1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghi án Bán Độ sự kiện, bình luận(Hot news)

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi winall2, 20/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alovebird1981

    alovebird1981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Tha là tha thế nào đuợc 2 thằng này,chúng nó mở mõm ra là ân hận với xin lỗi hứa hẹn trong khi công an hỏi thì chúng nó vẫn ngoan cố rằng đây là lần đầu tiên,thử hỏi ân hận hối lỗi thật mà ngoan cố thế à,cho tù vài năm ra tù xem thế nào thì tính tiếp
  2. pollynguyen

    pollynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Ai mà cái gì cũng biết nhưng lại không biết nhục?

    Lỗi rành rành ra đó, sai phạm ai cũng thấy mà toàn vỗ ngực xưng tên hoàn thành trách nhiệm...quả thật không ai mặt dày hơn các ông ở liên đoàn bóng đá Việt Nam. Đến giờ này mà vẫn cố sống cố chết để giữ lấy cái ghế.
    Đúng là cái gì cũng biết: Biết trang giành quyền lực, biết chia chác quyền lợi, biết đủ trò ăn chơi, biết thối thác trách nhiệm...tuy nhiên đáng tiếc lại không biết nhục.
  3. pollynguyen

    pollynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Tiền thưởng của cầu thủ từng bị ?oăn chặn? nhiều lần
    Những lời khai của Văn Quyến, Quốc Vượng từ trại tạm giam T16 (Hà Tây) hôm qua 23-12, lời khai của một số cầu thủ U-23 VN trước đó tại cơ quan điều tra đã hé mở nhiều chuyện bất thường. Đặc biệt là việc chia tiền thưởng...
    Theo các cầu thủ trên, sở dĩ họ phải làm điều thiếu tế nhị và ?ophiền lòng người hâm mộ? thông qua việc lên tiếng đòi tiền thưởng là xuất phát từ chuyện chia tiền thưởng không công bằng và bị ?oăn chặn? trong những giải đấu trước.
    Trong lời khai về việc bán độ trong trận VN - Myanmar, Văn Quyến nói: ?oThật sự khi thi đấu, tôi không nghĩ gì, trong đầu tôi chỉ nghĩ cố gắng đá thắng?. Tuy nhiên, Quyến cũng thừa nhận: ?oTrong đời mình, lần đầu tiên tôi tham gia dàn xếp tỉ số ở trận Malaysia mà không bàn bạc với Vượng?.
    Trong trại tạm giam, Văn Quyến còn cho biết: "Ngoài việc tham gia bán độ để kiếm thêm tiền còn có những uẩn ức khác và bức xúc về việc không thấy có các khoản tiền thưởng như lãnh đạo VFF thông báo ban đầu, đặc biệt là khi Văn Trương đại diện các cầu thủ có ý kiến về chuyện tiền thưởng trong cuộc tiếp xúc với phó chủ nhiệm Ủy ban TDTT Nguyễn Trọng Hỷ tại Bacolod. Trước khi tham dự SEA Games 23, ?ochú Hỷ có tuyên bố với đội trước mỗi trận bóng liên đoàn đều có thưởng...?.
    Theo một số cầu thủ U-23 VN, đá thắng ba trận lẽ ra đội sẽ có 600 triệu đồng tiền thưởng, nếu đoạt chức vô địch cả đội sẽ được thưởng 6,3 tỉ và nếu thua chỉ được 2,3 tỉ. Nhưng chờ mỏi mắt không thấy liên đoàn phát thưởng, một số cầu thủ đã tỏ ra nôn nóng.
    Ngoài ra, theo những cầu thủ này, việc nôn nóng đòi tiền thưởng còn xuất phát từ việc có những khoản chia chác không công bằng, thậm chí bị ăn chặn của các cầu thủ như Công Vinh, Văn Quyến trong những giải đấu trước. Có điều hầu như không cầu thủ nào dám đứng ra tố cáo, vạch mặt những chuyện mờ ám này.
  4. oplada

    oplada Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác chắc đang nói đến thằng mặt dày Lê Thế Thộn, YES - nó nói nó đã cơ bản hoàn thành trách nhiệm - thằng này đúng là theo HÈN - NHỤC - TRƠ, nó tranh dành chức trưởng đoàn bóng đá nam & nữ để được chia chác nhiề tiền thưởng tại SG23, & sau khi nghe thông tin trận đấu có mùi thì nó trả lời "Tôi Đã Báo Cáo" - hê hê nếu cần người báo cáo thì cần chó gì cái chức trưởng đoàn bóng đá.
  5. pollynguyen

    pollynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Cần một câu trả lời về ông Lê Thế Thọ
    Trong làng bóng VN, rất nhiều người đã khẳng định chính ông Lê Thế Thọ là người đã làm xấu đi nền bóng đá nước nhà. Thế nhưng một người bị lên án nhiều như thế vẫn tiếp tục được trọng dụng ở nhiệm kỳ 5 Liên đoàn Bóng đá VN. Trước những ý kiến không phải nặc danh như thế, lãnh đạo ngành thể thao cần phải làm sáng tỏ bởi nếu không đúng, điều ấy cũng cần để trả lại danh dự cho người đã được bầu là "cầu thủ vàng" nhân 50 năm AFC...
    Trong những ngày gần đây, các báo Thanh Niên, Thể Thao Văn Hóa, Thể Thao TP.HCM... đã liên tục đề cập đến vai trò của ông Lê Thế Thọ - phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đồng thời cũng là phó đoàn thể thao VN dự SEA Games 23, phụ trách các đội tuyển thi đấu tại Bacolod.
    Mạch thông tin trên các báo viết về ông Thọ có thể tóm tắt như sau: ông là một nhân vật muốn thâu tóm quyền lực của bóng đá VN vào tay mình. Đại đa số HLV các đội tuyển trẻ, tuyển U-23 đều là người của ông Thọ đưa vào nhằm dễ bề khuynh loát các đội tuyển.
    Các HLV ấy không có thực tài, nghĩ nhiều đến quyền lợi cá nhân. Và chính sự hư hỏng của những người lớn ấy đã khiến một số cầu thủ tinh quái nhanh nhẩu "tát nước theo mưa"...
    Như ông Lê Hùng Dũng đã phát biểu trên Tuổi Trẻ ngày 14-12, thái độ vô lễ, "tống tiền liên đoàn" của một số cầu thủ đã xuất phát từ việc thượng bất chính như thế.
    Nói về ông Thọ, hôm qua, một cầu thủ lão thành là ông Trần Công Thành (đội trưởng - tổ trưởng tổ đảng của đội tuyển miền Bắc những năm 1960 - 1965, HLV đội Quân Khu Thủ Đô sau khi đất nước thống nhất) đã cho biết: "Mãi đến bây giờ mà báo chí mới đặt vấn đề về nhân vật này là quá muộn.
    Trong làng bóng đá VN, chúng tôi đã biết và cảnh báo điều này từ rất lâu. Mọi gốc rễ của tiêu cực bóng đá VN bắt nguồn chính từ đây. Ở những giải vô địch quốc gia đầu tiên, chính nhân vật này là người đã chỉ đạo trọng tài ép đội này, nương đội kia.
    Trong các đội tuyển quốc gia, nhân vật này là người đã đưa những HLV bất tài nhưng biết điều với mình vào ban huấn luyện. Chính vì thế, làng bóng VN mới lâm vào cảnh những người tài, có tâm thì không được sử dụng.
    Và điều đó lây lan từ năm này sang năm khác khiến bóng đá VN không ngóc đầu lên được. Tôi và nhiều bạn bè khác trong làng bóng cảm thấy lạ rằng người như thế sao luôn được sử dụng. Duy nhất chỉ có thời ông Lê Bửu làm tổng cục trưởng Tổng cục TDTT thì mới ngăn cản được thôi".
    Đúng vậy, một trong những việc làm đầu tiên của ông Lê Bửu khi nhận chức tổng cục trưởng Tổng cục TDTT VN là không để ông Thọ nắm vận mệnh bóng đá nước nhà. Kèm theo đó là một câu tuyên bố mà ai cũng biết: "Ngày nào còn ông Lê Thế Thọ là bóng đá VN còn không phát triển được"!
    Chúng tôi đã gặp lại ông Bửu và ông xác nhận điều này. Ông cho biết: "Năm 1987, báo chí có viết bài về một buổi chiều buồn của bóng đá TP.HCM khi tất cả các đội bóng TP đều thua trận ở giải vô địch quốc gia.
    Mọi người đâu biết rằng các đội bóng đâu có thua trên sân cỏ, mà thua do ông Thọ muốn bóng đá TP.HCM phải thua. Không chỉ làm bóng đá VN đi xuống, ông ấy còn là người làm cho bóng đá Nghệ An mất đoàn kết như hôm nay khi tạo nên sự bất hòa giữa ông Thụ với ông Thanh...".
    Nhưng tại sao một người bị lên án nhiều như thế vẫn tiếp tục được trọng dụng ở nhiệm kỳ 5 Liên đoàn Bóng đá VN? Vẫn được làm trợ lý cho Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái về bóng đá? Liệu những lời đồn đại không tốt về ông Thọ đầy dẫy trong làng bóng có đúng là sự thật, hay chỉ là do ganh ghét cá nhân?
    Tất cả những câu hỏi này cần phải được lãnh đạo Ủy ban TDTT trả lời, làm sáng tỏ trước công luận. Tuy nhiên, khi phóng viên Tuổi Trẻ đặt vấn đề này lên bàn Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái thì đã nhận được lời từ chối trả lời...
  6. pollynguyen

    pollynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Đánh cầu thủ chỉ mới là tấn công phần ngọn"

    Là một người hâm mộ bóng đá hết mực, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đón nhận thông tin về vụ tiêu cực ở một số cầu thủ U-23 với một vẻ hết sức buồn bã. Nhưng bên cạnh nỗi buồn như bao người hâm mộ, ông còn nhìn ra nhiều vấn đề sâu sắc khác. Và có những ý kiến rất thẳng...
    * Thưa ông, ngoài nỗi buồn, ông còn nhìn vấn đề này như thế nào?
    - Bóng đá VN phức tạp lắm! Tôi xin bắt đầu từ một chuyện hơi xa xôi như thế này: thời ông Hồ Đức Việt nhận nhiệm vụ chủ tịch LĐBĐVN khóa 4, ông ấy đã bày tỏ với tôi là ?okhông thể lay chuyển nổi? theo yêu cầu của tôi đưa ra và xin thôi.
    Sự phức tạp của LĐBĐVN không chỉ là chưa loại bỏ nổi tính công chức hóa đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp này, mà còn là vô số dây mơ rễ má của mấy ông thể thao. Việc ông Hồ Đức Việt xin nghỉ với lý do ?okhông đủ sức?, theo tôi, đó là một người tự trọng và hiểu biết được nhiều vấn đề phức tạp bên trong.
    Sau khi ông Việt nghỉ, ông Mai Liêm Trực thay thế. Tôi đánh giá rất cao ông Trực, đặc biệt với việc tổ chức được Đại hội khóa 5, mà theo tôi, là chưa có tổ chức xã hội nào tổ chức được một đại hội có tính dân chủ cao như thế. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là hoàn hảo. Cụ thể đã có một vài anh nhờ lôi kéo được tay chân của mình bỏ phiếu nên đã tranh thủ len vào. Tôi nói thẳng là như ông Thọ (phó chủ tịch LĐBĐVN Lê Thế Thọ) chẳng hạn.
    Hồi tôi còn làm thủ tướng, ông Lê Bửu - tổng cục trưởng Tổng cục TDTT lúc ấy - cũng đã báo cáo về nhân vật này rồi. Ai cũng biết cả nhưng vẫn không ngăn được là vì sao? Chính là vì dây mơ rễ má quá nhiều... Chuyện tiêu cực ở đội U-23 cũng là như thế. Còn quá nhiều gốc rễ bám vào đó thì làm sao hi vọng có được một môi trường bóng đá trong sáng thật sự.
    * Thưa ông, cái sai của những cầu thủ có cái "gốc" thuộc về người lớn?
    - Hôm trước khi vừa nổ ra vụ này, có dịp gặp một vài nhà báo, tôi nói rằng: các anh không nên tập trung nhiều quá vào cầu thủ. Cái cần truy ra chính là ở những người lớn.
    Tại sao có chuyện cầu thủ ngang ngược, xấc láo hỏi tiền thưởng với những người lãnh đạo khi ghé thăm đội tuyển? Bởi những người lãnh đạo trước để lại trong đầu các cầu thủ trẻ những ấn tượng không mấy tốt đẹp về sự không sòng phẳng, không minh bạch. Tôi giải mã điều đó là do lòng tin của các cháu với các cấp lãnh đạo không còn nhiều; rằng chuyện tiền thưởng là không minh bạch; rằng ?ocác ông chia chác đã rồi mới tới phần mình?... Nói đó không phải để gỡ tội cho các cháu, nhưng tôi cho rằng vấn đề phải được lần ra tận gốc.
    Thêm vào đó, chuyện treo tiền thưởng cao cũng là không đúng. Trong khi mấy ông đã biết cầu thủ mình hiện nay đang hư, thế mà không giáo dục cho mấy cháu biết đường ngay lẽ phải, biết thế nào là màu cờ sắc áo; lại đi đem tiền ra nhử. Chuyện này tôi thấy ông Lê Hùng Dũng (phó chủ tịch phụ trách tài chính của VFF) cũng đã công khai tự phê bình rồi đấy...
    Theo tôi, người lớn đã quá thờ ơ với chuyện giáo dục các cháu. Không thể chấp nhận được khi xảy ra chuyện thì ông nào cũng tránh né. Chẳng hạn như ông Nguyễn Trọng Hỷ vừa là phó chủ nhiệm ủy ban TDTT, lại là chủ tịch LĐBĐ thì không thể nói là không có trách nhiệm được. Hay như ông Lê Thế Thọ bảo rằng ?otôi không phải chỉ lo cho mỗi một bộ môn bóng đá? cũng không được. Sau đó mới xem trách nhiệm của ông Nguyễn Danh Thái.
    * Thưa ông, vậy thì phải làm gì?
    - Tôi cho rằng muốn cho trong 5-10 năm nữa bóng đá VN được sạch sẽ thì phải lột xác, thay máu cái đám ?olớn đầu? liên quan đến tiêu cực, cá độ, chỉ nghĩ đến mình chứ không nghĩ đến cái chung. Tôi nghĩ đánh vào cầu thủ là đánh cái ngọn. Cái gốc chính là những người ?olớn đầu? đó. Đánh vào đó, vào ngóc ngách dây mơ rễ má mới ra vấn đề. Muốn đại phẫu thuật bóng đá VN thì các mảng trọng tài, lãnh đạo liên đoàn... phải mần (làm) cho ra hết chứ không chỉ ở U-23 vừa qua. Và đây chính là cơ hội để làm điều đó.
  7. pollynguyen

    pollynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Nhà dột từ nóc!
    Diễn biến vụ án bán độ của một số cầu thủ trụ cột trong đội U.23 VN tại SEA Games 23 xảy ra trước trận VN - Myanmar đang gây ra chấn động lớn trong làng bóng và thu hút sự chú ý của hàng triệu người từ hơn một tuần qua.
    Người hâm mộ bức xúc rất nhiều trước những biểu hiện không bình thường của những cầu thủ này, nhưng giận dữ hơn cả chính là thái độ thờ ơ, thiếu kiên quyết ngăn chặn hành vi trên của những người chịu trách nhiệm trong đội tuyển như Phó đoàn Lê Thế Thọ và BHL người Việt. Họ đã góp phần làm cho sự cố "dàn xếp chỉ thắng một bàn" và nằng nặc đòi tiền thưởng trước trận bán kết của số cầu thủ trụ cột trên ở Bacolod (Philippines) làm hoen ố màu cờ sắc áo Tổ quốc.
    Vụ việc này về tính chất và biểu hiện hệt như vụ Việt Thắng và Lương Trung Tuấn lôi kéo đồng đội bán độ trong Cúp C1 Đông Nam Á dưới màu áo Hoàng Anh Gia Lai năm 2003. Khi sự nhơ nhuốc này bị phát hiện và cho dù là dạng nghi vấn, bầu Đức đã đòi mua vé máy bay đuổi 2 cầu thủ này về VN để xử lý. Sau đó, BHL đội HAGL đã "dằn mặt" bằng cách loại Trung Tuấn ra khỏi đội hình và chỉ đưa Việt Thắng vào chơi vài phút. Việc xử lý kiên quyết cùng với thái độ cứng rắn và rõ ràng đó của HAGL đã giúp đội bóng vẫn có thể thi đấu bình thường đồng thời trong sạch hóa được nội bộ.
    Thái độ đó của HAGL hay bao nhiêu thì BHL đội U.23 và ông Phó đoàn phụ trách đội tuyển nam lại tệ bấy nhiêu. Họ đã không ngăn chặn kịp thời, không có biện pháp kiên quyết răn đe, thậm chí còn buông lỏng nên cầu thủ đã lờn mặt, coi thường lãnh đạo LĐBĐVN, hình thành một thứ quyền lực riêng trong sinh hoạt cũng như thi đấu để chi phối đến kết quả trận đấu.
    Thật khó hiểu khi sự việc nghiêm trọng như vậy mà có ý kiến chỉ đạo đừng làm gì để yên về VN xử lý (?!) và càng ngạc nhiên hơn khi việc giám định băng hình tiêu cực 2 trận đấu với Myanmar và Malaysia của U.23 VN mà "cấp trên" lại giao cho 2 ông Lê Thế Thọ và Lê Thụy Hải, những người đã thiếu trách nhiệm và "thỏa hiệp" ở Bacolod ngồi mổ xẻ, làm sao mà khách quan và trung thực được! Nhiều người cho rằng nếu U.23 có một người phụ trách không phải là ông Lê Thế Thọ hay một HLV có trách nhiệm nào khác thì dù chỉ là nghi vấn thì việc đầu tiên vẫn có thể làm là gọi các cầu thủ đó lên cảnh cáo hoặc chấp nhận lực lượng yếu để thay ra kịp lúc chứ không thể thỏa hiệp như cách mà các ông Lê Thế Thọ, Lê Thụy Hải, Trần Hùng Cường đã làm.
    Thế nên, vấn đề chọn người lãnh đạo và tham gia vào BHL người Việt cho đội tuyển bóng đá nam của UBTDTT và LĐBĐVN thời gian qua đã không chính xác từ ban đầu. Chẳng những không có những người hết lòng vì danh dự đất nước mà còn thiếu trách nhiệm gây ra nhiều xì-căng-đan không hay, đã và đang làm tổn thương đến danh dự quốc gia. Cách chọn lựa không chặt chẽ và có phần quá ưu ái của lãnh đạo UBTDTT và LĐBĐVN đối với ông Phó đoàn Lê Thế Thọ và một số cá nhân trong BHL, không thể nói khác hơn là đã "dột từ nóc" khi gây ra hậu quả từ việc quản lý lỏng lẻo làm điêu đứng đội U.23 và cả nền bóng đá VN.
  8. pollynguyen

    pollynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Ông có ?ohoàn thành nhiệm vụ? không, thưa ông Lê Thế Thọ?
    Chuyện xảy ra hết sức rõ ràng: Cơ quan điều tra đã bắt Văn Quyến, Quốc Vượng, khẳng định vụ bán độ của một số tuyển thủ trụ cột của U.23 VN là có thật khiến cho lực lượng mới nhú lên của bóng đá VN, được coi là thế hệ kế thừa những Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Minh... bị tổn thất đáng kể.
    Đồng thời từ các cấp lãnh đạo đến quần chúng hâm mộ trong cả nước đã phẫn nộ dữ dội trước thái độ thi đấu và hành vi nhơ nhuốc này khiến cho niềm tin của người hâm mộ đã bị mất mát rất lớn. Hai tổn thất đó là nghiêm trọng cần có địa chỉ chịu trách nhiệm cụ thể, vậy mà hôm qua trong cuộc họp Thường trực LĐBĐVN, ông Phó đoàn thể thao phụ trách bóng đá nam kiêm Phó chủ tịch LĐBĐVN Lê Thế Thọ lại vỗ ngực tự cho mình là "hoàn thành nhiệm vụ" !
    Ông Thọ lý giải chuyện trách nhiệm của ông hết sức buồn cười: "Tôi chỉ biết chuyện một số cầu thủ dàn xếp bán độ trước 2 phút" và "sau đó, tôi có báo lại với cán bộ an ninh đi theo đoàn". Chỉ đơn giản vậy là xong. Trong khi ai cũng biết với vai trò, nhiệm vụ của mình thì lẽ ra ông phải báo với ông Riedl hoặc chí ít phải chỉ đạo BHL người Việt họp rút kinh nghiệm sau trận đấu với Myanmar, đưa vấn đề này ra mổ xẻ một cách nghiêm túc để ngăn chặn hành vi tiêu cực cho những trận đấu tiếp theo, chứ đâu thể bỏ mặc đội đi Manila vài ngày được ! Giả sử như cán bộ an ninh đi theo đoàn có báo cho ông Thọ biết họ sẽ theo dõi để tìm ra bằng chứng thì ông Phó đoàn cũng không thể làm ngơ trong việc tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để sớm phát hiện ra những "con sâu" này nhằm trừng trị kịp thời những kẻ bán rẻ màu cờ sắc áo, chà đạp lên danh dự của dân tộc. Nhưng ông đã không làm điều đó, trái lại còn im lặng "bắc thang" cho cầu thủ vòi vĩnh tiền thưởng.
    Thật lạ lùng khi ai cũng thấy ông Thọ thiếu trách nhiệm như không theo sát đội trong thời gian 5 ngày từ sau trận Myanmar (25.11 đến 29.11), không thèm để mắt đến chuyện sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi của đội tuyển, không có bàn bạc gì với ông Riedl sau đó để có phương án phòng chống tiêu cực, để xảy ra hàng loạt chuyện trái khoáy như cầu thủ bỏ đi chơi đêm sau 12 giờ, tổ chức đánh bài và ăn chơi trác táng, có hiện tượng rủ rê và tổ chức bán độ kéo dài qua nhiều trận, gây ra hậu quả nhãn tiền là lối chơi và kỷ luật của đội sa sút thậm tệ, vậy mà ông vẫn cứ biện minh bằng chiếc HC bạc và cho rằng như vậy là "hoàn thành nhiệm vụ". Phải chăng việc ông nói cứng như vậy là có một thế lực nào đứng phía sau đang tìm cách bao che?
    Đoạt HC bạc như thời ông Weigang, thậm chí như chiếc HC bạc ở SEA Games 22 dù có chuyện này chuyện nọ nhưng nhìn chung đều phản ánh đúng với công sức và quyết tâm của các tuyển thủ bóng đá VN. Nhưng chiếc HC bạc lần này đã để lại nhiều nỗi buồn bởi cách chơi quá kém và không loại trừ chuyện bán độ chi phối tiếp tục. Chính LĐBĐVN cũng đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trước người hâm mộ cả nước bằng lời xin lỗi. Vậy xin hỏi, làm mất niềm tin quá lớn cho người hâm mộ và gây phẫn nộ chưa từng có cho hàng chục triệu người có thể coi đó là "hoàn thành nhiệm vụ" không, thưa ông Lê Thế Thọ?
  9. pollynguyen

    pollynguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Sao vẫn là ông Lê Thế Thọ ?
    Hôm qua, báo chí đồng loạt thông tin về cuộc họp của Thường trực LĐ đánh giá về vai trò cũng như trách nhiệm của ông Lê Thế Thọ - Phó chủ tịch LĐ về việc buông lỏng chỉ đạo, quản lý đội U.23 tại Bacolod trong thời gian diễn ra SEA Games 23.
    Thường trực 5 người thì có đến 3 vị đã phê bình khá gay gắt thái độ thiếu sâu sát, không phối hợp chặt chẽ với BHL trong việc nắm bắt tình hình đội tuyển, không chịu hợp tác với HLV Riedl để thông báo dấu hiệu tiêu cực của cầu thủ nhằm điều chỉnh cho phù hợp cũng như không có biện pháp chấn chỉnh tư cách cầu thủ trong việc vòi vĩnh tiền thưởng để một số cầu thủ dọa dẫm, xem thường lãnh đạo LĐBĐVN của ông Thọ. Những chuyện như bỏ đội tuyển đi Manila 5 ngày, chỉ để ý đến các chuyện lặt vặt như chỉ đạo trợ lý Trần Hùng Cường thu gom thẻ điện thoại của cầu thủ để thanh toán và kích lãnh đạo LĐ, cụ thể là yêu cầu Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn phải sớm trả tiền thưởng cho cầu thủ, mục đích cũng là đòi cho BHL người Việt và cho chính ông được rất nhiều phóng viên có mặt tại SEA Games 23 phản ánh lại. Có ý kiến đã nói thẳng với thái độ chỉ biết nghĩ trước hết đến quyền lợi của mình và mặc kệ tư tưởng tuyển thủ ra sao, có đá hết mình trên sân hay không như cách phụ trách đội tuyển của ông Thọ đã gây tổn thất lớn cho hình ảnh của U.23 VN nói riêng và cho bóng đá VN nói chung, đánh mất niềm tin vô cùng lớn của người hâm mộ nước nhà. Đó mới là ý kiến thật sự của nhiều người trong thường trực LĐ chứ không phải như cá nhân ông phó chủ tịch phụ trách truyền thông tìm cách nói tốt cho ông Thọ trong cuộc họp báo sau đó.
    Với những vấn đề về tư cách cũng như khả năng quản lý đội tuyển, bất hợp tác với ông Riedl như thế của ông Thọ lẽ ra cần phải có chỉ đạo xem xét, kiểm điểm đến nơi đến chốn. Chính cuộc họp Ban cán sự Đảng UBTDTT cũng có ý kiến đề nghị Bộ trưởng Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái vận động để ông Thọ rút lui, không nên tiếp tục ngồi lại gây thêm tác hại cho phong trào và chỉ càng dấy thêm lên sự giận dữ của người hâm mộ. Động thái đó là rất đáng hoan nghênh và bước đầu được biết Bộ trưởng cũng đã khẩn trương cử người làm việc sơ bộ với ông Thọ để có hướng giải quyết thỏa đáng. Thế mà thật đáng ngạc nhiên khi sai sót ở Bacolod chưa lắng xuống thì không hiểu do đâu ông Thọ lại được cử làm Trưởng ban phụ trách lớp tập huấn giám sát trọng tài tại Đà Nẵng chính thức diễn ra vào sáng nay và chỉ đạo đại hội Hội đồng trọng tài quốc gia. Cho dù vẫn là phó chủ tịch quản lý chuyên môn, nhưng bản thân ông Thọ với những thể hiện không thể chấp nhận được như ở Philippines thì làm sao có thể giao phụ trách tập huấn mảng nhạy cảm nhất là công tác giám sát, trọng tài được !? Một giám sát lão làng tỏ ra thất vọng: "Ông Thọ mà đứng lớp thì ông truyền đạt cái gì cho học viên khi mà bản thân ông đang còn liên quan đến chuyện thiếu trách nhiệm với đội tuyển ở Bacolod, làm sao học viên có đủ niềm tin vào người sẽ trực tiếp đánh giá, điều hành giám sát trọng tài ?". Hơn nữa, trọng tài mùa rồi có quá nhiều bê bối, có người bị khởi tố, có người sa sút phẩm chất đạo đức, rất cần người lãnh đạo có tâm và có tầm để điều hành, chấn chỉnh chứ không thể giao trách nhiệm cho một nhân vật đang có vấn đề như ông Thọ.
    Không hiểu LĐ hết người hay quá dễ dãi trong việc phân công, phân nhiệm mà cuối cùng vẫn là ông Thọ được chỉ đạo lớp học. Hay là LĐ đang thách thức niềm tin và muốn người hâm mộ lại "nổi sóng"?!...
  10. phuocldbk

    phuocldbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Đánh cầu thủ chỉ mới là tấn công phần ngọn"

    Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt với các cầu thủ "Thế hệ vàng" - Ảnh: S.H.
    TT - Là một người hâm mộ bóng đá hết mực, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đón nhận thông tin về vụ tiêu cực ở một số cầu thủ U-23 với một vẻ hết sức buồn bã. Nhưng bên cạnh nỗi buồn như bao người hâm mộ, ông còn nhìn ra nhiều vấn đề sâu sắc khác. Và có những ý kiến rất thẳng...
    * Thưa ông, ngoài nỗi buồn, ông còn nhìn vấn đề này như thế nào?
    - Bóng đá VN phức tạp lắm! Tôi xin bắt đầu từ một chuyện hơi xa xôi như thế này: thời ông Hồ Đức Việt nhận nhiệm vụ chủ tịch LĐBĐVN khóa 4, ông ấy đã bày tỏ với tôi là ?okhông thể lay chuyển nổi? theo yêu cầu của tôi đưa ra và xin thôi.
    Sự phức tạp của LĐBĐVN không chỉ là chưa loại bỏ nổi tính công chức hóa đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp này, mà còn là vô số dây mơ rễ má của mấy ông thể thao. Việc ông Hồ Đức Việt xin nghỉ với lý do ?okhông đủ sức?, theo tôi, đó là một người tự trọng và hiểu biết được nhiều vấn đề phức tạp bên trong.
    Sau khi ông Việt nghỉ, ông Mai Liêm Trực thay thế. Tôi đánh giá rất cao ông Trực, đặc biệt với việc tổ chức được Đại hội khóa 5, mà theo tôi, là chưa có tổ chức xã hội nào tổ chức được một đại hội có tính dân chủ cao như thế. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là hoàn hảo. Cụ thể đã có một vài anh nhờ lôi kéo được tay chân của mình bỏ phiếu nên đã tranh thủ len vào. Tôi nói thẳng là như ông Thọ (phó chủ tịch LĐBĐVN Lê Thế Thọ) chẳng hạn.
    Hồi tôi còn làm thủ tướng, ông Lê Bửu - tổng cục trưởng Tổng cục TDTT lúc ấy - cũng đã báo cáo về nhân vật này rồi. Ai cũng biết cả nhưng vẫn không ngăn được là vì sao? Chính là vì dây mơ rễ má quá nhiều... Chuyện tiêu cực ở đội U-23 cũng là như thế. Còn quá nhiều gốc rễ bám vào đó thì làm sao hi vọng có được một môi trường bóng đá trong sáng thật sự.
    * Thưa ông, cái sai của những cầu thủ có cái "gốc" thuộc về người lớn?
    - Hôm trước khi vừa nổ ra vụ này, có dịp gặp một vài nhà báo, tôi nói rằng: các anh không nên tập trung nhiều quá vào cầu thủ. Cái cần truy ra chính là ở những người lớn.
    Tại sao có chuyện cầu thủ ngang ngược, xấc láo hỏi tiền thưởng với những người lãnh đạo khi ghé thăm đội tuyển? Bởi những người lãnh đạo trước để lại trong đầu các cầu thủ trẻ những ấn tượng không mấy tốt đẹp về sự không sòng phẳng, không minh bạch. Tôi giải mã điều đó là do lòng tin của các cháu với các cấp lãnh đạo không còn nhiều; rằng chuyện tiền thưởng là không minh bạch; rằng ?ocác ông chia chác đã rồi mới tới phần mình?... Nói đó không phải để gỡ tội cho các cháu, nhưng tôi cho rằng vấn đề phải được lần ra tận gốc.
    Thêm vào đó, chuyện treo tiền thưởng cao cũng là không đúng. Trong khi mấy ông đã biết cầu thủ mình hiện nay đang hư, thế mà không giáo dục cho mấy cháu biết đường ngay lẽ phải, biết thế nào là màu cờ sắc áo; lại đi đem tiền ra nhử. Chuyện này tôi thấy ông Lê Hùng Dũng (phó chủ tịch phụ trách tài chính của VFF) cũng đã công khai tự phê bình rồi đấy...
    Theo tôi, người lớn đã quá thờ ơ với chuyện giáo dục các cháu. Không thể chấp nhận được khi xảy ra chuyện thì ông nào cũng tránh né. Chẳng hạn như ông Nguyễn Trọng Hỷ vừa là phó chủ nhiệm ủy ban TDTT, lại là chủ tịch LĐBĐ thì không thể nói là không có trách nhiệm được. Hay như ông Lê Thế Thọ bảo rằng ?otôi không phải chỉ lo cho mỗi một bộ môn bóng đá? cũng không được. Sau đó mới xem trách nhiệm của ông Nguyễn Danh Thái.
    * Thưa ông, vậy thì phải làm gì?
    - Tôi cho rằng muốn cho trong 5-10 năm nữa bóng đá VN được sạch sẽ thì phải lột xác, thay máu cái đám ?olớn đầu? liên quan đến tiêu cực, cá độ, chỉ nghĩ đến mình chứ không nghĩ đến cái chung. Tôi nghĩ đánh vào cầu thủ là đánh cái ngọn. Cái gốc chính là những người ?olớn đầu? đó. Đánh vào đó, vào ngóc ngách dây mơ rễ má mới ra vấn đề. Muốn đại phẫu thuật bóng đá VN thì các mảng trọng tài, lãnh đạo liên đoàn... phải mần (làm) cho ra hết chứ không chỉ ở U-23 vừa qua. Và đây chính là cơ hội để làm điều đó.
    HUY THỌ - ĐẶNG ĐẠI thực hiện

Chia sẻ trang này