo viên tiểu học, quê ở Cà Mau, đang cần thêm 30 triệu để mổ tim. Khi nghe tôi có ý định chụp ảnh chị gửi cho báo để chị được giúp đỡ, chị lắc đầu: ?oĐể độc giả giúp những người khổ hơn. Tôi bán mấy công đất mẹ chồng cho trước đây để mổ, chị em cho mỗi người một ít, tôi chưa đến nỗi phải bế tắc. Hai thằng con đã lớn, có gia đình, nghề nghiệp, tôi có mệnh hệ nào cũng không sao?.
    Tôi giới thiệu hai người với nhau. Vân móc xấp bạc 50.000đ giúi vào tay chị. Chị đẩy ra: ?oThôi cháu, cháu cũng nghèo, sinh viên chưa làm ra tiền. Có chút tiền may mắn để dành sang năm học hành?. Vân cố nói, chị Sáu cố từ chối. Cuối cùng Vân bật khóc: ?oCô à, trước đây mẹ con cháu đi Hà Nội chơi, mẹ cháu đột nhiên bị xuất huyết ruột, phải mổ. May nhờ một người không quen biết tốt bụng giúp đỡ, mẹ cháu mới sống đến hôm nay. Lúc đó cháu tự hứa bất cứ khi nào có tiền, cháu sẽ đến bệnh viện và giúp bất cứ ai nghèo khổ. Số tiền này không đủ cho cô mổ tim nhưng xin cô nhận để cháu thực hiện lời hứa với mình?. Chị Sáu bật khóc. Và cứ thế, ba chúng tôi - ba con người khác nhau giọng nói - cùng nhìn nhau khóc ngon lành...
    Khuya nay, Vân lên tàu về quê. Em cho các em đồng hương ít trăm, còn lại mang về cho gia đình mua cặp bò. Đưa em ra bệnh viện, tôi mới thấy chồng chị Sáu đứng bên hành lang, mắt đỏ hoe, nhìn chúng tôi cười...
    Nhà tôi cạnh ga Sài Gòn, có bao giờ tôi thèm để ý tiếng còi tàu, vậy mà khuya hôm đó tôi lắng nghe tiếng còi xa dần, đưa cô bé đồng nghiệp tương lai về quê. Tôi tin em sẽ thành một cô giáo giỏi. Em đến với sư phạm không vì hoàn cảnh mà bằng cả trái tim - trái tim đầy nhân ái của một con người biết trọng lời hứa, dù chỉ với riêng mình.
    NGUYỄN NGỌC HÀ (Tặng V., Đại học Sư phạm Hà Nội)
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Gửi cháu ngày đầu đi học thêm
    TT - Cu Tí yêu dấu! Bữa nay là ngày đầu tiên cháu đi học... thêm. Nhìn cháu hớn hở theo ba mẹ đến nhà cô giáo mà lòng chú bỗng dậy lên niềm cảm xúc, nên viết lá thư này, chừng nào biết chữ cháu đọc nhé!
    Vậy là cháu đã bắt đầu con đường học thêm từ lúc cháu chuẩn bị vào... lớp lá mẫu giáo. Cháu sẽ được học chữ, tiếng Việt và... tiếng Anh. Cháu phải học chăm nhé, bớt chơi với chú gấu bông Misa, đừng líu lo ca hát, làm nũng với mẹ cha nữa, dành thời gian với trang sách, con chữ. Có thế mới mong vào lớp 1 theo kịp bạn bè.
    Cu Tí ơi, cháu và bạn bè mai này sẽ nhanh chóng trở thành những thần đồng. Các cháu được uống loại sữa dành cho thiên tài, được ăn loại bánh đặc biệt cho bộ óc vĩ đại. Và các cháu được học, học rất sớm, học chính khóa trong trường, học thêm nơi nhà thầy cô, học bồi dưỡng ở các trung tâm. Không chỉ học tiếng mẹ đẻ, các cháu còn được học thêm tiếng Anh, học vi tính, học nhạc..., nói chung ?othập bát ban võ nghệ? đều sẽ thông làu. Chú sẽ dõi theo bước đường học tập của cháu với sự ngưỡng mộ và trông đợi.
    Hôm nay cu Tí của chú đi học... thêm, chúc cu Tí ?ochân cứng đá mềm? trên con đường học thêm dài dằng dặc. Giá mà chú có thể thay cháu gánh đỡ cái cặp sách lặc lè trên đôi vai cháu!
    BÚT BI
  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Đừng bắt con chọn giữa ba hoặc mẹ
    Con thương mẹ nhiều nhưng cũng nhớ ba lắm. Ngày nào con cũng quáng quàng chạy bổ ra cửa khi nghe tiếng chuông bin bon hay tiếng còi xe ai đó tin tin. Vậy mà ba thì đi đâu mất?
    Ba mẹ lại thế nữa?! Con sợ hãi và buồn lắm
    Con không lựa chọn đâu. Con muốn được ở cùng mẹ và muốn luôn có ba bên cạnh. Con muốn hằng ngày được đón mẹ đi làm về và được mừng ba từ tiếng kèn xe tin tin ngoài cửa cổng. Con cần sự chăm sóc dịu dàng, chu đáo của mẹ và bà nhưng cũng không thể thiếu những trò đùa giỡn đầy thương yêu của ba. Con không muốn khi lên giường buổi tối lại không có cơn gió mát từ tay ba quạt hay lời hát Mama êm ái của mẹ. Đừng bắt con phải lựa chọn vì con cần tất cả những thứ ấp áp từ hai người đã cho con cuộc sống này.
    Ba mẹ ?ođừng làm vậy?. Con xin ba mẹ. Hãy cho con một tuổi thơ không hoen ố mùi ?ochiến tranh? của người lớn. Hãy cho con lớn lên trong không khí yêu thương tràn đầy. Hãy cho con được thở những hơi thở không có vị cay đắng của hờn mát, ghẻ lạnh. Hãy để con được lớn lên trong vòng tay ấm êm hằng đêm của cả ba và mẹ. Vì con muốn mình được hạnh phúc. Con cần lắm hai chữ ?oGia đình?.
    Ba rất thương con, đúng không? Con là linh hồn của mẹ, mẹ nói thế mà?! Ba mẹ thường hát cho con rằng ?oBa thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống ba? . Và con, con rất thích câu cuối ?oCả nhà ta đều thương yêu nhau. Xa là nhớ, gần nhau là cười?. Vậy tại sao bây giờ, ba và mẹ lại làm thế với nhau. Hay ba mẹ không thương con nữa? Con có còn là ưu tiên bậc nhất của ba mẹ nữa không?! Con có còn quan trọng với ba mẹ nữa không?!
    Mẹ ạ, không vì con mà hoàn hảo hơn thế nữa sao?
    Ba ơi, ba không nhớ khi xa con à?
    Chẳng lẽ, con đây không đáng yêu để ba mẹ có thể vứt bỏ mọi bực tức, thất vọng, giận hờn cho nhau sao?
    Con thương mẹ nhiều nhưng cũng nhớ ba lắm. Ngày nào con cũng quáng quàng chạy bổ ra cửa khi nghe tiếng chuông bin bon hay tiếng còi xe ai đó tin tin. Vậy mà ba thì đi đâu mất? Mấy hôm nay, tối tối, lên phòng, con chỉ thấy mẹ và bà. Theo thói quen, con cất tiếng gọi ?opapa?papa? mà nào có ai ơi hỡi, chỉ nghe tiếng thở dài xót xa của mẹ dành cho mình. Dẫu cái cảm giác này, con đã được ba mẹ tôi luyện nhiều lần rồi nhưng con không thể nào quen được. Càng khôn lớn thì cái cảm giác đó càng làm con nặng nề, buồn bã. Con không thích nó một chút nào. Nó khiến con thấy mình thiệt thòi quá đỗi về tinh thần. Vật chất kia không đắp đổi hết sự thiếu thốn mà con cần.
    Mẹ ơi, hãy xem lại. Ba ơi, quay về đi.
    Pham Hanh
  10. isachick

    isachick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Thật sự phẫn nộ, căm giận và đau xót. Tự hỏi đó có phải là con người. Xấu hổ cho cái kiếp làm người quá độc ác, tàn nhẫn và dã man.
    Cháu gái 3 tuổi bị hành hạ cắt gân chân
    Cơ thể bé Hảo đầy thương tích. Ảnh: Pháp Luật TP HCM
    Cháu bé bị đánh, lấy ống hút chọc vào người chảy máu, cắt cả vành tai, ngón tay cái. Công an địa phương đang vào cuộc.
    > Cháu bé 11 tuổi bị mẹ đánh nhập viện
    Ngày 18/9, bé Nguyễn Thị Hảo, 3 tuổi được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước trong tình trạng hôn mê, toàn thân nhiều thương tích, đầu và mặt bầm tím. Người đưa cháu đến bệnh viện là Nguyễn Thị Mỳ, 33 tuổi, ở huyện Phước Long.
    Theo cơ quan chức năng, ban đầu, Mỳ nói Hảo là con của Mỳ, do cha mẹ đi làm mướn để Hảo ở nhà một mình nên bị người anh mắc bệnh tâm thần đánh đập. Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện Mỳ có ý định bỏ trốn nên báo bảo vệ giữ lại. Sau đó, Công an thị xã Đồng Xoài tạm giữ hành chính Mỳ.
    Theo hồ sơ bệnh án, bé Hảo bị suy dinh dưỡng nặng, sức khỏe suy kiệt, mặt biến dạng, lưng có nhiều vết thương cũ đã nhiễm trùng, mưng mủ, một ngón tay cái mất móng do bị cắt, gân gót chân cũng bị cắt. Hảo còn bị cắt ngang vành tai trái, xương đòn bên trái bị gãy.
    Bác sĩ Nguyễn Phước Tòng, khoa Ngoại chấn thương cho biết, khi sức khỏe Hảo bình phục, bệnh viện sẽ phẫu thuật vá ngón tay bị cắt cụt và các vết cắt ở chân. Đây là những vết thương bị từ khá lâu do vật sắc nhọn tác động.
    Tại ngôi nhà heo hút nằm phía cuối ấp, ông Nguyễn Văn Tước (chồng bà Mỳ) cho biết, Mỳ là vợ sau và đã có với ông ba người con. Còn Hảo là cháu ngoại của ông. Bà ngoại Hảo là người vợ trước của ông Tước.
    Một số người dân ở ấp Bình Đức 1 xác nhận từng thấy bà Mỳ trói bé Hảo vào gốc cao su rồi dùng roi đánh tới tấp. Những đứa con bà Mỳ cũng ?oăn theo? dùng vật nhọn đâm liên tiếp vào người Hảo.
    Trưa 18/9, một người hàng xóm phát hiện Hảo có nhiều vết thương trên người, lại bị hai đứa con bà Mỳ kéo lê từ trong nhà ra đường nên báo công an xã.
    Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Trưởng Công an xã Đức Hạnh cho biết, khi công an đến hiện trường, phát hiện cháu Hảo người đầy thương tích. Vợ chồng bà Mỳ khăng khăng nói Hảo bị anh, chị đánh. Công an xã bèn yêu cầu bà Mỳ đưa Hảo đi bệnh viện chữa trị vết thương.
    Nghi can cắt gân chân cháu bé 3 tuổi bị tạm giữ
    Cháu Hảo đã thoát khỏi hôn mê sau khi vào bệnh viện. Ảnh: Pháp luật TP HCM.
    Chiều 22/9, công an huyện Phước Long (Bình Phước) đã tạm giữ bà Nguyễn Thị Mỳ để điều tra vụ cháu Nguyễn Thị Hảo bị hành hạ dã man.
    > Cháu gái 3 tuổi bị hành hạ cắt gân chân
    Cháu Hảo được bà Nguyễn Thị Mỳ (33 tuổi) đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, toàn thân nhiều thương tích, đầu và mặt bầm tím...
    Theo cơ quan chức năng, ban đầu, bà Mỳ nói Hảo là con của mình, do cha mẹ đi làm mướn để em ở nhà một mình nên bị người anh mắc bệnh tâm thần đánh đập. Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện bà Mỳ có ý định bỏ trốn nên báo bảo vệ giữ lại.
    Ông Nguyễn Văn Tước (chồng bà Mỳ) cho biết, Mỳ là vợ sau và đã có với ông ba người con. Còn Hảo là cháu ngoại của ông. Bà ngoại Hảo là người vợ trước của ông Tước. Một số người dân ở ấp Bình Đức 1 xác nhận từng thấy bà Mỳ trói bé Hảo vào gốc cao su rồi dùng roi đánh tới tấp. Những đứa con bà Mỳ cũng ?oăn theo? dùng vật nhọn đâm liên tiếp vào người Hảo.
    Theo ông Nguyễn Thành Trương, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, cháu Hảo bị suy dinh dưỡng nặng và chịu nhiều vết thương nghiêm trọng nên rất yếu, phải mất hơn một tháng mới hồi phục sức khỏe. Sau đó, bệnh viện mới tiến hành phẫu thuật để chữa trị các vết cắt ở tay và chân của cháu. Hiện Hảo vẫn còn sốt cao do bị viêm phổi kèm theo chứng tiêu chảy nặng.
    Đến chiều 22/9, nhiều người hảo tâm đã tìm đến bệnh viện thăm Hảo và quyên góp tặng tiền hơn 10 triệu đồng.
    (Theo Pháp luật TP HCM)

Chia sẻ trang này