1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGHỈ HÈ PUERTO RICO

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi NgoayTai, 22/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NgoayTai

    NgoayTai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2001
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    NGHỈ HÈ PUERTO RICO

    Giáng Nga



    Từ đầu năm, được sự cố vấn của một anh bạn đã từng đi hội họp nhiều lần bên San Juan, Puerto Rico, Nga quyết định mùa hè năm nay gia đình mình sẽ xuất ngoại một chuyến về hòn đảo ngoài khơi Đại Tây Dương, nằm cách Miami 1,000 dặm về phi?Ta Đông Nam và diện tích bằng khoảng tiểu bang Connecticut.

    Theo dự định, Nga gọi dành trước hotel và mướn xe. Còn vé máy bay thì quyết định đi stand by. Chỉ cần list một ngày trước giờ khởi hành là đủ. Có bạn thắc mắc công lao sắp xếp đi nghỉ hè từ vài tháng trước mà chơi trò "stand by" có phần liều lĩnh quá chăng? Không sao, mỗi ngày phi cơ bay hai chuyến sáng sớm, từ Chicago đi San Juan. Nếu trượt ngày nay còn ngày mai cơ mà. Tội gì mua vé revenue passenger. Tiền ấy dành đánh bạc còn sướng hơn!

    Mà đúng thật, những lần trước bay đi Las Vegas, Los Angeles dễ ợït. Lúc nào cũng trót lọt cả nhà. Lần này xuất ngoại tổ không đãi. Ngày đầu tiên cả hai chuyến bay đều đầy khách bay đi thẳng bỏ mình ở lại. Thật đời lắm lúc quá nhiều người đồng ý cùng chọn lựa giống mình đều có thể làm mình ... mất vui.

    Cũng chả sao, Nga ung dung đi trở về sở như thường lệ, vừa thanh toán bớt công việc vừa làm thơ tự vịnh gửi bạn bè :



    LÔNG BÔNG LÊU BÊU

    Ai bảo Stand By là chắc đi?
    Hì hục mỗi ngày vác va-li
    Biu úp mớt xồ mồ hôi toát
    Ngồi chầu vêu mõm để mần chi

    Nó bảo máy bay đã quá đầy
    Về đi rồi tính chuyện ngày mai
    Ba đứa nhìn nhau cười toét miệng
    Ừ, số lêu bêu, mai hẳn hay


    Có những lúc này mới biết bè bạn thương mình. Chị S chúc lành: "May the force be with you" như trong Star War. Anh T gợi nhớ thi hào Paul Verlaine đã từng viết: "Lang thang như gió như lá bay." Anh Q nhắc: "Thua keo này ta bày keo khác." Anh bạn Bh an ủi họa lại bài thơ "Lông Bông Lêu Bêu" như sau:



    Vé thật mà còn chửa chắc đi
    Sịt Ten Bai chả trách khó ... chia ly
    Người nhanh tay có Bo Đinh Pát
    Kẻ chậm chân còn biết nói chi

    Ra sớm may ra nó chửa đầy
    Kẻo không mai lại hẹn ngày mai
    Chúc GN được hanh thông nhé
    Nhớ gửi thơ về kể chuyện hay


    Hôm sau bốn giờ sáng lại khăn gói quả mướp ra phi trường. Dĩ nhiên trời không nỡ phụ lòng người. Cả ba đứa hiên ngang trèo lên phi cơ bay bốn tiếng rưỡi đi San Juan cái một.

    Đảo Puerto Rico (nghĩa là đất trù phú) được khám phá bởi Christopher Columbus ngày 19 tha?Tng 11 năm 1493 và là thuộc địa của Tây Ban Nha. Khoảng năm 1868, dân chúng nổi dậy đòi tự trị. Đến năm 1898, do hậu quả chiến tranh Spain-American, Puerto Rico trở thành territory của Hoa Kỳ. Và từ năm 1917, Quốc Hội Mỹ ban quyền công dân Hiệp Chủng Quốc cho dân Puerto Rico. Rồi từ năm 1952, đảo này có hiến pháp và chính phủ nội địa riêng.

    Vì là một non-incorporated territory nên phi trường quốc tế Luis Munoz Marin chả khác gì bên Mỹ: to, rộng, sạch sẽ, đẹp đẽ, và xa lộ giăng mắc như cửi. Xe hơi nối đuôi nhau. Chả thấy bóng dáng motocycles nào cả. Phi trường cách thủ đô San Juan năm phút lái xe. Hai bên đường phố thương mại rực rỡ toàn là các cửa hiệu quen thuộc của Mỹ quốc: Hiệu thuốc Walgreens, hiệu giày Payless Shoes, bàn ghế Lazy Boy, ăn uống Wendy, McDonald, Bennigan?Ts, áo quần Ralph Lauren, Calvin Klein, Shopping Macy?Ts, và Tiffany. Tất cả đều lộng lẫy bóng lộn làm mình ngẩn ngơ nghĩ về một miền đất nhược tiểu xa xôi tận bên kia địa cầu kèm theo tiếng thở dài ? giá mà !!

    Các bảng chỉ đuờng đều bằng tiếng Spanish. Chỉ vài phút là mình tạm thông thạo, Pare: Stop, Salida: Exit, Norte: North, Sur: South, Oeste: West, Este: East. Cậu con từ thời trung học đã được khuyến khích học ngôn ngữ Tây Ban Nha thay vì Pháp hay Đức vì lý do thực tiễn (xin lỗi quý bạn văn hóa Pháp, Đức ở đây), giờ cũng quên gần hết, chỉ bập bẹ dăm câu. Ông bố lầu bầu:

    - Thế này mình mướn một cô thông dịch viên coi bộ hay hơn!

    Nga gật gù:

    - Có nữ thông dịch viên thì chỉ có nằm nhà chứ có đi được đến đâu đâu !!

    Chàng sáng con mắt lên cười toe toét.

    Khách sạn Wyndham El San Juan nằm trong khu Isla Verde sang trọng cây cao bóng mát, hoa cỏ xanh tươi, và bãi biển ngay đàng sau nhà thật tuyệt vời. Xéo bên kia đường là hiệu ăn Ponderosa; Nga đã thích từ lâu. Nhưng ở Illinois hệ thống này đóng cửa đã mấy năm nay. Bây giờ gặp lại cứ như tha hương ngộ cố tri. Mỗi ngày tha hồ steak với lại tôm hùm, vừa ngon vừa được ăn nhiều vừa rẻ.

    No nê rồi đến cuộc vui buổi chiều. Ở Lobby, ban nhạc sống chơi liên tục, một guitar, một keyboard, một kèn đồng, một ca sĩ. Ởû góc này vừa trình diễn xong thì phòng khiêu vũ kia đã có dàn nhạc ba ca sĩ. Phần lớn các điệu Latino: Salsa, meringue, mình chế biến đại ra thành rhumba, paso, bebop nhảy được lắm. Thỉnh thoảng cũng có tango, slow mùi. Đến giữa đêm discotheque bắt đầu mở cửa. Là lúc cần thiết tập thể thao dữ dội cho đêm về giấc ngủ thật ngon.

    Thói quen của khách du lịch ưa thích cuộc sống ban đêm là phải đi ngắm các người đẹp trình diễn ở night club. Mỗi thành phố mình đi qua có những hình ảnh quyến rũ khác nhau, Paris, Armsterdam, Bankok, Hawaii. Cứ tưởng thân hình vệ nữ nào cũng đại khái như nhau. Cách nhảy múa hơn kém nhau tí đỉnh nhưng lúc nào cũng tràn đầy hấp lực. Và không nên quên vài nguyên tắc sơ đẳng cho khách. Chẳng hạn đừng ngồi vòng đầu sát sân khấu sẽ rất hao địa. Mà nhiều khi chậm chạp không kịp né, bị lảnh đủ được nhiều thứ bay vào đầu, vào mặt lắm! Hỏi quanh, được biết có Diva Gentlemen Club ở đây. Gọi phone tìm đường chỉ gặp máy trả lời. Cứ lái xe tìm lấy cũng đến nơi. Đàn bà vào cửa không mất tiền. Đàn ông mười đô kèm luôn giải khát. Âm nhạc, đèn đóm khá, các cô trẻ đủ màu da nhảy cũng được, nhưng chỉ có năm mươi phần trăm thôi. Đêm vui rồi cũng tàn. Đứng trên hè phố gió biển mát ***g lộng chợt thấy nhớ ngày xưa những đêm vui về sáng hay kết thúc bằng bữa điểm tâm phở gà miến cua ngõ Phan Đình Phùng. Nhớ ơi là nhớ. Thèm ơi là thèm.

    Từ San Juan tân trang đi dọc bờ biển về phía Tây năm bảy phút là vùng Condado rất phồn thịnh, lộng lẫy. Vài chục Hotel & Casino rãi rác sát bể. Cái nào cũng sang trọng đẹp đẽ. Cách tổ chức giống nhau thành mình không có lý do gì để thử thời vận. Chỉ ở một chỗ, sòng bạc mở cửa từ 12 giờ trưa đến 6 giờ sáng, có giật máy, roulette, black jack, Caribbean Stud, sòng xì dách tối thiểu năm đồng, tối đa bac ngàn. Phần đông chia bài từ trong ổ, nhưng dealers phải làm bài bằng tay. Chỉ có vài Casino là có sắm máy làm bài.

    Không thấy poker, đâm nhớ phé Saigon rất đáng mê, ngon lành hơn poker Mỹ quá xa. Cảm giác rất mạnh, suy nghĩ quay cuồng trong óc, thắng được một ván bài ngon lành, đã lắm, mấy ngày sau còn nhớ. Mà thắng vì bài lên dễ dàng không thú bằng tháu cáy. Phải tháu ngay từ đầu cơ. Mà phải biết tính đối phương nhát. Mình cứ nhởn nha đẩy nguyên cọc tiền "tapi" ra giữa sòng, cười cười nói nói như không. Nhìn đối phương bứt tóc bứt tai, gãi đầu gãi cổ cả 5-10 phút, cuối cùng thở dài xếp bài lại, lúc ấy mình mới một tay vơ tiền, một tay vật đến đét con tẩy để ngữa giữa chiếu cho mọi người cùng xem, cười nhẹ nhìn đối phương thừ người. Cái thống khoái này tuyệt vời lắm.

    Đánh xì phé ngày xưa là trò đấu trí ghê gớm. Đem tiền ra giỡn thì gặp tay bịp là thường. Bắt bạc bịp là chuyện rất khó. Cũng phải lăn lóc nhiều sòng, gặp gỡ đối phó với rất nhiều cao thủ võ lâm, phán xét nhanh đúng, tai mắt tinh anh thì mới bảo tồn xương máu tài sản của chính mình được. Các kỹ thuật bịp bợm thì nhiều lắm: tráo bài, xếp bài, bấm bài, đánh bằng con cóc hai miệng (thay vì một miệng), xẻo góc bài, dắt tay đại bịp lại vân vân.

    Nhưng từ hồi sang ngoại quốc, thú vui này bị đánh mất đi rồi. Poker nhàm chán, tuy ít gặp tay bịp hơn, không có sự đấu trí tối đa, nhiều luật lệ vớ vẩn ràng buộc, không còn đánh với người quen đùa cợt nhau mà toàn là dân tứ xứ lầm lì. Nghệ thuật cờ bạc xì phé coi như đã xa rời.

    Tiếp tục lái về West 5 phút nữa là vùng Old San Juan với những con đường hẹp trãi đá giữa các phố cổ kiểu Spain thật dễ thương. Mấy dẫy pháo đài bằng đá ong xây từ mấy thế kỷ trước vẫn kiên cố ngạo nghễ phơi bụi thời gian đứng nhìn ra biển Đại Tây Dương ngút ngàn.

    Du khách thích đi bộ có thể tiêu cả ngày lang thang khắp các cửa hàng nho nhỏ xinh xinh bán kỷ vật, y phục, nữ trang. Amber là đặc sản vùng này sản xuất từ nhựa cây mang màu hổ phách trông khá đẹp và khá đắt nên Nga vẫn chủ trương: dư tiền thà đánh bạc chứ không mua sắm! Bạn nào yêu lịch sử thì có rất nhiều kiến trúc cổ, bảo tàng viện, thành quách để đi thăm. Vịnh Old San Juan là hải cảng lớn nhất vùng Caribbean hằng năm đón tiếp cả triệu du khách đến từ các tàu du lịch (cruises) trên khắp thế giới.

    Bởi một sự tình cờ khi lái loanh quanh Old San Juan, chúng tôi khám phá ra một tiệm ăn Việt Nam thật hiếm hoi. Nơi đây không như Hawaii hay Paris để được tha hồ sáng ăn phở, trưa bún, tối cơm. Vội vàng vào để ủng hộ đồng hương nhưng đành thú nhận là chỉ nhá được một phần rồi phải bỏ dở mà đi, không nghĩ đến khi nào trở lại. Vì tuy ông đầu bếp là người Việt và có thể làm tất cả mọi nghề khác nhưng trừ nghề đầu bếp thức ăn VN ra. Ấy vậy mà mấy ngày sau đó, sau khi đi quanh quẩn, thẩn thờ đọc qua thực đơn dán ngoài cửa của hàng chục tiệm Mexico, Italian, Indian, Chinese, chúng tôi quyết định quay trở lại tiệm Việt Nam duy nhất đó lần nữa. Thế mới biết từ trong xương trong tủy người Việt này có một chút ngông cuồng khó mà giải thích được.

    Muốn biết thêm các thành phố khác, Dorado được chọn để đi, nằm trên bờ biển cách San Juan một tiếng lái xe về hướng Tây. Lạ lắm, downtown nhem nhuốc, lụp xụp, nhà tư nhân và cửa hàng đều có chấn song sắt bao quanh cho mình cảm tưởng rờn rợn bất an. Nhưng cách đó chỉ vài miles, Hyatt Resort & Casino kiêu sa lộng lẫy trải dài suốt dọc bờ biển cát trắng. Buổi chiều nằm dưới hàng dừa lã ngọn ngắm hoàng hôn phủ xuống bờ biển trong xanh như ngọc, nghe sóng biển tình tự ru hồn, cứ ngỡ mình bềnh bồng trong thủy triều Đại Tây Dương, trôi đi giữa mộng ảo thiên đàng, không hề phiền lụy, không biết đớn đau.

    Ngày hôm sau, nghe theo lời vài người địa phương nói về vẻ đẹp từng được xếp vào hạng nhất của bờ biển Flamenco trên đảo Culebra, mình phải dậy sớm ra khỏi nhà trước bảy giờ sáng lái xe một giờ đồng hồ về hướng Đông thành phố Fajardo sát biển để đi phà qua đảo. Đến nơi chia nhau ra. Người xếp hàng dài dòng dọc chờ mua vé đi phà. Người chạy tìm chỗ đậu xe trong parking an toàn. Hàng người xếp vẫn không di chuyển, chỉ có dài thêm trong nắng sớm buổi mai. Ở đây không thể mua vé trước hay reserved gì cả. Chỉ có ngoan ngoãn mà xếp hàng và vé chỉ bán một tiếng trước khi khởi hành. Ngày cuối tuần và thứ ba có hai chuyến. Những ngày khác khỏi đi.

    Rồi chợt xôn xao, rồi chợt hàng tan rã, amigos cho hay không còn vé nữa, mọi người nên giải tán về, hai giờ chiều trở lại xếp hàng cho chuyến phà ba giờ. Chúng tôi mặt chảy dài, mở bản đồ xem tìm vùng đất khác để chuyển hướng đi lang thang. Chợt một amigo tiến đến chìa ra ba vé mời mua giá chợ đen. Mười dollars cả ba thay vì chỉ có hơn hai dollars một vé giá chính thức. Thật là mừng như bắt được vàng, vội xuống phà ngồi máy lạnh. Qua kinh nghiệm xếp hàng khó mua vé, để trở về đất liền chiều nay, chúng tôi rút ngay mười dollars gạ gẩm một amigo coi bộ khả tin đi cả nhà mười người để họ xếp hàng sớm sủa mua hộ vé cho mình khi trở về nếu mình chậm chân.

    Phà xăm xăm cưỡi sóng băng đi trong Atlantic Ocean hơn tiếng rưỡi thì đến đảo Culebra. Nhảy lên xe van mỗi người hai dollars để ra bờ biển Flamenco, nhìn thấy ai cũng tay xách nách mang thức ăn, thức uống, ghế lều lỉnh kỉnh, mình nghĩ dân ở đây tinh thần cắm trại cao gớm. Khi được thả xuống bờ biển Flamenco, nơi thiên nhiên ngự trị, trên là trời cao nắng gắt, dưới là biển ấm, cát bỏng chân, không một bóng dừa xanh mượt, không một cửa hàng giải khát, mình bắt đầu hiểu lòng yêu thiên nhiên của mình hơi yếu kém. Cái đẹp thuần túy của đất trời không đủ quyến rũ mạnh mẽ nếu thiếu tiện nghi vật chất của con người tạo dựng. Cũng may, trong cơn bụng đói cổ khát, chúng tôi lang thang vào khu camping vớ được một xe nhỏ duy nhất bán lèo tèo vài chiếc hotdog, vài lon nước ngọt. Cũng đành nhắm mắt nuốt đại, may mà không bị đau bụng.

    Trong suốt thời gian ở San Juan, ngày nào trời cũng thật đẹp, trong xanh không một gợn mây, ấm áp vừa phải, không nóng, không lạnh. Chỉ hôm trước khi bay về Mỹ là mưa gió dữ dội. Cũng chẳng sao, mình lại vui chơi la cà bên trong các sòng bạc. Chỉ có hơi ngạc nhiên khi thấy xe nào cũng bị phủ bùn đất đục ngầu.

    Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn. Sáng ngày cuối cùng phải bay về Mỹ, va li đã xếp xong, Nga thẩn thờ nằm dưới bóng cây bàng sau hotel ngắm biển một lần cuối. Gió mơn man trên tóc. Cát bay bay quấn chân. Nga nhắm mắt lại cảm thấy trái tim mình thật hạnh phúc, thật bình yên. Rồi thì nhân viên khách sạn chạy ra cho hay phi trường hoàn toàn đóng cửa. Tất cả các hãng hàng không hủy bỏ các chuyến bay vô hạn định. Lý do, núi lửa Montserrat?Ts Soufriere Hills, cách San Juan 280 dặm, bắt đầu phun. Gió đã đưa tro bụi và phún thạch li ti đầy bầu trời. Phi cơ không thể cất cánh được.

    Cảm giác kinh hoàng hai năm trước, tháng 11, 1999, lại trở về. Chuyến viếng thăm VN lần đầu tiên, sau gần phần tư thế kỷ xa xứ. Bị cơn bão lụt giam hảm trong khách sạn Morin ở Huế ba ngày trời. Bó chân nhìn ra chợ Đông Ba chìm trong bể nước mênh mông, thành cầu Tràng Tiền nhô chỏng chơ khỏi mặt nước đục lợ. Mấy bữa cơm thức ăn giới hạn, rắc chút xì dầu thấy buồn muốn khóc. Mấy đêm không điện không đèn, không ngủ, thấp ngọn nến lung linh, bóng người chập chờn ngã nghiêng trên vách. Nhớ thật nhiều Anh C, anh T ôm cây guitar cùng mình cất tiếng hát trong bóng tối bên ngọn nến hiu hắt. Cả nhóm du khách đàn hát cho nhau nghe thật thắm thiết, thật ngậm ngùi. Không biết lúc nào vượt thoát ra được khỏi niềm tuyệt vọng.

    Bây giờ luống cuống liên lạc airline không thể biết bao giờ sẽ bay lại. Lúng túng phone về sở báo cáo xếp hay, chưa biết khi nào trở về làm việc. Rồi ngập ngừng gọi bạn ở Chicago để nghe bật tiếng kêu om:

    - Sao đi đâu cũng gặp thiên tai vậy? Có cách nào dùng tàu vượt thoát ra khỏi đảo đó không? Đừng lo nếu cạn tiền sẽ gửi Western Union.

    Nghe cảm thấy lên tinh thần nhiều lắm.



    Ngày hôm sau dậy thật sớm gọi máy bay biết là phi trường hoạt động trở lại, vội vàng xuống check out hotel. Tờ bill dài sòng sọc hơn tờ sớ. Số tiền tổng cộng hàng cuối nhiều hơn con số mình phỏng chừng cả ngàn dollars. Tuy muốn đi gấp, nhưng phải chịu khó kiểm soát từng giòng một. Mỗi ngày đều đặn bị tính tiền phone long distance, gần hai trăm dollars. Phải khiếu nại, chứng minh là bill điện thoại sai. Nói tới nói lui, chạy đủ report manager cũng đồng y?T lỗi này bởi "phone scam", và chịu tha cho khoảng charges long distance này. Kinh nghiệm họ cho biết ngày đầu mình gọi phone trong lảnh địa Puerto Rico bị trúng ổ phục kích. (Trong trường hợp này có thể là Gentlemen Club đấy) Tụi gian có system sẽ giở thói ăn cướp, du khách không biết cứ nhắm mắt trả tiền ráng chịu.

    Ăn dầm nằm dề ở phi trường suốt ngày cố gắng chui lọt bất cứ chuyến bay nào để ra khỏi đảo đi Chicago, hay Indianapolis hoặc Orlando. Nhưng hàng ngàn người khác cũng bị kẹt từ hôm qua. Có ai nhường ai đâu. Nhờ trời, ba giờ sáng cả nhà đặt chân xuống được Orlanđo, Florida. Tự an ủi may mắn lắm mình về gần nhà hơn một chút. Ngà ngà chờ chuyến đầu tiên bay Chicago lúc bảy giờ sáng. Dĩ nhiên không thể lên được. Mệt nhừ nhưng đành lăn lóc chờ chuyến hai giờ trưa. Và nằn nì dù chỉ có một ghế trống cũng xin cho Nga bay về trước còn lo sổ sách thuế má kẻo lại mất job. Khi chuyến xế cũng không lọt được thì tức mình lắm. Cả nhà quyết định nhảy lên xe bus đi ra Orlando downtown chơi. Xe bus #51 lấy mỗi đứa một đồng, rẻ chán. Lòng vòng gần một tiếng đồng hồ thả xuống downtown. Phố khá vắng, sạch sẽ. Trời lâm râm mưa. Thành phố dễ thương này chìu khách du lịch, cung cấp bus free chạy vòng downtown ngắm phố cũng ngộ. Cuối cùng bắt chuyện với một cặp bạn trẻ người Mỹ có lòng tốt chở thẳng chúng tôi đến khu chợ Việt Nam đường Colonial và Mills.

    Khu VN ở Orlando rất khang trang, đẹp mắt, khá lớn. Tuy không bằng Little Saigon nhưng so ra còn lớn hơn nhiều thành phố có cộng đồng VN đông đảo mà mình đã từng đi qua. Có đủ giờ ghé mua hai chiếc DVD và cuốn báo kỷ niệm, dằn bụng thật chắc chắn một bữa cơm, phở, bún, gỏi trước khi gọi taxi ra phi trường chầu chực tiếp, chờ chuyến bay đêm về Chicago để sáng hôm sau còn tiếp tục trả nợ áo cơm, tạm chấm dứt một cuộc hành trình đầy lý thú và bất ngờ mà số mệnh lang thang vẫn hay dành cho mình.



    Giáng Nga
    August 8, 2001





    Hương rừng thơm đồi vắng
    Nước suối trong thầm thì
    Cọ xoè ô che nắng
    Râm mát đường em đi

Chia sẻ trang này