1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

nghệ thuật Body Painting ... A ma tơ nhá ... Mod đừng khoá với chuyển sang Mĩ thuật nhá ...

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi loa_ken_den_si, 02/08/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    nghệ thuật Body Painting ... A ma tơ nhá ... Mod đừng khoá với chuyển sang Mĩ thuật nhá ...

    (Mạn phép được dùng cụm từ tiếng Anh "body painting" để diễn đạt cho ý nghĩa "vẽ trên cơ thể", vì môn nghệ thuật này còn khá mới mẻ ở Việt Nam và chưa có tên gọi thống nhất, nên việc dùng cụm từ nguyên gốc tiếng Anh "body painting" sẽ diễn đạt một cách chính xác và đầy đủ hơn khái niệm của loại hình nghệ thuật này.)

    Body painting - nghệ thuật vẽ trên cơ thể, là một nhánh nhỏ của body art.
    Body art là một loại hình nghệ thuật sử dụng cơ thể con người như là một đối tượng và vật liệu chủ đạo. Body art gồm nhiều nhánh nhỏ, trong đó nổi bật nhất là body piercings (nghệ thuật xiên da thịt bằng các vật nhọn) và body painting (nghệ thuật vẽ trên cơ thể ).



    [​IMG]



    tattoos (nghệ thuật xăm trổ trên cơ thể )​




    [​IMG]



    body piercings (nghệ thuật xiên da thịt bằng các vật nhọn)​



    [​IMG]



    body painting (nghệ thuật vẽ trên cơ thể )​



    Body painting là một loại hình nghệ thuật đã có từ rất lâu đời.
    Theo các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, thì môn nghệ thuật này đã được hình thành ngay từ khi con người bắt đầu có được ý thức về việc làm đẹp cho bản thân. Cùng lúc với sự ra đời của những món trang sức thô sơ bằng đá, gỗ, vải, vỏ sò, xương thú, ... thì nghệ thuật vẽ trên cơ thể (khởi đầu là việc vẽ trên khuôn mặt - face painting) cũng được khởi phát. Khi đã được no đủ với những thức ăn ngon và áo quần đẹp, thì con người mới bắt đầu để ý đến việc "vẽ vời" trên khuôn mặt và cơ thể để tự làm đẹp cho bản thân.

    Body painting được chia ra làm nhiều kiểu tùy theo bộ phận cơ thể được vẽ lên, như: face painting (vẽ trên mặt), palm painting (vẽ trên mu và lòng bàn tay), arm painting (vẽ trên cánh tay), foot painting (vẽ trên bàn chân), shank painting (vẽ trên cẳng chân), full body painting (vẽ trên toàn bộ cơ thể), ... Bộ phận cơ thể nào được vẽ thì hẳn nhiên phải trần trụi và không bị che phủ bởi lớp quần áo bên ngoài; tương tự như vậy cho full body painting, tức là người mẫu được vẽ phải khỏa thân hoàn toàn để nét cọ có thể chạm vào mọi nơi trên cơ thể.

    Tùy theo mục đích của việc "vẽ vời" mà người ta dùng những khái niệm khác nhau để định nghĩa nó: make up (trang điểm), masquerade (hóa trang), camouflage (ngụy trang). Ba khái niệm này còn được xem như là ba phân nhánh của body art, bởi ngoài việc sử dụng các chất liệu tạo màu để tô điểm lên cơ thể, thì người ta còn sử dụng thêm nhiều phụ liệu khác để làm tăng thêm hiệu quả biểu cảm của tác phẩm, như: mặt nạ, trang phục, trang sức, lá cây, cành cây, rơm rạ, lông thú, nhũ màu, kim loại, ...

    Body painting xuất hiện sớm nhất ở các tộc người thiểu số sinh sống tại châu Úc, các đảo Thái Bình Dương, và một phần của châu Phi. Họ dùng đất sét và các màu vẽ tự nhiên để trang trí lên cơ thể và trình diễn những họa tiết độc đáo đó trong các buổi tế lễ hay các nghi thức mang tính chất tín ngưỡng hoặc tôn giáo. Còn với những người da đỏ ở Nam Mỹ thì họ lại dùng màu từ than chì, trái điều màu và trái huito để vẽ lên cơ thể, với mục đích ngụy trang trong chiến đấu.
    Đặc biệt ở Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông, cho đến ngày nay vẫn còn giữ gìn được một loại hình body painting truyền thống, mà tiếng địa phương gọi là Mehndi.
    Các họa tiết Mehndi rất phức tạp và tinh tế, với màu sắc (cam nâu) được trích xuất từ lá móng, được vẽ lên bàn tay và bàn chân của cô dâu trong ngày lễ trọng đại nhất của cuộc đời họ - ngày cưới.
    Hai hình dưới đây minh họa cho kiểu vẽ Mehndi truyền thống của người Ấn Độ (tấm trên là những họa tiết được trích từ quyển ******** kinh Kamasutra nổi tiếng của Ấn Độ ).


    [​IMG]



    [​IMG]



    Cho đến những năm 1960, thì loại hình body painting lại nổi lên ở phương Tây như một phần của phong trào thoát ly khỏi những định kiến của xã hội về sự-khỏa-thân-trong-nghệ-thuật. Thực ra , trước đó vào năm 1933, thì body painting đã manh mún trỗi dậy từ sự kiện một nghệ sĩ trang điểm nổi tiếng người Mỹ gốc Ba Lan Max Factor (chuyên trang điểm cho các diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Hollywood và các vũ công ba lê của hoàng gia Nga) cùng cô người mẫu của ông đã bị cảnh sát bắt vì tội gây mất trật tự nơi công cộng khi ông đang trình diễn một phương thức trang điểm mới của Hollywood trên thân hình của cô người mẫu (tất nhiên là? trần như nhộng ).
    Với những đột phá mang tính sáng tạo cho môn nghệ thuật trang điểm nói riêng và tính khai sáng cho loại hình body painting nói chung, mà cái tên Max Factor sau này đã được tập đoàn sừng sỏ Procter & Gamble chọn làm thương hiệu cho nhóm hàng mỹ phẩm cao cấp của hãng.

    Cho đến nay, vẫn còn có nhiều tranh cãi gay gắt xung quanh việc thừa nhận tính nghệ thuật chính thống của loại hình body painting. Người ta cho rằng, body painting là kỳ dị, khác thường (những họa tiết quái lạ), nhạy cảm (những người mẫu khỏa thân), hành xác (những màn xiên da thịt).
    Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận rằng, các phân nhánh của loại hình body painting như trang điểm, hóa trang, ngụy trang đã trở nên phổ biến và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
    Trang điểm được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày, nhằm giúp cho hình thức bên ngoài của một ai đó trở nên đẹp hơn và hài hòa hơn.
    Hóa trang được dùng nhiều trong giới diễn viên, nhằm hỗ trợ cho người nghệ sĩ truyền đạt một cách hoàn hảo và trọn vẹn giá trị nghệ thuật của vai diễn mà họ hóa thân.
    Ngụy trang thì lại được con người vận dụng như một lợi thế tấn công trong cuộc chiến với đối phương (ngụy trang để đối phương không nhận ra, rồi bất ngờ đánh phủ đầu, khiến đối phương không kịp trở tay) hoặc như một vũ khí tự vệ khi ẩn náu, trốn chạy khỏi sự truy bắt của đối phương (trong trường hợp yếu thế hơn đối phương).



    [​IMG]


    Trang điểm​



    [​IMG]



    Hoá trang​



    [​IMG]


    Nguỵ trang​



    Dù còn gặp phải nhiều rào cản kì thị và e ngại từ một số đông những người khắt khe và bảo thủ trong việc thẩm định các giá trị nghệ thuật, nhưng body painting đã và đang dần tự khẳng định một chỗ đứng trang trọng trong lòng những người yêu nghệ thuật chân chính, yêu cái đẹp đích thực. Ngày càng có nhiều những cuộc tranh tài, những lễ hội có quy mô lớn để hội tụ các anh tài trong bộ môn nghệ thuật độc đáo này, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Đó là dịp để những người nghệ sĩ yêu cái đẹp thỏa sức trình diễn những nét cọ tinh tế và điêu luyện trên chính tạo vật hoàn thiện nhất của Đấng sáng tạo, đồng thời thử nghiệm những phát kiến mới, ý tưởng mới trong việc làm đẹp cho cơ thể con người.
    Trong số rất nhiều những festival dành riêng cho loại hình nghệ thuật body painting được tổ chức hàng năm, thì World Bodypainting Festival tại Seeboden (Áo) là lễ hội thường niên (diễn ra vào tháng 7) lớn nhất và uy tín nhất, thu hút hàng trăm nghệ sĩ đến từ hơn 40 quốc gia cùng hàng triệu lượt du khách đến thưởng lãm.


    Bài viết và các hình ảnh trên đây được quaconyenyen tổng hợp, dịch và biên soạn từ:
    http://en.wikipedia.org
    http://relgeiz.net
  2. dtcuong85

    dtcuong85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    711
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước xem trên ti vi chương trình gì ấy, có màn body painting của dân kiến trúc trông rất là ấn tượng
    Nhưng mà mình không phải dân kiến trúc, chỉ hâm mộ nghệ thuật này thôi và cũng muốn tìm hiểu sâu thêm về nó. Mình là dân kinh tế nhưng cũng rất là đam mê nghệ thuật
  3. Banderas

    Banderas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    1.126
    Đã được thích:
    0
    chưa lock ah
  4. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Xin giới thiệu khả năng ứng dụng đa dạng của body painting vào trong thực tế; đồng thời, góp phần cởi bỏ những rào cản và định kiến không mấy tốt đẹp, mà bấy lâu nay, những người thưởng lãm khắt khe và bảo thủ đã áp đặt lên chúng.
    Thành công nhất trong giới , phải kể đến hoạ sỹ nổi tiếng người Ý -Guido Daniele , các tác phẩm của ông không những có giá trị cao về mặt thẩm mỹ, mà còn có khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Nhận thấy được những tiềm năng kinh tế to lớn mà body painting có thể đem lại, nên các tập đoàn, tổ chức lớn trên thế giới như Unilever, Nintendo, Swatch, Breil, Technokolla, ... đã chọn Guido Daniele làm họa sĩ thiết kế hình ảnh cho các chiến dịch quảng bá tên tuổi và sản phẩm của họ.
    Chiến dịch quảng cáo loạt đồng hồ thời trang Swatch Skin 2002 của hãng đồng hồ Thụy Sĩ Swatch

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. cowboy_hanoi

    cowboy_hanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    6.171
    Đã được thích:
    0
    Topic này hay nhưng để đây không hợp lý lắm bác Loa ạ. Không chuyển sang Mĩ Thuật thì sang Album bác nhỉ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này