Nghị lực & Cuộc sống Bài này đã post bên http://www.slna-fc.com ròi nhưng tớ muốn chuyển sang đây để mọi nguwòi cùng đọc, cảm thông và chia sẻ. Nghị lực của một sinh viên khiếm thị ?oCô ấy có thể chào đúng tên thầy giáo của mình chỉ qua tiếng bước chân? ?" Câu nói quả quyết của thạc sĩ Tống Văn Chung - Giảng viên Khoa Xã hội học đã thôi thúc tôi đến giảng đuờng 4, nhà H, Trường Đại học KHXH&NV để gặp chị: sinh viên khiếm thị Đinh Việt Anh đang học lớp tại chức K44, bộ môn Khoa học quản lý. Tôi đã học cùng chị 2 tiếng đồng hồ cho đến khi lớp tan học. Suốt 2 giờ ngồi trên lớp học, tiếng máy chữ nổi Brai vẫn đều đều gõ nhịp? Việt Anh có khuôn mặt sáng, vẻ thông minh lộ rõ qua vầng trán. Đôi tay chị khéo léo lạ thường đan thoăn thắt trên 7 phím của chiếc máy chữ nổi cũ kỹ. Trời cho chị một cảm quan tinh tế lạ thường? Bài học hôm ấy thầy giảng về vấn đề tệ nạn xã hội. Cuối buổi học tôi mạn phép xin hỏi chị một số vấn đề về giải quyết tệ nạn xã hội và thật đáng kính nể khi chị trả lời rõ ràng, chính xác và có những lí giải sâu sắc mà không phải suy nghĩ quá lâu. Câu trả lời ấy làm tôi nghĩ đến những bài kiểm tra của chị, những bài kiểm tra làm cùng đề, cùng thời gian với mọi sinh viên trong lớp, chỉ khác là nó được viết bằng cách đánh máy chữ thường. Tôi hiểu vì sao ở đó có những điểm 10. Con đường về đến Trung tâm phục hồi chức năng Hội người mù Hà Nội (Phố Trung Kính, Trung Hoà, Cầu Giấy) dài chưa đầy 5 km, và cũng vì khoảng cách khá xa đấy mà chị không thể đi học đủ 5 ngày trong tuần. Chị nói: ?oMắt mình đã không nhìn thấy gì, mọi kiến thức đều nghe từ lời thầy giảng, mình rất muốn được lên lớp đủ buổi đẻ nghe bài được hoàn chỉnh, nhưng một buổi đi học mất 9000 đồng tiền xe ôm, số tiền gần hai trăm ngàn 1 tháng tiền xe ôm quá lớn nên mình chỉ có thể đi học 2 ?" 3 buổi trong một tuần thôi?. Chị phân trần: ?oMình vẫn nhờ bạn bè đọc hộ sách để ghi vào băng, nhưng vì băng mình mua không đủ nên đành phải xoá băng cũ, ghi đi ghi lại nhiều lần nên nó cũng hơi khó nghe. Nhưng nghe mãi cũng quen, giờ mình chả thấy tiếng ồn đâu nữa mà chỉ thấy như từng trang sách hiện ra trong đầu?. ? Vật lộn với bóng tối tìm mặt trời tri thức: Việt Anh sinh năm 1978, trong một gia đình viên chức nghèo của vùng quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Khi cất tiếng khóc chào đời, Việt Anh cũng như bao đứa trẻ khác với đôi mắt to đen tròn. Nhưng rồi ở tuổi lên 3, căn bệnh viêm giác mạc quái ác đã làm cho đôi mắt trong sáng của Việt Anh ngày càng mờ đi. Lên 6 tuổi, Đinh Việt Anh nằng nặc đòi bố mẹ cho đi học như bao bạn bè cùng lứa, chỉ khác là cuốn vở của cô bé hằn lên những dòng kẻ thật đậm để nhìn cho rõ. Đến lớp 9 thì Việt Anh không còn nhìn thấy gì nữa, bố mẹ chị đã dùng số tiền dành dụm được để mổ ghép giác mạc cho đứa con ham học. Sau khi mổ, trước mắt chị là khoảng sáng mờ mờ. Chị lại tiếp tục đến trường với những dòng kẻ đậm hơn. Nhưng thần bóng đêm không buông tha, mọi hi vọng đều bị dập tắt khi chị học đến lớp 10, xung quanh chị chỉ là một màu đên dày đặc? ?oXung quanh mình là bóng tối, khi học mình như thấy lại đuợc ánh sáng. Học là niềm vui và là lẽ sống của mình?. Với động lực ấy, chị đã học và học không biết mệt mỏi. Không đọc được sách chị nhờ bố mẹ, bạn bè đọc cho nghe. Lên lớp ngồi bàn đầu, chị tập trung hết sức lực vào đôi tai để nghe và ghi nhớ. Học phổ thông chị ssay mê khoa học tự nhiên và rất yêu văn học, chị đã từng thi học sinh giỏi toán, lý rồi văn cấp trường, cấp huyện. Hết cấp 3, chi đăng ký thi vào một số trường đại học nhưng không đâu nhận. Đúng lức đó, Viện Đại học Mở cùng với Đài tiếng nói Việt Nam khai giảng một lớp đào tạo từ xã chuyên ngành Quản trị kinh doanh, và chị đã đăng ký theo học. Đây cũng là thời gian chị làm quen với chiếc máy chữ nổi Brai, chị thường xuyên ghi chép những điều nghe được, ngoài ra chị còn làm thơ, viết truyện ngắn, tạp văn. Sau một thoìư gian dài theo học lớp đầo tạo từ xa, vì một số lý do, lớp đào tạo của Viện phải tạm dừng. Việt Anh được giới thiệu ra Trung tâm phụ hồi chức năng Hội người mù Hà Nội. Tại đây, sau một thời gian học, chị đã trở thành giáo viên giảng dạy cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng tinh thần vượt khó, cô giáo Đinh Việt Anh đã trở thành tấm gương sáng cho các học sinh noi theo. Vừa làm việc tại trung tâm, chị còn thi vào lớp học tại chức Quản lý xã hội. Gần như 4 năm học chị đều đứng đầu lớp. đầu năm 2003, Việt Anh lại tiếp tục học để lấy thêm mọtt bằng Tiếng Anh hệ đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở. Kết thúc kỳ thi đầu tiên, chị đứng thứ 2 lớp với số điểm 9.0; 8.0; 8.0; 8.0 cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Cuối câu chuyện tôi nhắc đếna câu nói của thầy Chung về khả năng ?onghe được tiếng chân thầy? của chị, chị cười: ?oKhi lên lớp mình cố gắng tập trung nghe thầy cô giảng bài ngay từ lúc thầy cô bước vào lớp, lâu mãi rồi quen cả tiếng bước chân, có một số thầy cô để lại cho mình ấn tượng đặc biệt và mình nhận ra các thầy, các cô. Khi các thầy, các cô đến gần, lúc ấy mình không nhìn thấy gì nhưng như có một cái gì quen lắm và trong tim mình mách bảo đó là thầy cô của mình??. ? Ước mơ của một sinh viên mù: Với một mong ước hoà nhập vào cuộc sống, chị đã học tập không ngừng. Khi tôi hỏi về ước mơ của chị? Cũng như bao sinh viên năm cuối khác, chị mong ước ra trường có thể tìm được việc làm trong Cơ quan Hội người mù Việt Nam, mang những kiến thức mình học được ra phục vụ những người cùng cảnh ngộ với mình. Rồi giọng chị trầm xuống, nghẹn ngào: ?oMình cũng là một phụ nữ, mình cũng ước mong có một gia đình nhỏ, dù biết sẽ còn rất nhiều khó khăn ở phía trước?. Tôi đã đem đến cho chị một quyển sách về tinh hoa quản lý và đọc cho chị nghe vài chương trong đó. Chị vui mừng đi từng phòng gọi các anh, các chị cùng học sang nghe tôi đọc. Họ chăm chú nghe, không một tiếng động, tiếng chiếc đài ghi âm vẫn chạy rè rè. Sau đó, tôi được biết một tin vui, chị đã có người yêu, anh cũng là một người bị mờ mắt và cùng làm ở Trung tâm, anh chị yêu nhau đã hơn 1 năm, họ sắp làm đám cưới. Vậy là ước mơ của chị đã sắp thành hiện thực! Thành Long ?" Văn Tình Vĩnh Thanh
Đọc xong mà không biết viết gì vào đây.. Cảm động thật. Thế mới biết, dù thiếu đi những giác quan thật quan trọng như đôi mắt, con người vẫn có thể thực hiện được những ước mơ của mình trong cuộc sống. Quan trọng là trái tim. Lòng ta sầu thảm hơn mưa lạnh Hơn hết u buồn của nước mây Của những tình yêu thương lỡ dở Của lời rên xiết gió heo may