1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghệ thuật sống

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi solop, 16/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. virut_ily

    virut_ily Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    10 CÁCH ĐẨY VỆ TINH ​
    - Không nên quá săn đón vào lúc đầu : quá săn sóc và quan tâm sẽ làm cho bạn chìm nghỉm giữa các ?otình địch? luôn thừa lửa nhiệt tình. Trước tiên, hãy tỏ ra lạnh lung tránh rào đón quá mức , cô ấy sẽ tò mò và để ý đến bạn nhiều hơn.
    - Gửi thông điệp bí mật : thỉnh thoảng nên gởi cho cô ấy vài tin nhắn hoặc email với những lời yêu thương ?onửa kín nửa hở? Chắc chắn cô ấy sẽ thắc mắc bạn là người thế nào và dành thời gian để khám phá.
    - Đừng quên những thói quen nhỏ : Phụ nữ thường quan tâm đến tiểu tiết , vì vậy bạn nên chịu khó quan sát những thói quen nhỏ của cô ấy . Bất chợt hôm nào đó, bạn gọi đúng món ưa thích hay mua đúng vật nàng cần . Bạn đã ghi 10 điểm rồi đấy.
    - Tặng cô ấy một hành động lãng mạn : Thay vào những món quà như hoa , gấu bông, hãy mời cô ấy dùng bữa tối với nến, nhạc khiêu vũ... Thỉnh thoảng hãy rủ cô ấy đi du lịch ngoại ô hoặc chạy bộ trong công viên . Những trải nghiệm mới sẽ giúp bạn và cô ấy gắn bó với nhau hơn.
    - Tấn công từ phụ huynh : Đừng quên gia đình nàng trong công cuộc ?ocưa cẩm? của bạn. Có thể ghé nhà thăm cô ấy với giỏ trái cây hoặc hộp bánh , tao ấn tượng cho người lớn qua cách nói chuyện dí dỏm và lễ phép.
    - Quan tâm đến bạn bè và em của cô ấy : Đây là hai đối tượng thường xuyên trò chuyện và tâm sự với người ấy. Khi có dịp gặp mặt , hãy lấy lòng họ . Những người này sẽ thường xuyên nhắc tên bạn một cách vô tình , bạn đã được nàng ?ođịnh vị? trong số vô vàn ?ovệ tinh?
    - Lời hứa : Tuyệt đối không nói suông, chỉ hứa với cô ấy những điều nằm trong khả năng của bạn và thực hiện càng sớm càng tốt
    - Đánh đường bao tử : không chỉ quý ông mới thích ăn ngon , hãy sưu tầm những quán ăn độc đáo và mời cô ấy cùng thưởng thức. Bạn lại có thêm cơ hội trò chuyện rồi đấy.
    - Không nên hỏi quan hệ của cô ấy với ?otình địch ?o- điều cấm kỵ nhất : Chẳng ai thích bị kiểm sóat và tra hỏi , điều quan trọng không phải số lượng các vệ tinh mà là hòang tử cô ấy nhắm đến.
    - Chứng tỏ mình là người có trách nhiệm : hãy thể hiện bản lĩnh, sự chu tòan và thành ý xây dựng mối quan hệ lâu dài của bạn. Nàng sẽ tự nguyện đến với bạn giữa sự bao vây của các ?ovệ tinh?
    Được virut_ily sửa chữa / chuyển vào 09:39 ngày 08/01/2007
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Cách sống
    Khi tôi nhìn những con đường đầy những bông hoa dại, tôi lo ngại đám cỏ ấy sẽ phá đi mảnh vườn của mình.
    Đám trẻ thì lại tìm hái những bông hoa ấy tặng mẹ và vui đùa với những bông cỏ may.
    Khi tôi gặp một kẻ say khướt đang mỉm cười, tôi chỉ ngửi thấy mùi rượu và sự kinh tởm, những kẻ khiến tôi phải quay mặt.
    Nhưng đám trẻ của tôi thì nhìn và mỉm cười lại với họ.
    Khi tôi nghe những đoạn nhạc mà mình thích tôi chẳng để tâm chút gì, chỉ ngồi lì và lắng nghe.
    Đám trẻ nhà tôi lại nhún nhảy theo nhịp điệu, hát to lên dù chỉ với những lời mà chúng tự nghĩ ra.
    Khi gió thổi qua mặt, tôi thu người lại, bực mình vì chúng làm rối mái tóc của mình và những bước chân thêm khó khăn.
    Lũ trẻ thì nhắm mắt lại, dang hai tay như bay lên cùng với chúng, sau đó thì phá lên cười.
    Khi tôi gặp một vũng bùn, tôi cố bứớc qua nhanh, lo sợ chúng sẽ làm bẩn giày và day lên những tấm thảm.
    Đám trẻ thì ngồi quanh lại, chúng cố xây các đập nước, các dòng sông và nô đùa với những con giun.
    Khi cầu nguyện, tôi luôn mong Chúa sẽ ban cho mình nhiều thứ.
    Lũ trẻ thì khẽ nói : ?oChúa ơi, cám ơn vì đã cho con đồ chơi và nhiều bạn bè. Con cũng chưa muốn lên Thiên đàng với Người vì con nhớ ba và mẹ con lắm!?
    Phải chăng chính trẻ con mới là những nguời chỉ cho chúng ta cách sống, và có lẽ vì thế những thiên thần luôn ở bên chúng.
    Và hãy tận hưởng những quà tặng dù nho nhỏ của cuộc sống. Một ngày nào đó, khi nhìn lại bạn sẽ nhận ra rằng đấy mới chính là những khoảnh khắc đích thực của mình!
    Định nghĩa
    Nếu bạn luôn biết bảo vệ những gì mình tin tưởng bất chấp những lời dèm pha hay sức ép từ bất kỳ ai...thì đó chính là sự cam đảm.
    Tiến lên mạnh mẽ, vượt qua khó khăn, làm tất cả những gì mình mong muốn trong tin...đó chính là lòng quyết tâm!
    Luôn mỉm cười với mọi nguời để làm họ an lòng dù trong lòng bạn biết bao nỗi phiền muộn...đó chính là sự mạnh mẽ.
    Giúp đỡ bạn bè trong những lúc nguy khó nhất, dù cho khó khăn và nguy hiểm...đó là lòng trung thành.
    Vượt qua tất cả sự mong đợi của mọi người để mọi người có thêm ý nghĩa trong cuộc sống... là vượt qua bản thân mình.
    Trao tặng mọi người tất cả những gì mình có, không mong muốn một sự đáp đền...đó chính là tất cả!
    Sự yêu thương và nghĩa vụ
    "Nghĩa vụ" có thể bắt người ta xây dựng 1 ngôi nhà nhưng chỉ có sự "yêu thương" mới làm cho ngôi nhà đó trở thành 1 gia đình.
    "Nghĩa vụ" vó thể làm 1 bữa ăn tối, nhưng "yêu thương" sẽ chưng cất lên thành gia vị cho bữa ăn ngon.
    "Nghĩa vụ" bắt bọn trẻ lên giường ngủ,nhưng sự "yêu thương" sẽ kéo chăn đắp cho chúng và chúc chúng ngủ ngon.
    "Nghĩa vụ" viết rất nhiều thư, nhưng sự "yêu thương" còn kèm theo 1 chuyện vui, 1 bức tranh nghệch ngoạc hình cái kẹo.
    "Nghĩa vụ" làm người ta khó chịu nếu công sức của người ta không được chú ý, nhưng sự "yêu thương" giúp người ta cười nhiều và thấy mình được trả ơn ngay trong chính việc mình làm.
    "Nghĩa vụ" có thể phải pha 1 ly sữa, nhưng sự "yêu thương" sẽ thêm vào đó 1 chút ngọt ngào.
    "Nghĩa vụ" yêu cầu bạn ngồi vào bàn viết, nhưng chính sự "yêu thương" sẽ dịu dàng nắm tay bạn...
  3. vanhienn

    vanhienn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    1
    Lạ thật ...bao nhiêu lần rồi..cứ đọc câu chuyện này là lại khóc..
    Chuyện kể trong nước mắt!!
    Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.
    Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh.
    Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo: "Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!".
    Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.
    Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quệ Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo: "Các con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ? ". Tôi cười: "Mẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả". Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo: "Đây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi."
    Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm: "Ngốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào?".
    Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai.
    Điều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Đàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng. Đôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.
    Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại: "Thế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ?". Anh trợn mắt: "Tại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả?".
    Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước.
    Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy "nhiệm vụ nặng nề" này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Để thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn.
    Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo: "Có phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?" rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài: "Cứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào?".
    Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.
    Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu.
    Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà. Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây?
    Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo: "Sắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!".
    Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?
    Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi.
    Tôi tự nhủ "đừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy", và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: "Anh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!" rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng.
    Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã.
    Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ? Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên.
    Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi.
    Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.
    Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện.
    Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi: "Ơ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà". Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi.
    Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ?
    Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ.
    Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà...
  4. vanhienn

    vanhienn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    1
    Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu... Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.
    Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu!
    Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.
    Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì.
    Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống. Đêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.
    Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh.
    Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn. Tôi sống một mình. Đi bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.
    Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo: "Đợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây". Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: "Chớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy... ". Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa.
    Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.
    "Em có bầu rồi đấy à?".
    Đây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi. "Vâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi".
    Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.
    Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu "xin lỗi" nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy.
    Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa.
    Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi.
    Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.
    Đêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu?
    Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v... Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.
    Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ?
    Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong
    Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh.
    Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình..., anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại...
    Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.
    Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: "Chị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa". Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là...
    Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình: Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Đấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ... Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé.
    Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất...
    Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi:
    Em yêu quý. Được lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời... Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh... Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé...
    ''''Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mệ Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói: "Anh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ... ".
    Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng.
    Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt...
    --Nghị Minh---
  5. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Ngày của bố
    Cô bé cột tóc đuôi ngựa, mặc chiếc váy yêu thích được thắt một chiếc nơ. Hôm nay là ngày của bố tổ chức ở trường và cô bé không thể chờ để tới đó. Nhưng mẹ cô bé cố gắng thuyết phục cô ở nhà. Tại sao? Bởi vì lũ trẻ có thể sẽ không hiểu khi thấy cô bé đến trường một mình. Nhưng cô bé không sợ, cô đã biết phải nói gì. Phải nói gì với bạn của cô lý do tại sao bố cô không có mặt ngày hôm nay.
    Nhưng mẹ cô bé vẫn lo lắng cho cô bé vì cô phải đi một mình ngày hôm nay. Đó là lý do tại sao mẹ cô bé cố giữ con gái ở nhà. Nhưng cô bé đã tới trường, háo hức để kể cho các bạn nghe tất cả về bố, một người bố mà cô chưa hề gặp mặt.
    Các ông bố đang đứng dọc hành lang để mọi người gặp gỡ. Bọn trẻ ngọ nguậy thiếu kiên nhẫn trên ghế. Cô giáo gọi từng đứa trẻ lên trước lớp để giới thiệu về bố mình.
    Thời gian chậm chạp trôi đi. Cuối cùng cũng đến cô bé. Bọn trẻ quay lại nhìn cô. Đứa nào cũng đưa mắt tìm kiếm một người không có mặt ở đó. ?oBố bạn ấy đâu?? Cô bé nghe thấy tiếng một cậu bạn. ?oCó thể bạn ấy không có bố?, một đứa khác nói. Và ở đâu đó phía cuối phòng, cô bé nghe thấy một ống bố nói: ?oCó vẻ như là lại có một ông bố đáng chết, quá bận rộn nên không chịu bỏ ra một ngày.?
    Mấy lời đó chẳng làm cô bé phiền lòng vì cô bé mỉm cười với mẹ rồi quay lại phía cô giáo đang giục cô bé tiếp tục. Chắp tay sau lưng, cô bé bắt đầu nói.
    ?oBố tôi không thể có mặt ở đây bởi vì ông sống cách đây rất xa. Nhưng tôi biết là ông đang thầm mong ông được có mặt vì hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt. Và mặc dù các bạn không thể nhìn thấy ông, tôi vẫn muốn các bạn biết tất cả về bố tôi và biết rằng ông yêu tôi biết nhường nào?
    ?oÔng thích kể chuyện cho tôi nghe, ông đã dạy tôi đi xe đạp. Ông làm tôi ngạc nhiên bằng những bông hồng phấn và dạy tôi cách thả diều. Ông và tôi thường chia nhau 1 cái kem ốc quế. Và cho dù các bạn không thể thấy ông, tôi vẫn không phải đứng đây một mình.?
    Bởi vì bố tôi luôn luôn bên cạnh tôi, cho dù chúng tôi phải cách xa. Tôi biết điều đó vì ông nói với tôi là ông luôn ở trong trái tim tôi?
    Bằng những lời đó, cô bé giơ tay lên, đặt trên ngực, cảm thấy nhịp đập của trái tim, phía dưới bộ váy cô thích nhất. Và ở đâu đó giữa các ông bố, mẹ cô bé đứng đó, khóc và tự hào ngắm nhìn đứa con gái nhỏ bé khôn ngoan trước tuổi. Cô bé đang nói về tình yêu với một người cha không hề có trong đời cô bé.
    Khi cô bé hạ tay xuống, nhìn thẳng vào đám đông, cô bé kết thúc bài diễn văn với một giọng nói rất nhẹ nhàng, nhưng thông điệp của nó lại rất rõ ràng: ?oTôi yêu bố vô cùng, ông là ngôi sao tỏa sáng đời tôi. Và nếu ông có thể thì ông đã có mặt ở đây. Các bạn biết đấy, ông là lính cứu hỏa và đã chết năm ngoái khi hai chiếc máy bay đâm vào tòa tháp đôi làm cả nước Mỹ hoảng sợ.
    Nhưng đôi khi nhắm mắt lại, tôi cảm thấy như ông chưa hề đi xa?. Sau đó, cô bé nhắm mắt lại và thấy bố mình đứng đó. Và mẹ cô bé vô cùng ngạc nhiên khi tất cả bọn trẻ và những ông bố khác cũng bắt đầu nhắm mắt lại.
    Không ai biết họ nhìn thấy gì, không ai biết họ cảm thấy gì trong tim. Có lẽ trong 1 giây, họ đã thấy bố cô bé về bên cô bé. ?oCon biết bố đang ở bên con? Cô bé nói to, phá vỡ sự im lặng. Và điều xảy ra sau đó làm những ai còn nghi ngờ cũng phải tin vào điều đó. Không ai trong phòng có thể giải thích được điều này vì tất cả đều nhắm mắt. Nhưng trên chiếc bàn cạnh cô bé bỗng có một bông hồng phấn cuống dài tuyệt đẹp.
    Và cô bé đã được phù hộ bằng tình yêu của ngôi sao tỏa sáng đời cô. Với niềm tin mãnh liệt thì thiên đường không phải là quá xa.
    Thường thôi
    Ngày xưa ở triều đại Trung Quốc có một viên tướng rất nỗi tiếng về môn bắn cung. Bất cứ ai sống trong triều đại đó cũng đều không thể không biết tới tên tuổi của ông ta. Không có một vật gì mà ông ta lại bắn không trúng, thậm chí kể cả một sợ dây thừng dùng để cột cánh bườm cũng đều bị ông ta hạ một cách dễ dàng cho dù rằng ở một vị trí rất xa với sợ dây.
    Một hôm trong lúc ông ta đang luyện tập bắn cung, tình cờ có một người bán rượu đi ngang qua. Ông bán rượu này tỏ ra vẻ rất thờ ơ với những bài luyện tập của viên tướng, thấy vậy viên tướng liền biểu diễn ngay một màn bắn cung xuất chúng của ông bằng cách bắn đứt một sợi dây thừng ở cách ông ta rất xa, sau khi bắn xong viên tướng liền quay sang người bán rượu và hỏi:
    - Sao, ông thấy tôi thế nào?
    Người bán rượu liền trả lời một cách không ngần ngại:
    - Thường thôi!....
    Nghe người bán rượu trả lời như vậy, viên tướng hết sức tức giận liền hỏi lại:
    - Vậy theo ông thấy thì trên đất nước Trung Hoa này có được bao nhiêu người bắn cung giỏi giống được như tôi, vậy mà tại sao ông lại cho là ?othường thôi??
    Người bán rượu đáp:
    - Nếu như ông cho ông giỏi, vậy tôi hỏi ông ?" nói tới đây người bán rượu móc từ trong người ông ta ra một tiền đồng và đặt nó lên một cái miệng chai rỗng, sau đó ông ta tiếp - ông có thấy được cái lỗ nhỏ xíu ở chính giữa cái đồng tiền này không? (tiền đồng của Trung Quốc thời xưa có một cái lỗ nhỏ ở chính giữa đồng tiền như chúng ta thường hay thấy ở trên hình của các vị thần tài). ?" vừa nói, tay ông ta chỉ vào cái lỗ nhỏ xíu nằm ở chính giữa cái tiền đồng mà ông ta vừa đặt nó lên trên cái miệng chai hồi nảy.
    - Có ! ?" viên tướng đáp.
    - Vậy ông có thể nào dùng một cái chai có chứa sẳn rượu trong đó và rót rượu đó vào trong cái chai rỗng này qua cái lỗ nhỏ xíu này của tiền đồng mà không làm cho tiền đồng này ướt được không? - người bán rượu hỏi, tay vừa chỉ vào cái lỗ nhỏ của tiền đồng nằm trên miệng của một cái chai rỗng.
    Viên tướng vội đáp mà không cần suy nghĩ:
    - Việc đó thì có gì đâu mà khó.
    Nói tới đây viên tướng liền thực hiện theo những gì mà người bán rượu vừa thách thức. Nhưng quả thật rằng ông ta không thể nào mà không làm ướt được tiền đồng khi ông ta đổ rượu vào trong cái chai.
    Người bán rượu lấy từ trong người ra một đồng tiền khác và đặt nó lên miệng của cái chai rỗng hồi nảy và từng bước thực hiện lại những gì mà ông ta vừa mới thách thức với viên tướng. Không có một chút xíu rượu nào dính vào tiền đồng cả?!
    Sau khi bỏ chai rượu xuống, người bán rượu giải thích:
    -Ông là một viên tướng, việc ngày đêm ông chú trọng vào công việc luyện tập binh khí và sử dụng thành thạo chúng thì đó cũng chỉ là chuyện đương nhiên thôi. Còn tôi là một người bán rượu, ngày đêm tôi phải bôn ba với công việc bán rượu cho nên việc tôi rót rượu thành thạo cũng chỉ là chuyện thường, vì thế nên không có gì đáng để tự hào cả!...
    Cho đi
    Một lần vào đầu mùa hè, tôi thuê một người thợ mộc tới sửa sang lại căn nhà nghỉ bằng gỗ của gia đình ở ngoại thành. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào lúc 7 giờ sáng vì tôi còn bận đến trường. Vào lúc 8 giờ tôi có giờ dạy. Để có mặt đúng hẹn, tôi phải dậy thật sớm đánh xe xuyên qua thành phố còn vắng tanh. Tuy nhiên, mãi tới tận gần 8 giờ người thợ mộc mới có mặt. Tôi cố nén cơn giận dữ đang trào lên tận cổ, để nghe những lời phân bua ngượng nghịu rằng xe hơi của anh bị bể bánh. Hôm đó có lẽ là ngày không may. Do bị muộn nên tôi phóng xe như bay, kết quả cảnh sát dán cho tôi một vé phạt!
    Trời về chiều, tôi quay trở lại nhà nghỉ, việc sửa chữa vẫn chưa xong. Thật khó nói lỗi tại ai: có thể do ngôi nhà của chúng tôi đã quá cũ, cứ dỡ cái này ra để sửa lại lòi ra những chỗ hư hỏng khác không sửa không được. Nhìn người thợ mộc quần áo sũng mồ hôi, mặt mũi tóc tai bám đầy mạt cưa và bụi đất cùng đống gỗ lỏng chỏng, tôi đành dặn anh ta ngày mai quay trở lại, nhớ mang theo dụng cụ và vật liệu dư ra. Người thợ mộc chào tôi trước khi bước ra cửa. Tôi nán lại để đóng cửa nẻo trước sau, cắt cầu dao điện rồi bước ra cổng. Tôi nhìn thấy người thợ mộc đang chúi đầu sau mui trước chiếc xe thùng cổ lỗ sĩ. Chắc xe hỏng - tôi đoán thế vì nghe tiếng xe nổ sậm sựt rồi đột nhiên ngưng bặt như bị sặc nước. Tôi bước lại gần bảo anh ta cho xe vào trong sân, mai sửa, giờ tôi sẽ đưa anh ta về. Người thợ mộc tần ngần một thoáng và đồng ý. Đẩy xe vào trong sân xong, khóa cổng chúng tôi lên đường.
    Suốt dọc đường, người thợ mộc im lặng. Tôi thông cảm với vẻ mặt lầm lì, bực dọc và đầy mệt mỏi của anh. Về tới nơi, người thợ mộc mời tôi vào chơi cho biết nhà. Tôi nhận lời. Trước khi bước lên thềm, người thợ mộc đột nhiên dừng lại một lúc trước bụi cây nhỏ, hai bàn tay vuốt ve đám lá cây xanh rì, những chồi non mập mạp. Có vẻ như anh ta đang thì thầm gì đó. Bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của tôi, người thợ mộc lại mỉm cười. Thật lạ, hình như: anh ta không còn là con người mà tôi gặp từ chiều tới giờ. Một phép lạ nào đó đã gột hết bụi bặm, bực bội. Anh ta mở cửa, niềm nở mời tôi vào nhà, vui vẻ - ôm hôn vợ và hai đứa con reo hò chạy ra đón cha.
    Sáng hôm sau, lúc đón người thợ mộc, tôi đâm ra chạnh lòng khi thấy chị vợ bịn rịn tiễn chồng. Bước chân ra khỏi cửa, người thợ mộc lại lúi húi với bụi cây trước nhà. Dọc đường đi, không nén nổi tò mò, tôi hỏi anh ta làm gì với bụi cây. Câu trả lời của anh ta khiến tôi sửng sốt: "Có gì đâu, tôi nhờ nó giữ giùm tôi những lo toan thôi mà". Rồi anh ta giải thích: "Lúc nhỏ cha tôi dạy rằng, trong cuộc mưu sinh con người sẽ phải đối đầu với vô số lo toan, bực bội mà con không thể tránh, nhưng hãy gác chúng lại bên ngoài khi con trở về gia đình. Ngày nào cũng thế, đi làm về là tôi gửi lại những lo toan ở bên ngoài, sáng ra tôi lại lấy chúng mang theo. Mà lạ lắm, ông ạ. Tôi phát hiện những cái tôi nhận lại ít hơn nhiều so với những gì tôi gửi".
  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Lý lẽ của trái tim
    Một ngày nọ khi chải tóc cho con gái, tôi nói: ?oMẹ yêu con, Amanda?. ?oCon cũng yêu mẹ?, Amanda trả lời. ?oÀ, nhưng mẹ yêu con hơn?. ?oCon yêu mẹ nhất?, Amanda nũng nịu. Tôi tiếp tục chứng minh tình yêu của mình với con: ?oMẹ yêu con hơn bơ đậu phộng?. ?oCon yêu mẹ hơn tivi, hơn cả kẹo sôcôla nữa? - giọng con tôi tha thiết.
    Tôi biết đã đến lúc kết thúc cuộc chơi: ?oCon yêu, tình yêu mẹ dành cho con còn lớn hơn cả vũ trụ này?.
    ?oMẹ à - Amanda thì thầm - con yêu mẹ hơn cả con yêu con nữa?.
    Tôi lặng đi... Bản chất cuối cùng của trái tim là như thế, yêu một người hơn cả chính bản thân mình...
    Đôi cánh thiên thần
    Ngày xưa, một cậu bé luôn mặc cảm tự ti vì trên lưng cậu có 2 vết thẹo rất rõ. Nó kéo dài từ bả vai xuống đến tận phần eo với phần da nhăn nhúm. Vì thế, cậu bé luôn cảm thấy xấu hổ với chính bản thân mình.
    Ngày ngày đi học, cậi đều rất sợ bị bạn bè phát hiện. Vào giờ thể dục, khi ai nấy háo hức thay chiếc áo thể dục trắng tinh không đẫm chút mồ hôi thì cậu bé lại trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để mọi người không nhìn thấy gì ở lưng cậu.
    Thời gian dài trôi qua, rồi cái gì đến cũng phải đến. ?oÔi, gớm quá!?, ?oA?quái vật!?, ?oôi, thật khủng khiếp!? Những lời vô tâm ấy đã làm đau lòng người bạn nhỏ của chúng ta. Cậu vừa khóc vừa chạy vào trong lớp, trốn tránh tất cả. Từ đó, cậu bé không bao giờ bước ra khỏi lớp và đặc biệt cậu không học môn thể dục nữa.
    Sau sự việc này, mẹ cậu bé dịu dàng nắm tay cậu đến gặp cô chủ nhiệm. Cô là một nữ giáo viên đôn hậu. Người mẹ kể rằng khi mới sinh, cậu con trai đã mắc bệnh nặng, gần như mất hết hy vọng nhưng gia đình không đành lòng bỏ rơi và quyết cứu cho được đứa con. Qua cuộc giải phẩu vô cùng khó khăn vất vả, đứa con đã được cứu nhưng từ đó để lại hai vết thẹo lớn trên lưng. Nói đến đây, người mẹ run run bật khóc.
    Đến giờ thể dục ngày hôm sau, cậu bé xuất hiện ở một góc tối với chiếc áo thể dục. Các bạn nhỏ khác thấy thế và lại ngây thơ thốt lên những lời vô tâm: ?oÔi, thật đáng sợ!?, ?o?trên lưng cậu ấy có 2 con trùng to lắm?. Ngay lúc ấy, cô giáo vô tình đi ngang, các bạn nhỏ vây quanh lấy cô và nói về vết thẹo.
    Cô giáo tiến gần đến cậu bé, đặt nhẹ tay lên bờ vai gầy nhỏ ấy, mỉm cười nói: ?oLúc trước cô định kể cho các con nghe một câu chuyện nhưng xem ra, cô phải kể ngay lúc này.? Các bạn trẻ lại vây quanh lấy cô. Cô giáo nhẹ nhàng kéo chiếc áo của cậu bé lên làm lộ rõ hai vết thẹo lớn. ?oĐây là một truyền thuyết. Ngày xưa, các thiên thần trên trời đã bay xuống và biến thân thành các bạn nhỏ như chúng ta đây. Tất nhiên có thiên thần nhanh nhẹn đã kịp tháo gở đôi cánh của mình nhưng cũng có thiên thần hơi chậm, không kịp tháo hết đôi cánh của mình và để lại hai vết như thế này.?
    ?oVậy đó là cánh của thiên thần hả cô??
    ?oĐúng đó!? - cô giáo mỉm cười
    Bỗng một bạn gái lên tiếng: ?oThưa cô, chúng con có thể sờ chúng không?? Từ nãy giờ cậu bé cứ đứng ngẫng người ra, cậu lại khóc. Cô lại cười và nói: ?oChúng ta phải xin phép vị thiên thần nhỏ của chúng ta chứ?? Lặng người một hồi, cậu bé lấy lại bình tĩnh đáp:
    ?oVâng, được ạ!?
    Các bạn nhỏ vây quanh lấy cậu, hết bạn này đến bạn khác sờ vào ?ođôi cánh? ấy. ?oÔi, tuyệt thật, con đã sờ được cánh của thiên thần rồi!?.
    Năm tháng dần trôi, người bạn nhỏ của chúng ta đã lớn hơn nhiều, cậu vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một niềm tin mới, một nghị lực mới. Lên cấp ba, cậu mạnh dạn tham gia giải bơi lội cấp thành phố và đạt ngôi Á Quân. Cậu đã dũng cảm chọn môn bơi lội bởi cậu tin rằng vết thẹo trên lưng chính là món quà cô giáo năm xưa dành tặng với tất cả sự yêu thương - đôi cánh thiên thần.
    Ý Thượng đế
    Tôi cầu xin Thượng đế cho tôi không còn chịu mọi đau khổ.
    Ngài nói, không. Đó không phải là ta mà tự ngươi phải biết cách tránh những phiền khổ ấy.
    Tôi cầu xin Ngài cho đứa con tật nguyền của tôi được toàn vẹn.
    Ngài nói, không. Tinh thần của bé là tinh nguyên, thân thể chỉ là bề ngoài.
    Tôi hỏi xin Ngài ban cho tôi thêm lòng kiên nhẫn.
    Ngài nói, không. Lòng kiên nhẫn được hình thành từ sự chịu đựng mọi gian khổ, không thể ban phát. Nó là để học và rút tỉa.
    Vậy hạnh phúc, thưa Ngài, tôi hỏi xin.
    Ngài nói, không. Hạnh phúc hay không là tùy vào ngươi.
    Thưa Ngài, hãy cho tôi mọi thứ giúp tôi tận hưởng cuộc đời.
    Ngài nói, không. Ta đã ban cho ngươi sự sống để ngươi có được mọi thứ.
    Tôi hỏi Ngài sao cho tôi có được lòng yêu thương như tình yêu Ngài dành cho tôi.
    Thượng đế phán: Cuối cùng ngươi đã hiểu được ý ta.
  7. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Hoa Lan Đốm
    Tính tình lẳng lơ của Cucuxca, một cô gái nhà quê, khiến cho đám chị em phải ghen tức, song Cucuxca chỉ phẩy tay cười:
    - Các người đã ghen tức ta khi ta có nhiều chàng trai đến tán tỉnh. Không phải vô cớ mà ta đào hoa hơn các người đâu.
    Cô cười khì khì và cất tiếng hát cho đến khi có chàng trai đầu tiên trong làng dẫn cô vào rừng tìm kiếm loài hoa dương xỉ. Họ có tìm được hoa hay không, không ai biết, chỉ biết là sau đêm lễ thánh, Cucuxca trở nên thuần tính hơn, và các chàng cũng xa lánh dần ngôi nhà của cô.
    Rồi một hôm Cucuxca biến mất khỏi làng. Đến mùa Xuân có một đứa trẻ chào đời. Dân làng kháo nhau, Cucuxca sẽ mang về nhà một chú bé hoặc một con nhóc, song cô lại về tay không.
    - Cô giấu đứa trẻ ở đâu? - Các chị em hỏi.
    - Ta đã trao nó cho chị Chìa Vôi, nhờ nuôi hộ - cô gái đáp.
    - Vì sao cô không nuôi nó?
    - Ta không ngốc nghếch như các người đâu. - Cucuxca cười - Suốt ngày đêm các người bị trói buộc vào chiếc nôi con trẻ, không buồn tơ tưởng đến lời ca và điệu múa nữa. Ta thì muốn ngợi ca tuổi trẻ của mình. Ha ha - cô gái nhón chân quay ba vòng.
    - Bây giờ cô chỉ lo hát hỏng, mai này về già, cô sẽ đơn độc như cái gốc cây không có đọt mầm.
    - Ha ha ha! Nhưng các người đang phí phạm cả tuổi thanh xuân của mình bên những chiếc nôi và những đống tã lót.
    - Nhưng xung quanh ta còn có con trẻ nô đùa, lúc về già ta có thêm cháu chắt quây quần.
    - Khi về già ta sẽ tìm kiếm các con ta và bắt chúng phải nuôi ta. Luật pháp là luật pháp - Cucuxca nói bằng một giọng đầy tự mãn.
    Cô gái đã sống suốt cả cuộc đời như vậy - nghĩa là mỗi năm cô cho ra đời một đứa trẻ, nhưng ai là người nuôi nấng chúng, bản thân cô cũng như mọi người đều không hề biết.
    Số phận của những kẻ luôn đặt hy vọng vào việc chăm lo giữ gìn tuổi trẻ của riêng mình thật là trớ trêu. Cucuxca chưa bước vào tuổi lên lão mà tóc đã bạc trắng, da mặt nhăn nhúm, lưng còng hẳn xuống. Lúc này đây nó mới thấy thương nhớ các con của mình và trông mong sự giúp đỡ của chúng.
    Cucuxca đến nhà chim Chìa Vôi than thở với chị ta về nỗi đau khổ của mình. Vì nhẹ dạ, cô đã cho đi đứa con dứt ruột để ra, và bây giờ cô khao khát muốn xin lại nó.
    Chìa Vôi không phải là ả ngốc nghếch, bèn hỏi xem Cucuxca đã trao cho ai đứa trẻ nào, trai hay gái? Trong khi Cucuxca sụt sùi khóc thì chị Chìa Vôi cười bảo:
    - Sao không hát hỏng nữa đi.....
    - Cucu! - Cucuxca nổi giận, chỉ cho Chìa Vôi xem chiếc mỏ dài - thì cứ giữ lấy đứa bé ta đã sai lầm cho đi ấy. Không vì thiếu nó mà ta hoá ra người hiếm hoi đâu. Ta sẽ đến gặp chị chim Cước Bạc Má, có thể chị ta sẽ không đến nỗi hẹp hòi vậy đâu.
    Thật ra chim Cước Bạc Má rất thương Cucuxca, nhưng nó còn thương đứa con của Cucuxca mà nó đã chăm sóc, cho bú mớm cẩn thận hơn cả con đẻ. Chim Cước Bạc Má bảo Cucuxca chờ rồi nó đích thân chạy đến khắp các nhà mà nó biết có những đứa con của Cucuxca vào rừng và để cho Cucuxca hỏi xem có đứa con nào chịu nhận Cucuxca làm mẹ không.
    Cucuxca hỏi đứa thứ nhất, nó đáp:
    - Cu-cu!
    Hỏi đứa thứ hai, nó trả lời:
    - Cu-cu!
    Và tất cả đều đáp một giọng:
    - Cu-cu! Cu-cu!
    Cucuxca tức giận đe doạn lũ con:
    - Bọn bay đã thoái thác nghĩa vụ của mình trước người mẹ, ta sẽ đưa cả lũ ra toà.
    - Con cái phải có những nghĩa vụ gì trước một người mẹ đã thoái thác trách nhiệm đối với con cái, thưa bà? - Lũ con của Cucuxca hỏi.
    Cucuxca đã không đủ can đảm để nhận ra sự thật. Nó bất lực, đau đớn, lẳng lặng lết vào rừng rồi ngã vật xuống một đám rêu, nằm chờ chết.
    Bỗng có tiếng cành cây gãy răng rắc và Cucuxca ngẩng đầu lên. Một cô gái chân khập khiễng đang tiến lại gần.
    Cô gái trao cho Cucuxca và nói:
    - Hãy uống đi, hỡi mẹ, nhựa bạch dương đấy.
    Cucuxca ngạc nhiên trước câu nói vừa nghe được:
    - Con gọi ta là gì, hãy nhắc lại ta nghe nào, Cucuxca khẩn khoản.
    - Mẹ thân yêu. Mẹ chính là mẹ của con mà - cô gái đáp và nhìn Cucuxca âu yếm.
    - Mẹ! - Tiếng nói tuyệt diệu làm sao! Hãy nhắc lại gần nữa đi, nhắc lại đi.
    - Mẹ!
    - Nhưng vì sao con biết rằng ta là mẹ của con? - Bỗng dưng Cucuxca nghi ngại.
    - Con lớn lên ở nhà bác Bách Thanh. Mẹ nuôi của con rất tốt đối với con, song bố dượng thì ghét bỏ, chửi bới. Một hôm ông uống rượu say về nhà và ném con ra sau cánh cửa. Từ đó con bị tàn tật. Con đã lần mò khắp các ngõ ngách trên đời này để tìm mẹ, mẹ ơi - cô gái ôm ghì lấy Cucuxca và cho mẹ uống nhựa bạch dương.
    - Ôi ta mới ngu ngốc làm sao, - Cucuxca than thở - Ta đã không hiểu hạnh phúc là gì khi ta được gọi bằng một từ kỳ diệu nhất - "Mẹ"
    Những giọt nước mắt to tròn trong suốt tràn ra từ khoé mắt Cucuxca - đó là những giọt nước mắt đầu tiên trong đời nàng và, ngay chính chỗ những giọt nước mắt vừa rỏ xuống đó đã mọc lên một bông hoa trắng ngần mà người đời quen gọi là Hoa Lan Đốm, hay "Hoa nước mắt của nàng Cucuxca".
    Hoa Thuỷ Tiên
    Dân gian có câu: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", ngẫm mà đúng. Cặp vợ chồng nhà thần Kêphít và Lavơriôna sinh hạ được một cậu con trai có gương mặt trắng trẻo, cặp mắt sáng, mái tóc quăn tít, đặt tên là Narơxít thay cha làm hà bá, trị vì một vùng sông nước.
    - Ôi, chàng mới đẹp làm sao! Thật là một đứa con tuyệt vời! - Các nữ thần đến thăm Lavơriôna đều tấm tắc khen.
    Nhưng các thần cũng giống như con người đều có tính hay ghen ghét, đố kỵ trước những thành đạt của người khác. Loài cá bơi từ Đông sang Tây đã loan tin về vẻ đẹp tráng kiện và trí tuệ của con trai nữ thần Lavơriôna. Nữ thần Sứa biết được tin này, ả có một đứa con trai vốn xấu xí lại ngốc nghếch; khi nghe những lời khen của thiên hạ dành cho Narơxít thì ả nổi điên lên, đến nỗi những con rắn phủ trên đầu ả thay cho tóc bỗng dựng ngược lên, phun lưỡi phì phì. Nữ thần Sứa nghiến răng trèo trẹo:
    - Vẻ đẹp của mi sẽ giết chết mi, mi sẽ phải lòng chính cái hình bóng của mi, mi sẽ trở nên tốt bụng chỉ vì lòng hiếu danh, sẽ trở nên người thông minh chỉ vì thói kiêu căng. Cái khoảnh khắc mà mi nhìn thấy bóng hình mình trong gương chính là lúc mi bắt đầu phải chấp nhận cái chết. Những con cá bơi ngược lại từ Tây sang Đông mang tin về lời nguyền của nữ thần Sứa đến lưu vực sông do Kêphít trị vì. Thần Kêphít đập vỡ tất cả các loại gương có dưới thuỷ cung, còn các mảnh kính vụn thì cho quẳng lên đất liền. Từ khi còn nhỏ, Narơxít mới chỉ nghe nói về vẻ đẹp và về trái tim nhân hậu của mình, bây giờ chàng nghĩ rằng chàng cần phải là một người nhân hậu và thông minh, mặc dù làm được việc đó không phải là dễ. Khi lũ con của các nữ thần khác dành một chút trong khẩu phần ăn sáng hoặc bữa trưa của mình cho cá, thì Nanơxít cũng không muốn chịu tiếng là keo kiệt bèn ném cho cá một ít thức ăn. Dù chỉ là bớt lại một chút nhỏ nhoi lượng phần ăn, nhưng chàng tin rằng việc thiện mà chàng đã làm còn tốt hơn nhiều so với những người khác, bởi lẽ chàng đã hy sinh không phải là một món ăn dân dã mà là món ăn của nhà thần. Nhưng sau đó chàng lại khôn ngoan ngầm giữ lại khẩu phần của mình mà lấy khẩu phần của mẹ để đem cho, khiến lũ con các thần phải thán phục về sự hào hiệp và quên mình của chàng.
    Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Mới hồi nào Narơxít còn chơi đùa với lũ cá, nhặt nhạnh những vỏ hến, vỏ sò trang điểm cho nơi ở của mình, bây giờ chàng đã lớn phổng lên thành một chàng trai chững chạc. Khi xưa, lũ con của các thần thường cùng với chàng nuôi cá, nay lớn lên mỗi đứa lại có một sở thích riêng. Đứa nào cũng muốn tỏ ra khôn ngoan linh lợi. Chúng đọc cho nhau nghe những bài thơ tự sáng tác, hát những bài ca tự nghĩ ra và thi xem ai nhảy lên lưng cá ĐenPhin khéo léo hơn và bơi đi xa hơn. Narơxít cũng sáng tác thơ và chẳng bao lâu chàng hiểu rằng có một đứa con trong lũ con nhà thần tỏ ra trội hơn chàng, chàng liền đem lòng ghen ghét, phỉ báng cả bè bạn.
    - Đó là một chàng trai thông minh và tài hoa! Con gái thần nào mà được chàng lấy làm vợ thì thật là diễm phúc, - Các nữ thần có tuổi xì xào, tỏ ý ghen tỵ với người vợ tương lai của Narơxít.
    Nếu các nữ thần có tuổi bị chàng trai tuấn tú, đôn hậu và thông minh cảm hoá, thì cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi các nữ thần trẻ trung đã rắp tâm quyến rũ chàng bằng vẻ đẹp ưng ý, cuối cùng chàng quyết định kết hôn với Ekhô, cô gái đẹp nhất trong đám các tôn nữ nhà thần.
    Trước ngày cưới, Ekhô bảo Narơxít lên bờ sông hái cho nàng bông hoa Anh Đào dại để nàng gài lên mái tóc xanh của mình. Narơxít đã hái cả một bó hoa và khi cúi gập người toan nhảy xuống nước, thì bỗng nhiên thấy một vùng nước tôi tối có bóng hình của mình.
    - Đẹp quá! Kể từ khi khai thiên lập địa chưa một ai được chứng kiến một sự tuyệt diệu như thế này! - chàng thốt lên rồi sững người như bị bỏ bùa mê. Trong khi nhìn chằm chằm vào cái bóng của mình, chàng quên khuấy cả Ekhô, người mà ngày mai chàng sẽ tổ chức lễ cưới đón nàng. Chàng ném những bông hoa xuống cỏ và khi đứng dậy chàng lại bị mê mẩn với cá bóng của chàng lại bị mê mẩn với cái bóng của chàng trong gương nước.
    - Đúng rồi, ta không chỉ là một chàng trai thông minh, đôn hậu nhất mà còn đẹp nhất nữa - Narơxít dương dương tự đắc.
    Đợi mãi không thấy người tình trở về, Ekhô đành phải ngoi lên mặt nước. Tức thì nàng bị người tình mắng nhiếc thậm tệ, chỉ vì nàng đã làm gương nước xao động.
    Ekhô không tin rằng Nanơxít lại quá giận dữ, vừa làm lành với chàng vừa xoa cho mặt nước trở lại phẳng lặng.
    - Ta biết, em ghen với vẻ đẹp của ta, vì vậy em tìm cách cản trở ta. Đừng vờ vĩnh nữa, hãy trở lại thuỷ cung đi.
    - Chàng thân yêu! Em là cô gái đẹp nhất trong đám tôn nữ nhà thần, cớ sao em lại ghen ghét vẻ đẹp của chàng? - Ekhô nói và vẫn nghĩ rằng người tình nói đùa.
    - Anh cứ nghĩ em là một người đẹp, đó là khi anh chưa trông thấy mình. Hãy nhìn vào gương mặt này, vào cái hình người này, em sẽ hiểu chính Aphơrôđita còn chưa xứng đáng trở thành vợ ta, huống hồ nàng - Narơxít đáp và lại mê mẩn với vẻ đẹp của mình.
    Đối với Ekhô cũng như đối với người đàn bà đội rắn trên đầu thay tóc, thì không có gì đáng giận hơn là việc người tình không thừa nhận sắc đẹp của nàng, còn nếu như nàng quả là không đẹp thì nàng cũng không thích bị lừa dối.
    Những lời nói của Narơxít khiến Ekhô tức tối đến nỗi nàng gọi chàng là một kẻ ngu ngốc tự say đắm mình. Nàng liền đem chuyện này kể lại cho mẹ nàng nghe và nói rằng chàng đã bị mất trí. Kephít đã hoài công thuyết phục con trai quay trở lại thuỷ cung, và những giọt nước mắt cầu xin của người mẹ cũng trở thành vô nghĩa.
    Narơxít đã ở lại hẳn trên bờ, và trong khi đưa mắt nhìn xuống nước, chàng vẫn không ngớt lải nhải về sắc đẹp của mình cho tới khi người chàng teo tóp lại và hoá thân về với trần thế.
    Không hiểu vì sao đối với người chết, người đời lại tỏ ra bao dung, độ lượng hơn so với người đang sống.
    Khi Narơxít chết rồi, Ekhô thường bơi đến chỗ có vùng nước tối mà người tình của nàng đã từng soi mình vào đó.
    "Tình yêu của ta mới tuyệt diệu làm sao..." - Ekhô thở dài. Để giữ lại mãi mãi những kỷ niệm về Narơxít, nàng bèn trồng ngay lên chỗ đất chàng nằm một bông hoa có sắc trắng hệt như da mặt của Narơxít. Đó chính là Hoa Thủy Tiên
    Bay hạng nhất
    Trên chuyến bay của hãng Hàng không Anh từ Johannesburg, một người đàn bà Nam Phi da trắng ăn mặc sang trọng tìm thấy chỗ ngồi của mình cạnh một người da đen. Bà ta gọi tiếp viên lại để phàn nàn về chỗ ngồi.
    "Có vấn đề gì vậy thưa bà?" Cô tiếp viên hỏi.
    "Cô không thấy à?" - Bà ta trả lời "Các cô đã xếp tôi ngồi cạnh một thổ dân. Tôi không thể ngồi cạnh một người khác biệt như vậy được. Hãy tìm cho tôi một chỗ khác"
    "Xin bà bình tĩnh" - Cô tiếp viên trả lời "Chuyến bay hôm nay rất đông khách nhưng tôi sẽ đi kiểm tra xem còn chỗ nào ở khu vực câu lạc bộ hoặc ở khoang hạng nhất không"
    Người đàn bà ném một cái nhìn khinh miệt về phía người đàn ông da đen bị xúc phạm và cả những hành khách khác đang có mặt trên chuyến bay.
    Một vài phút sau, cô tiếp viên quay lại với một tin tốt lành. Người đàn bà mỉm cười tự mãn với những người xung quanh.
    "Thật không may thưa bà. Như tôi đã đoán trước, khoang hạng thường đã hết chỗ. Tôi đã nói với tiếp viên trưởng nhưng khu vực câu lạc bộ cũng hết chỗ. Chúng tôi chỉ còn một chỗ duy nhất tại khoang hạng nhất"
    Trước khi bà kia kịp trả lời, cô nói tiếp...
    "Việc đổi chỗ này là rất đặc biệt, vì vậy tôi phải xin phép cơ trưởng chuyến bay. Nhưng trong trường hợp này, cơ trưởng cảm thấy thật là xúc phạm nếu bắt ai đó phải ngồi cạnh một người quá khó chịu"
    Nói xong, cô tiếp viên quay về phía người đàn ông da đen rồi nói:
    "Vì vậy, nếu ông có thể thu xếp đồ đạc, chúng tôi đã chuẩn bị cho ông một chỗ tại khoang hạng nhất".
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Sự Tích Hoa Quỳnh Và Hoa Mẫu Đơn ​
    Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 - 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp... Cùng thời điểm ấy, tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh ba, ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực nức lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô đến xem đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.
    Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: "Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng". Không đầy tháng saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.
    Trong chuyến tuần du cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, nên để tiện việc di chuyển, Tùy Dạng Đế ban lệnh khai kênh Vạn Hà từ Trường An đến Dương Châụ Hàng chục triệu ngày công lao động phải bỏ ra, hàng vạn con người phải vất vả bỏ mình. Kênh rộng cả chục trượng, sâu đủ cho thuyền rồng di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng toàn lệ liễu đều đặn cách nhau 10 mét một cây (cụm từ "dặm liễu" xuất phát từ đó, điển hình câu thơ: Dặm liễu sương sa khách bước dồn của Bà Huyện Thanh Quan). Kênh đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền giương buồm gấm khởi hành... cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn... thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đị Vua Tùy Dạng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý cho vời vào hầu ngaỵ Chuyến tuần du của bạo chúa Tùy Dạng Đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, đưa nhà Tùy đến sụp đổ, dựng nên cơ nghiệp nhà Đường. Trong những quan quân hộ giá, có cha con Lý Uyên. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn du hành đến đất Dương Châụ Thuyền vừa cặp bến, con của Lý Uyên phương danh là Lý Thế Dân cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ Lý Thế Dân là người có chân mạng đế vương (về sau là Vua Đường Thái Tông 627 - 649) nên giống hoa nhún mình lên xuống 3 lần để nghinh đón. Cánh hoa cong trắng nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngàọ Dưới ánh trăng vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời! Xem xong, một cơn mưa to rụng hết.
    Sáng hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác!... Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có lòng lân ái: "Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên".
    Qua cuộc tuần du, nhiều cuộc bạo loạn nổi lên khắp nơị Tùy Dạng Đế bị cận thần sát hại dẫn đến nhà Tùy mất ngôi, Lý Thế Dân đứng lên lập nên nhà Đường.
    ... Đến đời Đường Cao Tông, say đắm Võ Hậu, lúc Vua băng hà con còn nhỏ, Võ Hậu chuyên quyền nhiếp chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế. Một hôm, Võ Tắc Thiên ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ trơ trọi liễu đào ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:
    Lai triều du thượng uyển - Hỏa tốc báo xuân trị
    Bách hoa liên dạ phát - Mạc đãi hiểu phong xuỵ
    Dịch: (Bãi triều du thượng uyển - Gấp gấp báo xuân haỵ
    Hoa nở hết đêm nay - Đừng chờ môn gió sớm).
    Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn đóa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam. Do đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, biểu trưng cho quốc sắc thiên hương nhằm ám chỉ tuyệt sắc giai nhân. Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh caọ
    Đó là truyền thuyết hoa Quỳnh và hoa Mẫu Đơn được đời sau dệt thành giai thoại đầy hấp dẫn qua thuyết Đường của Trung Quốc biểu thị cho người đời suy gẫm Hoa và Người: Ai là người xứng đáng thưởng hoa và hoa phải thế nào cho con người thưởng ngoạn.
    Hoa Huệ Dạ Hương
    Có lẽ trên đời này không có đủ sức mạnh nào có thể chia rẽ được quan hệ giữa thần Apôlông và chàng Ghiaxít, con trai của vua Xpáctát. Apôlông yêu quí Ghiaxít chẳng khác nào đứa em ruột của mình, và mọi người cho rằng họ sẽ không bao giờ xa được nhau. Con trai Thần Dớt vốn là người rất hâm mộ cái đẹp, sáng nào chàng cũng lên đỉnh núi để chào Mặt Trời vừa thức dậy sau một chuyến đi dài ngày vòng quanh trái đất. Trong những chuyến đi ấy của Apôlông, Ghiaxít bao giờ cũng tháp tùng theo.
    Sau khi tiễn Mặt Trời đi xa, các chàng trai thường ghé lại thăm đàn gia súc đang được chăn thả trên các cánh đồng cỏ đẫm sương, khiến người chủ của bầy rất vui sướng vì được thần Apôlông ban phước lành. Những cánh đồng lúa chín vàng mà Apôlông lướt mặt qua, họ cũng đều tìm đến và được ban tặng một mùa lúa bội thu.
    Khoảng giữa trưa, Apôlông và Ghiaxít cùng nghỉ lại trong một khu rừng sồi, nghe tiếng đàn áp của Ela. Khi hoàng hôn buông xuống, Apôlông lại cho mời các thi sỹ đến đọc thơ ca ngợi cái đẹp, tình bạn và tình yêu.
    - Hỡi thiên thần của tôi, tôi xin đa tạ Người về việc tôi được làm kẻ hạnh phúc nhất trần gian - ngày nào Ghiaxít cũng nói với Apôlông như thế, và trong lời nói của chàng không hề gợn chút xu nịnh hay giả dối.
    Một hôm, cả thần lẫn người đều dừng lại rất lâu bên bờ một con sông. Họ tắm mát, bắt châu chấu trong các bụi cói và thi ném thia lia. Tình bạn của họ thật tuyệt vời. Có lẽ do họ gây chuyện quá ồn ào nên nữ thần Nhim Pha phải dội nước chui lên, la hét:
    - Ê, mấy chàng nghịch ngợm kia, chẳng lẽ không bớt la hét một chút được sao? Cha tôi đang nghỉ trưa đó.
    Apôlông quay lại bờ sông, vứt luôn cái thia lia định ném đi. Chàng ngỡ ngàng trước một người đẹp mà chàng chưa từng thấy trong số các cô gái của họ nhà thần: gương mặt bụ, trắng như sữa, mái tóc xanh hệt màu cây cỏ, còn bộ ngực thì tròn đầy như hai trái táo đang độ chín. Vì quá sửng sốt, chàng nhào luôn xuống nước.
    - Hỡi người đẹp, nàng là ai vậy? Và cha nàng là ai? - Apôlông hỏi.
    - Cha tôi là Thần Sông, còn tôi là Đápna, con gái của người, - nữ thuỷ thần đáp.
    Chẳng riêng gì Apôlông, các Thần khác nếu gặp Đápna cũng sẽ phải lòng nàng ngay từ giây phút đầu. Apôlông có cảm giác không khí quanh chàng nóng như thiêu như đốt, và chỉ có nước sông kia mới làm dịu mát được cơ thể chàng. Bị nữ thuỷ thần từ chối không cho được lại gần, Apôlông đâm chán ghét những chuyến leo núi buổi sáng, biếng nhác thơ ca, thậm chí sao nhãng cả tình bạn với Ghiaxít; chàng chỉ muốn được chia xẻ số phận với Đápna và được ở lại bên nàng, dầu có phải làm tôi tớ dưới thuỷ cung.
    - Đápna ơi, nàng là cô gái tuyệt vời nhất trong số các cô gái tuyệt vời. Ta là Apôlông, thần ánh sáng đây. Hãy đi với ta và chia xẻ tình yêu cùng vương quốc với ta! - Apôlông khẩn khoản xin nữ thủy thần.
    Đápna lắc lắc cái đầu đang đội vương miện nước óng ánh.
    - Nàng chính là ái nữ kỳ diệu của đời ta, ngay đến Êlêna kiều diễm cũng không dám sánh cùng nàng! Apôlông chìa cả hai tay về phía Đápna và thốt lên.
    - Chàng lúc nào cũng nóng nảy như mặt trời của chàng vậy - Nữ thủy thần ngụp luôn xuống nước, chỉ để hở gương mặt trắng trẻo như bông súng trắng trôi nổi trên dòng chảy.
    - Đápna ơi, nếu em không lấy ta, ta sẽ liều mình theo em - Với một nỗi say mê cuồng nhiệt, Apôlông toan gieo mình xuống dòng sông.
    Khoan đã, đừng làm nước nổi sóng lên, cha đang ngủ đó. Nếu đánh thức người dậy trước giờ hạn định, Người sẽ nổi giận, làm cho sóng nước cuộn lên và tất cả thuyền bè sẽ bị lật nhào hết, - Đápna ngăn Apôlông và tìm cách làm nguội lạnh ngọn lửa đang hừng hực nơi chàng.
    Nàng nhặt cái thia lia ở dưới đáy sông lên đưa cho Apôlông và nói:
    - Hãy để các thần phán quyết số phận của chúng ta. Em sẽ yêu một người nào đó trong số các bạn của chàng ném ba lần thia lìa xa nhất.
    Ghiaxít thật đáng thương! Chàng hết lòng mong muốn cho bạn mình giành được chiến thắng, song, vì hồi hộp, Apôlông bị run tay, đã hai lần ném đều không thành, còn Ghiaxít, mặc dù rất ủng hộ bạn, nhưng cả hai lần chàng đều ném xa hơn Apôlông. Lần thứ ba, Ghiaxít buộc phải ném trúng đích. Apôlông ***g lộn, chàng vung cái thia lia lên nhằm trúng đầu bạn mà ném. Ghiaxít ngã xuống và thiếp đi một giấc ngàn thu. Đápna vô cùng xúc động. Thế là chàng trai tốt bụng đã phải chết vì tội lỗi của nàng!
    Tới nửa đêm, khi mặt trăng tròn vành vạnh treo lơ lửng trên khoảng rừng tùng bác thì Đápna và các bạn gái của nàng cùng nhô lên khỏi dòng sông. Họ lấy ánh sáng trăng thắp lên những ngọn nến có ánh lửa trắng, đỏ, xanh, hồng và vàng, rồi cắm xuống mảnh đất đã thấm máu Ghiaxít.
    Đột nhiên, từ cánh rừng thông gần đó hiện ra một hình người bằng lửa phát ra sức nóng có sức thiêu đốt từ xa.
    - Hãy chạy đi, hỡi các nữ thần, Apôlông đến đó - Đápna hét to và bỏ chạy.
    Con gái của Thần Sông đã bị các thần trừng phạt. Họ biến nàng thành kẻ mất trí và chỉ cho nàng lối đi bấp bênh không phải ra ngoài sông mà là ra ngoài đồng không mông quạnh, để một ngọn gió nóng thiêu đốt đôi chân nàng và một luồng hơi thở khủng khiếp phả vào cổ nàng.
    Đápna tuyệt vọng van xin nữ thần số mệnh cho nàng được biến thành cây nguyệt quế. Mong ước của nàng đã thành hiện thực, và trước mắt Apôlông, một cây hoa Nguyệt Quế đã xoè tán lá.
    Các thần cũng như những tên bạo chúa, không bao giờ chịu thừa nhận tội lỗi của mình, ngay cả khi họ là những kẻ sát nhân. Không chiếm được trái tim Đápna, Apôlông càng ghen hơn với nàng vì Ghiaxít. Chàng đến chỗ mà người bạn của chàng đã ngã xuống, phảy tay dập tắt các ngọn nến.
    Không hiểu vì sao Apôlông sau đó không thấy bén mảng đến chỗ ấy nữa, vì vậy những ngọn nến kia đã xoè nở hệt như những bông hoa, toả ra thứ hương hơi khó ngửi dường như là hơi thở của chính chàng trai trước lúc chết về hạnh phúc không thành đạt. Đó chính là loài hoa Ghiaxin - hoa Huệ Dạ Hương.
    Hoa Nhài​
    Từ thuở xa xưa, tất cả các loài hoa đều có màu trắng. Nhưng một ngày kia có một hoạ sỹ đã đến khu vườn mang theo một hộp to đựng các loại mực màu và một nắm bút lông. Chàng nói với các loài hoa và các khóm hoa:
    - Tất cả hãy lại gần ta và nói cho ta biết ai thích màu gì.
    Lập tức các đám hoa và cây cối trong vườn bèn đứng vào chỗ theo hàng lần lượt, bởi vì loài nào cũng muốn chọn cho mình thứ màu rực rỡ nhất. Chỉ có Nhài là đứng gần hoạ sỹ hơn cả. Nó nói rằng, nó muốn hoa của nó phải có màu vàng vàng như màu của tóc của thần Mặt Trời mà nó hằng yêu mến.
    - Mi dám cả gan len lên trước nữ hoàng Hoa Hồng ư? - hoạ sỹ đẩy Nhài sang một bên.
    - Tôi không hề len lách, tôi từng đứng ở đây nhiều năm rồi, - Nhài tức giận đáp lại.
    - Nhưng mi cần phải hiểu rằng, ai là người có quyền được đứng lên hàng đầu - Hoạ sỹ giải thích - Mi phải chịu hình phạt đứng cuối và muốn gì thì phải xin ta.
    - Ngài nhầm rồi, thưa ngài, tôi sẽ không cầu xin ai hết - Nhài trả lời và vẫn đứng yên tại chỗ cũ.
    Họ sỹ trò chuyện rất lâu với các chị Hoa Hồng. Các bà hoàng kiêu hãnh này không chọn cho mình được một thứ màu nào cả! Họ muốn cả màu đỏ thắm, màu vàng, màu hồng rồi màu da cam. Họ chỉ chê màu xanh lơ thôi, bởi đó là thứ màu quá xuềnh xoàng, quê kiểng. Để màu xanh lơ không khỏi uổng phí, hoạ sỹ bèn đem quét lên hoa Lưu Ly và hoa Xa Cúc, mặc dù hai loài hoa này rất mê màu đỏ thắm. Nhưng hoạ sỹ cứ khăng khăng rằng, với các anh chị nhà quê này thì màu xanh lơ là hợp hơn cả.
    Hoa Anh Túc mỉm cười thật nhã nhặn với hoạ sỹ và hoạ sỹ đã phóng tay phết màu thật dày lên người nó. Hoa Cẩm Chướng thì hết lời phỉnh nịnh hoạ sỹ và nó đã được đền bù một cách xứng đáng. Hoạ sỹ lưu lại ở khu vườn mấy hôm liền, và chàng đã ban phát cho các loài hoa đủ loại màu sắc khác nhau.
    Hoa Ngưu Bàng lá rộng thì lại tỏ ra rất mực khiêm tốn. Khi được hỏi thích loại màu gì, nó chỉ đáp cụt lủn: "Màu gì cũng được!". Hoạ sỹ bèn bôi màu xám cho nó rồi hỏi nó có hài lòng không, nó chỉ nói: "Tôi biết, tất cả các màu mực có sắc rực rỡ, chàng đã gần cạn. Nếu ai cũng thích rực rỡ như nữ hoàng Hoa Hồng thì không còn ai nhận ra được vẻ đẹp riêng của từng loài hoa nữa!"
    Những nàng Păngxê bé xíu vây quanh hoạ sỹ và chào mời rất lịch thiệp. Đối với hoạ sỹ, chúng chẳng khác những đứa em gái bé bỏng, và chàng đã dùng sắc màu biến chúng thành những bông hoa nho nhỏ vui nhộn.
    Hoa Tử Đinh Hương lại muốn trả ơn hoạ sỹ theo cách riêng của nó, nếu chàng không tiếc màu cho nó:
    - Về mùa Xuân, chàng có thể bẻ cành của tôi và đem tặng người yêu của mình được đấy. - Tử Đinh Hương nói - Cành của tôi càng được bẻ nhiều thì tôi càng khoe sắc lộng lẫy.
    - Mi nói năng bất nhã lắm, vậy mi phải mang màu trắng, - hoạ sỹ giận dỗi gạt Tử Đinh Hương sang một bên. Nhưng rất may là nó đã được các chị gái của mình ban tặng cho những thứ màu tuyệt vời.
    Hoa Bồ Công Anh dâng lên hoạ sỹ một cốc Xmêtana (váng sữa). Hoa Nhài chỉ biết tròn mắt nhìn hoạ sỹ chuyển giao cơ man nào là màu vàng, loại màu mà Nhài vốn ưu thích, cho Bồ Công Anh. Trong lúc mải mê với màu vàng, hoạ sỹ bỗng sực nhớ tới Nhài, loại hoa đầu tiên mà chàng đã gặp.
    - Thế nào cô bạn? - Hoạ sỹ nhếch mép cười với Nhài - Thứ màu này còn ít lắm, nhưng nếu mi tỏ ra biết điều, ta sẽ cho tất.
    - Ta không cần cầu xin,. - Nhài đáp.
    - Vậy là sao? - Thái độ bướng bỉnh của Nhài khiến hoạ sỹ bực mình - Thôi được, nếu mi không dám nêu yêu cầu của mình thì mi hãy phục xuống đất, cho dù phải chịu còng lưng.
    - Tôi thích õng ẹo chứ không muốn còng lưng! - Nhài kiêu hãnh đáp lại.
    Hoạ sỹ vì quá tức giận đã trút tất cả màu vàng còn lại vào mặt Nhài và hét:
    - Mi là cái thá gì mà không chịu cầu xin và hạ mình! Vậy vĩnh viễn với mi sẽ chỉ là màu trắng!
    Vì thế Hoa Nhài mảnh dẻ vẫn mang những cánh trắng muốt như xa xưa mà chúng ta vẫn thấy ngày nay
  9. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0

    Khi hy vọng không còn ​
    ?oMẹ biết không, sẽ chẳng có phương thuốc mới nào cả!?, đứa con gái bé bỏng của tôi gào lên phía sau băng ghế xe hơi. Phải cố gắng lắm tôi mới giữ vững tay lái trong khi Jenna vẫn cứ luôn miệng kêu ca. Tôi cố nén cục nghẹn nơi cổ. Không lên tiếng, chỉ biết im lặng và ứa nước mắt. ?oThượng đế, xin ngài hãy giúp những nhà bác học tìm ra loại thuốc mới. Con gái của con đã mất hết hy vọng.?
    ?oThật không thể nào chịu nổi! Con mệt mỏi vì cảm giác bệnh tật! Con mệt mỏi vì cảm thấy mệt mỏi! Con bệnh và mệt mỏi vì bệnh tật và mệt mỏi!?, tiếng Jenna lại nức nở phía sau. ?oMẹ, con không thể chịu đựng được nữa...?, tiếng nói của nó rơi vào khoảng im.
    Những lời nói của Jenna làm tôi đau nhói, bởi vì tôi biết rằng, khi không còn hy vọng, trái tim con bé sẽ vỡ tan. Ngay lúc đó tôi chỉ mong sao chiếc xe của mình không phải đang chạy trên đoạn đường cao tốc, tôi tìm cách rẽ qua một đoạn đường khác, chạy chậm lại và cố nhìn Lenna qua kính chiếu hậu và thấy con bé cũng đang nhìn lại tôi. Tiếng đèn signal xin đường phá vỡ sự im lặng kéo dài.
    Đã 12 năm rồi kể từ khi Jenna cảm thấy mọi chuyện đều ổn. Và 12 năm đó con bé phải sống một cách kiên cường, chiến đấu với căn bệnh rối loạn kinh niên chưa tìm ra thuốc chữa. Tôi đã quá sợ khi hằng ngày phải đối diện với một mớ dây ống chằng chịt, nào là ống chuyền thuốc, ống chuyền máu, ống thông tiểu của nó; hay với những đợt tiêm thuốc mà không biết được các phản ứng thuốc sau đó sẽ như thế nào... Đã đến lúc tôi cũng muốn thét lên như nó, ?oTôi bệnh và mệt mỏi bởi vì tôi cảm thấy bệnh và mệt mỏi!?
    Nhìn cảnh bé con phải chịu đựng những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần ấy, lòng tôi thật không thể nào chịu nổi. Nếu có thể tôi muốn chuyển căn bệnh quái ác đó qua thân xác tôi và cho bé sức sống dồi dào của mình, chịu đựng cho bé cả sự sợ hãi mà nó đang trải qua từng ngày. Tôi tuyệt vọng vì không thể an ủi nó.
    Tôi dừng xe ngay một công viên bên đường. Sau khi đậu xe, tôi bước ra, mở cửa xe sau và chồm người vào trong băng ghế nơi Jenna đang ngồi bất động. Tôi vuốt tóc con bé từ mắt nó, hy vọng nó sẽ mở mắt ra nhìn tôi. Con bé vẫn không cử động. Đã 5 phút trôi qua, tôi chỉ ôm con bé vào lòng, cầu nguyện một phép nhiệm màu để cho nó được sống.
    Một người mẹ phải nói gì với đứa con bé bỏng của mình khi nó đang phải sống trong một cơn ác mộng, cầu mong nó sớm thức giấc và mọi chuyện sẽ chấm dứt ư? Những lời nói nào sẽ làm yên lòng người nghe khi mọi hy vọng trong họ tan biến hết?
    Không biết đâu là câu trả lời, tôi chỉ biết lẩm bẩm trong đầu, với hy vọng mong manh rằng Jenna sẽ hiểu. ?oJenna, mẹ muốn con hãy nhìn mẹ. Mẹ muốn con hiểu những gì mà mẹ đang nói đây.?
    Đột nhiên, con bé quay đầu về phía tôi và mở to 2 mắt nhìn tôi. Nó bắt đầu lặp lại những lời tuyệt vọng. Tôi khẽ đặt ngón tay lên môi con bé.
    ?oCục cưng, hôm nay con mệt mỏi và cảm thấy mất hết hy vọng. Hôm nay con có thể cuộn tròn trong vòng tay mẹ và hãy để mẹ hy vọng cho con. Con có thể tin rằng hy vọng của mẹ là bất tận và tình yêu của mẹ dành cho con cũng thế...?
    ?oMẹ ơi,? Jenna cắt ngang lời tôi, nở một nụ cười yếu ớt. ?oNếu mẹ có thể hy vọng cho con, con chắc rằng mình cũng có thể.? Nói rồi con bé choàng tay ôm lấy tôi. ?oHãy nói với con nữa đi, mẹ, rằng hy vọng của mẹ là bất tận.?
    ?oCon yêu, hy vọng của mẹ là bất tận, là mãi mãi không bao giờ cạn.?
    (Chicken soup for the soul)
    Không còn thời gian ​
    Tuy không phải là giáo viên nhưng có lần tôi đi dạy học, mà lại dạy trong một hoàn cảnh đặc biệt với một học trò duy nhất. Ba tình nguyện viên chúng tôi được một tổ chức phi chính phủ cử đến bệnh viện để dạy Katie, cô bé mắc bệnh ung thư máu.
    Một tuần năm buổi bọn tôi chia nhau truyền thụ cho em kiến thức tiểu học. Là sinh viên quản trị lại đi giảng ngữ văn quả thật không dễ. Nhưng chứng kiến cô bé xanh xao gầy gò, hơi thở nặng nề yếu ớt, mà đôi mắt lại rực sáng niềm phấn khích khi được cầm trên tay một cuốn sách đã làm tôi nao lòng và muốn nỗ lực giúp em.
    Một lần vừa tới bệnh viện, tôi được bác sĩ trưởng khoa mời gặp. Ông thông báo bệnh tình Katie chuyển biến xấu, em vừa ngất xỉu đêm qua, có lẽ phải tạm dừng việc học... Tôi ra về mà không dám vào thăm, sợ gặp phải ánh mắt van lơn của cô bé. Tối ấy bố Katie gọi điện cho từng người, cầu khẩn chúng tôi đừng bỏ rơi cô bé: ?oKatie rất buồn, nếu không được tiếp tục học, nó không thiết gì trên đời nữa...?.
    Được bệnh viện chấp thuận, chúng tôi lại đến. Tôi tò mò muốn biết động lực nào giúp em không xa rời sách vở. Ngước đôi mắt man mác buồn, bé nhỏ nhẹ: ?oEm biết bệnh của mình... Thời gian chẳng còn mấy, em muốn sống những tháng ngày ý nghĩa. Học tốt giúp em có thể làm được việc gì đó...?. Tôi xúc động quay đi, không để em nhìn thấy giọt nước mắt đàn ông yếu đuối...
    Cái ?oviệc gì đó? hóa ra là những bài viết ngắn. Cô bé bẽn lẽn trao xấp giấy mỏng, tôi đọc chăm chú rồi ngạc nhiên... Mấy mẩu chuyện của em được báo địa phương lần lượt đăng tải. Những suy nghĩ, cảm nhận về thế giới xung quanh dưới mắt Katie thơ ngây và ngộ nghĩnh nhưng chan chứa tình yêu cuộc sống, làm bao người thổn thức... Tôi đã thấy em cười khi tiền nhuận bút được gửi tới quỹ từ thiện...
    Chín tháng sau ngày ấy, Katie từ bỏ cõi đời, chỉ một tuần trước khi em tròn 10 tuổi. Đọc báo biết tin bố mẹ Katie tặng số tiền dành dụm cả đời cho một viện huyết học chuyên nghiên cứu ung thư. Tôi hiểu, ngọn lửa sống nơi Katie - đứa con duy nhất của ông bà - đã được họ gìn giữ trong lòng và hi vọng thắp lên ở những mảnh đời bất hạnh khác...
    (Theo bookbrowse.com)
    Giấc mơ​
    Đó là một cuộc chạy đua tại địa phương - cuộc đua mà chúng tôi đã phải tập luyện gian khổ để được tham dự. Vết thương mới nhất ở chân của tôi vẫn chưa kịp lành. Thật sự tôi đã phải tự đấu tranh xem mình có nên tham gia cuộc đua không. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng đang chuẩn bị tham dự vòng chạy 3,200m.
    "Chuẩn bị... sẵn sàng...". Tiếng súng lệnh vang lên và chúng tôi xuất phát. Những đứa con gái khác đều chạy trước tôi. Tôi nhận ra rằng mình đang cà nhắc một cách đáng xấu hổ ở đằng sau mọi người và càng ngày tôi càng bị tụt lại phía sau.
    Người chạy đầu tiên đã về đích trước tôi đến hai vòng chạy. "Hoan hô!" Đám đông hét lớn. Đó là tiếng hoan hô lớn nhất mà tôi từng nghe ở một cuộc đua.
    "Có lẽ mình nên bỏ cuộc," tôi thầm nghĩ khi đang cà nhắc từng bước.
    "Những người kia thật không muốn chờ cho đến khi mình chạy tới đích". Nhưng cuối cùng thì tôi cũng quyết định chạy tiếp. Hai vòng chạy cuối cùng tôi đã chạy trong đau đớn. Trong phút chốc, tôi quyết định không tham gia chạy vào năm tới. Vì dù cho cái chân đau của tôi có khỏi hay không, tôi cũng không thể thắng nổi cô bé đã thắng tôi đến hai lần.
    Khi tới đích, tôi nghe vang tiếng hoan hô - cũng lớn như lần trước khi cô bé kia tới đích. "Gì đây?" Tôi tự hỏi. Tôi quay lại nhìn và thấy bọn con trai đang chuẩn bị vào vòng chạy. "Đúng rồi, họ đang hoan hô mấy đứa con trai".
    Tôi liền chạy thẳng vào nhà tắm thì có một cô gái đâm sầm vào tôi. "Chao, bạn thật là dũng cảm!" cô gái nói với tôi.
    Tôi nghĩ thầm "Dũng cảm ư? Cô này chắc nhầm mình với ai rồi. Tôi thua mà!"
    "Nếu là tôi, tôi đã không thể chạy nổi hai dặm như bạn vừa làm. Tôi chắc mình sẽ bỏ cuộc ngay từ vòng đầu tiên. Chân bạn có sao không? Chúng tôi đã hoan hô cổ vũ bạn lúc nãy. Bạn có nghe không?", cô gái tiếp lời.
    Tôi không thể tin nổi. Một người lạ hoắc hoan hô tôi - không phải vì cô ấy muốn tôi thắng, mà vì cô ấy muốn tôi tiếp tục mà không bỏ cuộc. Tôi đã lấy lại được niềm hy vọng. Tôi quyết định sẽ tham gia kỳ thi đấu năm tới. Chính cô gái ấy đã trao lại cho tôi ước mơ của mình.
    Vào hôm đó tôi học được hai điều: Thứ nhất, một chút thân ái và tin tưởng vào người khác có thể làm thay đổi người đó rất nhiều. Thứ hai, sức mạnh và dũng khí không phải luôn được đo bằng những huy chương và chiến thắng. Chúng được đo bằng những thử thách mà chúng ta vượt qua được. Những người mạnh nhất không phải lúc nào cũng là những người thắng cuộc mà có khi là những người không bỏ cuộc khi họ đã thua.
    (Ashley Hodgeson)
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Bài học về tình bạn​
    Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ 16. Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn.
    Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:
    -Chán quá đi! Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn.
    Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:
    - Bạn ơi, hãy thả tôi về với biển... Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình... Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên.
    Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:
    - Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng... hãy cho ta một lời khuyên trước đi... Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!
    Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:
    - Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...
    Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào... Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói...
    Nhỏ nhất, lớn nhất
    Một miếng kính nhỏ đã làm cho bức tranh khổng lồ sống động hơn. Mỗi con người cũng luôn dành phần thánh thiện trong mình để tạo nên một cuộc sống tươi đẹp.
    Tương truyền vào thế kỷ 14, một nghệ nhân tranh kính nổi tiếng của Italy được mời sang Pháp làm một bức tranh lớn trên một trong những cửa sổ của tòa giáo đường Chartres (Pháp). Tòa giáo đường này vốn nổi tiếng với những bức tranh kính được thực hiện vào thế kỷ 12-13, thời hoàng kim của bộ môn nghệ thuật trang trí này tại châu Âu.
    Bức tranh được làm tại Florence và chở sang Pháp. Trước khi ráp tranh lên cửa sổ, nghệ nhân người Italy nọ xếp toàn bộ bức tranh xuống sàn. Một bức tranh tuyệt đẹp! Chúng gồm những mảnh kính nhiều màu sắc. Có mảnh to bằng nửa cái bàn, có mảnh chỉ nhỏ bằng một đầu ngón tay. Ghép lại với nhau chúng tạo nên một bức vẽ sống động. Cho tới nay, bí quyết tạo mầu cho những mảnh kính đó vẫn còn là một bí ẩn.
    Những mảnh kính lần lượt được vị nghệ nhân người Italy lắp lên khung. Công việc tỉ mẩn kéo dài nhiều ngày và vào một ngày nọ có vẻ như bức tranh đã hoàn thành. Biết tin về bức tranh thánh mới được lắp trong nhà thờ, dân thành phố kéo nhau tới xem. Tuy nhiên, bức tranh vẫn giấu mặt sau tấm vải lớn trùm phía ngoài.
    Nhưng rồi giây phút mong đợi cũng đã tới. Tấm vải được kéo xuống để lộ bức tranh trước con mắt háo hức của hàng nghìn người. Cả quảng trường trước nhà thờ im lặng. Người ta sửng sốt. Lạ thay, không một lời khen cất lên. Ai nấy đều cảm thấy hụt hẫng. Trên bức tranh thiếu vắng một thứ gì đó rất quan trọng! Nhưng không ai biết là thiếu thứ gì. Bỗng tiếng một đứa trẻ vang lên giữa đám đông: "Mắt...".
    Giữa tiếng xì xầm tán đồng của đám đông, nghệ nhân người Italy vươn mình trên thang gắn nốt hai mẩu kính cuối cùng của bức tranh. Những mẩu kính nhỏ nhất. Những tiếng khen ngợi nức nở lan khắp quảng trường. Đôi mắt của nhân vật chính trên bức tranh giờ đã biết nói, chỉ nhờ ánh sáng mặt trời phản chiếu vào miếng kính nhỏ nhất. Đôi mắt ấy giờ lóe lên những tia yêu thương, hy sinh khiến hàng ngàn con người cảm phục.
    Phút giây của mẹ và con
    TTO - Đã lâu lắm rồi nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi khuôn mặt ấy, một khuôn mặt non nớt, kháu khỉnh và ngây thơ vô cùng. Đó là tặng vật mà đất trời đã ban cho tôi, đứa con trai da đen bé bỏng của tôi, một món quà vô giá đối với tôi. Tôi đã 1 mình nuôi con khôn lớn,và tôi muốn kể cho bạn nghe điều đó, sự trưởng thành của con trai tôi.
    Vào buổi sáng thứ bảy, tôi đang làm việc bên máy tính như thường lệ. Tôi có thể nghe thấy tiếng phim họat hình trong phòng con tôi. Một lát sau con trai tôi đi đến bên tôi, mắt mũi còn tèm nhem, mặt chưa rửa, đôi mắt mở to tròn xoe, long lanh, tràn đầy sức sống trong đó. Nó mặt bồ đồ ngủ màu nâu xám, chân đi vớ, ống cao ống thấp. Tôi đã ôm chầm và hôn con trìu mến. Và cậu bé đã làm tôi kinh ngạc khi đặt câu hỏi: "Mẹ ơi, tại sao con lại là da đen?" - câu hỏi của cậu bé 4 tuổi.
    Tôi lặng người trong chốc lát. Tôi nhìn chăm chăm vào con trai tôi, quan sát con và đăm chiêu suy nghĩ. Sau đó tôi bùng tỉnh và sửa lại tư thế ngồi rồi từ tốn hỏi con: "Con yêu, sao con lại hỏi vậy?"
    "Dạ tại vì bạn con nói rằng trắng thì tốt hơn đen. Ba bạn ấy dạy như thế. Vì vậy con muốn biết tại sao thuợng đế lại cho con màu đen?"
    Trong chốc lát, tôi thấy tức giận đến nghẹn cổ họng nhưng tôi kiềm chế được. Tôi nắm chặt bàn tay bé nhỏ, nhìn con trìu mến và lắt đầu nhẹ nhàng.
    "Con yêu, trắng không tốt hơn đen mà đen cũng không tốt hơn trắng. Tất cả chúng ta giống nhau, chỉ khác nhau màu sắc thôi. Giống như hộp bút chì màu của con vậy con cưng ạ. Có rất nhiều màu sắc trong cùng một hộp bút chì màu của con, con thấy không. Thượng đế muốn tạo ra con người có nhiều màu sắc. Và thượng đế đã làm điều ông ta muốn con ạ. Nếu mọi người đều có cùng một màu sắc thì thật là buồn tẻ và chán phải không? Vì vậy, con đừng nghe những gì mọi người đã nói. Ai mà nói người ta khác nhau bởi vì màu sắc khác nhau thì người đó đã nói sai rồi. Chúa trời yêu tất cả chúng ta. Không ai được coi là tốt hơn ai cả con ạ. Ngay cả hai bàn tay của chúng ta cũng có nhiều màu sắc khác nhau. Đó là điều tốt, không phải là điều xấu con ạ".
    Tôi dừng lại để quan sát phản ứng của con trai tôi. Cậu bé vẫn nhìn tôi với đôi mắt no tròn và đáp : Vâng mẹ ạ, không có ai xấu hoặc tốt hơn ai. Chúa trời thích người da đen và ông ta cũng thích con mẹ ạ."Cậu bé mỉm cười thật đáng yêu và quay về phòng mình. Rồi cậu ta quay lại và nói tiếp "Vì thế nên con vật Elmo có màu đỏ, con quái vật Cookie có màu xanh da trời, còn con Kermit và con cóc có màu xanh lá cây".
    Tôi mỉm cười với con "Đúng con ạ". Tôi đã tán đồng lý do con vừa khám phá ra. Nhiều giờ sau đó, tôi vào phòng con để xem nó đang làm gì. Cậu bé rất yên lặng, khác với thói thường của nó. Và những gì tôi bắt gặp đã làm cho tôi sửng sốt không thốt nên lời. Cảm xúc dâng trào và lẫn lộn trong tôi. Tôi có ngủ mơ không? Tôi có nên khen tặng con tôi về ý tưởng của nó không?
    Cậu bé đã vẽ rất nhiều bàn tay ở trên tường, đủ màu sắc - đỏ, xanh da trời, xanh lá cây, nâu, vàng cam... Tôi đưa mắt nhìn khắp phòng, cố giữ cảm xúc thăng bằng bởi vì tôi biết dù sớm hay muộn thì tôi cũng sẽ lau sạch hết những bức vẽ đó. Trước đây, con trai tôi chưa bao giờ vẽ lên tường. Dĩ nhiên là cậu bé có vẽ tầm bậy lên áo quần nhưng chưa bao giờ như lần này - vẽ đầy lên tường.
    Khi tôi đang say sưa đứng nhìn những bàn tay nhỏ xíu khắp phòng, nó khẽ lay tôi và khoe: "Mẹ coi con vẽ gì nè, hãy nhìn hai tờ giấy của con. Con muốn đem nó tới lớp vào ngày mai để khoe với cô giáo và các bạn con"
    Bạn biết gì không?. Một tờ giấy trắng với nhiều bàn tay đen nhỏ xíu trên đó, và tờ kia được tô đen nhưng lại có rất nhiều bàn tay trắng nằm trong đó.
    "Rất đẹp con trai ạ. Mẹ thích cả hai tờ giấy vẽ của con", tôi trả lời khi vẫn còn bị sốc vì những bàn tay trong trí tưởng tượng của một cậu bé bốn tuổi và tôi cũng phân vân chưa biết nên giải quyết các bức tường kia như thế nào.
    "Con cũng thích cả hai mẹ ạ. Và con phải nói cho bạn con và ba của bạn ấy biết về sự thật này."
    Tôi nhìn theo con khi nó đi đến lấy giỏ sách đi học và tự hào nhét hai tờ giấy vào đó.
    Tôi chợt lắt đầu và khẽ mỉm cười, vừa đi về phòng, tôi vừa nghĩ. Những đứa trẻ thật là thông minh.Con trai tôi thật thông minh. Tôi sẽ để các bàn tay nhiều màu sắc ở trên tường đó thêm vài ngày nữa, chưa chùi đi vội. Tôi tự nhũ như vậy. Và tại sao lại bôi nó chứ?
    Suốt ngày hôm đó, tôi nghĩ mãi về chuyện đã xảy ra. Và tôi tự nhủ với chính mình: Người mẹ da đen đơn độc đã làm được thêm một việc tốt.

Chia sẻ trang này