1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe, thấy và ngẫm nghĩ

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi tican_saigon, 24/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    gởi Vietgreat: đọc các bài của bạn gởi lên, chichi thấy hoang mang quá. Bộ người Việt chúng ta kém cỏi vậy sao? Các bài viết này được viết từ đầu thế kỷ 20, liệu đến bây giờ có ai ngồi soi xét lại xem, sang thế kỷ 21, người Việt chúng ta đã thay đổi được những thói hư tật xấu nào ?
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Ôn cố tri tân, ngẫm việc xưa mà xét đến ngày nay. Xem những gì còn yếu kèm thì phải hết sức khắc phục, những gì tốt đẹp thì hết sức phát huy...đó cũng là tự răn mình vậy.
    Ở trang này chỉ nêu ra những điều đọc, thấy và ngẫm nghĩ...do đó: không được hỏi?
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chính xác, cho nên trong vòng 24 tiếng nữa mà 2 người vẫn chưa tranh luận tiếp thì tui đưa nó qua Kho đồ cũ đó nghe.
  4. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Hỏi cũng là 1 cách ngẫm nghĩ. Vietgreat đưa bài lên, chichi đọc , ngẫm nghĩ và chuyển các ý nghĩ ở dạng câu hỏi. Thế ngẫm nghĩ thì chỉ được dùng câu ở thể khẳng định, không dùng thể nghi vấn được à? Đáng lý ra Vietgreat phải vui mừng vì có người đọc bài của mình gởi lên, đọc xong còn ngẫm nghĩ nữa. Đằng này...cứ hay bắt bẻ.
    Thêm 1 thói hư tật xấu của người việt: không thích người ta hỏi lại mình những điều mà mình không thích người ta hỏi.
    to BoySG: đề nghị à pá xem xét lại giùm cái sự "chichi và Vietgreat hay tranh luận". Hay là à pá lập thêm cái topic "Ban chuyên án lưu động, chuyên xét xử cái vụ cãi cọ , tranh chấp các loại......." ???
  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Đã có topic Kho Đồ Cũ rùi, Chichi yên tâm hen.
  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Đầu tuần: nhắc nhở mọi người chào cờ​
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Thói hư tật xấu của người Việt : Quan lớn như hạ lưu, Ảo tưởng thoái hóa, trì trệ bất lực
    Quan cao chức lớn cũng sống như kẻ hạ lưu
    (Tản Đà, Đông Pháp thời báo, năm 1927)
    Nghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mày đay kim khánh mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương hút máu hút mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con, như thế có phải là hạng người hạ lưu không, tưởng công chúng cũng đều công nhận. Lại nghĩ như những người tây học nho học, học rộng tài cao duyệt lịch giang hồ, giao du quyền quý mà quỷ quyệt giả trá, bôi nhọ ra hề, lấy văn học(1) gạt xã hội để mua cái hư danh, phụ xã hội thân người ngoài(2) để kiếm bề tư lợi , như thế có phải là hạ lưu không, tưởng công chúng cũng đều công nhận.
    (1) văn học ở đây tức là học vấn nói chung.
    (2) người ngoài: chỉ người Pháp cũng như người Tàu là các thế lực lúc ấy đang có nhiều ảnh hưởng.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Từ ảo tưởng tới thoái hóa
    (Phan Khôi, Báo Thần chung, năm 1929)
    Mấy trăm năm nay, thuyết minh đức tân dân(1) làm hại cho sĩ phu nhiều lắm, nhất là trong thời đại khoa cử thịnh hành. Buổi còn đang đi học thì người nào cũng nhằm vào hai chữ tân dân đó mà ôm những hy vọng hão huyền, cứ tưởng rằng mình ngày sau sẽ làm ông nọ bà kia, sẽ kinh bang tế thế, rồi mình sẽ thượng trí quan, hạ trạch dân, làm nên công nghiệp(2) ghi vào thanh sử(3) đến đời đời, không ngờ thi không đậu hay đậu mà không làm ra trò chi, thì trở nên thất vọng, thiếu điều ngã ngửa người ra, tay chân xuôi lơ và bủn rủn. Còn người khác đắc thời, thi đậu ra làm quan thì lại ỉ rằng bấy lâu mình đã có cái công phu minh đức, nghĩa là mình đã học giỏi rồi, thì bây giờ cứ việc thôi sờ học ư sở hành, chớ có lo chi. Bởi vậy nên có những ông thượng thư bộ hộ mà làm chẳng chạy bốn phép toán, thượng thư bộ binh mà cả đời chẳng biết đến cái lưng con ngựa ra sao cái cò khẩu súng là gì. Mà rồi ông quan nào cũng như thượng đế cả, nghĩa là toàn trí, toàn năng(!).
    (1) trích từ câu đầu tiên của sách Đại học, có nghĩa làm sáng đức và khiến dân luôn luôn đổi mới.
    (2) cũng tức là sự nghiệp.
    (3) thanh sét thời cổ ở Trung Quốc dùng thẻ tre để chép sử, nên lịch sử thường được gọi là thanh sử.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trì trệ và bất lực
    (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)
    Bị ý thức hệ nho giáo bảo thủ lung lạc, bị nguỵ thuyết của bọn Tống nho đưa lạc nẻo, bị chế độ thi cử chi phối, đẳng cấp nho sĩ Việt Nam không còn một chút hoạt lực(1) nào, không còn được một tính cách cấp tiến nào nữa. Bởi vậy họ đã chống tiến hoá chống cải cách. Phụ hoạ với triều định, họ đã lấy cái học bã giả(2) của Tống nho dựng một bức trường thành ngăn các trào lưu triết học khác không cho tràn tới địa hạt tri thức do họ giữ đặc quyền.
    ?"Thiếu độc lập về tư tưởng, hoàn toàn phục tùng cổ nhân Trung Hoa về cả mặt tình cảm, quá câu nệ về hình thức thơ Tàu, đẳng cấp Nho sĩ Vệt Nam chỉ sản xuất ra được những lối thơ nghèo nàn. Nhiều tập thơ mài giũa công phu nhưng không chút sinh khí.
    Qua ngay hình thức của thơ, ta cũng thấy rõ tinh thần bảo thủ của đẳng cấp Nho sĩ và sự bất lực của đẳng cấp này trong mọi công cuộc sáng tạo xã hội có tính chất cấp tiến.
    (1) sức sống.
    (2) thường nói bã chả, với nghĩa cái phần dư thừa sau khi lấy hết tính chất và nát ngấu nhão nhoẹt.
  7. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Thât ra, nếu cho đây là thói hư tật xấu của người việt thì kô đúng lắm. Đây chỉ là sự hủ bại trong đạo đức của 1 thành phần quan lại, hay nói cách khác, là những người cán bộ nhà nước. Đâu phải người nào cũng giống như vậy. Nếu tất cả người việt đều có cùng những thói hư tật xấu này thì Vỉêt Nam kô thể có được ngày hôm nay. Sao lại lấy tính cách của 1 nhóm người mà áp đặt lên cả xã hội?
    Theo chichi nghĩ, cán bộ nhà nước cũng có người này người kia. Có người tốt cũng có người xấu, có người chỉ biết chăm chăm vụ lợi cho bản thân, nhưng cũng có người thật sự vì dân vì nước. Nếu các bạn có đọc báo mấy ngày nay thì sẽ nghe nói đến đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Việt Nhân ở Kiên Giang, đó thực sự là 1 cán bộ nhà nước tốt. Tuy nhiên, thông thường, người ta chú ý đến cái xấu nhiều hơn là cái tốt. Ví dụ 1 tháng kô xảy ra tai nạn giao thông nào thì người ta chẳng nói, nhưng chỉ cần 1 vụ ẩu đả nho nhỏ là báo chí đưa lên ngay. Cho nên, đừng lấy cái thiểu số mà áp lên cái đa số. Hơn nữa, nếu xét về thói hư tật xấu của con người thì cũng bắt nguồn từ hoàn cảnh sống mà ra. Sự thiếu thốn khiến người ta chỉ lo thu vén, sự bất công khiến người ta ham chức quyền....Việc đòi hỏi 1 xã hội chỉ toàn người tốt, toàn điều tốt là không tưởng. Chichi đi làm đã được hơn 2 năm, dĩ nhiên kinh nghiệm sống chưa nhiều, nhưng không phải kô có, và va chạm với thực tế khắc nghiệt của cuộc sống kô ít cũng nhiều. Chichi vẫn luôn tin tưởng ở bản chất tốt đẹp của con người, và chichi ko nhìn cuộc đời qua lăng kính màu xám. Có thể các bạn cho rằng vì chichi chưa nếm trải sự cay đắng của cuộc đời nên vẫn nhìn đời là màu hồng. Điều đó các bạn nói đúng. Nhưng nếu nhìn đời qua lăng kính màu xám thì liệu cuộc sống của chúng ta có dễ chịu hơn hay chỉ làm tăng thêm sự nghi kỵ , sự chán nản? Vậy thì tại sao lại khăng khăng chối bỏ những mặt tốt, những khía cạnh tích cực của cuộc sống?
    Người Việt chúng ta có 1 tính xấu cần khắc phục đó là chỉ biết tìm ra khuyết điểm và ngồi chỉ trích, lên án. Làm vậy không thể khiến mọi chuyện thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Cách làm đúng đắn là chỉ ra chỗ sai và gợi ý cách làm đúng. Nếu anh chỉ biết chê bai món ăn dở mà kô chỉ được cách làm sao nấu cho ngon hơn thì cả đời anh chỉ được ăn tòan món dở, kô bao giờ nếm được món ngon. Có thể anh kô biết nấu ăn, và kô biết chỉ ngừơi ta nấu như thế nào, nhưng nếu anh thực sự có tâm huyết và thực sự muốn ăn ngon thì hãy chỉ chỗ cho người ta đi mua sách dạy nấu ăn, đó mới là 1 điều hay ho và nên làm.
    Vài lời suy nghĩ của bản thân thôi, kô có ý phản kháng với ai đâu,cũng kô có ý chỉ trích tác phẩm " Thói hư tật xấu của người Việt", vì đó thực sự là 1 công trình nghiên cứu về xã hội và nhân văn. Chỉ đơn giản là Mình đọc thì mình có quyền suy nghĩ mà, đúng kô? Nói câu này với ai thì chắc biết rồi.
    Được chichi_b2 sửa chữa / chuyển vào 10:39 ngày 23/10/2006
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Thói hư tật xấu của người Việt: Tầm thường, Phù phiếm, Hiếu danh
    Chỉ biết theo đuổi những giá trị tầm thường
    (Dương Bá Trạc, Tiếng gọi đàn, năm 1925)
    Danh dự là có tài có đức có công nghiệp(1) có khí tiết thật, còn kẻ chạy theo hư vinh chỉ lo đâm đầu đâm đuôi chạy xuôi chạy ngược để cầu cạnh chen chúc, làm sao cho có được cái mã ngoài ấy thì tất là lộn sòng về cái chân giá trị. Nào trong xã hội mấy ai là người biết cân nhắc so sánh, mà vẫn thường lầm cái hư vinh là cái danh dự thực! Hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai, hỏi quỷ ai, tất là ông cả bà lớn, hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc, hỏi cái gì là sướng , tất là ăn trên ngồi trốc, nhận lễ thu tiền. Rồi xu phụ khéo luồn lọt bợm để cẩu vinh, ấy là người giỏi, giết người tợn tâng công khỏe để cầu vinh, ấy là người tài, lắm quan thày tốt, thần thế lo gì cũng xong xin gì cũng được, ấy là anh hùng, nạt con em ức hiếp hàng xóm, anh làm ông nọ, em lâm ông kia, ấy là nhà có phúc, khao phẩm hàm, vọng(2) ngôi thứ, ấy là vẻ vang, cổ kim khánh, ngực mề đay ấy là danh giá. Một người như thế, trăm người đều như thế, đời trước như thế mà đời sau cũng như thế nới!
    (1) cũng tức là sự nghiệp.
    (2) nộp tiền hay lễ vật cho làng để có ngôi thứ.
    Thiết thực nhưng lại phù phiếm
    (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938)
    Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý(1). Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo(2) và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hoà hoãn bớt, cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vẻ thiết thực.
    Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Não sáng tác(3) thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng , dung hoà thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo.
    (1) tự nhiên cảm thấy hơn là do suy luận mà biết.
    (2) những gì đã quá quen.
    (3) nói theo cách nói hiện thời, tức "sức sáng tạo" nói chung.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Hay tự ái và hiếu danh
    (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
    Người Việt rất hay tự ái. Không mấy khi họ thú thật nỗi cực nhọc từng phải chịu. Nhưng tính tự ái thường đi đôi với tính khoe khoang. Họ dễ kiêu căng. Ở nông thôn vấn đề thể diện có một tầm quan trọng xã hội hàng đầu. Người nông dân rất thích nổi bật trước mắt kẻ khác và thích nên danh nên giá. Để chiếm được một vị trí tốt giữa những người trong cùng cộng đồng, nói chung là để thỏa mãn tính hiếu danh, họ chẳng lùi bước trước một điều gì. Họ sẵn sàng nhịn hẳn thịt cá và các món ăn ngon lành trong cả năm, hay mặc những bộ quần áo vá chằng vá đụp, chỉ cốt để có tiền tổ chức những bữa khao vọng linh đình nhân được thụ phong một loại bằng sắc nào đó.
  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Tác giả của bài viết này là một học sinh lớp 10 tên Hà Minh Ngọc.
    Bản chất của thành công
    Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
    Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu? đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên ?ochiến trường? bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ ?ođoá hồng? của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
    Thành công còn là câu chuyện về một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
    Sau mỗi mùa thi đại học, có bao ?osĩ tử? buồn rầu khi biết mình trở thành ?otử sĩ?. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
    Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
    Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một - người - cha.
    Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ.
    Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: ?oChăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn?. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
    Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
    Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho ?ođội bóng? của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
    Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: ?oCuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi?.
    Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
    HÀ MINH NGỌC
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Thói hư tật xấu của người Việt: Suy đồi, Nghi ngờ - Hại nhau, Cách chống tiêu cực
    Sự suy đồi toàn diện
    (Phan Chu Trinh, Thư gửi Chính phủ Pháp, năm 1905)
    Trong khoảng vài mươi năm nay, các bậc đại thần ăn dầm nằm dìa ở chốn triều đình, chỉ biết chiếu lệ cho xong việc, quan lại ở các tỉnh thì chỉ lo cho vững thần thế mà hà hiếp bóp nặn ở chốn hương thôn, đám sĩ phu thì ganh nhau vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì, bọn cùng dân bị nặn bóp mãi mà máu mủ ngày một khô, không còn đường sinh kế nữa. Đến bây giờ thì thế sự hư hỏng, nhân dân lìa tan, phong tục suy đồi, lễ nghĩa bạt hoại, một khu đất bốn mươi vạn dặm vuông, một dân tộc hơn hai mươi triệu người lại sắp ở vào cái địa vị bán khai mà quay về cái địa vị dã man.
    (? ) Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức... Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn, có dẫu ai có muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giá phỏng Chính phủ(1) cho mượn trăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng qua vài năm nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tướcvị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa.
    (1) đây là Chính phủ thực dân Pháp
    --------------------------------------------------------------------------------
    Hay nghi ngờ và làm hại nhau trong công việc
    (Phan Bội Châu, Việt Nam quốc sử khảo, năm 1908)
    Người Châu Âu, người Nhật Bản làm việc gì cũng hợp đoàn mà làm. Tôi thường thấy người Nhật Bản lúc bản tính công việc quan trọng họ tin cậy nhau hơn ruột thịt. Còn như nước ta thì không phải không muốn làm nên việc, nhưng cùng làm việc thì nghi ngờ nhau, không phải không muốn thành công, nhưng cùng lập công(1) thì ghét bỏ nhau. Nếu chịu nghĩ kỹ thì tại sao ta lại không biết dằn lòng mà theo nhau, không biết đem lòng thành thật mà đối đãi với nhau, lại cứ nghi ngờ ghét bỏ nhau, thật là ngu quá không thể hiểu được.
    (1) ngày nay lập công có nghĩa lập được chiến công chiến tích , hồi đầu thế kỷ XX được hiểu đơn giản là làm mót công việc nào đó...
    --------------------------------------------------------------------------------

    Cách chống đối tiêu cực

    (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)
    Người Việt ít khi chịu chết vì tín ngưỡng hay vì một vĩ nhân nào đó đã chủ trương trái quyền lợi của họ. Gặp lúc phải dồn vào thế yếu, họ chống lại ngay bằng phương pháp tiêu cực: chỉ trích và châm chọc.
    Luôn luôn bị áp bức về kinh tế và chính trị, cuộc sinh hoạt tinh thần thường lẩn cả vào trong tâm tưởng nên sức phản ứng của tình cảm và tư tưởng không mau lẹ. Tính ưa hư danh là một tật phổ thông của những người hằng cố gắng tìm vượt lên trên địa vị hiện tại của mình. Tật cờ bạc, do cuộc sống chật hẹp gây nên, cũng là một tật phổ thông khác.

Chia sẻ trang này