1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghe, thấy và ngẫm nghĩ

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi boysaigon, 24/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Nghe, thấy và ngẫm nghĩ

    Câu chuyện văn hóa: Lời hứa

    TT - Vội vã mang hộp cháo đi ngõ sau vào khu tim mạch A Bệnh viện 115, tôi nghe tiếng gọi: ?oCô ơi, cô...? của em. Em là cô bé bán vé số mỗi chiều vẫn đứng bán ở dãy nhà đối diện, nhìn tôi đi dạy về trong bộ áo dài với ánh mắt sáng rực, tôi không biết tại sao.

    Hôm nay em mặc chiếc quần tây, áo sơmi ngắn tay. Em chạy đến bên tôi, giọng Hải Phòng nhỏ nhẹ: ?oHay quá gặp cô ở đây. Cô có thể chỉ con biết bệnh nhân nào nghèo cần giúp đỡ không??. Em ngại ngùng cho tôi biết tuần trước, em ?oôm? hai vé ế, trúng được 10 triệu. Em muốn biếu 500.000 đồng cho bệnh nhân nào khó khăn nhất.

    Đi cùng em vào khu tim mạch, tôi biết em tên Vân, sinh viên sư phạm. Nghỉ hè, em vào Sài Gòn bán vé số. Tôi hỏi em sao không thi vào bách khoa hay kinh tế mà học sư phạm toán. Em nói em rất thích nghề giáo. Giờ tôi mới hiểu ánh mắt em nhìn tôi mỗi chiều. Tôi kể em nghe một bệnh nhân tên Sáu, giáo viên tiểu học, quê ở Cà Mau, đang cần thêm 30 triệu để mổ tim. Khi nghe tôi có ý định chụp ảnh chị gửi cho báo để chị được giúp đỡ, chị lắc đầu: ?oĐể độc giả giúp những người khổ hơn. Tôi bán mấy công đất mẹ chồng cho trước đây để mổ, chị em cho mỗi người một ít, tôi chưa đến nỗi phải bế tắc. Hai thằng con đã lớn, có gia đình, nghề nghiệp, tôi có mệnh hệ nào cũng không sao?.

    Tôi giới thiệu hai người với nhau. Vân móc xấp bạc 50.000đ giúi vào tay chị. Chị đẩy ra: ?oThôi cháu, cháu cũng nghèo, sinh viên chưa làm ra tiền. Có chút tiền may mắn để dành sang năm học hành?. Vân cố nói, chị Sáu cố từ chối. Cuối cùng Vân bật khóc: ?oCô à, trước đây mẹ con cháu đi Hà Nội chơi, mẹ cháu đột nhiên bị xuất huyết ruột, phải mổ. May nhờ một người không quen biết tốt bụng giúp đỡ, mẹ cháu mới sống đến hôm nay. Lúc đó cháu tự hứa bất cứ khi nào có tiền, cháu sẽ đến bệnh viện và giúp bất cứ ai nghèo khổ. Số tiền này không đủ cho cô mổ tim nhưng xin cô nhận để cháu thực hiện lời hứa với mình?. Chị Sáu bật khóc. Và cứ thế, ba chúng tôi - ba con người khác nhau giọng nói - cùng nhìn nhau khóc ngon lành...

    Khuya nay, Vân lên tàu về quê. Em cho các em đồng hương ít trăm, còn lại mang về cho gia đình mua cặp bò. Đưa em ra bệnh viện, tôi mới thấy chồng chị Sáu đứng bên hành lang, mắt đỏ hoe, nhìn chúng tôi cười...

    Nhà tôi cạnh ga Sài Gòn, có bao giờ tôi thèm để ý tiếng còi tàu, vậy mà khuya hôm đó tôi lắng nghe tiếng còi xa dần, đưa cô bé đồng nghiệp tương lai về quê. Tôi tin em sẽ thành một cô giáo giỏi. Em đến với sư phạm không vì hoàn cảnh mà bằng cả trái tim - trái tim đầy nhân ái của một con người biết trọng lời hứa, dù chỉ với riêng mình.

    NGUYỄN NGỌC HÀ (Tặng V., Đại học Sư phạm Hà Nội)
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Thời gian và tình yêu​
    Ngày xửa ngày xưa, khi trái đất còn rất hoang vắng, có một hòn đảo nhỏ rất xinh đẹp nằm giữa biển khơi lộng gió, đó là nơi mà tất cả các sắc thái của tình cảm đều muốn chọn làm nơi trú ngụ. Niềm Vui, Nỗi Buồn, Tri Thức? cũng như tất cả những tình cảm khác, kể cả Tình Yêu đều ở đó.
    Một ngày nọ, một cơn địa chấn làm rung chuyển hòn đảo, tất cả được thông báo rằng: hòn đảo sẽ bị chìm. Vì thế tất cả nên chuẩn bị tàu và rời khỏi đảo một cách nhanh chóng nhất.
    Không muốn chen lấn nên Tình Yêu là người cuối cùng rời khỏi đảo. Chẳng may, thuyền của anh ta bị đánh dạt xa bờ. Hòn đảo đang dần chìm xuống từng giờ, anh ta hốt hoảng cầu cứu mọi người hãy nhanh chóng giúp anh ta vào bờ.
    Thịnh Vượng đang lướt qua trước mặt Tình Yêu trên một chiếc thuyền sang trọng, thấy thế anh ta vội hét to: "Thịnh Vượng ơi, giúp tôi vào bờ với!". Thịnh Vượng đáp lời: "Ồ, tôi không thể, tàu của tôi đang chở rất nhiều vàng bạc, nặng lắm rồi, không còn chỗ cho anh nữa đâu".
    Tình Yêu cuống cuồng vẫy vẫy tay kêu cứu Kiêu Hãnh, lúc này đang ngự trên một du thuyền tuyệt đẹp, vừa rời khỏi đảo: "Kiêu Hãnh ơi, tôi đây, đưa tôi cùng đi với anh nhé". Kiêu Hãnh vênh váo bộ mặt trả lời thật lạnh lùng: "Anh nhìn xem, chiếc thuyền của tôi quá hoàn hảo, từ chân tơ đến kẽ tóc, anh có thể phá hỏng mọi thứ của tôi đấy".
    Quá tuyệt vọng, anh ta quay sang cầu cứu sự giúp đỡ của Nỗi Buồn, nhưng lại nhận được một thái độ quá ư thờ ơ: "Anh không thấy tôi đang buồn rũ ra hay sao, xin hãy để tôi được yên".
    Niềm Vui đang đi chếch về phía nam hòn đảo, nhưng may mắn thay cho nó, nó đã không nghe được tiếng kêu cầu cứu của Tình Yêu.
    Trong lúc tuyệt vọng nhất, bỗng một giọng nói vang lên, giọng nói của một người đàn ông già: "Lại đây nào Tình Yêu, tôi sẽ đem anh vào bờ, nhanh lên chứ". Khi đã cập bờ an toàn, Tình Yêu vì quá vui mừng và sung sướng nên đã quên bẵng hỏi tên người đàn ông ấy. Anh ta ray rứt vì không biết ai đã cứu mình. Anh ta hỏi thăm nhiều người nhưng không ai biết, cho đến khi anh ta gặp Tri Thức, anh ta được biết rằng đó là Thời Gian.
    Bởi chỉ duy nhất Thời Gian mới hiểu được tình yêu quan trọng đến thế nào trong đời sống này.
    Tình yêu, đó là vẻ đẹp vĩnh cửu và sự bất diệt của con người. (Victor Hugo)
    P.T (sưu tầm)
    (BáoThanh Niên)
    nguồn: http://cantin.forumfree.net/?t=13014207
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chuyện mất bò

    TT - 1. ?oNhà ông Hai có một bầy bò ba con bị mất. Ai thấy ở đâu dắt về giùm. Ông Hai xin cảm ơn?. Mới 6 giờ sáng, chiếc loa phát thanh vang lên từ nhà ông trưởng thôn làm dân làng hoảng loạn.
    Làng quê nghèo chân bùn tay cát, một con bò gần 3 triệu. Huống gì ba con. Cả làng tán loạn đi tìm... Người mất bò khuôn mặt buồn thiu. Người tìm bò giúp ai nấy cũng buồn giống chủ. Sau gần bốn giờ đồng hồ, nắng chói chang, mồ hôi nhễ nhại... bò vẫn biệt tăm.
    Ông cụ thở dài. Gia đình đông con cháu, cả gia tài ông chỉ có ba con bò. Tìm ở đâu bây giờ? Cả đoàn người lại nhốn nháo, bàn luận vạch kế hoạch. Các phương án tìm bò được đưa ra. Trưa, cả làng không nghỉ... lại đi tìm bò. 6 giờ chiều, ba con bò lớn được dắt về cổng làng. Ông chủ thút thít khóc. Cả làng hò reo như hội.
    2. Xa nhà Bê lên thành thị học. Nó chưng hửng, ngơ ngác trước vẻ băng giá của đô hội. Hai nhà kề nhau, trơ mắt nhìn khi chạm mặt. Nó cười. Phố là vậy sao? Dắt xe ra khỏi cổng, Bê gặp dì chủ khu trọ. Nó cúi chào, miệng cười tươi rói. Dì chủ im lặng, nhìn. Mặt nó đỏ bừng, lặng lẽ... Phố là vậy sao? Hôm rồi, bà nó mất. Bê về quê chịu tang hơn một tuần. Nó lại ra phố tiếp tục việc học. Dải băng mới, màu đen đeo trước ngực. Cả xóm trọ chẳng ai hỏi thăm nó một lời. Nó buồn. Nó nhớ chuyện mất bò.
    NGUYỄN PHƯỚC (lớp báo K28, Trường ĐH Khoa học Huế)
  4. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Lòng tốt và niềm tin
    TT - Buổi sáng, trên xe buýt. Cụ bà bị lòa mò mẫm rút tờ 10.000đ trong gói tiền được bọc kỹ bằng một lớp giấy báo đưa cho anh nhân viên bán vé và nhận lại tiền thối. Không mảy may nghi ngờ, cụ gói lại tiền như ban đầu và nhét vào túi áo.
    Khi xe dừng ở trạm, cụ xách giỏ đứng lên. Anh nhân viên vội nắm lấy tay cụ dắt xuống xe, dẫn cụ qua đường và vẫy một chiếc xe ôm gần đó. Anh đỡ cụ ngồi lên xe rồi mới quay trở lại. Hành khách phải chờ đợi nhưng không một lời phàn nàn nào, chỉ có những ánh nhìn trìu mến dành cho anh nhân viên xe buýt.
    Buổi trưa, ở ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai - Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cô gái khiếm thị đứng bên góc đường, tay phải cầm tập vé số đưa ra phía trước mời khách, tay trái cầm chiếc nón cũng đưa ra trước để khách trả tiền.
    Đèn đỏ, một người đàn ông mặc áo xanh, đeo cà vạt dừng xe bên cạnh cô gái, ông rút một tờ vé số rồi trả tiền vào chiếc nón. Cô gái cúi đầu như muốn cảm ơn ông. Đèn xanh, ông chạy xe đi. Phía sau có một người khác dừng lại mua vé số cũng bằng cách ấy. Cô gái lại cúi đầu.
    Những cuộc mua - bán diễn ra trong lặng lẽ. Cô gái tin tưởng tuyệt đối vào những người khách đi đường như tin tưởng vào lòng tốt của con người. Chợt thấy cái nắng trưa chừng như không còn gay gắt nữa...
    Buổi chiều, trong công viên. Người thanh niên ngồi trên ghế đá gần khu vực dành cho những người đi bộ thể dục. Bên cạnh anh là chiếc gậy dò đường. ?oMua vé số giúp giùm các anh chị ơi!?. Anh cứ mời như thế và chờ đợi.
    Có người dừng lại, rút một tờ vé số và dúi vào tay anh tờ giấy bạc 5.000đ. Một người khác, rồi một người khác nữa... Mỗi ngày, vòng tròn người tuần hoàn đi qua nơi anh ngồi và trong anh cũng tuần hoàn một niềm tin về lòng tốt. Anh đã sống với niềm tin ấy không biết đã qua mấy mùa xuân hạ thu đông...
    Giữa những lo toan và đua chen đời thường, chợt thấy lòng bình yên khi nhìn thấy niềm tin và lòng tốt của con người. Ta biết rằng trong cuộc sống này luôn tồn tại những giá trị vĩnh hằng.
    ANH QUYÊN (ĐH KHXH&NV, TP.HCM)
  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bài này lâu rồi, từ tháng 1 năm nay nè ! Thật đúng "thuyền to sóng to, thuyền nhỏ sóng nhỏ" .
    Làng rau làm du lịch



    Tận mắt chứng kiến, ngửi tận mũi, ăn tận miệng... mới hiểu vì sao thị xã Hội An (Quảng Nam) lập thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa cho làng rau thơm Trà Quế nằm ở địa phận xã Cẩm Hà. Dù thời tiết không tốt, nhưng suốt một ngày tôi có mặt tại làng rau nổi tiếng này, không lúc nào ngớt người từ các nơi đến làng. Họ là khách du lịch, đa phần là khách quốc tế, hoặc người của siêu thị đến mua rau...
    [​IMG]
    Làng rau 500 năm tuổi...
    Hiếm có vùng nông thôn nào ở Việt Nam mà cả làng đều sống no đủ nhờ vào trồng rau như Trà Quế. Nằm cạnh sông Đế Võng, làng rau Trà Quế nổi tiếng có 131 hộ, mỗi gia đình có đến 4-5 người trồng rau. Nhiều người ở đây không chắc lắm làng mình "khai sinh" nghề trồng rau tự lúc nào, chỉ biết rằng "Từ đời ông của cụ cố nhà tui, đã sống bằng nghề trồng rau, tui nghe kể lại vậy, còn trước nữa, thì tui chịu!", người phụ nữ tên Ba, vừa vun lại luống rau cải, vừa nói bằng cái giọng Quảng rặt, pha chút hài hước. Nhưng những người già của làng lại khẳng định, làng rau đã tồn tại trên 500 năm có dư. Nhiều người trong làng đùa: "Nếu đem làng rau ra bán đấu giá như đồ cổ, thì cũng kiếm khẳm (nhiều) tiền!".
    Tôi đi giữa cánh đồng rau trong trời mưa lất phất, chiêm ngưỡng các luống rau được những đôi bàn tay khéo léo vun thành những đường dài tít tắp, xanh ngút. Lặt chiếc lá rau thơm, rau quế nhỏ xíu, bỏ vào miệng, nuốt xuống rồi mà vẫn nghe thơm ngây ngất, một hương vị cay, chua, ngọt, đắng, chát chen lẫn nhau rất thú vị. Chị Ba kể: "Mấy bữa trước, con Hải con bà Năm ở Sài Gòn về, hắn nói về đây ăn rau của Trà Quế rồi, ăn lại rau ở mấy nơi khác, hắn thấy nhạt nhẽo, ít mùi vị, lại còn sợ bị bệnh vì người trồng rau phun thuốc. Hắn nói rứa, tui biết rứa chớ có đi đâu xa khỏi làng rau ni đâu mà thử rau vùng khác".
    Dân Quảng vốn vậy, khoe một cách tế nhị. Một điều khác biệt là rau ở đây không được to "hoành tráng" và mượt mà như các loại rau mà tôi vẫn thường mua ở chợ; lá rau ở đây nhỏ, nhưng mùi vị thì... nhất hạng (đó là so với các loại rau mà tôi đã từng được ăn ở các tỉnh thành Bắc - Trung - Nam). Có lẽ phải nói như... quảng cáo: "Rau Trà Quế không cao nhưng các loại rau khác đều phải ngước nhìn".
    Những "nghệ nhân" trồng rau
    Đến làng rau Trà Quế, mọi người không gọi người trồng rau là nông dân, mà là "nghệ nhân" hẳn hoi. Trồng rau phải có nghệ thuật, trồng như thế nào để luống rau đẹp, các loại rau phải ngon, tươi, tiếng thơm vang vọng từ đời này sang đời khác là điều cực kỳ khó, nhất là trong thời điểm hiện nay, các loại rau đều bị "thuốc hóa". Những luống rau xanh um, nối tiếp kéo dài xa thẳm, như một bức tranh mà thiên nhiên cùng con người kết hợp vẽ nên. Rồi nhìn những bàn tay chai sờn nhưng khéo léo, nhanh nhẹn đến kỳ lạ của người trồng rau giữa những gốc rau mới thấy, gọi người dân ở đây là những nghệ nhân trồng rau, không ngoa chút nào...
    Đem chuyện vì sao rau ở đây có vị ngon, thơm đến kỳ lạ hỏi cụ ông Cao Ngọc Đây, đã ngoài tuổi thất thập cổ lai hy, ông lý giải, rau Trà Quế ngon là nhờ đất và nguồn nước ở đây có một loại chất nào đó, tạo độ phì nhiêu, mà các nơi khác không có, nên rau được nuôi dưỡng và sinh trưởng tốt một cách hoàn hảo. Thêm nữa, rau được trồng không chỉ không phun thuốc tăng trưởng hay bón phân, những nghệ nhân trồng rau còn chăm bẵm bằng việc thường xuyên vun xới đất, bón rong cây hoặc rong chèo từ những đầm rong gần đấy, nên mùi vị rau cũng có đặc trưng. Chính vì không rau ở đâu ngon bằng rau Trà Quế, nên một siêu thị nổi tiếng của Việt Nam, kinh doanh ở thị trường Đà Nẵng đã đặt mua toàn bộ số rau trong làng. Cứ chiều đến, người trong làng lại kéo nhau ra cánh đồng rau, cắt và xếp rau vào những bao sạch sẽ, tinh tươm chờ các xe chở rau của siêu thị vào làng, sẵn sàng vận chuyển mang ra thị trường, và rau Trà Quế được người tiêu dùng rất ưa chuộng.



    Khi làng rau làm... du lịch

    Bây giờ, vào làng rau phải mua vé như một khu du lịch có dịch vụ hẳn hoi chứ không vào kiểu "xăm xăm băng lối" được. Du khách nước ngoài cực kỳ thích thú khi được... du ngoạn làng rau. Ở đây, những ông Tây, cô gái tóc vàng da trắng sẽ trở thành một nông dân thực thụ với cuốc, cào, nón lá, quần xắn cao tận đầu gối, họ lom khom học cách cuốc đất, chằm lỗ, trồng rau cho thẳng hàng và công đoạn cuối là gánh nước tưới...
    "Quá thú vị, tôi thật sự không bao giờ hình dung mình đến Việt Nam và trở thành người nông dân thực thụ như thế này!", anh chàng Thomas đến từ Đức với đôi bàn tay lấm lem bùn đất, khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, hồ hởi. Một buổi lao động vừa tốn tiền, vừa tốn công, nhưng lại quá vui, khiến du khách đến đây ngày càng đông. Không ít du khách sau khi tham gia tour, trước khi rời Việt Nam, ghé lại làng để xem thành quả lao động của mình đã đơm lá xanh như thế nào.
    Cụ Đây không ngần ngại tiết lộ: "Nói thiệt, nhờ thêm cái du lịch mà bà con trong làng đều sống khá ổn. Người đi học đại học ngày càng đông hơn! Người trong làng đều nói, mình không từ bỏ nghề tổ tiên thì tổ tiên cũng sẽ không phụ mình!". Mỗi năm, có hơn 1.000 du khách đến "làm nông dân" ở làng rau Trà Quế trở thành tín hiệu đáng mừng cho làng rau, giúp cho người trồng rau trong làng gắn bó và yêu nghề hơn bao giờ hết. Chứng kiến được những cảnh ấy, dễ hiểu vì sao chính quyền địa phương đang ra sức hoàn thiện hồ sơ đăng ký thương hiệu cho làng rau Trà Quế.
    [​IMG]
    Những ông bà Tây cũng muốn làm nông dân. Ảnh: Diệu Hiền


    Được meoCara sửa chữa / chuyển vào 16:52 ngày 10/07/2007
  6. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Thư gửi cho con[/
    Con yêu quý của Bố ,
    [​IMG]
    Sẽ có một ngày nào đó , con nhìn thấy Bố già nua nhưng thật ra thì Bố vẫn chưa già hẳn ... Con hãy kiên nhẫn và cố gắng hiểu Bố .
    Nếu tay Bố run run , Bố đánh rơi vãi thức ăn trên bàn hay Bố không tự mặc lấy quần áo được nữa ... Con hãy nhớ lại những giờ phút mà Bố đã kiên nhẫn đút cho con ăn hay mặc quần áo cho con , khi con còn bé ...
    Nếu khi Bố nói chuyện với con mà Bố lải nhải nhắc đi nhắc lại một truyện cả ngàn lần ... con đừng cắt lời Bố , con hãy chịu khó nghe Bố kể chuyện .. Khi con còn bé , Bố đã từng kể hàng ngàn lần những chuyện cổ tích mà con thích để ru con ngủ ...
    [​IMG]
    Khi con thấy Bố không hiểu gì hết về những kỹ thuật mới .. Con hãy cho Bố thời gian để Bố tìm hiểu ....con đừng nhìn Bố với cặp mắt chế nhạo hay con coi thường Bố ... trong đời con, Bố đã kiên nhẫn dậy con không biết bao nhiêu điều từ cách ăn mặc cho đến những cách đương đầu với cuộc sống
    Đôi khi Bố đang nói chuyện với con .. tự nhiên Bố quên bẵng đi mất câu chuyện Bố đang nói .. Con hãy cho Bố thời gian để Bố nhớ lại .. nếu Bố không nhớ lại ngay được ... con đừng nổi nóng lên với Bố ... cái quan trọng nhất không phải là câu chuyện mà Bố đang nói với con mà là sự hiện diện của con ở bên Bố và nhất là khi con chịu khó bỏ thời gian ra ngồi nghe Bố nói chuyện .
    Nếu Bố không đói ... con đừng ép Bố ăn ... Bố biết khi nào Bố cần ăn hay không !
    Khi chân Bố yếu .. Bố không đi vững được nữa ... con hãy dìu Bố đi như Bố đã dìu dắt những bước chân đầu tiên của con .
    Và sẽ có ngày Bố sẽ thú thật với con là Bố không thiết sống nữa ... con đừng ra vẻ hờn giận Bố .... có ngày con sẽ hiểu rõ Bố hơn .
    Một ngày nào đó con sẽ hiểu được chuyện đó và con sẽ hiểu ngay cả những sai lầm của Bố ... con sẽ hiểu là Bố luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất cho con .
    Và con sẽ hiểu là vào tuổi của Bố , sự sống còn không còn quan trọng nữa .
    Con đừng lấy đó làm buồn hay cảm thấy bất lực khi con thấy Bố càng ngày càng yếu đi ... con lại càng nên bỏ thời gian ra để gần gũi Bố hơn như Bố đã luôn bên con từ khi con mới chào đời cho đến khi con khôn lớn .
    Con hãy dìu Bố đi trong những bước cuối cùng của cuộc đời Bố với tất cả những tình thương của con.
    Bố sẽ mãi mãi bên con
    Bố của con
    [lượm lặt]
    Được octieu101 sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 11/07/2007
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Nhật ký của một em bé chưa chào đời...
    [​IMG]
    TTCN - Ngày 5-10 - Hôm nay, mình bắt đầu xuất hiện. Ba mẹ chắc là chưa biết điều này đâu vì mình còn nhỏ xíu như một hạt táo mà, nhưng sự thật là mình đã có rồi. Và mình sắp là một bé gái. Mình sẽ có tóc vàng và mắt xanh. Tất cả mọi thứ đã được sắp xếp hết cả, thậm chí ngay việc mình rất thích ngắm hoa nữa cơ!
    Ngày 19-10 - Một số người nói mình chưa phải là một con người hoàn chỉnh, rằng mới chỉ có mẹ mình thật sự tồn tại mà thôi. Nhưng mình là người mà, cũng giống như mẩu ruột bánh mì nho nhỏ chưa phải là bánh mì thật sự. Mẹ là người, vậy thì mình cũng thế.
    Ngày 23-10 - Mới rồi mình vừa mở hé đôi môi. Chà, để nghĩ coi cỡ một năm nữa, mình sẽ nở nụ cười và sau đó biết nói. Chắc chắn tiếng đầu tiên mình thốt ra sẽ là: Mẹ... mẹ...ơi!
    Ngày 25-10 - Hôm nay, tim của mình bắt đầu tự đập lấy. Từ giờ trở đi nó sẽ nhảy múa nhẹ nhàng cho đến phút cuối đời của mình mà không nghỉ chút nào! Sau nhiều năm chắc nó phải mệt mỏi. Nó sẽ dừng khi mình chết đi, chắc thế!
    Ngày 2-11 - Mình lớn lên một chút từng ngày. Tay chân mình bắt đầu hình thành. Nhưng chắc chắn mình phải đợi một thời gian khá dài trước khi đôi chân có thể giơ cao để chạm vào tay mẹ, trước khi lòng bàn tay bé nhỏ có thể cầm được hoa và ôm lấy ba.
    Ngày 12-11 - Những ngón tay nhỏ xíu bắt đầu mọc ra trên bàn tay của mình. Ồ, trông chúng nhỏ nhắn mà dễ thương làm sao! Mình sẽ được vuốt tóc mẹ nhờ chúng đấy nhé!
    Ngày 20-11 - Hôm nay, bác sĩ nói với mẹ rằng mình đang sống ở đây, bên dưới trái tim của mẹ. Ồ, chắc mẹ phải vui mừng biết bao! Mẹ có vui không hở mẹ?
    Ngày 25-11 - Có lẽ ba mẹ đang đặt tên cho mình. Nhưng chắc ba mẹ vẫn chưa biết mình là con gái đâu. Bí mật đấy nhé! Mình muốn được người khác gọi là bé May. À, mình đang lớn dần lên đây!
    Ngày 10-12 - Mình đang mọc tóc! Sao nó mượt mà và tỏa sáng quá. Mình tự hỏi tóc của mẹ có giống thế không?
    Ngày 13-12 - Mình vừa chớp mắt. Bóng tối bao phủ xung quanh mình. Khi mẹ sinh mình ra, chắc là thế giới sẽ nhiều hoa và nắng ấm lắm. Nhưng điều mình muốn hơn cả là trông thấy mẹ. Mẹ ơi, mẹ có đẹp không hở mẹ? Con muốn nhìn thấy mẹ ghê!
    Ngày 24-12 - Mình tự hỏi liệu mẹ có nghe thấy tiếng thì thầm của trái tim mình? Một số bạn của mình ra đời hơi bị yếu một chút. Nhưng trái tim mình rất khỏe mạnh. Nó đập đều đặn: tup-tup, tup-tup. Mẹ sẽ có một đứa con gái thật khỏe mạnh đó nghe mẹ!
    Ngày 28-12 - Hôm nay, mẹ mình giết mình...
    ĐẠT ÂN (Từ internet)
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0







     [​IMG]   [​IMG]    
    [​IMG]



    Hôm nay là Thứ Sáu, 13 Tháng Bảy 2007



    function onResponseClick()
    {
    showDialog(''MailTo.aspx?ArticleID='' + GetPostVariable("ArticleID", null), 350, 420)
    }

    Ký Sự Pháp Đình









    getTimeString(''2007/07/13 05:07:00'');
    Thứ Sáu, 13/07/2007, 05:07 (GMT+7)
    ?oRời vợ, rời con, đau lắm!?

    [​IMG]TT - Ba trong bốn bị cáo ở cái tuổi trên dưới 55 khiến những người tham dự phiên tòa phải thở dài. Không nghề nghiệp, không học vấn, không được con cái phụng dưỡng, cộng thêm lòng tham đã đẩy họ ra vành móng ngựa.
    Riêng bị cáo Nguyễn Ngọc Ẩn thì khác. 38 tuổi, có nghề mua bán và ghép thuê cây kiểng, nhưng giờ đây Ẩn phải đối mặt với hội đồng xét xử, phía sau là người thân và ba đứa con trong màu áo trắng học trò. Những đứa trẻ đang đứng lấp ló trước cửa tòa, với ánh mắt sợ sệt.
    Những người dự khán ở cùng nhà trọ với Ẩn cho biết Ẩn rất siêng năng. Trung bình Ẩn kiếm được 60.000đ - 70.000đ/ngày. Còn gánh bún riêu của vợ là Ánh Thu, lời khoảng 20.000 đồng/ngày, chỉ đủ để chữa bệnh đau bao tử mãn tính của chị. Dù khó khăn chật vật nhưng gia đình này vẫn gắng lo việc học cho các con.
    Giữa năm ngoái vợ đổ bệnh, con lại gần tới ngày nhập học, tiền thuốc thang, sách vở, quần áo... cứ tới tấp. Đúng lúc đó Hiểu xuất hiện rủ rê Ẩn tiêu thụ tiền giả. Và bi kịch bắt đầu khi Ẩn quyết định vượt qua cái ?oeo? bằng việc làm phi pháp. Để có tiền mua tiền giả, bị cáo phải đi vay mượn. Số tiền thu được sau lần đầu ?omua bán? làm Ẩn mờ mắt, lòng tham nổi lên khiến bị cáo tiếp tục lần hai. Tại tòa Ẩn nhận tội, tỏ ra ăn năn hối hận.
    Đau quá!


    Ngày 17-5-2007, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo Trần Văn Hiếu, Nguyễn Văn Hiểu, Phạm Thị Điệp (vợ Hiểu), và Nguyễn Ngọc Ẩn về tội ?olưu hành tiền giả?. Theo cáo trạng, cuối năm 2005 Hiếu lên TP.HCM chơi và quen Linh, Trực. Trực cho tiền tiêu xài và rủ Hiếu mua bán tiền giả. Mỗi lần bán Hiếu được hưởng 1% tiền hoa hồng. Hiểu là em kết nghĩa của Hiếu cũng được Trực đưa tiền giả ?ochào hàng?. Hiểu mang về Cần Thơ giới thiệu cho Ẩn. Tháng tám năm ngoái Ẩn, Hiểu, Hiếu liên hệ với Trực, Linh để mua tiền giả. Họ đã mua nhiều lần, cứ 50.000 đồng tiền thật đem mua 100.000 đồng tiền giả. Tổng cộng cả ba đã mua 14 triệu đồng tiền giả, đem về Cần Thơ tiêu thụ. Lời sau cùng bị cáo nói trước khi tòa nghị án là xin được gặp con. Khi được phép, Ẩn vội vã chạy đến ôm ba đứa con, vợ, và mẹ. Tiếng khóc vỡ òa. Đứa con trai út mới học lớp 2, chưa đủ để nhìn ra sự việc nghiêm trọng xảy ra trong gia đình mình. Từ ngày cha bị tạm giam tới nay gần tám tháng mới được vùi vào lòng cha nên nụ cười trẻ thơ vụt nở trên môi, đến khi nhìn thấy mọi người khóc nức nở, nó mới mếu máo khóc theo.
    Người cha xoa đầu từng đứa con, dặn dò: ?oCác con ráng học, nghe lời mẹ, ngoan, rồi cha sẽ về?. Rồi quay sang dặn vợ: ?oEm ráng giữ gìn sức khỏe, cố gắng nuôi con ăn học, đợi anh ra tù?. Người vợ nức nở, giọng đứt quãng: ?oMột mình em... làm sao... nuôi nổi!?. Nghe vậy, người chồng nghẹn lời: ?oThôi nuôi tới đâu hay tới đó!?. Viễn cảnh xa con một thời gian dài khiến người cha cứ ôm chặt lấy các con. Trước cảnh đó, tất cả những người có mặt đều rơi nước mắt. Ai cũng thở dài, thấy tiếc, thấy đau, thấy thương cho họ. Phải chi chịu khó làm ăn lương thiện tuy cực nhọc, túng thiếu nhưng đã không đến nỗi phải rơi vào vòng lao lý.
    Khi công an báo hết giờ, người cha ấy cứ bịn rịn cố níu kéo thêm vài cái hôn lên trán những đứa con. Anh ta nói với tôi: ?oTôi hối hận lắm! Cũng tại tôi tham tiền giờ mới lâm vào cảnh tù tội, mới đứt ruột xa rời vợ, rời con như thế này, đau lắm!...?.
    Chủ tọa tuyên án Điệp 3 năm tù, Hiếu, Hiểu, Ẩn mỗi người 7 năm tù, và bị phạt 4 triệu đồng. Hai chị ngồi kế bên tôi tặc lưỡi tiếc cho các bị cáo cuối đời còn phải vướng vòng lao lý. Khi ra tù ba người đã trên 60 tuổi, làm gì để sống! Mà bị cáo Hiểu tóc đã bạc trắng hết, không biết có sống tới mãn hạn tù hay không! Còn mẹ bị cáo Ẩn cứ sụt sùi: ?oTôi đâu biết nó làm việc này, nghèo cho sạch, rách cho thơm, làm chuyện phạm pháp không chóng thì chầy cũng phải ngồi tù. Giờ đào đâu ra 4 triệu đồng để bồi thường cho Nhà nước??. Lẫn trong hàng ghế khán phòng đâu đó có tiếng xuýt xoa: ?oBảy năm, ngần ấy thời gian có thể nuôi đứa con gái lớn học hết cấp III rồi đại học, đứa thứ hai có thể lấy bằng tú tài, còn thằng út có thể học hết cấp II...?.
    Khi bị áp giải, phạm nhân cố rướn người qua hàng rào bảo vệ nhìn người thân đang tất tả chạy theo phía sau. Chiếc xe tù đã chở người tù đi, bốn mẹ con chị Thu vẫn nhìn hút theo như hóa đá trong sân tòa dưới cơn mưa.
    Ba đứa trẻ và gánh nặng còn lại
    Hơn một tháng sau ngày xét xử, tôi tìm đến chỗ mẹ con chị Thu trọ. Những người ở cùng nhà trọ cho biết sau khi người chồng, trụ cột chính của gia đình bị tạm giam, gánh nặng dồn trên đôi vai người vợ. Nồi bún riêu với số tiền lời 20.000 đồng/ngày phải chia đều cho việc ăn uống, phòng trọ, học hành... Người vợ lại ốm đau, bệnh tật, buôn bán bữa đực bữa cái nên ba đứa con phải đi lột hành thuê, chảy nước mắt, nước mũi kiếm 10.000-15.000đ/ngày phụ mẹ. Chuyện bữa cơm chỉ toàn rau vẫn thường xảy ra. Người thân cũng nghèo nên chỉ biết đùm bọc bằng trái chuối, chén cơm, nắm gạo. Đứa con trai học lớp 5 có khiếu vẽ, nhớ cha nó lấy giấy viết ra vẽ, vẽ xong mấy mẹ con ôm nhau khóc. Chị Thu nói trong tiếng nấc: ?oGiờ đang nghỉ hè..., đến nhập học không biết đào đâu ra tiền để đóng..., ảnh ở tù dài đăng đẳng đến bảy năm...?.
    Tôi ra về với bước chân nặng trĩu. Đọng lại trong tôi là những tờ giấy khen học lực khá giỏi của ba đứa trẻ mà cha chúng ***g cẩn thận vào khung hình. Lòng tôi không khỏi đau đáu lo sợ cho viễn cảnh tương lai xám xịt, cả ba đứa có nguy cơ bỏ học để mưu sinh, phụ người mẹ ốm đau bệnh tật... Tôi chỉ còn biết cầu mong những đứa trẻ có khuôn mặt sáng láng, học lực khá giỏi kia có nghị lực vượt qua cơn khốn khó để tiếp tục việc đèn sách...
    MINH TÂM
  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thứ Bảy, 11/08/2007, 06:04 (GMT+7)
    San sẻ yêu thương
    Chiếc ô cửa phòng cách ly
    TT - 1. ?oCười lên Chương ơi, bạn sẽ chiến thắng?. Dòng chữ hiện lên trên chiếc ô cửa kính ở phòng cách ly Bệnh viện Huyết học và truyền máu TP.HCM. Phía bên trong, bệnh nhân tên Chương nở nụ cười dù đang quá đau với việc đánh thuốc, giai đoạn xử lý trước khi ghép tủy.
    Bạn bè đều bàng hoàng vì căn bệnh ung thư máu ập xuống bất ngờ với chàng kỹ sư 35 tuổi Nguyễn Văn Chương đang hưng phấn với công việc và cuộc sống.
    Đã 17 năm kể từ khi bạn bè tứ tán khắp nơi học đại học rồi lo cho cuộc sống riêng. Trong cái ngày xưa ấy, anh Chương là bạn lớn so với đám lóc nhóc bằng tuổi em gái anh. Mà ngay cả bạn cùng trang lứa cũng thấy anh dù hay khôi hài vẫn già trước tuổi. Chắc vì vậy mà hễ ai có việc gì lại tìm đến anh một lời khuyên, để anh chia sẻ những giá trị cuộc sống chính là hạnh phúc của tình thân chứ không phải vật chất. Ngồi bên ngoài phòng cách ly, những người bạn của anh: Mỹ Lệ, Hạnh, Thoa, Tiên, Thảo nhớ lại.
    2. Vẫn là chiếc ô cửa kính phòng cách ly. Êkip bác sĩ Huỳnh Nghĩa đang tập trung với ca ghép tủy ngày 9-8-2007. Từng bịch máu được truyền vào người anh Chương là cả một sự chờ đợi dai dẳng của người nhà và bạn bè. Như hiểu điều này, mỗi bịch máu vào ổn thì BS Nghĩa, BS Khanh lại ra dấu ?oOK? và tiếng thở phào hiện lên tất cả những gương mặt phía ngoài phòng kính.
    Đôi khi người ta sẽ chẳng nói gì với nhau mà hiểu nhau đến thế. Như đứa con gái của anh chị Chương từ Nha Trang đang ngậm chiếc điện thoại và ?oô, a?, chẳng nói lời nào vì bé mới tròn... tám tháng, nhưng anh sẽ hiểu con gái đang nhớ ba mà ?ocố lên? cùng bệnh tật.
    Cũng như hôm nay, trong phòng cách ly kia, anh đang bớt lo lắng cho bệnh của mình, lạc quan hơn cho cuộc chiến kinh khủng với căn bệnh sau ghép tủy. Bạn bè qua chiếc ô cửa đang siết chặt tay bằng cách ra dấu, nở nụ cười động viên và san sẻ yêu thương bằng cách vành môi thật tròn, rõ cốt để anh nhận ra: ?oCố lên!?.
    Phòng cách ly mà không cách lòng là vậy.
    ĐẶNG TƯƠI
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Chọn chữ
    TT - Những lá thơm hái lúc về già/ Những chiếc lá đậm hương tư tưởng/ Khi cây đã hóa trầm trong ruột/ Lá thơm rồi phải đợi gì hoa...
    Có một cặp vợ chồng sang Trung Quốc du lịch. Họ đã ngoại thất thập cổ lai hi. Sánh vai trên phố cổ cố đô Bắc Kinh. Dừng trước sạp bày tác phẩm ngoạn mục của thư pháp Trung Hoa, người chồng ngắm nghía hồi lâu, mãn nhãn bảo vợ: ?oAnh thích một chữ treo ở nhà mình. Chưa biết chọn chữ Tâm hay chữ Nhẫn đây? Hay chọn chữ Nhẫn. Bây giờ chữ Nhẫn hợp với anh hơn cả. Phải vậy không em??.
    Bà vợ vốn là một thiếu nữ Hà thành xinh đẹp, đã gây tiếng sét cho ông từ thuở hoa niên khi ông đầu xanh tuổi trẻ, ngồi xem ở Nhà hát lớn Hà Nội. Trên sân khấu, trong cả dàn nhạc giao hưởng mấy chục người chơi đàn miệt mài, riêng ông bất ngờ bị bà hạ gục chỉ bằng dáng ngồi nghiêng kéo violon tuyệt mỹ. Đôi khi thần ái tình hiện ra đâu phải là thằng bé cởi truồng, cầm cánh cung phóng vút một mũi tên mà chẳng biết có trúng đích hay không. Ông nghĩ thế, và ông đã tự bắn mình, tự trúng đích đêm hôm ấy. Ông tự thấy mình khá vừa ý với sự trúng tên của mình, sau cả nửa thế kỷ chung sống với bà. Và chưa bao giờ hối hận vì đã trúng mũi tên ái tình mang dáng nghiêng nghiêng đầy quyến rũ của một tấm lưng ong truyền thống.
    Người vợ lưng ong của ông lúc này đã là một bà lão đẹp, vẫn giữ được dáng mảnh dẻ ngày nào, thì thào kéo áo ông, mách nước nho nhỏ: ?oCả đời anh làm quan? (phải rồi, ông từng làm hiệu trưởng, viện trưởng, rồi thứ trưởng một bộ khá lẫy lừng).
    Bà vợ nhỏ nhẹ tiếp: ?oLúc còn làm quan anh đã phải học, phải hành chán vạn lần chữ Nhẫn. Bây giờ anh nên chọn chữ Tâm. Chữ Tâm yên lành, thanh thản lúc về già, chẳng hơn ư?. Ô hay, bà ấy nói phải. Trong ông bất chợt ngân nga mấy câu thơ của Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu: Những lá thơm hái lúc về già/ Những chiếc lá đậm hương tư tưởng/ Khi cây đã hóa trầm trong ruột/ Lá thơm rồi phải đợi gì hoa.
    Ông mau mắn xin mua chữ Tâm.
    Chữ Tâm nét đen nhánh như phượng múa rồng bay trên bức thư pháp ***g kính, ông trang trọng treo giữa phòng làm việc.
    NGUYỄN THỊ MINH THÁI

Chia sẻ trang này