1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghĩ gì và nghĩ thế nào thì tốt? (Update)

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 29/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ gì và nghĩ thế nào thì tốt? (Update)

    Xin phép post lại bài viết cũ này của mình!

    Chuyện nghĩ ngợi thì chỉ có ở con người là phong phú nhất. Nghĩ nhiều thế nhưng chung quy lại chỉ là 4 vấn đề lớn không vấn đề này thì vấn đề kia. Nó bao trùm những điều ta nghĩ mỗi ngày.

    Đó là Chân - Thiện - Lợi - Mỹ (trong đó Chân là gốc)


    Chúng ta hãy cùng nhau xem xét về chúng:

    1. Chân thực hay Giả dối :
    Chuyện này liên quan đến tính chân lý trong nhận thức của chúng ta. Có tranh luận nào mà trả để tìm đến điều đúng đắn. Chuyện này có phương pháp suy nghĩ chưa đủ mà còn cần liên hệ đến thực tiễn để có nguồn gốc cho suy nghĩ và kiểm tra về sau khi nghĩ xem có phù hợp không? Muốn vậy chúng ta cần rèn luyện tư duy khoa học trong bất kỳ suy nghĩ to nhỏ nào liên quan đến là Chân hay là Giả

    Có nhiều cấp độ Chân/Giả cho mô tả Hiện tượng hoặc mô tả Bản chất /Quy luật đi theo quy trình sau từ Thực tế --> Quan sát ---> Khái quát ---> Phán đoán ở mức Kinh nghiệm ---> Quy luật, bản chất ở mức Khoa học. Để đi sâu vào bản chất, quy luật của sự vật, vận động của vật chất chúng ta cần dựa vào những tri thức khoa học được xây dựng với các phương pháp, phương tiện nghiên cứu khoa học khác quan và vạch ra với mục tiêu làm rõ bản chất, quy luật nhất.

    2. Thiện hay Ác
    Chuyện này liên quan đến tính đạo lý trong quyết định cho hành động của chúng ta? Hành động đó có chấp nhận trong xã hội con người không? Có đáng ngợi ca những việc làm cao đẹp hay đả phá kiểu hành động trái quy tắc chuẩn mực chung không ? Chuyện này có liên quan đến quan điểm đạo đức, luân lý, quan hệ người người trong xã hội!

    Đạo đức chính là các phương thức điều chỉnh hành vi của con người từ phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật.... nhàm đánh giá người - người, cá nhân-tập thể trong một cộng đồng.

    3. Lợi hay Hại :
    Chuyện này liên quan đến tính thực dụng trong quyết định cho hành động của chúng ta? Hành động đó là có lợi hay hại theo những cấp độ giá trị mà chúng ta đánh giá ! ? Để có được quyết định Lợi hay Hại đúng đắn ta cần có các kiến thức về cuộc sống, quản lý & kinh doanh, kỹ thuật-công nghệ...

    Người ta đánh giá tính Lợi hay Hại đối với 1 cộng đồng hay cá nhân dựa theo điều kiện của tồn tại và mong muốn phát triển tương lai của cộng đồng/cá nhân đó. Lợi ích định hướng khách quan chủ thể đối với đảm bảo những điều kiện tồn tại, hoạt động và phát triển của mình.

    4. Đẹp hay Xấu :
    Chuyện này liên quan đến tính thẩm mỹ hưởng thụ cái đẹp của mỗi chúng ta ! Chuyện này có liên quan đến kiến thức về mỹ học, nghệ thuật... và có những đặc trưng rất riêng của mỗi cá nhân !!

    Mỹ học nghiên cứu sự tồn tài và vận động của các quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực, trong đó cái đẹp là trung tâm, hình tượng là khâu cơ bản nhất, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất.


    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi vấn đề nghĩ Chân-Giả là hàng đầu bởi vì chỉ có hiểu được khách quan, chân thật sự vật, hiện tượng thì mới có thể tiếp tục đánh giá, suy nghĩ 3 góc nghĩ còn lại đối với mọi việc. Ngoài ra trong việc đánh giá Thiện/Lợi/Mỹ thực trạng tồn tại phát triển của chủ thể đánh giá có ảnh hưởng không nhỏ cho nên nó mang tính chủ quan nhiều hơn.
    VD, mua một món hàng mà mọi thông tin về nó đều sai thì đặt vấn đề nó có lợi hay hại, đẹp hay xấu... đều vô nghĩa cả. Tương tự vậy, ra quyết định phát triển một doanh nghiệp trên thị trường mà không dựa vào thực tế hiện trạng thị trường và doanh nghiệp thì không thể đánh giá được lợi hay hại, đẹp hay xấu...
    Xem lại 4 lĩnh vực kiến thức cơ bản sau:
    1. Khoa học (Gắn với Chân)
    Hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan tạo ra hệ thống chân lý về thế giới. Hệ thống chân lý này được diễn đạt bằng các khái niệm, giả thuyết, học thuyết, nguyên lý... Khoa học không những mô tả, giải thích thế giới mà còn nhằm tới mục đích cải tạo thế giới.
    2. Công nghệ (Gắn với Lợi)
    Mục tiêu là biến đổi thực tại sao cho ích lợi nhất nhờ có áp dụng trực tiếp các nguyên lý, định luật khoa học một cách có ích nhất vào cuộc sống và quá trình sản xuất.
    Công nghệ tạo thuận lợi cho việc sản xuất của cải vật chất, tinh thần cho con người nhờ vào việc áp dụng những kỹ thuật mới và hiểu biết về nhu cầu đa dạng trong cuộc sống của con người, xã hội.
    3 .Đạo đức (Gắn với Thiện)
    Hình thái ý thức xã hội phản ánh các quan niệm về cái Thiện, cái Ác trong các mối quan hệ xã hội, về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người trong cuộc sống công đồng và được biểu hiện bằng những quy tắc, chuẩn mực cụ thể. Đạo đức định hướng giá trị cho cuộc sống cá nhân và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
    Đạo đức đưa xã hội loài người tới cuộc sống văn minh.
    4. Nghệ thuật (Gắn với Mỹ)
    Hình thái ý thức xã hội phản ánh các hình tượng thẩm mỹ đa dạng của thế giới thực thông qua những rung cảm thẩm mỹ cá nhân. Hình tương nghệ thuật là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan mang dấu ấn của chủ thể sáng tạo.
    Ý tưởng nghệ thuật xuất hiện trong những hoàn cảnh cụ thể, điều kiện của cá nhân và công đồng dân tộc, thời đại.
    Nghệ thuật có chức năng nhận thức, giáo dục và giải trí trong đời sống nhân loại

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ sao cho Đúng
    Cái được gọi là nghĩ để sao cho Đúng hay có tính "Chân thực" đòi hỏi ta có những nét đặc điểm sau:
    1. Tư duy khoa học:
    dựa trên thực tế và có quy trình đảm bảo khách quan hơn mức kinh nghiệm ở điều kiện thường (xin phép đi sâu sau này). Nó đòi hỏi chúng ta khắt khe tỉnh táo, không vội cả tin khi chưa qua chứng minh-kiểm nghiệm, không vội khẳng định khi chưa có đủ căn cứ.
    Điều này giúp cho việc phát triển óc khoa học và biết sàng lọc thông tin khoa học để vận dụng vào công việc, đồng thời biết làm nảy sinh ý tưởng mới từ việc đổi mới tư duy.
    2. Tư duy lôgíc:
    sự chặt chẽ và hợp lý trong suy nghĩ và diễn đạt, trong lý luận và thực hành, trong ý tưởng và thao tác...
    Tính lôgic đòi hỏi phải tuân thủ mọi quy luật diễn tiến của sự vật và hiện tượng.
    3. Tư duy biện chứng:
    xem xét vấn đề và xử lý tình huống trong sự vận động và phát triển, trong sự mâu thuẫn mà thống nhất.
    Tư duy biện chứng đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, trong những mối quan hệ nhân quả và tác động hữu cơ giữa các sự vật và hiện tượng trong thực tế nghề nghiệp.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ sao có Ích
    Cái được gọi là nghĩ để sao cho có ích hay có "Lợi" đòi hỏi ta có những nét đặc điểm sau:
    1. Tư duy kinh tế:
    Nhìn vấn đề, xử lý vấn đề một cách tiết kiệm trên nhiều mặt: thì giờ, công sức, tiền của, thao tác... để có được chất lượng cao mà giá thành thấp.
    Óc kinh tế còn thể hiện ở việc xem xét độ an toàn, chống ô nhiễm và hạn chế tổn thất từ ô nhiễm.
    2. Tư duy kỹ thuật-công nghệ:
    vận dụng tri thức khoa học, công nghệ vào thực tiễn ngành nghề. Biết chuyển hoá kiến thức khoa học-học vấn thành kiến thức kinh nghiệm nghề nghiệp, công nghệ mới.
    Từ đó khơi dậy óc cải tiến kỹ thuật, sáng chế kỹ thuật công nghệ hợp lý hoá.
    3. Tư duy thuật toán:
    làm việc, xử lý trong một trình tự hợp lẽ, được thiết kế theo một quy trình chuẩn xác, có tính hệ thống cao và mang sắc thái algorithm. Hệ thống algorithm đó sẽ quy định một kết cấu ít thao tác, ít công đoạn, chặt chẽ chính xác mà đem lại hiệu quả tốt.

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ sao cho đẹp
    Cái được gọi là nghĩ để có Thẩm mỹ hay là sao cho "Đẹp" đòi hỏi ta có những nét đặc điểm sau:
    1. Tư duy hình tượng:
    Suy nghĩ dựa trên hình ảnh, sự tổng thể nhiều thành phần cùng với sự tưởng tượng phong phú ngoài không gian, thời gian những gì được thể hiện.
    Sáng tạo hình tượng thoát ra ngoài sự vật, hiện tượng đã có, rồi xây dựng thành những biểu tượng, mô hình ảo - chưa từng gặp trong thực tế. Nhưng cuối cùng nó quay về thực tại hoặc làm tư liệu cho thực tiễn hướng tới, cho những nhà sáng tạo khác tạo nên những cái mới.
    2. Tư duy ngôn ngữ:
    Dựa trên các dạng ngôn ngữ khác nhau con người nghĩ ra. Đặc điểm là qua diễn đạt ngôn ngữ chặt chẽ, mạch lạc, trong sáng, gãy gọn, không câu nệ hình thức quá.
    Nhờ vậy có thể trao đổi thông tin, phân tích và xử lý thông tin, ngôn ngữ, chuyển ngữ và cảm hoá lòng người bằng ngôn ngữ...

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
  6. AUMUADONG

    AUMUADONG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Xin phép được có vài lời tản mạn với bạn Cá chép về Cái đẹp và thưởng thức cái đẹp theo cách suy nghĩ của tôi. Đôi khi tôi tự hỏi thế nào là đẹp? Sự vật hiện tượng được cấu thành từ một loạt các yếu tố vật chất và/hoặc phi vật chất. Phải chăng cái đẹp bắt nguồn từ một sự kết hợp nhất định, không theo quy luật của các yếu tố đó? Con người chẳng hạn, cùng có thành phần hóa học như nhau nhưng nếu thêm cái này một tí, bớt cái kia một tí thì Thị Nở có thể biến thành hoa hậu, kẻ đần độn hóa thiên tài. Hội họa chẳng hạn, cùng là màu xanh đỏ tím vàng nhưng kết hợp theo các cách khác nhau thì cho ra các vẻ đẹp khác nhau. Âm thanh chẳng hạn, loa kêu to không có nghĩa là hay mà phải dung hòa giữa tiếng trầm tiếng bổng. Ngôn ngữ chẳng hạn, cũng là chữ ấy, vần ấy nhưng ghép thành câu một cách nào đó bỗng cho ra những áng văn bất hủ. Nhiếp ảnh chẳng hạn, không phải ảnh cứ rõ là đẹp mà phải có điểm nhấn, phải có chỗ mờ, chỗ tỏ... Có phải đó là cái đẹp, là nghệ thuật?
    Thế thì cái gì tạo nên nét đẹp cho sự vật, hiện tượng? Phải chăng đó là sự kết hợp một cách hợp lý giữa các yếu tố đó? Sao người ta không thích Thị Nở mà lại mê hoa hậu? Phải chăng một cô người mẫu chỉ nên cao 1m70 chứ không phải là 2m70 để rồi chỉ cần trượt chân là có thể vỡ đầu mà chết? Phải chăng mắt người ta cảm thấy dễ chịu khi cảm nhận mà sắc với một độ sáng nhất định nào đó, tai người ta chỉ thích nghe một giải tần phù hợp?
    Hà hà, theo chân hai bạn nên tôi lạc vào chốn này, nói lăng nhăng vài câu, có gì lượng thứ.
    AUWINTER
  7. AUMUADONG

    AUMUADONG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Sorry, hai bạn tức là bạn Cáchép và Lưuthủy
    Được aumuadong sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 30/07/2003
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Vâng bạn đã cảm nhận đúng vấn đề được ngành khoa học Mỹ học nghiên cứu. Cái đẹp là quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ - con người có văn hoá và đối tượng thẩm mỹ nên luôn có tính chủ quan và khách quan. Cái đẹp theo tôi biết được họ chia thành 3 bình diện: đời sống, chủ quan và nghệ thuật. Nói chung thuộc tính của sự vật (kể cả người) được đánh giá là thẩm mỹ dựa trên thang độ về giá trị xã hội.
    Các nhà nghiên cứu thường đi sâu khảo sát mấy vấn đề:
    - Những loại đối tượng nào có quan hệ với thẩm mỹ: ví dụ cái hài, cái đẹp, cái cao cả...
    - Những hoạt động, trạng thái nào của chủ thể trong quan hệ thẩm mỹ: nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ
    - Mặt nghệ thuật trong quan hệ thẩm mỹ: hoạt động hưởng thụ, hoạt động sáng tạo ra và hoạt động đánh giá...
    Cụ tỉ hơn (cụ thể + tỉ mỉ) thì cậu xem thêm các sách thẩm mỹ nhé. Mình chỉ xin nói riêng không cứ cái Đẹp mà ngay cả cái Chân - cái luôn hướng tới khách quan mà cũng là kết quả của tương tác chủ thể khác thể và --> Kiến thức là khách quan và chủ quan do nó là kết quả của tương tác giữa chủ thể với môi trường. Kiến thức chỉ tồn tại như một phần của chủ thể.
    Xem thêm phần về Nhận thức luận của bài : "Có nên có một TRIẾT HỌC mới của thế kỷ 21 này không?"

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 22:30 ngày 30/07/2003
  9. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    ken muốn hỏi Cachep vài câu thôi
    ko hiểu có rỗi để trả lời ko ?
    1.Tại sao bạn quay lại ?
    2.Bạn thấy được cái lợi gì ở chỗ này ?
    3.Một năm qua nhận thức của bạn vượt được mẫy ngưỡng rồi ?
    4.Bạn có thể thảo luận về "hệ thống tri thức " ko ?
    bất cứ cái gì đều có hệ thống của nó , vậy hệ thống của tri thức là gì ?
    bye
    -------------------------
    lúc đầu đọc bài bạn thấy hay , nhưng đọc qua nhiều rồi ko thấy gì mới mẻ
    ken nói với bạn một câu : "Bạn đụng trần rồi"
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Cũng may còn ít thời gian để trả lời.
    1.Tại sao bạn quay lại ?
    Mình có 1 chút thời gian rỗi trong khi cty đang chuyển văn phòng. Đến sau 5/8 việc lắp đặt thiết bị xong cty mình sẽ đi vào hoạt động. Vậy nên coi đây là việc xả hơi thư giãn của mình
    2.Bạn thấy được cái lợi gì ở chỗ này ?
    Mình chia sẻ và hy vọng có những phản biện tốt. Các bạn chưa đủ khả năng phản biện ~ vấn đề mình đưa ra. Dẫu sao nó vẫn phù hợp triết lý của mình, mình chia sẻ hoạt động tinh thần với cộng đồng. Cái hay thường ẩn mình hơn cái dở... điều mình đang làm cũng không ngoại lệ!
    3.Một năm qua nhận thức của bạn vượt được mẫy ngưỡng rồi ?
    So sánh sự vượt trội không đơn giản. Bài viết của mình năm ngoái năm nay chỉ nhỉnh hơn năm ngoái vài trang về số lượng nhưng về chất lượng nhận thức trong mình nhân lên nhiều. Mình không ngừng nạp thêm và tái tổ chức nó với những cái cũ, không quá rời rạc và chắp vá! Ngoài ra, mình làm quản lý cty, nay mình đang thành lập 2 cty, mình tin ở sức mạnh của lý luận khi nó được đưa vào thực tế.
    4.Bạn có thể thảo luận về "hệ thống tri thức " ko ? bất cứ cái gì đều có hệ thống của nó , vậy hệ thống của tri thức là gì ?
    Mình đâu có tách "Hệ thống" rời ra khỏi "hệ thống tri thức"? bạn hãy lấy định hệ thống của mình & coi hệ thống tri thức là 1 trường hợp riêng của hệ thống. các quy luật về hệ thống cũng có thể cụ thể hoá như vậy!
    Cụ tỉ luôn:
    1. Hệ thống (System) Tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau tác đông qua lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định. (từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có nhưng chưa đáng kể)
    1''. Hệ thống Tri thức
    Tập hợp các ý tưởng (hoặc mệnh đề tri thức ) có quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể tri thức, từ đó xuất hiện những thuộc tính mới gọi là tính trồi, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định. (từng ý tưởng phần tử riêng lẻ không có hoặc có nhưng chưa đáng kể)
    Liên tưởng 1 tí cho cậu hiểu: Nếu coi Forum này là 1 hệ thống tri thức thì mỗi dòng chữ ở đây là 1 thành phần của hệ thống... Các thành phần gộp thành... Tự phân tích tiếp đi nhé. Nhìn kết quả 1 hệ thống phải theo lịch sử, lôgic....
    2. Nguyên lý hệ thống tự tại tương đối: Tồn tại hệ thống là tự tồn tại nhưng đó chỉ là tương đối, bởi nó không thoát khỏi sự quy định và tương tác với môi trường.
    2''. Nguyên lý hệ thống tri thức tự tại tương đối: Tồn tại của hệ thống tri thức là tự tồn tại nhưng đó chỉ là tương đối, bởi nó không thoát khỏi sự quy định và tương tác với môi trường các tri thức khác của hệ thống tri thức.
    Liên tưởng 1 tí cho cậu hiểu: Nếu coi Kiến thức Triết học là 1 hệ thống tri thức thì nó sẽ vận động (tức là thay đổi dần nội dung) vì môi trường tri thức bao quanh nó mà nó thường xuyên tương tác và bị chi phối cũng đang vận động (về lượng là các ngành khoa học cũ đã điều chỉnh, pt & còn xuất hiện thêm nhiều ngành khoa học mới ví dụ Điều khiển học, Khoa học máy tính...)
    Topic này tôi nêu ra về nghĩ thế nào cho tốt. Tôi xin quay lại 1 chút chủ đề của mình. Ở 1 thời điểm ai cũng trọn 1 giá trị nào đó ưu tiên cho sự suy nghĩ của mình ( Chân thực hay Giả dối , Thiện hay Ác , Lợi hay Hại , Đẹp hay Xấu ). Tôi thường đọc thấy giá trị "Lợi" hay "Hại" được các bạn chọn làm quan trọng nhất.
    Tuy nhiên, cái đó có được chỉ khi các bạn hiển đúng & từng coi Chân là trung tâm. Tôi thiên về Chân nhiều hơn rồi sau đó dựa vào đó mới cân đối với các giá trị khác. Công nghệ dựa trên khoa học và đưa khoa học vào đời sống. Cái sai lầm về Khoa học đem lại sai lầm về công nghệ và từ đó ~ giá trị cực kỳ tai hại cho khoa học. Bạn có thể mở rộng cho cuộc sống thực tế.
    Cộc cộc

    Để tri thức người Việt giàu hơn, trí tuệ sáng hơn !

Chia sẻ trang này