1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe, thấy và ngẫm nghĩ

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi tican_saigon, 24/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm
    Ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ(Phan Khôi, Luận về khí tiết, báo Hữu Thanh, năm 1923)
    Sĩ phong(1) nước ta, suy đồi đi là tự đời Lê Trung Hưng về sau. Lúc bấy giờ các Vua nhà Lê vẫn cầm quyền mà họ Trịnh dám dấy lên cướp quyền, quan lại và sĩ dân trong nước đều theo họ Trịnh. Hóa nên cái tâm lý sĩ phu thời ấy có hai đàng: thờ Vua Lê để tránh tiếng phản quân, thờ họ Trịnh để kiếm đường thực lợi. Ban đầu chắc cũng có người áy náy trong lòng, về sau tập thành quen, không còn biết thế nào là sỉ nhục.
    Một người như thế thì trăm nghìn người hùa theo, người trên như thế thì người dưới bắt chước theo, thành ra cả một nước đều bỏ mất đại nghĩa, quên mất liêm sỉ, mà đổ xô nhau vào vòng danh lợi. Từ đó về sau, người mình trở nên mềm như con bún, không biết vua là gì, không biết nước là gì, hễ ai mạnh thì theo. Lòng tự trọng của người mình như ngọn lửa đã tắt, không còn bừng lên, như hạt giống bị ẩm, không còn nứt lên được. Lại thêm cái kiểu chuyên chế từ xưa đến nay, cứ ở trên đè xuống ở dưới(2) lên, làm cho nhân dân ngày một đê hèn ngày một yếu ớt. Lòng tham lợi mạnh hơn lòng tư kỷ(3) thì luồn cúi lạy lục mấy cũng chẳng từ, ưa cái sống đục hơn cái thác trong, thì mặt dạn mày dày đâu có quản.
    (1) tương tự như một thứ khí hậu trên phương diện tinh thần.
    (2) theo Tự vị An Nam Latin (1772 - 1773) đợ có một nghĩa cổ "trao của tin cho ai?, ở đây đợ lên tạm hiểu là nhẫn nhục chấp nhận.
    (3) tự ý thức về cá nhân mình.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Biếng nhác, vô cảm, lẩn tránh
    (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944)
    Hiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi.
    Xét về phương diện tinh thần, xu hướng biếng nhác này càng trầm trọng thêm bởi nền giáo dục cổ lỗ và chưa bao giờ có phương pháp. Thành ra có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp nhận hết thảy và bắt chước hết thảy. Sau khi chất đầy trí nhớ các loại kinh sách, nhà nho xưa kia chẳng còn nghĩ đến chuyện trau dồi trí tuệ nữa. Họ thường già trước tuổi. Hoặc là họ nhẫn nhục chịu đựng cốt không để ai đó ganh ghét mà kiếm chuyện lại thôi. Hoặc là họ sa vào thói chơi ngông đôi khi cũng tinh tế đấy, nhưng dễ làm cạn kiệt cái năng lực phát minh cũng như năng lực lập luận khoa học.
    Có những nhà quan sát nước ngoài nhận xét người Việt hay trộm cắp và dối trá. Trong một thời gian dài, người dân nước này chỉ được nhận một nền cai trị kém cỏi, trong đó thấm sâu chính sách ngu dân. Cá nhân con người luôn luôn bị săn đuổi, họ buộc phải bao quanh mình một tấm màn bí mật. Làng xã cũng vậy, trong quan hệ với chính quyền trung ương họ cố giữ lấy một thái độ nếu không độc lập thì cũng ương bướng bất phục.
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề
    Cái gì cũng giả(Ngô Tất Tố, Báo Thời vụ, năm 1938)
    Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Vệt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp.
    Có lẽ trong các thực đơn của thế giới, không đâu có nhiều món giả bằng nước An Nam. Cũng thì một miếng thịt, người ta bày ra đủ trò: nấu với tiết gọi là giả trâu, nấu với riềng mẻ gọi lả giả cầy, nấu với hành răm gọi là giả chim, nấu với đậu nghệ gọi là giả ba ba, đốt đi rồi bóp với thính đỗ tương thì lại bảo là giả dê.
    Đồ ăn là thứ sẽ ăn vào miệng, hễ qua hàm răng thì nó là lợn hay trâu, hay gì gì nữa, cái lưỡi sẽ biết tức thì, thế mà chúng ta cứ làm giả, thì có khác chi xúi giục nhau rằng: trên đời không có cái gì mà không giả được? Cái nạn nhiều hạng người giả từ đấy mà ra.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Những cuộc khao vong nặng nề vô nghĩa
    (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, năm 1915)
    Người thi đỗ, người được bổ làm quan, người được phẩm hàm... đều phải khao vọng. Nhà vua cũng đã đặt lệ giản tiện cho người ta dễ theo. Đại để như đỗ tú tài thì khao một con gà, một đĩa xôi và ba quan tiền, đỗ cử nhân thì khao một con lợn, một mâm xôi và năm quan tiền. Nhưng ngặt vì tục dân đã quen, chiếu lệ ra mà làm thì họ cung phải chịu, nhưng tình ý không thỏa hiệp thì họ sinh ra lắm sự ngăn trở. Họ có câu rằng "Phép vua thua lệ làng" thực là một lời nói đáng khinh bỉ.
    Lại ngán nỗi cho hạng kỳ mục, động ai có việc gì mới mọc đến ăn uống no say rỗi thì giở ra cách chơi bời, thuốc phiện hút khói um nhà, bài bạc đùa cười rầm rĩ, ấy thế là thỏa thuê, ấy thế là hể hả. Giá đám nào kém thì đã thấy lắm kẻ hậm hà hậm hực, tiếng lọ tiếng kia, làm cho người ta khó chịu.
    Than ôi! Ngoài chốn hương thôn không còn biết trời đất là đâu, người sự ăn uống không còn có sự nghiệp gì, như thể thì trách làm sao mà dân chẳng hèn, nước chẳng nhược?
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Câm lặng
    TT - Ngã tư Âu Cơ - Thoại Ngọc Hầu giờ cao điểm đường kẹt xe, đông nghịt người. Cách đó 50m, có một con hẻm nhỏ nhưng khá rộng, nhiều người rẽ vào hòng tìm con đường tắt để thoát khỏi dòng người xe như mắc cửi này.
    Càng chạy vào càng thấy nhiều người chạy ra, cứ tưởng mình đã đi đúng đường. Nào dè, vừa qua khúc cua thì phát hiện... hẻm cụt. Ấy vậy mà chả thấy ai bảo với ai, thậm chí chả có lấy một cái phất tay để người khác nghi ngại. Quái! Cứ như một đoàn người rồng rắn kéo nhau ?osập bẫy?.
    Chuyện làm nhớ đến bãi giữ xe của Trường Bách khoa. Những ngày cuối tuần bãi này đóng mở rất thất thường. Vẫn hay có chuyện cười ra nước mắt khi mình xăm xăm chạy vào, thấy vài đứa quen mặt chạy ra, còn hí hửng chào nó. Vậy mà đến bãi xe mới thấy biển: ?oGửi bãi khác?. Đau không thể tả...
    Hai câu chuyện ngập tràn sự ?ocâm lặng? đó làm mình canh cánh một ?olời cảnh báo? mà mình từng nhận được. Hồi đó, đi tình nguyện ở trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật. Lúc dò theo bảng chỉ dẫn tìm đường đến nhà vệ sinh, mình gặp một thằng bé, nó níu áo mình lại. Thằng nhóc tội nghiệp, ú ớ với một loạt ?ođộng tác hình thể? cố diễn tả cho mình một cái gì đó. Vậy mà mình không hiểu, phớt lờ và đi tiếp. Nào dè khi đến nhà vệ sinh mới hiểu được là thằng nhóc muốn báo với người khách lạ: nhà vệ sinh bị hư! Quay lại, định tìm cậu bé để nói lời cảm ơn, nhưng... lại là một lời cảm ơn câm lặng!
    Lẽ nào ?ongôn từ? của người bình thường và ?othái độ? của một người khuyết tật lại khác nhau nhiều đến vậy sao?
    TRẦN PHẠM LÊ PHAN
  4. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Lỡ trúng tuyển!
    TT - Giờ sinh hoạt đầu khóa của HS hệ trung cấp điện tử viễn thông tại một trường ĐH ngoài công lập. Thầy giáo hỏi cả lớp: các em có biết ngành này học những gì không? Cả lớp đồng thanh: dạ không! Vậy các em có biết học xong ra trường làm gì không? Vẫn tiếp tục những câu trả lời ?okhông ạ? hồn nhiên, vô tư. Người thầy bắt đầu những điều vỡ lòng về nghề nghiệp... Không khí chùng xuống, có những gương mặt lộ dần vẻ thất vọng?
    Sau hai tuần mặc áo SV, gọi đến Tuổi Trẻ, một bạn dè dặt với câu hỏi mà bạn ?othắc mắc lâu lắm rồi nhưng không có ai trả lời?. Bạn hỏi: học cao đẳng ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì, có phải làm? giám đốc không? Em sống nội tâm, ít nói, ngại chỗ đông người, cũng chưa biết làm ăn kinh tế gì, theo ngành này có hợp không? Hợp hay không - câu trả lời nào lúc này có lẽ cũng đã quá muộn màng đối với bạn.
    Không còn cách nào khác, những tân SV như bạn phải cố hết sức để thích nghi với ngành học mình đã ?olỡ? trúng tuyển, cha mẹ đã ?olỡ? đóng tiền cho đi học. Đó là một thực tế mà chính những người thầy đứng lớp và những người làm công tác tuyển sinh ở các trường cũng hết sức băn khoăn. Từ thực tế mù thông tin về ngành học dẫn đến việc HS-SV đứng núi này trông núi nọ, bỏ học giữa chừng hoặc học xong ra trường không làm được công việc đúng chuyên môn là hậu quả tất yếu.
    Thực trạng này càng đáng báo động hơn ở những ngành nghề nghe cái tên rất ?osang? được các trường thi nhau tuyển sinh, đào tạo: điện tử viễn thông, quản trị kinh doanh... Một giáo viên điện tử ở một trường nghề ưu tư: ?oCó hơn 50% HS theo nghề này thật sự không phù hợp với nghề. Nếu tôi nói thẳng, nói thật với HS, sẽ có rất nhiều người bỏ học. Tôi nghĩ những HS này thà đừng trúng tuyển, thà đừng theo học còn hơn cứ phải kéo lê tuổi trẻ của mình mấy năm trời với một ngành học không phù hợp!?.
    Mỗi năm, chỉ có khoảng 1/3 số HS tốt nghiệp THPT có đủ điều kiện tiếp tục theo học chính qui ở các trường nghề, trường CĐ, ĐH. Trong số họ, hẳn nhiên là những người học lực giỏi hoặc gia đình có điều kiện hơn mới không phải sớm vào đời mưu sinh hoặc lâm vào cảnh không tay nghề, không việc làm. Đáng tiếc thay vì đi học vì một nghề nghiệp của cả đời mình, nhiều bạn trẻ phải học trong tâm thế học vì đã trót trúng tuyển!
    Nhà trường, gia đình và xã hội phải làm sao đây để bớt đi những trường hợp đáng tiếc như thế này!
    PHÚC ĐIỀN
  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thế giới... ?ophẳng?!
    TT - Anh là thủ trưởng một đơn vị sự nghiệp. Lần nọ đi công tác xa, sốt ruột công việc tại cơ quan bèn nhắn qua điện thoại di động một mẩu tin cùng lúc giao việc cho ba nhân viên thuộc quyền. Cả ba đều nhanh chóng hồi đáp, chỉ khác nhau về... từ vựng! Người thứ nhất, lớn tuổi hơn anh, thưa: vâng. Người thứ hai, một chị xấp xỉ tuổi anh, thưa: dạ. Còn người thứ ba, khoảng cách một thế hệ, có thể gọi anh bằng chú, đã trả lời nhanh gọn bằng hai lần nhấn phím ngón tay: OK!
    Cách đây không lâu, một nhà thơ đã từng thuật lại trên báo việc con anh, lứa tuổi 8X, cũng trả lời cha bằng hai tiếng OK hiển thị ngắn gọn trên màn hình đa sắc của điện thoại cầm tay.
    Một nữ doanh nhân lại kể rằng một cộng sự lớn tuổi của chị, một họa sĩ có tiếng, đi nước ngoài về biếu chị một cuốn sách ảnh với lời đề: kính tặng... Trong khi cô nữ nhân viên tiếp thị trẻ tuổi mới vào công ty làm lại gửi cho chị một món quà, kèm lời ghi: thân tặng... Một thầy giáo già dạy văn tại một trường cấp III bán công vừa ?oloan tin?: trong một lần kiểm tra tập làm văn, có một học sinh lớp 10 đã ghi vào lề trái bài kiểm tra, chỗ phải ghi đầy đủ họ tên người làm bài là một dòng chữ ?oMade in... (tên cô học sinh ấy)?! Bỗng nhớ một chuyện mà người viết bài này đã chứng kiến tận mắt. Nghe tiếng chuông cửa reo vang, cậu con trai bước ra ban công lầu trên nhìn xuống đường rồi nói với vào trong bằng một giọng Hà Nội chuẩn và chắc gọn: ?oBố! Xuống mà mở cửa cho ông anh của bố vào!?. Người được mệnh danh là ?oông anh của bố? chính là bác ruột của chàng trai trẻ, đẹp và giàu có ấy... Còn đây là chuyện khác nghe lóm được: một nữ ký giả tuổi 30 khoe với đồng nghiệp rằng: ?oTớ vừa mới gọi điện mắng cho bà mẹ chồng một trận ra trò, để bả phải có trách nhiệm dạy dỗ lại thằng con trai của bả (tức là chồng của cô) chứ. Mà này, khi nói xong là tớ cúp máy ngay cái rầm, không để cho bả mở mồm được câu nào đâu nhé!?. Giọng kể của nàng con dâu nghe rất sôi nổi pha vẻ tự hào không giấu được!
    Thế kỷ 21... Thời đại bùng nổ thông tin... Thời đại toàn cầu hóa... Mọi thứ trên dưới, cao thấp, ngang dọc... đều bị san bằng? OK! Thế giới... phẳng mà!
    DUYÊN TRƯỜNG
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    ?oNgười tôi cưu mang?, tại sao không?
    Hôm nay, xin trích đăng thư của bạn Hoàng Mạnh Hải, một bức thư gợi nhiều suy nghĩ trong một ngày cuối tuần.
    TT - Bạn có bao giờ cảm nhận niềm vui vô bờ khi nghe tin một bệnh nhân đã qua giai đoạn hiểm nghèo nhờ số tiền ta tặng để phẫu thuật?...
    Mỗi ngày tôi thường dành một ít thời gian để đọc báo, cả báo giấy lẫn trên mạng, và tôi thường tự hỏi:
    - Khi hay tin có người bị bệnh nặng cần phẫu thuật mà không có tiền trang trải, một bạn đọc giấu tên đã gửi đến tòa soạn Tuổi Trẻ một số tiền lớn để giúp đỡ. Tại sao bạn đọc đó âm thầm làm như vậy?
    - Vừa có hợp đồng mua trang thiết bị cho công ty, vị giám đốc nọ khai khống giá tăng lên để bỏ túi riêng một số tiền lớn. Tại sao vị giám đốc đó âm thầm làm như vậy?
    Điểm giống nhau trong cả hai trường hợp này là ai cũng muốn giữ kín việc mình làm. Điểm khác nhau thì quá rõ: một bên làm đúng, còn một bên làm sai.
    Chúng ta không phải trả lời hai câu hỏi trên, chỉ cần trả lời câu hỏi thứ ba này thôi: ?oTại sao hầu hết mọi người hiểu rằng bạn đọc kia làm đúng và ông giám đốc kia làm sai, nhưng trong xã hội hiện nay cái bất thiện vẫn cứ nhiều hoài??.
    Tôi xin trả lời: Vì chúng ta đã và đang vô tình khen ngợi, cổ vũ cho sự giàu sang nhiều hơn lòng nhân ái. Lương tâm là một phạm trù mơ hồ ít được nhắc tên, thiếu hẳn sự nuôi dưỡng.
    Tôi đề nghị tòa soạn hãy tạo ra một chương trình mang tên ?oNgười tôi cưu mang? chẳng hạn, qua đó, những người đăng ký sẽ cam kết giúp đỡ một người nghèo khổ, hay một gia đình gặp cảnh khốn cùng. Tùy theo sức chúng ta có thể chọn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn đã được báo chí, truyền hình giới thiệu, hoặc chính những người hằng ngày đi trên đường ta vẫn thường gặp. Xây dựng những hành động này thành một thói quen, đến một lúc nào đó, khi tất cả mọi người xem việc đỡ bớt gánh nặng cho người khác là một niềm vui, là một thước đo giá trị cuộc đời, thì đất nước chúng ta sẽ bớt đi những nỗi đau, những giọt nước mắt buồn tủi.
    Bạn có bao giờ cảm nhận một niềm vui vô bờ bến khi nghe tin một bệnh nhân đã qua được giai đoạn hiểm nghèo nhờ vào số tiền ta tặng để làm phẫu thuật? Và khi người ấy muốn cảm ơn cũng không biết ta đang ở đâu, chỉ ngước lên trời thầm cầu chúc cho ân nhân giấu mặt được bình an. Bạn có bao giờ bước ra khỏi bưu điện lòng thấy vui vui khi mới gửi một gia đình nghèo khó ở ngoài miền Trung xa xôi mấy trăm ngàn mình tiết kiệm được, bạn có thể mường tượng khuôn mặt rạng rỡ của những người nghèo khổ đó khi nhận được tiền? Bạn không cần họ phải mang ơn, chỉ cần họ tin vào lòng tốt của con người. Nếu mai này những người được giúp đỡ đó vượt qua giai đoạn khó khăn, khá giả hơn, đi giúp đỡ lại người khác, quả thật hành động khơi nguồn của bạn có ý nghĩa biết chừng nào.
    HOÀNG MẠNH HẢI (HMHai2005@yahoo.com)
    LTS: Cùng với lá thư này, bạn đọc Hoàng Mạnh Hải cũng đã nhờ tòa soạn Tuổi Trẻ giúp mở một tài khoản VCB tại Quảng Bình mang tên Dương Thị Hồng Nhi, nhân vật trong bài ?oThay mẹ nuôi anh? (Tuổi Trẻ 25-10-2006). Mỗi tháng, bạn đọc Hải sẽ chuyển vào tài khoản 500.000đ từ tiền lương, coi như một khoản thu nhập thường xuyên để giúp Nhi bớt nhọc nhằn.
  7. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Thói hư tật xấu của người Việt: cam chịu bất công, thù ghét thay đổi ​
    Sự tự do, cam chịu bất công
    (Hoàng Đạo, Bùn lầy nước đọng, 1939)
    Đế vương xưa chỉ dạy thờ người trên và biết nghĩa vụ của mình còn quyền lợi không cần biết đến mà cũng không có nữa. Tục ngôi thứ đã in rất sâu vào óc người dân quê, đến nỗi những tư tưởng tự do phóng khoáng từ phương Tây truyền sang, đến lũy tre xanh là dừng lại, biến mất như một ngọn gió mát tan vào một bầu không khí nồng nực nặng nề.
    Tục vị thứ hóa ra tục sùng bái nhân tước(1) một cách u ám đê hèn, và thay vào óc kính thượng là một óc nô lệ đáng khinh.
    Tự do cá nhân và hết thảy các tự do ở bên ta và nhất là ở nơi thôn quê chỉ là một câu chuyện hoang đường. Cũng vì thiếu tự do - nếu ta không kể sự tự do phục tùng và tự do uống rượu - nên tình cảnh dân quê về phương diện tinh thần mới có vẻ điêu linh tàn tạ. Cũng vì thiếu tự do nên người ta đối với những công cuộc cải cách mới lạ thường có cái não ngờ vực. Sức ********* dìm dập dân quê vào nơi ngu tối, tạo thành cho họ cái tính nô lệ, cái căn tính chịu đựng trước những sự tàn ngược ức hiếp.
    (1) Vị thứ tức ngôi thứ trong làng, nhân tước là những tước vị do con người đặt ra.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thù ghét mọi sự thay đổi
    (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử đại cương, 1950)
    Chúng ta không có những nhà tư tưởng xây dựng được những công trình huy hoàng phong phú. Chúng ta chỉ cốt sống được, và trong địa hạt sinh hoạt vật chất cũng như trong địa hạt tư tưởng nghệ thuật, chỉ nghĩ đến cái gì có thể giúp cho mình thích ứng với hoàn cảnh ác liệt, để theo đuổi một cuộc sống tầm thường kín đáo mà thôi. Bởi thế nếu thỉnh thoảng có một người nào có khí độ phóng khoáng, không chịu ép mình làm nô lệ thánh hiền mà vượt ra ngoài vòng lề lối - mới vượt ra ngoài chứ chưa chắc đã xây dựng được cái gì mới - thì xã hội đã xem là quái vật mà không dung. Hoặc giả khi có nhà nghệ thuật thực hiện được một cái gì to lớn phi thường như pho tượng thánh Trấn Vũ ở Hà Nội(1) chẳng hạn thì cái mái nặng nề của ngôi đền lại đè bẹp nó xuống ở trong bóng tối mò của gian chính tẩm(2). Những cái thái độ và quan niệm xuất kỳ(3) ấy thường bị cái tính thiết thực của dân tộc kìm hãm hay bài xích ngay.
    (1) pho tượng này cao 3, 95m, đặt ở chùa Quán Thánh.
    (2) gian nhà to rộng ở giữa.
    (3) bày ra kế lạ, có những tư tưởng mới mẻ.
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Thói hư tật xấu của người Việt: Mong yên lành, hóa ra bảo thủ; Không hình thành dư luận
    Mong tìm yên lành, hóa ra bảo thủ
    (Quốc dân độc bản, tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn năm 1907)
    Trải qua các đời, dân ta chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh là không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than. Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được bình trị(1), mà có lắm cuộc loạn ly, nguyên nhân là ở đó.
    Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại. Không biết lợi dụng những ưu điểm ấy thì sẽ sinh ra ba cái tệ. Một là bảo thủ mà không biết tiến thủ. Hai là dựa vào người mà không biết tự lập. Ba là yên thân mình nhà mình, mà không biết ái quần ái quốc. Không trừ ba cái tệ đó thì dù có vua hiền tướng giỏi cũng chỉ bình trị nhất thời mà thôi, sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường thì ngày sau mới tự cường được.
    (1) xã tắc trong cảnh thái bình, có trên cô dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Từ chối mọi cuộc cải cách
    (Nguyễn Văn Huyên vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ năm 1939)
    Tầng lớp trên ở nông thôn, các kỳ mục(1) trong làng, phản đối mọi cuộc cải cách thực sự và sâu sắc. Đây là những người đã trả giá trong hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm để củng cố địa vị xã hội của mình. Họ đã ở tuổi có thể bình thản ngồi xếp bằng trên những manh chiếu trải giữa đình để đánh giá cung cách người ta phục vụ họ ăn uống ra sao. Nếu có ai dám nghĩ đến chuyện thực hiện một cuộc cải cách nào đó thì người ấy chắc chắn chuốc lấy những mối hiềm thù không thương xót.
    (1) những người có điển sản hoặc từng có phẩm hàm và chức vụ tập hợp lại làm nên hội đồng kỳ mục, có nhiệm vụ đề ra các chủ trương chung của làng xã.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Không hình thành nổi một dư luận sáng suốt
    (Vũ Văn Hiền việc cai trị ở thôn quê, năm 1945)
    Ngoài tinh thần độc tôn bè đảng, còn một trở lực nữa ngăn cản mọi công việc cải cách ở thôn quê tà dư luận trong làng, một thứ dư luận mạnh mẽ, ác nghiệt và mù quáng. Nhiều việc cải cách đã quyết định rồi đành bỏ dở chỉ vì người thừa hành sống trong làng xóm, không thể chịu đựng được những dị nghỉ chế giễu mà hàng chục hàng trăm người nhắc lại ở khắp đầu làng cuối ngõ. Đã không có quyền bắt mọi người im, lại sống luôn với những người đó, hương chức tránh sao nổi ảnh hưởng của dư luận và sau vài ba tháng làm việc, người hăng hái đến đâu cũng đành ?odĩ hòa vi quý", bỏ hẳn những ý định của mình để sống theo nếp cũ.
  9. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Thói hư tật xấu của người Việt: tùy tiện giao tiếp, thạo sử người, chẳng học ai cả
    Tùy tiện, cẩu thả trong giao lưu, tiếp xúc
    (Phan Chu Trinh, nước Việt Nam mới sau khi Pháp Việt liên hiệp, 1912)
    ?oXét nước ta đời thụ phong Trung Quốc chỉ là chính sách ngoại giao cho nên coi là trò chơi, không coi là vẻ vang. Kẻ lấy Trung Quốc làm ỷ lại, ắt là vào thời cuối(1): vua nhác, tôi nịnh, binh bị không sửa sang, coi họ như cha mà quên điều nanh ác. Thời cuối các đời Trần, Lê đều có, mà triều ta(2) lại càng nhiều. Sứ thần ngày xưa làm nhục được người Trung Quốc coi như vinh dự. Những kẻ đi việc sứ đời sau lấy việc được một bài thơ, bài văn, một lời than , tiếng cười của sĩ phu Trung Quốc trở về để khoe khoang với bạn bè làm vẻ vang. Mặt này lại là một điều suy sút của sĩ phu nước ta.
    (1) tức giai đoạn suy tàn của một triều đại.
    (2) triều ta đây tức là nhà Nguyễn.
    Thạo sử người hơn sử mình
    (Hoàng Cao Khải, Việt sử yếu, 1914)
    Sĩ tử khắp nước ta làu thông kinh sách mà không biết đất đai của nước ta và nòi giống dân ta như thế nào. Họ chỉ biết Hán Cao. Tồ, Đường Thái Tông mà không biết Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ ra làm sao. Họ chỉ biết Khổng Minh, Địch Nhân Kiệt mà không biết các bề tôi Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn thờ vua giúp nước như thế nào. Họ chỉ biết núi Thái Sơn cao chót vót, sông Hoàng Hà sâu thăm thẳm, nhưng không hề hay biết núi Tản Viên từ đâu tới, sông Cửu Long ở Nam Kỳ - phát nguyên từ nơi nào.
    Ưa chuộng phong tục nước ngoài cho nên bao nhiêu nghi lễ về quan hôn tang tế (1), chúng ta đều bắt chước người Trung Hoa cả. Lại còn lấy kỹ nghệ nước ngoài làm ưa thích. Đã không chịu học hỏi cách biến chế, óc sáng kiến của họ, mà tại đi tiêu thụ hàng hóa giúp cho họ. Đa số những vật liệu như đồ sứ, hàng tơ, lụa, hàng thêu, hàng đoạn(2)... chúng ta đều đi mua sắm từ bên Trung Quốc về dùng. Rồi dần đà lâu ngày, linh hồn của dân tự nhiên bị đổi dời, trí não của dân ta tự nhiên bị bưng bít mà ta không hề biết, chỉ vì cái cớ chúng ta cứ chuyên trọng Bắc sứ(3) mà thôi.
    (1) các việc thuộc về đình đám, ma chay, cưới xin?
    (2) hàng dệt bằng tơ, mặt bóng mịn
    (3) tức lịch sử Trung Hoa.
    Ai cũng học mà chẳng học ai cả
    (Ngô Đức Kế, Nền quốc văn - Tạp chí Hữu Thanh, 1924)
    Người nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi. Tiếng rằng nước mình tôn sùng đạo Khổng, song đó là vì học đi thi mà tôn sùng, chứ không phải vì tôn sùng mà phải học. Cho nên ngày trước triều đình thì Hán tự thì người mình lo học Hán tự để lấy ông cử, ông nghè. Ngày nay Chính phủ bảo hộ thi Pháp văn thì người mình lo học Pháp văn để lấy ông tham ông phán?
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Hạnh phúc đơn giản như thế!
    (Nhân đọc bài ?oNgười tôi cưu mang, tại sao không?, Tuổi Trẻ ngày 29-10)

    TT - Một cảm xúc ấm áp dâng lên khi đọc bài báo trên của anh Hoàng Mạnh Hải. Khi mà cả thế giới này đang bao trùm bởi chiến tranh, bạo loạn, hạn hán, bão lụt, tội ác và vô vàn những điều tồi tệ khác thì vẫn còn có những tấm lòng như thế, tâm hồn như thế, suy nghĩ như thế, hành động như thế...
    Khi cho đi không bao giờ ta nghĩ sẽ được nhận lại, nhưng ta lại nhận được nhiều hơn những gì ta cho đi đấy các bạn ạ. Đó là hạnh phúc!
    Hạnh phúc đôi khi đơn giản chỉ là ăn một bữa cơm với gia đình thân yêu, hạnh phúc là nhận một cốc nước mát từ tay mẹ khi vừa đi làm về, hạnh phúc là được nắm chặt bàn tay trong trời đông lạnh lẽo... Trong trường hợp này, như anh Hải nói, ?oHạnh phúc là khi nghe tin một bệnh nhân đã qua được giai đoạn hiểm nghèo nhờ vào số tiền ta tặng để làm phẫu thuật!?. Hạnh phúc chỉ đơn giản như thế, vậy mà người ta cứ đổ xô đi kiếm tìm. Có những người sống trong hạnh phúc mà vẫn còn than vãn... Một bộ phận người trẻ hiện nay còn mắc phải ?ohội chứng cô đơn?, chán nản ngay cả khi ngồi ở vị trí mà nhiều người có ngủ mơ cũng không dám nghĩ tới, nhạt nhẽo ngay cả khi sử dụng mọi tiện nghi hiện đại nhất, khủng hoảng ngay cả khi có đầy đủ mọi thứ mà cứ không biết vẫn còn thiếu thiếu cái gì đó... Để rồi đốt tiền bạc và thời gian vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng ở những quán bar, vũ trường...
    Ý tưởng của anh Hải thật tuyệt. Một mình anh Hải không thể cưu mang được tất cả những mảnh đời kém may mắn nhưng có nhiều người như anh Hải, suy nghĩ được như anh Hải, hành động được như anh Hải, như các bạn thì tôi tin xã hội của chúng ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, ấm áp hơn và ngày càng có nhiều người được hạnh phúc hơn! Tôi xin tham gia với nhé!
    N.N.THẮM (TP.HCM)

Chia sẻ trang này