1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghi lễ khắp nơi trên thế giới

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi mit-uot, 05/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    Nghi lễ khắp nơi trên thế giới

    LỄ CƯỚI

    1. Nước Nga

    Ở nước Nga từ xưa đã tồn tại cách nghĩ cô dâu là thứ mà chủ rể mua về. Trên thực tế ngày xưa trong lễ cưới có phần chủ rể trao tiền cho cô dâu để thể hiện cách suy nghĩ này. HIện nay tuy không còn hình thức trao tiền trong lễ cưới nữa, nhưng đám cưới của người Nga vẫn còn những nét độc đáo và thú vị khác.
    Vào ngày cưới, chủ rể sẽ đi xe ô tô đến đón cô dâu, sau đó hai người sẽ đến uỷ ban thành phố để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, việc đón được cô dâu đến uỷ ban không hoàn toàn đơn giản như vậy Trước hết chủ rể phải vượt qua được những thử thách mà bạn bè, người thân cô dâu đưa ra để chứng tò lòng dũng cảm và tình yêu đối với cô dâu. Nếu ko vượt qua được những "của ải" này, chủ rể sẽ không thể gặp được cô dâu. Những thử thách đó cỏ thể là đứng dưới cửa sổ phòng cô dâu hét thật to một câu nào đó ( I love you chẳng hạn ). giải những câu đố hóc búa, bắt chước hình dáng, tiếng kêu của con vật nào đó, hoặc thậm chí có thể bị tấn công bởi một cô dâu giả!
    Đám cưới của người Nga rất chú trọng đến việc tạo không khí vui vẻ cho những vị khách tham gia, vì vậy việc bắt chú rể làm những việc kỳ quặc trên cũng ko nằm ngoài mục đích đó.
    Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn xong, mọi người sẽ về nhà cô dâu, chú rể hoặc một khách sạn nào đó để dự tiệc ăn uống. Đến đây "màn hành hạ" chú rể vẫn chưa kết thúc Khi bữa tiệc đang đến hồi cao trào, đột nhiên cô dâu sẽ bị bắt cóc, một lá thư đòi tiền chuộc sẽ được gửi đến bàn chú rể và chú rể có nhiệm vụ đi "quyên góp" tiền của tất cả các vị khách mời để chuộc cô dâu về

    2. Châu Phi

    Đám cưới ở các nước Châu Phi nổi tiếng là dài và ồn ào! Chẳng hạn ở nước Tanzania, lễ cưới thường bắt đầu từ khoảng 6h tối, đến 11h đêm thức ăn sẽ được đem ra và sẽ kết thúc vào 1h sáng hôm sau. Còn ở đất nước Ethiopia, lễ cưới được gọi là lễ bắt cóc cô dâu. Người con trai sẽ đi ngựa đến nhà người con gái lén bắt cóc người con gái về nhà mình. Sau đó vài hôm, người con trai sẽ sang bên nhà gái thông báo tình hình và xin phép được giữ người con gái ở lại bên nhà mình.
  2. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    3. Trung Đông
    Trong thế giới Đạo Hồi, việc tiếp xúc nam nữ vẫn còn bị nhiều hạn chế, vì vậy phần lớn các cuộc hôn nhân là do sắp đặt trước.
    Trong đám cưới, phụ nữ và đán ông không được phép ngồi cùng bàn. Thông thường phụ nữ phải ngồi trong nhà, đàn ông ngồi ngoài sân. Đám cưới thường đưọc tổ chức vào thứ 6 - ngày nghỉ hàng tuần của Đạo Hồi. Lễ cưới truyền thống thường được tổ chức tại nhà chú rể hoặc tại hội trường lớn trong vùng. Trước sự chứng kiến của thẩm phán, giáo sĩ Đạo Hồi,các vị trưởng lão và 2 bên gia đình, cô dâu chú rể cùng tuyên thệ và sau đó sẽ cùng ký vào giấy kết hôn.
    4. Nhật Bản
    Trước kia, ở Nhật Bản, con trai lấy vợ là phải ở nhà vợ. Phong tục này gọi là " muko iri ". Cho đến khoảng thế kỷ thứ 13, 14, quyền lực của các Samurai bắt đầu mạnh lên, phong tục này đã chuyển thành " yome iri ", nghĩa là cô gái lấy chồng thì phải theo chồng.

    Dưới thời phong kiến, cô dâu chỉ được chính thức trở thành một thành viên của gia đình nhà chồng sau khi sinh con, còn trước đó mặc dù trên danh nghĩa đã có chồng nhưng cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, và anh chồng có nhiệm vụ sang thăm vợ hàng đêm. Vào thời đó, sức lao động vẫn được coi là một yếu tố cần thiết để duy trì một gia đình. Chẳng hạn ở phía bắc vùng Tohoku có phong tục anh chồng phải ở nhà vợ để phục vụ nhà vợ một thời gian. Còn ở một số vùng khác, tuy đã lầy nhau nhưng 2 người, ai về nhà người nấy để làm việc, anh chồng chỉ được phép sang thăm vợ vào buổi tối. Còn ở đảo Izu lại có phong tục cô dâu sang lao động bên nhà chồng trong khi anh chồng thì lại ở nhà mình.

    Vào thế kỷ 14, quyền lực của các võ sĩ ko chỉ hạn hẹp bên trong kinh thành Kyoto nữa mà đã lan rộng ra khắp các vùng. Hôn nhân trở thành một công cụ chính trị, ngoại giao để duy trì mối quan hệ giữa các gia tộc. Do đó hôn nhân tự nguyện và sự giao thiệp giữa những người chưa có gia đình hầu như là không có. Tất cả các cuộc hôn nhân đều là do sắp xếp, vì thế vai trò của bà mối nakado trở nên rất quan trọng ở Nhật lúc bấy giờ.

    Trước lễ cưới thường có một nghi lễ rất quan trọng, ko thể thiếu là lễ Yui no ( giống như lễ ăn hỏi ở VN). Trong lễ này, cha mẹ 2 bên sẽ trao đổi với nhau các món quà: Obi ( thắt lưng ở áo kimono ) cho cô dâu, Hakama ( áo khoác ngoài của kimono ) cho chú rể. Ngoài ra còn có 9 lễ vật khác, tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn.

    Ngày nay lễ cưới ở Nhật Bản có thể tổ chức theo kiểu đạo thần, đạo Phật hoặc đạo Thiên CHúa. Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ trao đổi 3 cốc rượu sake cho nhau gọi là " san san kudo " ( có nghĩa là 3 nhân 3 là 9, số 9 tượng trưng cho sự vĩnh cửu )
    Mùa xuân và mùa thu là mùa cưới ở Nhật Bản. Ngày Đại An thường được chọn là ngày để tiến hành hôn lễ. Vì thế vào ngày này, các nhà hàng và khách sạn Nhật thường chật kín chỗ. Nếu muốn có được một nhà hàng ưng ý, thường người ta phải đặt trước một năm.

    Khi đi dự đám cưới, người Nhật kiêng mặc đồ màu trắng vì màu trắng chỉ dành cho cô dâu. Tuy nhiên vẫn có thể mặc được màu đen. Phụ nữ đã có gia đình thường mặc quần áo màu đen hoặc tối màu

Chia sẻ trang này