1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghi án Bán Độ sự kiện, bình luận(Hot news)

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi winall2, 20/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. heaven_sword

    heaven_sword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Cái chính là bọn cầu thủ cũng không đủ văn hoá để mà hiểu cái nào đúng cái nào sai . Phải ăn uống sinh hoạt và tập luyện như thế nào .
  2. vampiredenuit

    vampiredenuit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Quyến chết, có "quyến" khác, bóng đá VN vẫn tồn tại, NHM vẫn còn nhưng mày - Qismylove thì toi nhé
  3. heaven_sword

    heaven_sword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Nói thì dễ lắm nhưng vẫn còn mấy bác trên Liên Đoàn nhở nhơ vẫn còn những em hâm mộ thể thao kiểu củ chuối giống mấy em i Love Quyen và với những người sẵn sàng vứt tiền ra cá độ bóng đá nước nhà . Họ đang tiếp tay cho những cầu thủ hư hỏng kiểu Quyền . Đang nuôi béo mấy chú làm chủ cá độ bóng đá .
    Thực ra nhiều người cũng căng thẳng đến mức đòi cho bọn bán nước này đi tù . Nhưng thực ra hình phạt khốc liệt nhất vẫn là không cho chúng nó đá bóng nữa. Bọn đó chỉ biết đá bóng. Ngoài đá bóng ra chẳng biết làm gì. Thằng Quyến thì có thể sống được bằng nghề là phò đực cho mấy em hâm mộ nó. Còn mấy thằng kia chỉ có nước mà ăn cám.
  4. ttvnnh

    ttvnnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Sao mày nói ngu thế hả??? Nó là cái gì chứ, chỉ là thằng bán nước thôi. Mày với nó có vẻ ngu như nhau đó.
  5. TuanUSA

    TuanUSA Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    5.297
    Đã được thích:
    1.074
    Nghi án bán độ tại ĐT U23 Việt Nam
    * Thẩm vấn cùng lúc cả Văn Quyến, Văn Trương, Hải Lâm, Bật Hiếu.
    * Sau cuộc triệu tập, tiền vệ SLNA Quốc Vượng (ảnh) trả lời phỏng vấn.
    Mặc dù là ngày nghỉ nhưng diễn biến của cuộc điều tra nghi án bán độ hôm qua 17.12 vẫn rất sôi động. Tại trụ sở C14 ở Hoàng Hoa Thám (HN), sáng sớm, Văn Quyến đi ăn sáng trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của 3 cán bộ điều tra. Rồi sau đó, suốt từ 8 rưỡi sáng đến 16 giờ 30 chiều, không chỉ một mình Văn Quyến mà cả 3 cầu thủ còn lại trong nghi can: Văn Trương, Hải Lâm, Bật Hiếu đã cùng được thẩm vấn. Buổi trưa, tất cả đều ăn cơm hộp tại chỗ. Sau 16h30, Hải Lâm, Bật Hiếu, Văn Trương được tự do ra về, riêng Văn Quyến vẫn được hưởng "chế độ đặc biệt", mất tích sau cánh cửa trụ sở sở C14. Thông tin từ cuộc thẩm vấn này vẫn được giữ kín.
    Cũng trong sáng qua, Tấn Tài đã có 1 giờ rưỡi làm việc với 2 cán bộ C14 tại LĐBĐVN, sau đó, vào cuối giờ trưa anh bắt xe về thẳng Nam Định, nơi đội Khánh Hoà đang tập huấn. Được biết, trong cuộc làm việc trên, chủ đề chính chỉ xoay quanh chuyện nhóm cầu thủ 4 người trên đề nghị đội trưởng Tài Em bán độ và sau đó Tài Em đã nói lại với một số người. Tuy nhiên cho đến hôm qua, Tấn Tài vẫn khẳng định không biết gì về chuyện đó, mà chỉ nghĩ lời đề nghị đó là...nói đùa. Sau cuộc làm việc với trung tá Thái Công Huân vào buổi chiều 17.12 ngay tại trụ sở LĐBĐVN, Vượng tỏ ra rất tự tin. Anh còn đính chính ngay:
    - Không phải tôi bị triệu tập khẩn cấp như một số báo đưa tin. Chiều qua, tôi được CLB thông báo là có người ở C14 điện thoại vào, mời tôi ra Hà Nội làm việc. Sáng nay tôi đã một mình đi tàu ra Hà Nội.
    ´ Trong cuộc gặp gỡ của anh với cơ quan điều tra, họ quan tâm đến vấn đề gì?
    - Họ hỏi tôi về tình hình sinh hoạt, thi đấu ở Philippines, đặc biệt quan tâm đến những vấn đề trước trận gặp Myanmar.
    ´ Theo đội trưởng Tài Em, trước trận đấu với Myanmar, Văn Trương đã gọi anh ấy vào phòng của anh. Trước mặt cả anh, Hải Lâm, Bật Hiếu, Văn Trương đã đặt vấn về làm độ trận đấu này với tỉ số 1-0 với Tài Em?
    - Cơ quan điều tra cũng hỏi tôi về vấn đề này. Đúng là lúc Tài Em vào tôi có ở trong phòng, nhưng lúc đó tôi đang nghe nhạc bằng head phone, mọi người nói cái gì, tôi không nghe thấy. Phòng tôi mở cửa cả ngày, lúc nào cũng có đông người ra vào, tôi cũng không để ý. Họ hỏi và tôi đã trả lời như thế. Bản thân tôi khẳng định mình không biết gì về chuyện mua bán độ. Còn phong độ của tôi và toàn đội U23 ở SEA Games vừa qua nói chung đều không tốt. Bản thân tôi là do bị chấn thương. Khi bị nghi ngờ bán độ, tôi rất buồn.
    ´ Anh đã xong việc với cơ quan điều tra chưa?
    - Họ hẹn tôi ngày 18.12 lên làm việc tiếp. Chắc còn 1-2 buổi nữa.
    Phong Lan thực hiện
    ---------------------------------------------------
    Có cả thằng Quốc Vượng trong phòng nửa.
    ** ....nói nghe head phone không nghe thấy gì....đúng là bướng và dầy mặt quá. Không bao giờ những thằng làm chuyện trộm cắp hay bán độ lại bàn thảo lôi kéo băng đang3 trước sự có mặt của người lại cả. Cái kiểu lý luận khôn lõi dốt nát thiếu học của thằng cầu thủ gừng này...nghe thối không thể tả. Chắc chán cơm thèm cháo rồi. Đề nghị các đc công an C14 tác nghiệp cho nó ọc cơm ra thử xem nó còn nói kiểu cải cối này nửa không. Bọn khốn nạn.
    Quê hương là gì hở mẹ
    Mà cô giáo dạy phải yêu
    ,,,,,,
    Bọn này cần phải cho vô tù mỗi ngày trước khi ăn phải đọc thuộc mấy bài thơ loại trên từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên...còn không cho ăn đất đi.
  6. huuquangvn

    huuquangvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện tiêu cực.Phanh phui từ vài vụ từ vài cầu thủ,rồi đến một loạt các trọng tài,đến một vài vị lãnh đạo của đội bóng,và bây giờ lại đang dần hé mở đến chuyện ăn chia của các bác lãnh đạo trong liên đoàn.
    Mọi việc chỉ mới bắt đầu,cứ lôi ra ánh sáng tất cả những sâu mọt ấy đi.Chúng ta đang đi đúng hướng,ĐẬP BỎ LỐI QUẢN LÝ,TƯ DUY CŨ CHUYỂN SANG LỐI QUẢN LÝ TƯ DUY TỐT HƠN,
    ĐẤU TRANH ĐỂ PHÁT TRIỂN,GIẢI QUYẾT MÂU THUẨN ĐỂ TIẾN LÊN.
  7. huuquangvn

    huuquangvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    chỉ có những người có bản lĩnh thực sự,có trai tim thép luôn nghĩ về lợi ích quốc gia và niềm tin sắc đá vào lẽ phải,vào công bằng,mới có thể có được hành động ĐỨNG MŨI CHỊU SÀO như thế.
    Hoan hô Tài Em, anh là người hùng theo đúng nghĩa của nó.
  8. Beckham_ngay_nay

    Beckham_ngay_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    18
    (theo http://www1.dantri.com.vn/The-Thao/2005/12/93774.vip )
    Bóng đá Việt Nam - Vòng quay tiền nghiệt ngã


    Hàng loạt bê bối trong BĐVN thời gian qua, từ chuyện của Giám đốc Sở, đội bóng, HLV, trọng tài, dù mỗi vụ một tính chất song đều là những biểu hiện sống động của một thứ chủ nghĩa vật chất, nơi mà đồng tiền đã làm nhiều thứ phải biến tướng. Và nghi can bán độ của các học trò ông Riedl tại SEA Games 23 thực ra chỉ là giọt nước trong một dòng sông?
    1. Những đồng tiền bất chính

    Năm 1980, Giải vô địch QG đầu tiên được tổ chức với qui mô 18 đội. Đó là một thời điểm mà không khí BĐ sục sôi khắp trong nam ngoài bắc. Phong trào mạnh đến nỗi địa phương nào cũng muốn có một đội bóng, vì thế Tổng cục TDTT phải nâng số đội lên 32 (năm 1988). Ở một cái mặt bằng rộng như thế, tính cạnh tranh khốc liệt như thế, những đội bóng yếu bắt đầu nghĩ tới chuyện dùng ?othủ thuật? mà cụ thể là đi xin điểm để duy trì sự sống.

    Thoạt tiên sự ?oxin - cho? diễn ra dựa trên những mối quan hệ tình cảm. Thế nhưng chẳng ai đi xin với cái hầu bao rỗng được mãi. Và cũng chẳng ai ?ocho? chỉ với những lời nói suông được mãi. Một cách tất yếu đồng tiền xuất hiện và nó nhanh chóng trở thành ?ovật đổi ngang giá?, đảm bảo sự tồn tại của cơ chế ?oxin - cho?.

    Cứ như vậy, những đồng tiền bất chính đã ăn nhập, đã ?olún sâu? rồi làm thoái hoá môi trường BĐVN. Khi nền bóng chuyển sang chuyên nghiệp (năm 2000), khi mà các doanh nghiệp vào cuộc với mục đích ?olấy bóng đá nuôi thương hiệu?, người ta hy vọng tiêu cực sẽ chết. Và sự thật sẽ diễn ra đúng như thế nếu đấy là một nền bóng chuyên nghiệp thực sự.

    Đằng này, chúng ta khoác lên mình một chữ ?ochuyên? nhưng vẫn cứ ?onuôi? một cơ chế cũ, những con người cũ và những thói quen cũ. Tất cả những cái ?ocũ? này đồng hợp với tính chất thông thoáng, với qui luật ?ođồng tiền đi trước đồng tiền khôn? của thời buổi thị trường. Thế là những đồng tiền bất chính không những không chết, mà càng có ?ođất? để phát huy.

    Sự ?ophát huy? lên cao tới mức, có những người phải bỏ tiền ra không phải để mua chuộc một ai đó, đem về một cái lợi nào đó, mà là để ?omua? sự công tâm, để duy trì cái cân công lý. Đơn cử như trường hợp HLV Nguyễn Thành Vinh, người bị bắt vì vụ ?o40 triệu nhét tay trọng tài?.

    Ai cũng hiểu 40 triệu ấy được đưa sau khi giải đã hạ màn, và người đưa chỉ có một mục đích là ?ođể mùa sau trọng tài không thổi ép?. Nghĩa là sự công tâm của những ông ?ovua sân cỏ? (nếu có) chỉ có thể được đảm bảo bằng trọng lượng của cái hầu bao.

    Điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà danh sách những trọng tài ?ohoàn lương?, đứng lên nộp lại những đồng tiền bẩn, và cả danh sách của những trọng tài bất lương, bị đồng nghiệp tố cáo cứ ngày một dài ra. Đến như ông bầu Đoàn Nguyên Đức, người bước chân vào làng bóng với những khát vọng và niềm tin trong sáng cũng đã phải thốt lên: ?oVào rồi mới biết, BĐVN phức tạp lắm. Chuyện bồi dưỡng trọng tài từ lâu đã trở thành cái lệ?. Ông Giám đốc sở TDTT Bình Dương Nguyễn Kim Phụng nhấn mạnh: ?oĐã là lệ, người ta có, mình không có là không được?.

    Nói một cách khái quát: bóng đá VN là một cái guồng quay mà ở đó, trong hầu như tất cả các mối quan hệ (cầu thủ với đội bóng, đội bóng với đội bóng, đội bóng với trọng tài?) đồng tiền đều đã trở thành một ?ocái giá? đảm bảo cho sự tồn tại. Và đương nhiên khi mà phần lớn các thành viên, dù muốn, dù không đều phải chấp nhận quy luật ấy thì những kẻ ?ocứng đầu cứng cổ? sẽ bị cô lập tức thì.

    Thử nghĩ nhé: GĐT.LA, đội bóng được cho là ?osạch? nhất V.League đã từng bị ?odìm? đến nơi đến chốn (năm 2004). Ngay cả năm ngoái, mùa giải mà ?oGạch? lên ngôi, người ta cũng đã bảo đó là chiến thắng của ?othiên thời?, khi mà người có điều kiện vô địch đã không dám vô địch 3 mùa liên tiếp. Còn một vài kẻ khác, cũng có tiềm lực đấy, nhưng đã không dám tăng tốc vì quá biết sức nặng của 3 chữ ?ođánh hội đồng?.

    Trên phương diện trọng tài, ông Dương Mạnh Hùng, chủ nhân của những tiếng còi sạch cũng đã bị không ít đồng nghiệp xỉ vả là ?ohâm?, là ?ođồ gàn dở?.

    Ở trong một nền bóng mà đồng tiền đã trở thành tâm điểm của một quỹ đạo thì từ đó liệu có ?osinh ra? một mặt bằng cầu thủ không đá bóng vì tiền?

    2. Những đồng tiền không bất chính

    Nếu đã có một guồng quay tiền bạc bất chính huỷ hoại BĐVN thì ở một phương diện khác cũng xuất hiện những guồng quay không bất chính. Song phải đặt ngay ra một vấn đề: những đồng tiền không bất chính ấy đã được sử dụng như thế nào? Và hơn thế, nó đã có những bệ phóng tốt để phát huy tác dụng chưa?

    VFF khoá IV, người phụ trách tài chính là ông Nguyễn Quốc Kỳ. Nhân vật này ?onổi như cồn? nhờ ?ochiến tích? tìm mãi không ra nhà tài trợ. Khi đó ông Lê Hùng Dũng ?ođăng đàn? trên mặt báo chê ông Kỳ đủ kiểu, mà đại ý là bảo ông Kỳ không biết kiếm tiền. Nhắc lại chi tiết này để thấy ông Dũng khi đó rất hiểu chỗ yếu của LĐ nằm ở đâu và ông biết mình phải ?ođộng vào đâu? nếu muốn có một chân trong LĐ.

    Quả không sai, trong cuộc bầu bán VFF khoá V, ông Dũng với tư cách là một ƯCV cho chức vị phụ trách tài chính đã tuyên bố: ĐTQG U23 sẽ có 6 tỉ tiền thưởng nếu đoạt HCV SEA Games. Con số 6 tỉ lúc ấy nghe thật ấn tượng, nếu không muốn nói nó còn tạo nên một cảm giác ?ongợp?, khi lần đầu tiền ĐT lại được treo một mức thưởng lớn đến vậy. Và thế là ông Dũng trúng vào cái ghế phụ trách tài chính của VFF.

    Cho đến tận lúc này chúng tôi vẫn nghĩ rằng cách treo thưởng như thế là không sai. Vấn đề nằm ở chỗ nó được thực hiện như thế nào và có làm ?omát lòng mát dạ? người trong cuộc hay không? Đừng nói tới những Văn Trương, Văn Quyến, ngay cả Tài Em, một trong những người ?osạch? nhất ĐT mới đây cũng đã thừa nhận chuyện hỏi về việc chia tiền thưởng đã phản ánh tâm tư của cả đội.

    Và cái tâm tư ấy cần phải được chia sẻ khi mà các cầu thủ chỉ ?ohỏi? chứ không ?ođòi?, mà xét sâu xa ra thì họ hoàn toàn có quyền ?ođược thông tin? về tất cả những gì mà họ sẽ được hưởng. Tiếc là những người có trách nhiệm ?ogiải đáp thông tin? lại cứ mập mờ, để rồi lúc này lại ?otát nước theo mưa?, đổ tất cả lỗi lầm lên cầu thủ.

    Bây giờ thì có một nhóm 5 người của U23 bị tình nghi bán độ. Bây giờ thì Văn Quyến đã hiển hiện trên mặt báo như một nhân vật tiểu thuyết với cái ?obối cảnh? một chiếc taxi, một anh tài xế, một chiếc phong bì và hai người đàn bà lạ? Với chi tiết này hoàn toàn có thể khẳng định ?onghi án? đã không còn là ?onghi án?, mà trở thành những dấu hiệu của một ?ovụ án?.

    Nó khiến cho ngay cả những người điềm tĩnh nhất cũng phải nghĩ rằng một số cầu thủ đã kiếm những đồng tiền bất chính bằng một cách làm bất chính. Nếu điều này là thật thì liệu chăng đó là tấn bi kịch tất yếu của một vòng quay, nơi mà những đồng tiền bất chính cứ tồn tại, để rồi được người ta sử dụng một cách trơ trẽn, còn những đồng tiền không bất chính thì lại được ?othực thi? một cách thiếu rõ ràng, minh bạch?

    Tiền, tiền và tiền! Người ta phải đổi lấy sự công tâm của trọng tài bằng tiền! Có được chiếc ghế của mình nhờ những lời nói đường mật về tiền! Và dám bán rẻ danh dự tổ quốc (nếu là thật) cũng vì tiền.

    Cái vòng quay tiền đã nghiền nát BĐVN chưa?

    Phan Đăng

  9. hungbarca

    hungbarca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    1
    Lập 1 đội hình thế hệ cũ và 1 thế hệ mới, cho đá với nhau. 1 bên do Nguyễn Thành Vinh làm HLV, bên còn lại là ********* Hải Lơ cầm quân.
    Tiện đây cho tôi hỏi, Nguyễn Văn Hạnh dính vụ nào? Có ai cụ thể giùm tôi tí, cám ơn nhiều!
    Còn về H Sơn, Q Hà có bán ko thì tôi ko biết, chứ tôi ở SG nhiều năm, chứng kiến Huỳnh Đức đá cho CA TPHCM thì tôi cực lực phản đối việc các bác nghi ngờ Huỳnh Đức, mà phải ...khẳng định chắc 100% là chú này dính chàm rất nhiều vụ. Nếu muốn biết về Huỳnh Đức rõ hơn, xin hỏi Nguyễn Văn Vinh của HAGL.
  10. Beckham_ngay_nay

    Beckham_ngay_nay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    18
    (theo http://www1.dantri.com.vn/The-Thao/2005/12/93774.vip )
    Bóng đá Việt Nam - Vòng quay tiền nghiệt ngã ​


    Hàng loạt bê bối trong BĐVN thời gian qua, từ chuyện của Giám đốc Sở, đội bóng, HLV, trọng tài, dù mỗi vụ một tính chất song đều là những biểu hiện sống động của một thứ chủ nghĩa vật chất, nơi mà đồng tiền đã làm nhiều thứ phải biến tướng. Và nghi can bán độ của các học trò ông Riedl tại SEA Games 23 thực ra chỉ là giọt nước trong một dòng sông?
    1. Những đồng tiền bất chính

    Năm 1980, Giải vô địch QG đầu tiên được tổ chức với qui mô 18 đội. Đó là một thời điểm mà không khí BĐ sục sôi khắp trong nam ngoài bắc. Phong trào mạnh đến nỗi địa phương nào cũng muốn có một đội bóng, vì thế Tổng cục TDTT phải nâng số đội lên 32 (năm 1988). Ở một cái mặt bằng rộng như thế, tính cạnh tranh khốc liệt như thế, những đội bóng yếu bắt đầu nghĩ tới chuyện dùng ?othủ thuật? mà cụ thể là đi xin điểm để duy trì sự sống.

    Thoạt tiên sự ?oxin - cho? diễn ra dựa trên những mối quan hệ tình cảm. Thế nhưng chẳng ai đi xin với cái hầu bao rỗng được mãi. Và cũng chẳng ai ?ocho? chỉ với những lời nói suông được mãi. Một cách tất yếu đồng tiền xuất hiện và nó nhanh chóng trở thành ?ovật đổi ngang giá?, đảm bảo sự tồn tại của cơ chế ?oxin - cho?.

    Cứ như vậy, những đồng tiền bất chính đã ăn nhập, đã ?olún sâu? rồi làm thoái hoá môi trường BĐVN. Khi nền bóng chuyển sang chuyên nghiệp (năm 2000), khi mà các doanh nghiệp vào cuộc với mục đích ?olấy bóng đá nuôi thương hiệu?, người ta hy vọng tiêu cực sẽ chết. Và sự thật sẽ diễn ra đúng như thế nếu đấy là một nền bóng chuyên nghiệp thực sự.

    Đằng này, chúng ta khoác lên mình một chữ ?ochuyên? nhưng vẫn cứ ?onuôi? một cơ chế cũ, những con người cũ và những thói quen cũ. Tất cả những cái ?ocũ? này đồng hợp với tính chất thông thoáng, với qui luật ?ođồng tiền đi trước đồng tiền khôn? của thời buổi thị trường. Thế là những đồng tiền bất chính không những không chết, mà càng có ?ođất? để phát huy.

    Sự ?ophát huy? lên cao tới mức, có những người phải bỏ tiền ra không phải để mua chuộc một ai đó, đem về một cái lợi nào đó, mà là để ?omua? sự công tâm, để duy trì cái cân công lý. Đơn cử như trường hợp HLV Nguyễn Thành Vinh, người bị bắt vì vụ ?o40 triệu nhét tay trọng tài?.

    Ai cũng hiểu 40 triệu ấy được đưa sau khi giải đã hạ màn, và người đưa chỉ có một mục đích là ?ođể mùa sau trọng tài không thổi ép?. Nghĩa là sự công tâm của những ông ?ovua sân cỏ? (nếu có) chỉ có thể được đảm bảo bằng trọng lượng của cái hầu bao.

    Điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà danh sách những trọng tài ?ohoàn lương?, đứng lên nộp lại những đồng tiền bẩn, và cả danh sách của những trọng tài bất lương, bị đồng nghiệp tố cáo cứ ngày một dài ra. Đến như ông bầu Đoàn Nguyên Đức, người bước chân vào làng bóng với những khát vọng và niềm tin trong sáng cũng đã phải thốt lên: ?oVào rồi mới biết, BĐVN phức tạp lắm. Chuyện bồi dưỡng trọng tài từ lâu đã trở thành cái lệ?. Ông Giám đốc sở TDTT Bình Dương Nguyễn Kim Phụng nhấn mạnh: ?oĐã là lệ, người ta có, mình không có là không được?.

    Nói một cách khái quát: bóng đá VN là một cái guồng quay mà ở đó, trong hầu như tất cả các mối quan hệ (cầu thủ với đội bóng, đội bóng với đội bóng, đội bóng với trọng tài?) đồng tiền đều đã trở thành một ?ocái giá? đảm bảo cho sự tồn tại. Và đương nhiên khi mà phần lớn các thành viên, dù muốn, dù không đều phải chấp nhận quy luật ấy thì những kẻ ?ocứng đầu cứng cổ? sẽ bị cô lập tức thì.

    Thử nghĩ nhé: GĐT.LA, đội bóng được cho là ?osạch? nhất V.League đã từng bị ?odìm? đến nơi đến chốn (năm 2004). Ngay cả năm ngoái, mùa giải mà ?oGạch? lên ngôi, người ta cũng đã bảo đó là chiến thắng của ?othiên thời?, khi mà người có điều kiện vô địch đã không dám vô địch 3 mùa liên tiếp. Còn một vài kẻ khác, cũng có tiềm lực đấy, nhưng đã không dám tăng tốc vì quá biết sức nặng của 3 chữ ?ođánh hội đồng?.

    Trên phương diện trọng tài, ông Dương Mạnh Hùng, chủ nhân của những tiếng còi sạch cũng đã bị không ít đồng nghiệp xỉ vả là ?ohâm?, là ?ođồ gàn dở?.

    Ở trong một nền bóng mà đồng tiền đã trở thành tâm điểm của một quỹ đạo thì từ đó liệu có ?osinh ra? một mặt bằng cầu thủ không đá bóng vì tiền?

    2. Những đồng tiền không bất chính

    Nếu đã có một guồng quay tiền bạc bất chính huỷ hoại BĐVN thì ở một phương diện khác cũng xuất hiện những guồng quay không bất chính. Song phải đặt ngay ra một vấn đề: những đồng tiền không bất chính ấy đã được sử dụng như thế nào? Và hơn thế, nó đã có những bệ phóng tốt để phát huy tác dụng chưa?

    VFF khoá IV, người phụ trách tài chính là ông Nguyễn Quốc Kỳ. Nhân vật này ?onổi như cồn? nhờ ?ochiến tích? tìm mãi không ra nhà tài trợ. Khi đó ông Lê Hùng Dũng ?ođăng đàn? trên mặt báo chê ông Kỳ đủ kiểu, mà đại ý là bảo ông Kỳ không biết kiếm tiền. Nhắc lại chi tiết này để thấy ông Dũng khi đó rất hiểu chỗ yếu của LĐ nằm ở đâu và ông biết mình phải ?ođộng vào đâu? nếu muốn có một chân trong LĐ.

    Quả không sai, trong cuộc bầu bán VFF khoá V, ông Dũng với tư cách là một ƯCV cho chức vị phụ trách tài chính đã tuyên bố: ĐTQG U23 sẽ có 6 tỉ tiền thưởng nếu đoạt HCV SEA Games. Con số 6 tỉ lúc ấy nghe thật ấn tượng, nếu không muốn nói nó còn tạo nên một cảm giác ?ongợp?, khi lần đầu tiền ĐT lại được treo một mức thưởng lớn đến vậy. Và thế là ông Dũng trúng vào cái ghế phụ trách tài chính của VFF.

    Cho đến tận lúc này chúng tôi vẫn nghĩ rằng cách treo thưởng như thế là không sai. Vấn đề nằm ở chỗ nó được thực hiện như thế nào và có làm ?omát lòng mát dạ? người trong cuộc hay không? Đừng nói tới những Văn Trương, Văn Quyến, ngay cả Tài Em, một trong những người ?osạch? nhất ĐT mới đây cũng đã thừa nhận chuyện hỏi về việc chia tiền thưởng đã phản ánh tâm tư của cả đội.

    Và cái tâm tư ấy cần phải được chia sẻ khi mà các cầu thủ chỉ ?ohỏi? chứ không ?ođòi?, mà xét sâu xa ra thì họ hoàn toàn có quyền ?ođược thông tin? về tất cả những gì mà họ sẽ được hưởng. Tiếc là những người có trách nhiệm ?ogiải đáp thông tin? lại cứ mập mờ, để rồi lúc này lại ?otát nước theo mưa?, đổ tất cả lỗi lầm lên cầu thủ.

    Bây giờ thì có một nhóm 5 người của U23 bị tình nghi bán độ. Bây giờ thì Văn Quyến đã hiển hiện trên mặt báo như một nhân vật tiểu thuyết với cái ?obối cảnh? một chiếc taxi, một anh tài xế, một chiếc phong bì và hai người đàn bà lạ? Với chi tiết này hoàn toàn có thể khẳng định ?onghi án? đã không còn là ?onghi án?, mà trở thành những dấu hiệu của một ?ovụ án?.

    Nó khiến cho ngay cả những người điềm tĩnh nhất cũng phải nghĩ rằng một số cầu thủ đã kiếm những đồng tiền bất chính bằng một cách làm bất chính. Nếu điều này là thật thì liệu chăng đó là tấn bi kịch tất yếu của một vòng quay, nơi mà những đồng tiền bất chính cứ tồn tại, để rồi được người ta sử dụng một cách trơ trẽn, còn những đồng tiền không bất chính thì lại được ?othực thi? một cách thiếu rõ ràng, minh bạch?

    Tiền, tiền và tiền! Người ta phải đổi lấy sự công tâm của trọng tài bằng tiền! Có được chiếc ghế của mình nhờ những lời nói đường mật về tiền! Và dám bán rẻ danh dự tổ quốc (nếu là thật) cũng vì tiền.

    Cái vòng quay tiền đã nghiền nát BĐVN chưa?

    Phan Đăng

Chia sẻ trang này