1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghĩ gì về ý thức bảo vệ MT của chúng ta ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi ngthhuan, 06/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo chi tiết về tình hình môi trường ở Việt Nam
    Hà Nội (TTXVN 18/9/2002)
    Một bản báo cáo chi tiết về tình hình môi trường ở Việt Nam và những thách thức đối với Việt Nam trong việc quản lý và bảo vệ môi trường, đã được Ngân hàng thế giới công bố sáng 18/9 tại Hà Nội.
    Báo cáo này do Ngân hàng thế giới và Cục môi trường Việt Nam phối hợp soạn thảo với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida).
    Bằng việc phân tích một cách chặt chẽ và có hệ thống các dữ liệu về môi trường, báo cáo đã đưa ra một bức tranh tổng quan về chất lượng môi trường, sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triền bền vững. Theo báo cáo, trong 5 thập kỷ qua, diện tích che phủ rừng của Việt Nam đã giảm từ 43% xuống còn 29%, gây sói mòn đất, mất cân bằng sinh thái và khu hệ sinh sống làm cho nhiều loài động, thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Việc gia tăng dân số nhất là ở khu vực thành thị đã dẫn đến tình trạng không quản lý được rác thải, ô nhiễm nước và không khí gia tăng. Việc khai thác quá mức và sự phá hủy các giải san hô, rừng ngập mặn ven biển đã làm giảm sản lượng đánh bắt hải sản.
    Báo cáo cũng nêu ra một số hướng giải quyết nhằm hạn chế tình trạng này như tạo điều kiện và khuyến khích người dân thay đổi thói quen, đồng thời vận động họ tham gia vào việc bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả thế chế; cải tiến việc thu thập, phân tích và lưu giữ số liệu môi trường một cách có hệ thống, để tăng tính chính xác kịp thời, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả các chính sách về môi trường; thúc đẩy trao đổi thông tin và nâng cao năng lực của cán bộ môi trường.
    Theo Thứ trưởng Bộ khoa học, công nghệ và môi trường Phạm Khôi Nguyên, báo cáo đã giúp các nhà quản lý môi trường Việt Nam nhận diện được những vấn đề cần ưu tiên cấp bách, làm cơ sở cho các nhà quản lý môi trường Việt Nam hoạch định chính sách môi trường Việt Nam trong 10 năm tới. Báo cáo là phương tiện tốt để nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề môi trường và tạo sự đồng tâm trong công chúng về vấn đề này, đồng thời là cơ sở để Ngân hàng thế giới và các nhà tài trợ hợp tác với Việt Nam trong vấn đề này.
    Ông Klaus Rohland, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cam kết sẽ hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế để cải thiện tình hình môi trường ở Việt Nam. Dự kiến ngân hàng sẽ cùng với cơ quan chức năng của Việt Nam soạn thảo Diễn biến môi trường hàng năm cho Việt Nam, mỗi báo cáo sẽ nhấn mạnh những vấn đề môi trường cần ưu tiên trong những năm tới.
    Để khẳng định sự hợp tác của Đan Mạch với Việt Nam trong vấn đề này, ông Mikael Winther Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Đan Mạch vừa phê chuẩn dự án hợp tác với Việt Nam về thông tin môi trường với khoản tài trợ 2 triệu USD./.

    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Về công tác trồng rừng theo mình biết thì dang có dấu hiệu đáng mừng: hiện nay diện tích rừng phục hồi ngày càng tăng, các khu bảo tồn sinh thái ngày càng được hình thành và mở rộng.
    Hai nguyên chính khiến diện tích rừng tăng lên:
    + Chúng ta thực hiện rất thành công chính sách giao đất giao rừng.
    + Việc đóng cửa rừng tuy khá khó khăn do bọn lâm tặc nhưng cũng đã thu được những kết quả ban đầu.

    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  3. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Nguồn nước, mạch sống của tương lai
    Gia Khiêm
    Trong một cuộc họp bàn chuyện nguồn nước của song Mekong hồi cuối tháng 2.2002 ở Trường Đại học Cần Thơ, có một vị là người nước ngoài hỏi: "Sông Mekong chảy qua 6 nước, nếu có bất đồng trong việc sử dụng nguồn nước thì làm sao?".
    Hiệp hội Hữu nghị Châu Á - Nhật Bản (JAFS - Japan Asian Frienship Society) nghĩ tới chuyện này nên họ đã cùng Trường ĐHCT và Sở KH-CN & MT Cần Thơ, Cty TNHH Hợp tác trẻ TPHCM tổ chức hội thảo (seminar). Khởi đầu từ Cần Thơ, rồi tới CPC, Lào, Trung Quốc và sẽ dừng lại ở Nhật để đưa ra những ý kiến chung nhất sau khi đã tập hợp những ý kiến chung quanh việc bảo vệ nguồn nước trên sông Mekong. Mekong không chỉ có nước, nhưng trước hết là nước. Nước đem sự sống cho những vùng rộng lớn, bao gồm 80 triệu đân sống dọc triền sông kỳ vĩ này. Nhưng nước cũng khiến cho sự ham muốn của con người muốn biến mọi thứ thành của riêng. Có nơi chặn dòng, lấy nước làm ra điện; vét luồng để tàu có trọng tải lớn chở hàng hoá, du khách thong dong trên thượng nguồn... bất kể điều gì sẽ xảy ra ở phía hạ lưu.
    Đại diện tổ chức JAFS nói: Mục tiêu chung của các seminar là nâng cao hiểu biết về vai trò, giá trị của nguồn nước sông Mekong đối với nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, sức khoẻ cộng đồng... từ đó tăng cường ý thức của cộng đồng địa phương trong việc thực hiện những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước . Nói chuyện kỳ vĩ của dòng sông, nói tác nhân bất lợi từ thượng nguồn, nhưng chính chúng ta cũng đang tự hại mình bằng cách cư xử tệ hại với dòng sông khi mọi thứ cứ vứt xuống dòng sông. Giờ đây, có nơi tập trung mọi loại chất thải, muốn làm sạch không phải ít tiền.
    JASFS chuẩn bi khá kỹ cho việc tập hợp ý kiến cộng đồng địa phương cho diễn đàn về nguồn nước trên thế giới (lần thứ 3), tổ chức tại Nhật Bản.
    Vậy, chúng ta chuẩn bị gì khi nguồn nước ngày một hiếm hoi lại rơi vào tình trạng nhiễm bẩn khó bề khắc phục?

    AI BIẾT ĐÂU NÈ !

Chia sẻ trang này