1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghĩ gì và thế nào thì là biết nghĩ ???

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi CaChep, 28/03/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ gì và thế nào thì là biết nghĩ ???

    Chuyện nghĩ ngợi thì chỉ có ở con người là phong phú nhất. Nghĩ nhiều thế nhưng chung quy lại chỉ là 4 vấn đề lớn ta cứ nghĩ đi, nghĩ lại mội ngày. Đó là:

    1. Đúng hay Sai :
    Chuyện này liên quan đến tính chân lý trong nhận thức của chúng ta? Có tranh luận nào mà trả để tìm đến điều đúng đắn. Chuyện này có phương pháp suy nghĩ chưa đủ mà còn cần liên hệ đến thực tiễn để có nguồn gốc cho suy nghĩ và kiểm tra về sau khi nghĩ xem có phù hợp không? Muốn vậy chúng ta cần rèn luyện tư duy khoa học trong bất kỳ suy nghĩ to nhỏ nào liên quan đến là Đúng hay là Sai

    2. Thiện hay Ác :
    Chuyện này liên quan đến tính đạo lý trong quyết định cho hành động của chúng ta? Hành động đó có chấp nhận trong xã hội con người không? Có đáng ngợi ca những việc làm cao đẹp hay đả phá kiểu hành động trái quy tắc chuẩn mực chung không ? Chuyện này có liên quan đến quan điểm đạo đức, luân lý, quan hệ người người trong xã hội!

    3. Lợi hay Hại :
    Chuyện này liên quan đến tính thực dụng trong quyết định cho hành động của chúng ta? Hành động đó là có lợi hay hại theo những cấp độ giá trị mà chúng ta đánh giá ! ? Chuyện này có liên quan đến kiến thức về cuộc sống, quản lý & kinh doanh, kỹ thuật-công nghệ...

    4. Đẹp hay Xấu :
    Chuyện này liên quan đến tính thẩm mỹ hưởng thụ cái đẹp của mỗi chúng ta ! Chuyện này có liên quan đến kiến thức về mỹ học, nghệ thuật... và có những đặc trưng rất riêng của mỗi cá nhân !!

    Mình đặt vấn đề Đúng-Sai là hàng đầu vì chỉ có hiểu đúng, khách quan mọi việc thì mới có thể tiếp tục giải quyết 3 vấn đề còn lại. VD, mua một món hàng mà mọi thông tin về nó đều sai thì đặt vấn đề nó có lợi hay hại, đẹp hay xấu... đều vô nghĩa cả !


    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    CHâN
    Cái được gọi là nghĩ để sao cho Đúng hay có tính "Chân thực" đòi hỏi ta có những nét đặc điểm sau:
    1. Tư duy khoa học:
    dựa trên thực tế và có quy trình đảm bảo khách quan hơn mức kinh nghiệm ở điều kiện thường (xin phép đi sâu sau này). Nó đòi hỏi chúng ta khắt khe tỉnh táo, không vội cả tin khi chưa qua chứng minh-kiểm nghiệm, không vội khẳng định khi chưa có đủ căn cứ.
    Điều này giúp cho việc phát triển óc khoa học và biết sàng lọc thông tin khoa học để vận dụng vào công việc, đồng thời biết làm nảy sinh ý tưởng mới từ việc đổi mới tư duy.
    2. Tư duy lôgíc:
    sự chặt chẽ và hợp lý trong suy nghĩ và diễn đạt, trong lý luận và thực hành, trong ý tưởng và thao tác...
    Tính lôgic đòi hỏi phải tuân thủ mọi quy luật diễn tiến của sự vật và hiện tượng.
    3. Tư duy biện chứng:
    xem xét vấn đề và xử lý tình huống trong sự vận động và phát triển, trong sự mâu thuẫn mà thống nhất.
    Tư duy biện chứng đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, trong những mối quan hệ nhân quả và tác động hữu cơ giữa các sự vật và hiện tượng trong thực tế nghề nghiệp.
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
    Được sửa chữa bởi - CaChep vào 03/04/2002 08:19
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    íCH
    Cái được gọi là nghĩ để sao cho có ích hay có "Lợi" đòi hỏi ta có những nét đặc điểm sau:
    1. Tư duy kinh tế:
    Nhìn vấn đề, xử lý vấn đề một cách tiết kiệm trên nhiều mặt: thì giờ, công sức, tiền của, thao tác... để có được chất lượng cao mà giá thành thấp.
    Óc kinh tế còn thể hiện ở việc xem xét độ an toàn, chống ô nhiễm và hạn chế tổn thất từ ô nhiễm.
    2. Tư duy kỹ thuật-công nghệ:
    vận dụng tri thức khoa học, công nghệ vào thực tiễn ngành nghề. Biết chuyển hoá kiến thức khoa học-học vấn thành kiến thức kinh nghiệm nghề nghiệp, công nghệ mới.
    Từ đó khơi dậy óc cải tiến kỹ thuật, sáng chế kỹ thuật công nghệ hợp lý hoá.
    3. Tư duy thuật toán:
    làm việc, xử lý trong một trình tự hợp lẽ, được thiết kế theo một quy trình chuẩn xác, có tính hệ thống cao và mang sắc thái algorithm. Hệ thống algorithm đó sẽ quy định một kết cấu ít thao tác, ít công đoạn, chặt chẽ chính xác mà đem lại hiệu quả tốt.
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
    Được sửa chữa bởi - CaChep vào 29/03/2002 07:26
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    MỸ
    Cái được gọi là nghĩ để có Thẩm mỹ hay là sao cho "Đẹp" đòi hỏi ta có những nét đặc điểm sau:
    1. Tư duy hình tượng:
    Suy nghĩ dựa trên hình ảnh, sự tổng thể nhiều thành phần cùng với sự tưởng tượng phong phú ngoài không gian, thời gian những gì được thể hiện.
    Sáng tạo hình tượng thoát ra ngoài sự vật, hiện tượng đã có, rồi xây dựng thành những biểu tượng, mô hình ảo - chưa từng gặp trong thực tế. Nhưng cuối cùng nó quay về thực tại hoặc làm tư liệu cho thực tiễn hướng tới, cho những nhà sáng tạo khác tạo nên những cái mới.
    2. Tư duy ngôn ngữ:
    Dựa trên các dạng ngôn ngữ khác nhau con người nghĩ ra. Đặc điểm là qua diễn đạt ngôn ngữ chặt chẽ, mạch lạc, trong sáng, gãy gọn, không câu nệ hình thức quá.
    Nhờ vậy có thể trao đổi thông tin, phân tích và xử lý thông tin, ngôn ngữ, chuyển ngữ và cảm hoá lòng người bằng ngôn ngữ...
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Luyện Lý Trí
    Lời tựa
    Mãi đến hồi bốn chục tuổi tôi mới được biết có nhiều nhà bác học kiến văn rộng gấp trăm ngàn lần tôi mà cũng nhận thấy rằng phán đoán trăm lần thì có tới bảy mươi năm lần sai, như Benjamin Franklin, hoặc suy nghĩ trăm lần thì chỉ được một lần đúng, như Albert Einstein. Phải chi tôi biết được điều đó hai ba chục năm trước thì có lợi cho tôi biết bao!
    Nhớ lại lúc đó tôi hoang mang trong một thời gian khá lâu. Không dám tin sức phán đoán suy xét của mình nữa, tôi vội vàng tìm đọc các sách báo nói về môn luyện trí để học.
    Tự biết còn hơn là không biết. Tôi lựa những sách viết cho người lớn; vì những sách viết cho học sinh và sinh viên như các bộ luận lý học có tính cách trừu tượng hoặc chuyên môn quá, không thực tế , nghĩa là không đem những việc hằng ngày ra để tập cho thanh niên suy đoán, giải quyết, thành thử ngay trong cái việc trí dục, học đường cũng vẫn chưa đạt được mục đích; mà ở trường ra, trong việc làm ăn cũng như trong việc xử thế, ta ít khi chịu vận dụng bộ óc, mười lần thì có chín lần dùng trực giác chứ không dùng lý luận, nếu có lý luận thì muời lần sai đến bảy, tám. Tôi nói bảy tám là it đấy.
    Bạn cứ thử xét bạn mà xem. Mới trông thoáng vẻ mặt một em bé, bạn bảo ngay: "Thằng nhỏ này thông minh, sau học được", hoặc mới nghe ai trình bày kế hoạch, bạn đã ngắt ngay: "Công việc đó khó thành". Đấy, trong đời sống hằng ngày ta thường dùng trực giác như vậy.
    Trực giác là năng khiếu rất quý, giúp ta lãnh hội được rất mau; có người còn cho nó là một hình thức cao đẳng của tư tưởng nữa. Archimède, Newton, Thích-Ca, Giê-Su và vô số vĩ nhân khác đã do trực giác mà tìm được những luật của tạo hoá hoặc dựng được những triết lý siêu việt. Nhiều khi nó cần thiết; nếu chỉ dùng lý luận thôi thì thế nào cũng tới một lúc ta phải ngưng lại ở trước hai ý mà phân tích cách nào cũng không thấy liên quan gì với nhau cả, lúc đó phải dùng trục giác để gỡ rối.

    Chắc bạn còn nhớ định đề Euclide: Trên một mặt phẳng từ một điểm ta có thể vẽ và chỉ có thể vẽ được mỗi một đường thẳng song song với một đường thẳng khác. Do trực giác ta nhận định đề đó, chứ có cách lý luận nào để chứng minh nó được đâu, mà tất cả môn Hình học của chúng ta ngày nay đều xây dựng trên định đề đó. Vậy không có trực giác thì tri thức của loài người không tiến được.

    Nhưng trực giác không luôn luôn đúng. Tôi đã nhiều lần thấy những đứa bé lanh lợi, ai cũng khen là sau học được, mà rồi học dở hơn anh em, bè bạn. Các ông bạn tôi làm nghề xuất bản, thường nhận rằng có những tác phẩm tưởng in ra chỉ bán được vài trăm cuốn mà nội ba tháng bán hết ba ngàn, cuốn tưởng bán chạy lắm mà lại ế, làm cho những nhà xuất bản bạc đầu trong nghề cũng phải thở dài than rằng: ?oMười lần, bắt mạch trúng nhiều lắm là được ba lần...?. Tôi lấy ngành xuất bản làm thí dụ, các ngành khác thì cũng thế.

    Bạn thử tưởng tượng như vậy thì trực giác có nguy hiểm hay không chứ ! Chả trách Claude Bernard, ông thuỷ tổ của khoa y học thực nghiệm đã phải viết những trang rất nồng nhiệt đả đảo cái lối dùng trực giác để đoán bệnh. Không thể đoán bệnh được. Phải tìm bệnh, mà muốn tìm thì phải nhận xét, phân tích, thí nghiệm tỉ mỉ. Chúng ta thường có cái tật nóng ruột, vội vàng bực mình khi nhà thương cả nửa tháng mà bác sĩ vẫn chưa cho biết ta mắc bệnh gì. Như vậy là vô lý.

    Danh tướng Foch của Pháp trong kỳ thế chiến thứ nhất cũng nói: ?oTuỳ theo cái hứng tức là để cho vận mệnh sai khiến?. Chữ hứng đó, gần nghĩa với trực giác. Trong việc cầm quân, quyết định phải mau lẹ, mà ông cũng còn chỉ trích cái lối dùng trực giác như vậy đó. Ông luôn khuyên các sĩ quan của ông phải suy nghĩ, lý luận tìm hiểu nguyên nhân, kết quả rồi từ ý này dẫn tới ý khác, tóm lại phải tổ chức tư tưởng của ta chứ không được kết luận và nói hồ đồ được.
    Như vậy, tuy chậm thật nhưng khi ta đã tập tổ chức tư tưởng thì lần lần ta lý luận mau có kinh nghiệm, nhiều phán đoán ít sai, lúc đó ta có thể dùng đến trực giác.

    Một y sĩ chuyên trị bệnh thương hàn chẳng hạn, khám một con bệnh biết ngay là mắc bệnh đó hay không; một người thợ máy rành nghề, nghe tiếng xe hơi chạy có thể đoán ngay được máy hư ở đâu; một vị danh tướng trong trận địa biết ngay nên đặt quân, đặt súng ở đâu...; những người đó tuy dùng trực giá nhưng trực giác của họ chỉ là kết quả của hàng chục năm nhận xét, phân tích, lý luận. Cho nên những lời trên kia của Claude Barnard và của Foch chỉ để khuyên những người mới vào nghề, hoặc gặp một hoàn cảnh mới; và biết nghe những lời đó, nghĩa là chịu tập lý luận, phân tích thì đồng thời cũng là luyện trực giác nữa. Vậy việc quan trọng nhất vẫn là lý luận. Có quen lý luận đúng rồi thì trực giác mới dễ đúng.

    Nhưng khi lý luận, phải dựa vào sự thực, vào kinh nghiệm, nếu không thì nguy, thành ra không tưởng. Descartes đã có công lớn với khoa học khi ông khuyên chúng ta đừng chịu tin bất cứ một điều gì, dù điều đó được nhận là chân lý trong các kinh điển, mà phải suy nghĩ, lý luận xem nó có lý hay không đã, có thể kiểm chứng, thí nghiệm được hay không đã rồi mới được phép tin là đúng. Nhưng ông quá chú trọng đến lý luận, coi nhẹ phần thực nghiệm nên người sau hiểu lầm ông, tưởng rằng hễ ý nào sáng sủa, lý luận không sai thì chắc là đúng rồi; và sau khi ông mất được sáu, bảy chục năm, các triết gia Pháp đua nhau lý luận trên những quan điểm trừu tượng, gây nên một phong trào không tưởng ở thế kỷ 18, mà ảnh hưởng tới nay vẫn còn mạnh mẽ.

    Tôi xin nhường lời cho bác sĩ Alexis Carrel, một nhà tư tưởng nổi tiếng hiện nay của Pháp, tác giả cuốn L?Thom me cet inconnu, mà cả thế giới nhận là rất có giá trị. Trong cuốn Réflexions sur la conduite de la vie (Plon, 1958) ông viết:
    ?oNhưng chúng ta thích những trò suy tưởng triết lý của thế kỷ 18 hơn là những khái niệm sáng sủa và bình dị của khoa học. Đáng lẽ tiến tới sự thật cụ thể thì ta lại đình trệ trong sự trừu tượng. Sự thực cụ thể vẫn khó nắm hơn mà óc chúng ta lại ghét sự gắng sức.
    (...) Nhận xét không dễ như lý luận. Ai cũng nhận xét ít mà lý luận nhiều thì đưa tới sự lầm lẫn, còn nhận xét nhiều và lý luận ít mới đưa tới chân lý (...) Một điều đúng về lý luận nhưng vẫn có thể sai về thực tế. Vũ trụ luận của Aristotle và của thánh Thomas d?T Aquin chẳng hoàn toàn sai đấy ư? Hình học của Rieman có kém hình học Euclide về phần hữu lý đâu, vậy mà nó áp dụng vào thế giới chúng ta không được. Trong việc tìm sự thực muốn khỏi lầm lẫn thì phải dựa vào kết quả của nhận xét và kinh nghiệm chứ không phải chỉ dựa vào những kiến giải của trí óc?.

    Và kết quả là như vầy:
    ?oNhững quốc gia dân chủ không biết giá trị những khái niệm khoa học trong sự tổ chức đời sống công cộng. Họ tin quan niệm tự do và quan niệm mác xít, cả hai đều là con sinh đôi của chủ nghĩa duy lý của thế kỷ ánh sáng (tức thế kỷ 18). Cả hai đều không xây dựng trên sự nhận xét triệt để sự thực (...)?

    Vậy muốn luyện trí óc, ta phải biết lý luận trên những sự thực có thể kiểm soát được, và một khi tập trở thành được một thói quen thì trực giác của ta cũng phát triển mà ta phán đoán sẽ ít sai. Đó là đại ý của cuốn sách này.

    Tôi không có cao vọng làm một nhà lý luận. Tôi chỉ đọc được một số sách báo về vấn đề đó, rồi ghi lại những lỗi lầm trong lý luận mà chúng ta thường mắc phải, và đưa ra ít nhiều quy tắc để chúng ta thỉnh thoảng coi lại cho nhớ, luyện trí cho sáng suốt mà phán đoán may ra được vào cái hạng dưới Benjamin Franklin nghĩa là trăm lần thì sai độ tám chục lần thôi, như vậy cũng đã quý lắm rồi. Những quy tắc đó đều giản dị, dễ hiểu. Tiếc thay, chỉ vì không áp dụng nó, nên biết bao lần ta đã có những ý nghĩ nông nổi, những hành đông vô ý thức mà bây giờ nhớ lại, ta không khỏi mắc cỡ.
    Sài Gòn, ngày 29/02/1960
    Nguyễn Hiến Lê
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chương I. Tại sao chúng ta lý luận sai
    Ngôn ngữ của ta thiếu thốn
    Ta không chịu suy nghĩ
    Ta không suy nghĩ bằng óc mà bằng trái tim
    Ta lý luận không hợp cách
    Sự hiểu biết của ta nông cạn
    Ta không chịu điều tra thực tế
    Ta không chịu học kiến thức

    Chương II. Bốn định luật căn bản
    Định luật thứ nhất: Luật đồng nhất
    Định luật thứ hai: Theo một hướng nhất định
    Định luật thứ ba: Phải có liên lạc
    Định luật thứ tư: cơ sở thực tế vững vàng
    Một mẫu lý luận chặt chẽ
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
    Được sửa chữa bởi - CaChep vào 14/04/2002 22:23
  7. NVT2002

    NVT2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Cá Chép đã Post bài này lên!
    Theo em nghĩ thì đây chính là nhận thức của bác, là những điều mà bác tâm đắc thì phải. Nhưng bác không nói ra theo ý của mình, mà bác mượn lời người khác để nói thay cho bác, không biết em nghĩ như vậy có phải không? Hà hà... đọc đến đây chắc bác đã phần nào đóan ra được em là ai rồi! (nhưng bác đừng nói ra cho ai biết nghe, giữ bí mật giùm em chút xíu, mặc dù cũng có một bác phát hiện ra em rồi)
    Sau đây em có một vài ý kiến đối với bài của bác Nguyễn Hiến Lê, mà đã được bác post lên vừa rồi.
    Tren cơ bản thì em nhất trí với tinh thần của bài viết ấy. Nhưng có một số điều mà em muốn bàn thêm.
    Thứ nhất là vấn đề ??otrực giác???.
    Trực giác là gì?
    Thực ra hiện nay, đối với khái niệm trực giác thường được người ta dùng ít nhất là với hai ý nghĩa:
    Ý nghĩa thứ nhất là ý nghĩa thông dụng, được dùng theo lối thông thường, đó là những nhận thức trực tiếp không thông qua suy luận. Trong đó bao gồm cả sự nhận thức do linh tính, ức đoán, suy diễn, cảm thẩy.... tóm lại là sản phẩm của sự tưởng tượng, hòan tòan không có cơ sở vững chắc. Trực giác loại này là thứ trực giác cảm tính.
    Ví dụ: ta nghe thấy bà hàng xóm chửi chó mắng mèo, và ta cảm thấy là bà ấy đang chửi xéo ta. Sự nhận thức: ??obà ấy đang chửi xéo ta??? chính là nhận thức bằng trực giác theo kiểu này.
    Ý nghĩa thứ hai được dùng trong kinh điển của Đao Phật nói riêng và một số tôn giáo khác nói chung. ??oTrực giác??? được dùng ở đây ý nói đến sự nhận thức trực tiếp (hiện lượng), mà ta thường gọi là cảm giác, và tri giác. Nó là sự nhận thức trực tiếp không thông qua suy luận, mà thường được gọi là những sự thật hiển nhiên. Trong loại trực giác này không có chỗ cho sự nhận thức do linh tính, ức đoán, suy diễn, cảm thẩy.... tóm lại là không có chỗ cho tất cả các sản phẩm của sự tưởng tượng, không có cơ sở vững chắc. Trực giác loại này là thứ trực giác lý tính.
    Trong bài Kinh "Thâu nhiếp", Kinh Tưng ưng bộ tập 4, tr. 127, Phật Thích ca có chỉ dạy về nó như sau: ??oNày Màlukyaputta, đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được biết đến, Ông sẽ chỉ thấy được với những vật thấy được, sẽ chỉ nghe được với những vật nghe được, sẽ chỉ cảm nhận được với những vật cảm nhận được, sẽ chỉ nhận biết được với những vật nhận biết được.???, chính là nói đến việc sống trong cái thứ trực giác này
    Trong các bài Kinh ??oĐại không???, và ??oTiểu không??? thuộc Kinh Trung Bộ, Phật Thich ca cũng nói rõ về sự sống trong trực giác này của ngài. Trực giác của Phật Thích ca hay của Chúa Giê su là loại trực giác lý tính này, chứ không phải là cái thứ trực giác đầy cảm tính nói trên.
    Chúng ta cần phải phân biệt cho rõ ràng hai khái niệm trực giác này, chớ có lầm lẫn vì sự giống nhau qua cái vỏ ngôn ngữ bề ngoài của chúng. Và tất nhiên là em đồng ý với ý kiến của bác ấy cho rằng: trực giác (dù là loại thứ nhất hay loại thứ hai) không luôn luôn đúng.
    Việc tu hành theo đạo Phật là phải đạt đến chỗ: sống trong trực giác (loại thứ hai) sao cho nó luôn luôn đúng. Và để đạt được điều này họ làm hòan tòan khác với các phương pháp của phương tây. Họ không theo nguyên tắc tìm ra những quy tắc để rèn luyện lý trí, Mà họ theo nguyên tắc: tìm ra những sai lầm ,trong suy luận và trực giác (loại thứ hai) rồi khắc phục chúng . Khi các nhận thức sai lầm đã hết, thì đương nhiên sẽ chỉ còn những nhận thức (do suy luận và trực giác) đúng.


    NVT2002
  8. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    tieuthulolem, rồi NVT2002, rồi còn gì nữa đây.
    Thiếu trung thực đã là không tốt rồi,
    nhưng thiếu trung thực với chính mình thì càng không tốt.

    V@
    [/size=4
  9. Platal

    Platal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0

    Kệ hai bác ấy bibô với nhau, bác Pagoda à!
    Còn về mặt cá nhân thì em thấy những gì bác Cá chép viết không bổ ích nhiều lắm.
  10. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    Anh pagoda thù sâu và nhỏ mọn quá!
    À mà có khi anh pagoda chính là chú nguyenducquyzen cũng nên, cố tình đổ tội cho em, anh ăn hiếp em quá nha!
    Đàn ông con trai chi mà đi ăn hiếp đàn bà con gái yếu đuối!

    nguyenducquyzenB
    mailan_susu@yahoo.com


Chia sẻ trang này