1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghệ thuật quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Daidien, 05/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Daidien

    Daidien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật quân sự Việt Nam

    [​IMG]
    + Một trong những yếu tố thắng lợi của nhiều cuộc kháng chiến của ông cha ta phải nói đến Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
    Như 3 lần ông cha ta đã đóng cọc xuống dòng sông Bạch Đằng nhử địch rồi phản công. Quân địch đã thua to, thất bại thảm hại.
    Rồi nhiều sự kiện khác nữa, nếu các bạ có thông tin cùng nhau chia sẻ nhé.
  2. Daidien

    Daidien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
  3. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Có sự nhầm lẫn rồi đây, đó là đội quân của vua Quang Trung chứ.
  4. rossineri

    rossineri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    5.136
    Đã được thích:
    0
    Người châm ngòi cho nghệ thuật quân sự này là Ngô Quyền vương đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
    Người đưa nghệ thuật này lên tầm cao mới là Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo đại vương giành tất cả quà tặng của nghệ thuật quân sự ban tặng cho giặc Nguyên Mông...................
  5. Min_Xu

    Min_Xu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    1. các cách trên rât hay nhưng vẫn chưa đủ ! còn các đánh theo thời tiết nữa " theo dự đoán ta có thể biết trước thời tiết " và lợi dụng những ngày có thời tiết xấu .!mưa bão to xương mù .... nên chúng ta có những trận đánh bất ngời mà địc không ngời tới ...!
    2. hành quân kép : là chúng ta tung hỏa mù để 1 hướng còn thực chất là tiến quân 1 hướng khác . ở lịch sử Vn đã có 2 trận hành quan kép nổi tiếng là chiến dịch việt bắc và chiến dịch mậu thân (68)
    còn kiểu đánh " Du kích " là các đánh nổi tiếng của ta khiến quân pháp và mỹ đều phải khiếp sợ ...........!
    mọi người bổ xung thêm đi
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cái này thì quân đội nước nào, thời nào chả có.
  7. Daidien

    Daidien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THA?NH CÔ? LOA
    Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa.
    Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. Sự thực truyền thuyết đó như thế nào?
    Thời ấy, tổ tiên ta chưa có gạch nung. Bởi vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi ngòai 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1.6km... Diện tích trung tâm lên tới 2km2 . Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khố khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để xử lý cho công trình? Kỹ thuật xếp đá? Đây quả là một kỳ công.
    Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị về mặt quân sự. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, Tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp ?" Ngũ Huyền Khê - Hòang Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Bởi vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phướng đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể vốn là sở trường của người Lạc Việt, chẳng mấy chốc, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng. Rồi nhân dân được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm) v.v... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện. Bên côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông ta đã chế tạo ra mỏ liên châu, mỗi phát bắn hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục vạn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài hoa sản xuất tại đây.
    Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sựtổng hợpcủa Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ.
    Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo kỳ vĩ của dân tộc.

Chia sẻ trang này