1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghi án Lê Văn Thịnh và màn bí ẩn sương mù hồ Dâm Đàm!!!

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Voldo, 15/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT TRIỀU LÝ Lê Văn Kinh (tiếp theo)
    NỀN PHÁP LUẬT TRIỀU LÝ THÍCH ỨNG VỚI XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI
    Ngày nay, sau khi đã làm quen với các quan niệm về luật pháp của Tây phương, ta coi sự thích ứng với nhu cầu của xã hội là một tính chất tất nhiên của luật pháp.
    Song, nếu ngược dòng thời gian, ta trở về với các bộ luật cũ của Trung Hoa và gần đây với bộ Hoàng Việt Luật Lệ, tức luật Gia Long, ta sẽ rõ các nhà làm luật ngày trước có một quan niệm khác hẳn. Vốn sẵn có tinh thần bảo thủ, nhà làm luật bao giờ cũng coi các bộ luật cổ như những công trình bất hủ, những khuôn mẫu bất di bất dịch. Vì vậy, bộ luật nhà Đường (Đường Luật Sở Nghị) tuy được thảo ra từ năm 653, song qua bao thế kỷ, vẫn được dùng làm ?okhuôn vàng thước ngọc? cho các bộ luật Trung Hoa về sau. Và, cũng vì vậy, trong bộ luật của Tàu hay bộ luật Gia Long, người ta đã ?oquen tay? chép lại nhiều điều luật cũ, tuy đã quá lỗi thời, không còn giá trị thực tế hiện tại nữa rồi!
    Trái lại, luật pháp triều Lý, theo các tài liệu hiện nay còn tìm thấy, chứng minh rõ là các vua triều Lý đã từng săn sóc đến tình trạng của dân một cách rất thực tế, trong địa hạt nông nghiệp cũng như trên phương diện tố tụng .
    .......

    SỰ ÁP DỤNG LUẬT PHÁP DƯỚI TRIỀU LÝ​
    Đã sẵn thấm nhuần một tinh thần Từ bi do ảnh hưởng của Phật giáo, nền luật pháp của triều Lý còn được áp dụng trong thực tế một cách khoan hồng. Về sự áp dụng ấy, ngày nay trong sử vẫn còn nhiều bằng chứng tỏ rõ các biện pháp và kết quả đã thu được rất mỹ mãn.
    Đó là hai điểm cần phải bàn đến, sau khi đã phân tích tinh thần của nền pháp luật đời Lý.
    TÍNH CÁCH KHOAN HỒNG TRONG VIỆC ÁP DỤNG LUẬT PHÁP:
    Như chúng ta đã rõ, vào năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 6 (1064) dưới đời vua Lý Thánh Tông. Mùa hạ, vua đang ngồi xử án ở điện Thiên Khánh, có công chúa Động Thiên đứng cạnh, vua chỉ công chúa, rồi nói với các quan xét việc án: ?oTa thương dân như con ta vậy. Song dân không biết lòng ta, phạm các điều tội lỗi, ta rất xót xa. Từ nay, ta muốn tất cả các tội nặng, nhẹ đều được xử một cách rất khoan hồng.?  Theo sách Lịch triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú, Ngô Thì Sỹ, một sử gia có tài (1725-1780) đã bình luận về việc này như sau: ?oDọc việc này, ta thấy vua Thánh Tông rất chân thành. Tất cả sự khoan hồng trong sự áp dụng luật pháp và tấm tình thân mật giữa vua và dân không hề bị bệ ngọc xa cách?.
    Muốn dẫn chứng một thí dụ về tính khoan hồng trong việc áp dụng luật pháp dưới triều Lý; thiết tưởng có thể mượn trong Sử Ký vài trường hợp rất rõ rệt, rất cụ thể.
    1. Trường hợp Chế Củ quấy rối biên thùy:
    Xứ ta vốn giáp với Chiêm Thành. Người Chiêm thường hay qua quấy rối vùng đất biên thùy, nên vua lý Thánh Tông đã cầm binh trừng giới. Từ ngày vua Chiêm là Rudravarman II (tức Chế Củ, hay còn gọi là Đệ Củ) lên ngôi, người Chiêm đã quan hệ, giao tiếp với nhà Tống bên Tàu, để mua lừa ngựa, tổ chức lại quân đội, chuẩn bị, lăm le đánh nước ta. Vua Lý Thánh Tông, có Lý Thường Kiệt phụ tá, thân chinh đi đánh dẹp, phá được kinh thành Chiêm Vijaya (hay Đồ Bàn, còn gọi là Phật Thệ), bắt được vua Chiêm đem về kinh đô Thăng Long.
    Đối với một kẻ được gọi là ?othù địch? như vậy, lẽ tất nhiên, hình phạt thông thường ngày trước, phải là tử hình! Tuy nhiên, Lý Thánh Tông tha cho Chế Củ về nước, không giết. Và, Chế Củ đã xin dâng cho ta ba châu là Bố Chánh, Ma Linh và Địa Lý, để chuộc tội.
    Đất ấy ngày nay là địa phận Quảng Bình và phía bắc Quảng Trị (1069).
    2. Trường hợp Lê Văn Thịnh mưu phản:
    Hơn thế nữa, ngay với những kẻ mang tội mưu phản trong nước; một chính sách mềm dẻo và khoan hồng cũng được đem áp dụng:
    Lê Văn Thịnh, vốn là người đỗ Thủ khoa trong kỳ thi đầu tiên tổ chức  dưới triều Lý năm 1075, làm quan đến chức tể tướng. Mười hai năm sau, bị cách chức và đày lên miền nước độc. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thì ông bị đày lên miền Thao Giang (thượng lưu sông Nhị). Nhưng, theo Việt Nam Sử Lược, thì ông bị đày lên đến Lương Giang (miền Thanh Hóa).
    Vì đâu Lê Văn Thịnh đã bị cách chức và bị đày như vậy?
    Sử chép: Lê Văn Thịnh có một người hầu cận nguyên quán ở Việt Nam, biết làm phép thả hơi mù và biến thành hổ báo. Ông học được phép ấy và lập tâm giết vua để cướp ngôi.
    Năm ấy, vua Lý dạo chơi ở hồ Dâm Đàm (tức Hồ Tây bây giờ), xem đánh cá. Vua ngự trên một chiếc thuyền chài, có Mục Thận, người phường Tây Hồ, đứng hầu đằng mũi, buông lưới. Khi thuyền đến giữa hồ, thình lình trời mù tối, không nhìn rõ gì nữa. Bỗng, có một chiếc thuyền chèo vùn vụt tới, lướt qua thuyền vua. Trên thuyền, qua màn sương mù, ai cũng trông thấy một con hổ lớn đương nhe răng gầm gừ. Vua cả sợ. Mục Thận trong cơn nguy cấp, sẵn lưới trong tay, tung ra, tưởng bắt được hổ, lúc xem lại, ai ngờ là Lê Văn Thịnh !
    Vua sai lấy giây sắt trói vào cùi mà giam. Song nghĩ tới công lao cũ, nên đã tha tội chết, chỉ đày lên miền nước độc mà thôi.
    Chuyện này, có thể là một nghi án của lịch sử, không khác gì vụ án Nguyễn Trãi-Thị Lộ. Song dẫu sao, cách gia hình của vua Lý đối với Lê Văn Thịnh cũng tỏ rõ là luật pháp triều Lý nhiều khi đã được giảm nhẹ, trong lúc xét xử.
    Nếu ta nhớ lại rằng, năm 1071, đã có đạo luật định rõ các số tiền nộp để chuộc tội, trừ trường hợp tội ?oThập ác?, trong đó có tội mưu phản; ta sẽ thấy rõ các hình pháp dưới triều Lý đã áp dụng khoan hồng đến mức nào... khi Lê Văn Thịnh được tha tội chết.
    Nguồn tham khảo đây này các bác: http://www.thuvienhoasen.org/tsncph6-06.htm 
  2. starboard_side

    starboard_side Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Nghè Chi Nhị và tượng thờ Lê Văn Thịnh
    (15/10/2004 - 03:59:27 AM)



    [​IMG]


    Nghè Chi Nhị xưa thuộc xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Gia Bình. Đây là nơi trung tâm sinh hoạt văn hóa của 5 thôn: Đông, Lai, Nghiêm, Miễu và Lai Lẻ. Hàng năm đến ngày sự lệ cả 5 thôn trong xã đều rước ra Nghè để trình tế. Nghè thờ Thành hoàng làng là Thái sư Lê Văn Thịnh-danh nhân khoa bảng tiêu biểu thời Lý của quê hương, đất nước.


    Công trình được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, có quy mô lớn với đủ các hạng mục Tiền tế, Tiền đường và Hậu đường. Các hạng mục trên đều được lát sàn gỗ. Do nằm ở giữa hai con sông, hàng năm đều bị ngập nước, nên trải qua thời gian Nghè đã phải trùng tu sửa chữa nhiều lần và vẫn được nhân dân địa phương bảo vệ chu đáo.
     
    Ngày nay Nghè Chi Nhị nằm ở trung tâm của làng, mặt trước nhìn ra đê Lai (hướng Nam) kiến trúc theo kiểu chữ Công, gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian 2 dĩ Hậu đường, kết cấu vì theo kiểu ?ochồng con tam kẻ trường, xà lòng?. Nghệ thuật trang trí, điêu khắc ở Nghè thể hiện trên các bộ vì, bức cốn, bẩy hiên. Những người thợ đã chạm nổi hình trang trí theo mẫu thức truyền thống với các hình: Long, ly, quy, phượng, tùng, cúc, trúc, mai rất phong phú, sinh động mang dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn.
     
    Trong Nghè hiện nay còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật phong phú như: 2 ngai thời, tượng Thái sư Lê Văn Thịnh, bộ bát bửu, thần tích, 5 đạo sắc phong, đạo sớm nhất phong năm 1853, đạo muộn nhất năm 1924 và hệ thống bia đá khắc dựng từ thời Nguyễn, đôi câu đối, cuốn thư và nhiều đồ thờ bằng đồng, gỗ, gốm, sứ. Đó là những di sản văn hóa quý của cha ông để lại, góp phần làm tăng thêm giá trị lịch sử và nghệ thuật cho di tích này.
     
    Trong số các địa phương của tỉnh Bắc Ninh thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (Thập Đình và Đình Tổ), chỉ có Nghè Chi Nhị bảo trọng được tượng Lê Văn Thịnh. Pho tượng được tạc vào thời Nguyễn, đặt trong khám thờ sơn son thếp vàng lộng lẫy ở phần trang trọng nhất nơi Hậu cung của Nghè. Nghệ thuật tạc tượng, điêu khắc gỗ, sơn son thếp vàng rất điêu luyện, lột tả được chân dung thư thái của quan Thái sư tài năng, đức độ-Người đã có công lao to lớn trong việc rèn dạy đấng quân vương thời niên thiếu, trong mặt trận ngoại giao, kinh bang tế thế với vương triều nhà Tống để đòi lại đất cho nước ta thời Lý.
     
    Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh góp phần quan trọng cùng các di sản văn hóa khác ở Nghè Chi Nhị và các đình, đền ở Bắc Ninh, giới thiệu phong phú hơn về danh nhân khoa bảng tiêu biểu này, đặc biệt là đối với Bảo tàng Bắc Ninh. Nghè Chi Nhị đã được UBND tỉnh xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa năm 2004.  
    Bài và ảnh: Lê Viết Nga

Chia sẻ trang này