1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghi án Bán Độ sự kiện, bình luận(Hot news)

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi winall2, 20/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dungtin79

    dungtin79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    0
    Bác hiểu sai ý em rồi. Em ko đề cao thằng Vê Cu mà em đang đề cập đến mấy em bên Vê Cu Fở Club kìa.
  2. hurjun

    hurjun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    4 cầu thủ đó( Văn Quyến , Hải Lâm ...) phải coi là phản bội lại màu cờ sắc áo tổ quốc, phải bị trừng phạt đúng người đúng tội theo pháp luật Việt Nam , rất khen cho Tài Em không vì chuyện đồng đội mà bao che tội bán độ của họ
  3. Beckham_ngay_nay

    Beckham_ngay_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    18
    Tôi xin post một số bài báo, tuy đã cũ nhưng để mọi người theo dõi trình tự có hệ thống, từ những chuyện ở Philipin đến bây giờ
    Được Beckham_ngay_nay sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 17/12/2005
  4. tuannghiafm

    tuannghiafm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Đúng là việc làm của các cầu thủ khó chấp nhận được! Nhưng cầu thủ chỉ là con tốt thôi, đôi khi bị vào tù còn dễ sống hơn là tự do mà bị các thế lực khác áp đặt.
    Thực sự tôi tin sự việc phức tạp hơn nhiều, sự việc Seagame 23 chỉ là 1 trận đánh lớn trong số những trận đánh tiếp theo của C14 góp phần làm trong sạch đời sống bóng đá, lôi ra ngoài ánh sáng những kẻ hắc ám từ cao tới thấp lâu nay hưởng lợi trên niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt nam . Đừng lên án cầu thủ cay độc như vậy, họ không phải là nhân vật chính.
    Được tuannghiafm sửa chữa / chuyển vào 17:25 ngày 17/12/2005
  5. hurjun

    hurjun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    chắc chắn Văn Quyến bán đội , vì có 1 bài báo đề là '' Thác loạn Bacolod '' có ảnh cầu thủ Văn Quyến cùng 1 số đồng đội trong tuyển u .23 đi chơi gái mại dâm lúc buổi tối trong thời gian diễn ra seagame 23
  6. Beckham_ngay_nay

    Beckham_ngay_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    18
    ( theo http://seagame.dantri.com.vn/seagames23/2005/12/91506.vip , được viết ngày 3/12/05, trước trận chung kết 1ngày )
    Tôi như một lão gà trông chừng lũ gà con


    Để mắt tới các cầu thủ cũng là một phần cực kỳ quan trọng đối với ông Riedl trong chuyến đi tới SEA Games 23 lần này.
    "Việc của tôi là trông nom?toàn đội. Tôi thấy mình giống như một con gà già chăm sóc đàn gà con vậy, rất nhiều gà. Đôi lúc các cầu thủ không hiểu điều này...".
    "...Vì vậy, tôi xem chuyện chăm lo cho họ là việc quan trọng dù lẽ ra đấy không phải là việc của một HLV như tôi. Điều tôi lo ngại là họ chỉ là những chàng trai trẻ, dễ bị tác động, dễ bị mắc sai lầm trong khi tôi không thể xem họ như những chú gà được?.

    HLV Alfred Riedl cười buồn khi nói đến điều này. Phải đến hôm nay, ngay trước trận đấu mà ông xem là quyết định nhất, sau những ngày nghỉ khá dài, dường như ông Riedl lộ vẻ mỏi mệt. Một thứ mỏi mệt của đời sống.
    Sự náo nhiệt trong không gian chật hẹp của khách sạn Circle Inn khiến ông Riedl phải nói rằng: ông lo sợ. Một thứ sợ bỗng nhiên đột ngột đến mà ông Riedl bất lực không tìm ra cách giải quyết, đành phải ngày ngày như một ?olão gà? canh chừng lũ ?ogà con?.
    Tất nhiên, ông Riedl không thể cấm các cầu thủ tiếp xúc với mọi người vì điều đó khác nào truyền cho họ nỗi lo ngại mà ông đang mang trong người. Thế là Riedl, trước đây một ngày chỉ 2 chai bia, bây giờ tăng lên 3 chai, ngồi dưới sảnh khách sạn để làm cái việc mà ông không phải làm.

    Đội tuyển Việt Nam đang vào thời đoạn quyết định cho vinh quang chờ đợi bấy lâu nay. Cái tính khí trẻ con vẫn còn nguyên vẹn trong những cầu thủ của chúng ta. Họ ưa thích được tiếp xúc, được nói nhiều, được khoe dáng vẻ. Nói như Riedl, đôi khi họ không hiểu hết tính chất quan trọng của trách nhiệm mà họ đang mang trên vai.

    Riedl không muốn lặp lại tình trạng như đội tuyển Việt Nam tại Tiger Cup 2004. Hồi ấy, đội tuyển như những nàng công chúa trong cung cấm, sống trong một thứ khuôn phép được định hình lâu dần trở nên ức chế, suy sụp tinh thần. Còn lần này thì ngược lại, họ tự do trong một không gian thật sự sôi động. Cái nào cũng đáng lo cả. Cái nào cũng tiềm ẩn sự rủi ro cả.

    Cũng hôm qua, trước khi trả lời phỏng vấn của các phóng viên, ông Riedl có đề nghị các phóng viên hạn chế tiếp xúc với cầu thủ để họ thoải mái hơn trước trận bán kết. Riedl nói rằng, ông cần sự ?ohỗ trợ? của các nhà báo để đội tuyển có được sự tập trung cao độ nhất. Tất cả chúng tôi đều đồng ý với lời đề nghị mà Riedl nói rằng, ông muốn được ?othông cảm?.

    Nhưng, như vậy cũng là không bình thường. Tại sao đội tuyển không thể chuyển chỗ ở? Có 2 lý do: đội tuyển bóng đá không nên nhận được sự đối xử khác biệt với các đội tuyển khác của đoàn thể thao Việt Nam. Lý do thứ 2 như đã đề cập, lúc này mà đổi chỗ ở khác nào tạo nên một áp lực vô hình cho cầu thủ. Đành phải chấp nhận sự thật.
    Nhưng, rõ ràng mối quan ngại của HLV Riedl đã nói lên phần nào một điểm yếu cố hữu của đội tuyển chúng ta. Tinh thần của cầu thủ rất dễ bị thay đổi theo hoàn cảnh. Cách suy nghĩ về một trách nhiệm của cầu thủ có những giới hạn nhất định. Đấy cũng là vì sao mà đội tuyển có sự thất thường về phong độ giữa trận đấu này với trận đấu kia, giữa hiệp một và hiệp hai.

    Tất nhiên, ông Riedl không phải làm cái việc của một lão gà như ông nói, nhưng ý thức trước trách nhiệm bảo ông phải làm như vậy. Hạn chế tới mức nào hay mức đấy vì thành công chung của đội tuyển.

    Những ngày cô độc của Riedl có thêm một chút việc để làm nhưng công việc đó khác nào làm ông thêm trầm lặng. Chỉ có điều, nỗi lo của ông hình như đã truyền sang những người xung quanh ông như cánh phóng viên chúng tôi. Một thứ lo sợ mơ hồ.
    Theo Hồ Việt
    Sài Gòn giải phóng

  7. tuannghiafm

    tuannghiafm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Đúng là việc làm của các cầu thủ khó chấp nhận được! Nhưng cầu thủ chỉ là con tốt thôi, đôi khi bị vào tù còn dễ sống hơn là tự do mà bị các thế lực khác áp đặt.
    Thực sự tôi tin sự việc phức tạp hơn nhiều, sự việc Seagame 23 chỉ là 1 trận đánh lớn trong số những trận đánh tiếp theo của C14 góp phần làm trong sạch đời sống bóng đá, lôi ra ngoài ánh sáng những kẻ hắc ám từ cao tới thấp lâu nay hưởng lợi trên niềm tin của người hâm mộ bóng đá Việt nam . Đừng lên án cầu thủ cay độc như vậy, họ không phải là nhân vật chính.
  8. Naliah84

    Naliah84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Hừm, các ý kiến khác em tiếp thu và hoàn toàn không muốn phản bác gì các bác bởi các bác đã nói chuyện với em hoàn toàn theo tinh thần trao đổi, khuyên bảo, em rất hoan nghênh và cảm ơn các bác.
    Riêng với bác je_sais_rien và bác hateQuyen: em rất phê bình chính bác bởi em thấy bác có vẻ hơi mù quáng trong việc GHÉT. việc bác bê nguyên ảnh của VQ lên khắp diễn đàn cho thấy bác như là có tư thù nhiều hơn là nhìn tích cực. Nếu là bán độ thì đâu chỉ có mình VQ, còn cả rổ 4 chú nữa, nhưng bác chỉ phô mỗi ảnh VQ thì có vẻ như bác đang hể hả với việc VQ bị giữ, thẩm vấn và khả năng có tội cao. Việc bác bê ảnh đi lung tung như thế dưới con mắt nhữgn người giống bác thì không sao, nhưng những người có cách suy nghĩ khác lại thấy rằng bác đang làm 1 việc hùa theo câu chuyện 1 cách tiêu cực.
    Có thể bây giờ bác cho rằng em vẫn là một thằng mù quáng thích VQ. nhưng em nói lại 1 lần nữa.em không thích mỗi VQ, em yêu đội Tuyển VN, giải lần này em thấy Quốc Anh là cầu thủ ấn tượgn nhất, tiếc cho QA bởi anh xứng đáng với danh hiệu cậu thủ xuất sắc nhất SG hơn CV, nhưng biết làm sao.tại sao việc bỏ phiếu trao giải chỉ diễn ra trong nội bộ van lãnh đạo VFF, màkhông có sự góp mặt của NHM, và khi trao giải chắc hẳn các bác cũng khôgn hẳn hài lòng với kết quả này. các cầu thủ có dính vào Tiêu cực có nghĩa là bản thân họ sẽ phải đối mặtvới tội lỗi của mình. còn chúng ta hãy hướng đến những cái tốt đẹp hơn, nhưng con người còn lại, Đội Tuyển VN sẽ yếu đi, đó là chắc chắn nếu tội lỗi của họ được kết luận. nhưng một khi còn tiêu cực thì cái sức mạnh giả tạo giờ lại càng làm nền bóng đá đi xuống. THÔI hãy chờ
  9. Beckham_ngay_nay

    Beckham_ngay_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    18
    (theo http://thethao.vietnamnet.vn/bongda/dtqg/2005/12/521928/ , 13/12/2005 )

    Từ nghi án bán độ, nhớ lại những chuyện tại Bacolod ​
    Chuyện Văn Quyến, Bật Hiếu, Văn Trương, Hải Lâm bị triệu tập vì nghi vấn bán độ làm người hâm mộ cả nước sững sờ. Nhưng với báo chí, đó là việc dường như phải đến sau những gì đã được tận mắt chứng kiến tại Philippines.
    Kết thúc trận đấu với Myanmar tại vòng bảng trên sân Paglaum, trong vô số khuôn mặt giận dữ và thất vọng, ông Lê Thế Thọ - Phó Chủ tịch VFF, đã có nhận xét gây choáng váng ''''Có ít nhất 4 thằng không đá trận này''''.
    Thực ra, không cần đợi ông Thọ nói ra những người có mặt trên sân mới biết có cầu thủ không ''''chịu'''' đá. Nhưng tiếng nói từ một người như ông Thọ, cộng thêm những quan sát từng ngày trong sinh hoạt và tập luyện của các cầu thủ, đưa giới báo chí đến một kết luận thống nhất: Trong nội bộ U-23 Việt Nam có một nhóm cầu thủ ''''có vấn đề'''', gồm 4 người: Văn Quyến, Văn Trương, Bật Hiếu, Hải Lâm.
    ''''Đoàn kết'''' trong sinh hoạt
    Người viết tin chắc trong sổ tay của các PV có mặt tại Bacolod cùng đội U-23 Việt Nam không thể thiếu thông tin riêng về ''''bộ tứ'''' này. Và họ cũng chẳng cần chờ lâu để có cơ hội kiểm chứng sự mật thiết của nhóm này.

    23h đêm ngày 24/11 (giờ Bacolod), tức là ngay sau trận Việt Nam - Myanmar, Văn Trương, Hải Lâm lững thừng đi bộ từ ngoài đường vào... cổng KS Circle Inn. Theo sau 1 đoạn là Văn Quyến, rồi Bật Hiếu. Họ làm gì vào giờ đó ở ngoài đường trong khi BHL đã quy định tất cả các cầu thủ phải đi ngủ vào 22h?
    Khi 1 PV có mặt tại sảnh KS hỏi 1 cầu thủ trong nhóm là ''''sao lại ra ngoài muộn thế?'''' thì nhận được câu trả lời ''''Em đi mua thẻ điện thoại ngoài phố nhưng lúc về quên đường nên muộn''''.
    Xin không bình luận về tính chính xác của câu trả lời mà chỉ xin nhắc lại: để đảm bảo an ninh cho các đoàn thể thao, bất cứ VĐV, quan chức nào khi đi ra phố đều phải có cán bộ an ninh Philippines đi cùng, hay ít nhất là tình nguyện viên. Bởi thế, lạc đường là chuyện không thể. Chưa kể, ngay trong khuôn viên KS Circle Inn cũng có 1 siêu thị nhỏ mở 24/24h bán thẻ điện thoại.
    Sự việc trên một lần nữa tái diễn vào tối ngày 29/11, sau khi toàn đội ra sân Panaad xem trận Philippines - Malaysia. Lần này, người ''''dẫn đường'''' là TNV Benje, sau khi 1 cầu thủ trong nhóm này bất thành trong việc nhờ vả 1 PV dẫn đi ''''xả hơi''''.
    Người viết không có ý quy kết điều gì cho nhóm 4 cầu thủ này dù chuyện họ đi chơi muộn rõ ràng là vi phạm kỷ luật. Chỉ để khẳng định một điều: trong sinh hoạt, nhóm 4 cầu thủ này gần như tách hẳn khỏi tập thể U-23 Việt Nam và cũng không quá nếu nói đó chính là tình trạng bè phái mà BHL U-23 không hiểu không biết hay cố tình làm ngơ.
    ...Và ''''đoàn kết'''' trên sân bóng (!?)
    Niềm tin của các quan chức VFF và của báo chí theo đội sang Bacolod bị giáng đòn chí tử sau trận Việt Nam - Myanmar. Đó là trận đấu của quá nhiều sai lầm thô thiển đến nỗi sau trận đấu ông Riedl đã không dám nhận đó là ''''đội bóng của tôi''''.

    Rất nhiều vị trí trên sân xuống sức một cách rõ rệt, trong đó ''''nổi bật'''' nhất là 3/4 cầu thủ ở hàng phòng ngự: Hải Lâm, Bật Hiếu và Văn Trương. 3 cầu thủ này khiến các đồng đội trên sân như phát rồ khi liên tục bỏ vị trí hoặc chuyền sai địa chỉ.
    Trong khoảng 20 phút cuối trận, khi Việt Nam đang dẫn Myanmar 1-0, bóng được dồn nhiều sang cánh phải của Hải Lâm. Có ít nhất 3 tình huống phản công nhanh Hải Lâm dắt bóng 1 mạch lên gần khung thành đối phương nhưng thay vì phối hợp với đồng đội thì lại chững lại, chuyền ngang hoặc trả bóng về.
    Nếu bóng đến chân Văn Quyến thì cũng lại là động tác tương tự: giữ bóng thật lâu, giả vờ ngã hoặc chuyền về chứ không lao lên phối hợp với Công Vinh hay Quốc Anh.
    Ở phía dưới, Bật Hiếu và Văn Trương liên tục mắc lỗi khiến Phước Vĩnh, người đá thay Minh Đức, phải nhiều lần lao mình phá bỏng theo kiểu 5 ăn - 5 thua. Quá bức xúc vì thái độ vô trách nhiệm của đồng đội, ngay khi rời sân Tài Em và Phước Vĩnh đã kêu lên ''''Chúng nó đá thế thì làm sao bọn em đá được''''.
    May là Việt Nam đã không thua Myanmar bởi tuy không tấn công nhưng Hải Lâm, Văn Trương cũng chưa đến nỗi không phòng ngự. Theo nhận xét của TTK Trần Quốc Tuấn sau trận đấu thì ''''có những tình huống mà nếu Hải Lâm và Văn Trương rút chân về thì Việt Nam có thể thua nhưng họ lại không làm thế''''.
    Vào thời điểm đó, ít người nghĩ đến kịch bản của một trận độ mà chỉ đặt nghi vấn theo hướng các cầu thủ gây sức ép về tiền thưởng. Bản thân các quan chức VFF dường như cũng cố gạt bỏ suy nghĩ rằng không có ''''mùi tiêu cực'''' bằng cách rút ví đưa cho đội 3.000 USD thưởng nóng. Nhưng ngay sau khi đưa tiền, vài cầu thủ đã được gọi lên nhắc nhở về thái độ thi đấu.
    Sau ngày 24/11, U-23 Việt Nam được nghỉ đến cả tuần (trận đấu với Indonesia chỉ có ý nghĩa thủ tục) và quãng thời gian đó vô tình làm dịu đi sự căng thẳng trước khi nó bùng phát trở lại dữ dội hơn trong trận đấu với Malaysia tại bán kết.
    ''''Tiêu diệt'''' đồng đội
    Trận đấu với Malaysia như giọt nước làm tràn ly khiến các thành viên trong đội như nổi khùng trước thái độ của nhóm ''''4 người'''', đỉnh điểm là bên cánh phải của Hải Lâm và Tấn Tài. Những PV có mặt trên sân, ngồi ngay trên đường piste sân Panaad không ai không nghe thấy những lời chửi rủa mà Hải Lâm nhắm vào Tấn Tài.

    Những câu nói có tính nhục mạ của Hải Lâm (người viết không tiện liệt kê) khiến Tấn Tài bị ức chế nặng. Trong 1 tình huống phải về bọc lót cho Hải Lâm do cầu thủ này bỏ vị trí lên tham gia tấn công, Tấn Tài đã nổi sung và suýt nữa hành hung cầu thủ Malaysia sau khi bị phạm lỗi.
    Đó là hành động không ai ngờ tới ở 1 cầu thủ có tiếng là lành như Tấn Tài. Khi trở về KS sau trận đấu, Tài tâm sự ''''Em nhịn hết nổi rồi. Nếu nó còn thế thì em bất chấp''''. Không bằng mặt và cũng chẳng bằng lòng, mối quan hệ của bộ đôi bên cánh phải gần như chỉ tồn tại trên lý thuyết và trong mỗi trận bóng, Hải Lâm vẫn lao lên tấn công mà gần như không bao giờ phối hợp cùng Tấn Tài.
    Văn Trương lại khiến các đồng đội bên cánh trái ức chế theo cách khác. Thể lực yếu ớt 1 cách đáng ngạc nhiên khiến cầu thủ Huế chỉ còn là cái bóng trên sân. Trong trận đấu với Malaysia, số lần đá lỗi của Văn Trương lên đến gần...hai chục chỉ trong hiệp đầu tiên.
    Cảnh thường thấy nhất là ông Riedl chạy ra sát đường biên gào lên ''''Trương, come back, come back'''' (Trương, về đi, về đi) mỗi khi cầu thủ này dâng lên tấn công. Nhưng hầu hết phản ứng của cầu thủ này là ... đi bộ, mặc cho Quốc Anh hoặc Văn Biển phải lao về trối chết.
    Chi tiết đáng nhớ nhất về Văn Trương tại SEA Games 23 có lẽ là cảnh cầu thủ này lững thững quanh khu vực cấm địa của U-23 Thái Lan vào thời điểm Teerathep đệm bóng ấn định chiến thắng 3-0 cho Thái Lan.
    Bật Hiếu lại đẩy Minh Đức vào thế khó bằng những... quả đánh đầu. Gần cuối trận đấu với Malaysia, khi U-23 Việt Nam dẫn 2-1, Bật Hiếu khiến cả sân Panaad ồ lên khi có một cú đánh đầu trả ngược về phía sau cho tiền đạo Malaysia dù đó là tình huống không có đối thủ tranh chấp và phía sau lưng là cả khoảng trống. Minh Đức đã phải lao vào phá bóng rất mạo hiểm trong tình huống đó dù chấn thương chưa lành hẳn.
    Với những gì thể hiện trên sân và trong cách sinh hoạt, 4 cầu thủ này tạo nên một bức tường vô hình ngăn cách với các đồng đội. Họ không mấy khi tiếp xúc với những cầu thủ khác và ngược lại, các thành viên còn lại của ĐT cũng đều lảng tránh mọi câu hỏi của báo chí về ''''bộ tứ'''' này.
    Mất đoàn kết, chắc chắn! Còn điều gì nghiêm trọng hơn thì phải chờ xem...
    Hoàng Vân

  10. Beckham_ngay_nay

    Beckham_ngay_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    18
    Bệ đỡ cho những linh hồn ác quỷ​

    Những chuyện hậu SEA Games của ĐT U23 QG hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những gì người ta vẫn tưởng. Sau vụ ?ođòi tiền thưởng? lại là những nghi can bán độ, mà tên của một bộ tứ ma quỷ (Quyến, Lâm, Trương, Hiếu) cứ trở đi trở lại. Nhiều người hẳn đang nhìn vào những đối tượng bị tình nghi với ánh mắt căm giận tột cùng.
    Thế nhưng sẽ là chưa đủ nếu chỉ dừng lại ở đó. Sẽ là chưa đủ nếu chưa chỉ ra được những góc tốt thâm sâu, để biết xem đằng sau những linh hồn quỷ là ai? Và cái gì đã tẩm ngấm, đã nuôi dưỡng, thậm chí trở thành một bệ đỡ, giúp cho phần quỷ lấn át phần người?

    1. Thực ra chẳng phải đến bây giờ, ngay sau trận thắng nhọc nhằn Mymar 1-0 người ta đã bắt đầu nghi kỵ. Và ngay ở thời điểm đó, chúng tôi đã từng nhận xét rằng vấn đề của các cầu thủ nằm ở cái đầu chứ không phải đôi chân (Bài ?o7 ngày định mệnh? http://seagame.dantri.com.vn/seagames23/binhluan/2005/11/90405.vip ). Những chuyện này BHL biết không? Ông Riedl biết không? Và người phụ trách an ninh của ĐT biết không? Hình ảnh ông Riedl ngồi câm lặng trên cabin huấn luyện đã nói lên tất cả. Và ngay cả việc các cầu thủ được thoải mái sử dụng điện thoại (khác hẳn với luật ?oomerta? thời Tavares) chứng tỏ rằng cái bẫy đã được giăng ra, để nhử những con mồi vào bẫy.
    Y như rằng, những cú điện thoại đường dài tới tấp được thực hiện, trong đó có cả những cú điện ?ochết người? mà chủ nhân của nó không thể biết rằng tất cả đã nằm trong một sự kiểm soát mật. Đây sẽ là những chi tiết mà sau này, khi đối chất các cầu thủ ?onhúng chàm? (giả dụ thế) sẽ không thể giở trò: ?obằng chứng đâu??. Chuyện về những nghi can bán độ hãy tạm dừng lại ở đây.

    Xin được trở lại với vụ đòi tiền thưởng. Đã nói thì cần phải nói cho hết nhẽ: các cầu thủ đúng là đã sai khi ?ođòi hỏi? vào một thời điểm không thích hợp để đòi hỏi. Nhưng bản thân VFF, những người lấy tiền ra để dụ cầu thủ có đáng trách không? Bạn hãy đặt mình vào một tình huống sau: khi bạn học lớp 11, bố mẹ bạn hứa rằng nếu bạn lên được lớp 12 sẽ thưởng ngay một chiếc xe đạp, đỗ đại học sẽ thưởng thêm 1 chiếc xe máy. Nhưng khi bạn lên lớp 12 rồi, xe đạp chẳng thấy đâu, hỏi bố mẹ, thì câu trả lời bạn nhận được là: ?oCứ đợi đi! Cứ đỗ Đại học đi rồi nhận luôn xe máy một thể?, lúc đó bạn có thấy ấm ức không?

    Chẳng ai học vì những phần thưởng cả, nhưng một khi đã lấy phần thưởng ra để kích thích sự học thì cũng cần phải thực hiện nó một cách sòng phẳng, rõ ràng. Nó cũng giống như việc 6 tỉ cho chức vô địch SEA Games phải là 6 tỉ, tiền thưởng cho mỗi trận thắng phải là tiền thưởng của mỗi trận thắng, chứ không thể gộp hai khoản thành một khoản, cái điều mà ?oông tài chính? của VFF cứ nhắc đến một cách mập mờ. Bởi thế, ở một khía cạnh nào đó, cũng phải thừa nhận rằng: chính cách làm không giống ai của ?ongười lớn? đã khiến những ?ođứa trẻ? bị ức chế, nên đã phát huy tính quỷ cao hơn tính người.

    2. Chúng tôi không bênh cầu thủ, nhưng rõ ràng họ chỉ là một bộ phận trong một guồng máy, cái đã được tạo ra, được định hình và trở thành một vòng quay nghiệt ngã mà ai muốn tồn tại trong nó buộc phải quay theo vòng của nó. Thử nhớ lại xem: Chúng ta có một Văn Quyến trong sáng ở tuổi 16 để rồi phải chứng kiến một Văn Quyến bất cần, khệnh khạng, thậm chí là tự tôn thái quá ở tuổi 20!

    Hình ảnh Văn Quyến tại giải U16 châu Á năm 2000 sao mà ấn tượng thế! Một Văn Quyến tài hoa trên sân cỏ với những cú lắc bóng, đảo người quái kiệt, một Văn Quyến vô tư, trong trẻo trước ống kính phóng viên với nụ cười đẹp tựa thiên thần. Chúng tôi đã nghe được những câu chuyện thật cảm động về ?othằng béo? khi còn ở đội trẻ Nghệ An.

    Hồi ấy cái nghèo bao trùm lên cuộc sống của tất cả các cầu thủ trong đội. Sau giờ tập vất vả, tất cả chỉ có thể ?ogiải khát? bằng những ly trà đá, rồi cả tụi gom tiền lại mua những ổ bánh mỳ. Ký ức về ?otrà đá, bánh mì? giờ vẫn còn sống động trong không ít những đồng đội của Quyến và họ giữ nó giống như giữ những điều quý giá, thiêng liêng nhất của tình bạn?

    Thế nhưng Quyến lên đội 1, và cái đội 1 ấy đã dạy cho anh những gì? SL.NA lúc ấy vẫn còn là một thế lực của BĐVN. Nhưng sau này, khi mà những chuyện ?ohậu cung? của đội bóng vỡ lở thì mọi người mới thấy rằng giữa các thành viên hoá ra đã có chuyện "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Chủ nghĩa bè phái xuất hiện, và Quyến sẽ không tồn tại nếu đứng trung dung. Đây chính là nhát cắt đầu tiên, cắt thẳng vào niềm tin và sự trong sáng của một đứa trẻ.

    Trong BĐVN, để tồn tại được đôi khi các đội bóng buộc phải thuộc ?olệ? hơn là ?oluật?. Cái lệ mà SL.NA đã rất hiểu khi ?onhường? chức vô địch cho CSG năm 2002 sau hai mùa vô địch liên tiếp. Cái lệ mà ông Nguyễn Thành Vinh (cựu HLV trưởng SL) đã từng nói thẳng trên mặt báo: chúng tôi phải ?obồi dưỡng? trọng tài để mùa sau trọng tài không thổi ép.

    Có một câu nói của Chánh Thanh Tra Tô Hiền (mùa giải 1995-96) mà đến bây giờ nghe lại người yêu BĐ vẫn còn thấy xót xa: Tất cả các đội bóng đều tiêu cực! Trong một môi trường như thế, một môi trường mà đồng tiền cùng những mối quan hệ có thể quyết định tất cả, quyết định chiếc ghế của ông giám đốc Sở, quyết định sự lên xuống hạng của một đội bóng, quyết định chiếc vương miện cho kẻ quán quân thử hỏi các cầu thủ trẻ sẽ học được gì? Tính trung thực hay sự gian dối? Sự ngay thẳng hay những trò ?omèo??

    Trong sự hình thành nhân cách một con người, bên cạnh yếu tố khách thể còn cả yếu tố chủ thể. Nhưng với những cầu thủ bóng đá, những người thường là không được trang bị một nền học vấn đầy đủ, một cái phông văn hoá tử tế thì rõ ràng là quá trình bị tác động bởi môi trường với họ diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Chẳng thế mà có lần HLV Nguyễn Văn Vinh đã tâm sự với nhà báo Hồng Ngọc rằng: Bóng đá Việt Nam không phải là môi trường tốt trong việc rèn giũa nhân cách các cầu thủ trẻ.

    Quyến lún vào cái môi trường ấy, cái guồng quay ấy để rồi đánh mất đi sự trong trẻo, thẳng thắn của tuổi 16, và trở thành một kẻ bất cần, tự tôn ở tuổi 20.

    Phân tích kỹ trường hợp của Quyến cũng là để thấy rõ hơn những trường hợp của Văn Trương, Bật Hiếu, Hải Lâm. 4 người này tuy ở những CLB khác nhau, nhưng họ cùng chìm nổi chung trong một môi trường BĐVN, cái môi trường mà họ thừa hiểu với nó họ đã ?ođược? gì và đánh mất gì.

    3. Bây giờ thì cả 4 người đã được người ta gọi là một bộ tứ ma quỷ và đang đứng trước những đòi hỏi phải lên ?ođoạn đầu đài?. Nếu đúng là họ có tội thì chắc chắn sẽ phải đền tội. Song vấn đề đặt ra là: Ngay cả khi cái tội ấy đã được ?ođền? (chẳng hạn vậy), ngay cả khi sự ma mãnh của những linh hồn quỷ bị thiêu trụi bởi ánh sáng của công lý thì BĐVN liệu có thực sự ?osáng? lên không?

    Chúng ta chỉ có được một ngày mai tươi sáng nếu chúng ta tiêu diệt được những bệ đỡ, những cái đã tạo nên linh hồn quỷ, thay vì tiêu diệt những con quỷ đơn thuần.

    Cơ quan điều tra đang làm việc mạnh tay. VFF đang quyết tâm hơn bao giờ hết. Đó có phải là những cơ sở cho phép chúng ta tin vào điều ấy?

    Phan Lệ Quỳnh Đăng

Chia sẻ trang này