1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghị lực sống cho tâm hồn

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi isachick, 22/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. isachick

    isachick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kể trong nước mắt
    Nghị Minh (Trung Quốc)
    Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học. Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh. Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo: ?o Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!?.
    Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy. Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quê. Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo: ?oCác con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ? ?. Tôi cười: ?oMẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả?. Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo: ?oĐây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.? Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm: ?oNgốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào??.
    Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai. Điều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Đàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng. Đôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.
    Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại: ?oThế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ??. Anh trợn mắt: ?oTại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả??. Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước. Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy ?onhiệm vụ nặng nề? này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Để thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn. Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo: ?oCó phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?? rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài: ?oCứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào??. Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề. Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu. Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà. Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây?
    Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo: ?oSắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!?. Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?
    Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi. Tôi tự nhủ ?ođừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy?, và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: ?oAnh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!? rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng. Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã.
    Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ? Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên. Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi. Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi. Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện. Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi: ?oƠ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà?. Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi. Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ? Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ.
    ....
     
  2. isachick

    isachick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà... Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu... Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà. Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu!
    Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh. Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống. Đêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết. Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh. Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn. Tôi sống một mình. Đi bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời. Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo: ?oĐợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây?. Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: ?oChớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy... ?. Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa. Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.
    ?oEm có bầu rồi đấy à??.
    Đây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi. ?oVâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi?. Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa. Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu ?oxin lỗi? nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy. Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa.
    Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi. Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà. Đêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu? Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v... Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa. Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ? Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong. Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh. Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình..., anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại...
    Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng. Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: ?oChị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa?. Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là..
    Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình: Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Đấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ... Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé. Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất... Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi: Em yêu quý. Được lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời... Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh... Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé...
    Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mê. Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói: ?oAnh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ... ?. Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt.../.
  3. ahnvt

    ahnvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    N gày kia, nhà tỷ phú nọ mang cậu con trai duy nhất về nơi thôn dã với ý định để cho con tìm hiểu và so sánh với cuộc sống nghèo nàn của người dân quê. Hai cha con sống hai ngày tại một làng xóm xa xôi nơi mà người ta cho là có đời sống khó khăn. Sau khi trở về nhà, người cha hỏi người con:- " Con thấy cuộc đi chơi ra sao?" - " Cuộc đi thích thú lắm" người con trả lời.- " Con có thấy cuộc sống của người dân quê không?"- " Dạ, có" - " Con nhận thấy gì trong cuộc sống của họ?"- " Con nhận thấy chúng ta chỉ có mỗi một con chó, mà họ thì có tới bốn con. Chúng ta chỉ có một hồ bơi nhỏ ở giữa vườn, còn họ thì có cả một nhánh sông chảy mút mùa. Chúng ta phải nhập cảng những chiếc đèn để treo trong vườn mà họ thì không cần đến vì họ có đầy sao chiếu sáng lúc ban đêm. Tại chỗ ngồi chơi trước nhà, chúng ta chỉ có thể nhìn tới bức tường ở cổng trước mà thôi, còn họ có thể ngồi nhìn xuốt tới tận chân trời. Chúng ta chỉ có một khoảng đất để sống quanh quẩn ở đó, còn họ có cả một khoảng đồng ruộng thẳng cánh cò baỵ Chúng ta phải có người ở để giúp việc chúng ta, còn họ thì không cần, họ tự lo lẫn cho nhau. Chúng ta phải bỏ tiền đi mua đồ ăn, còn họ trồng lấy và tự túc về thực phẩm. Nhà chúng ta phải có tường bao quanh để bảo vệ chúng ta, còn họ thì không cần vì họ có những bạn tốt để đùm bọc lẫn nhau." Trước những lý luận của người con trai, người cha đã không nói nên lời.Người con nói tiếp : "Con cám ơn cha đã mang con đi du hành để tỏ bầy cho con thấy chúng ta đang có một cuộc nghèo nàn như thế nào!"
  4. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Một câu chuyện cho ngày Valentine''s.
    Người yêu Valentine
    Cha tôi chọn ngày Valentine để biểu lộ tình yêu dành cho những người đặc biệt trong đời mình. Trong nhiều năm, tôi âu yếm xem cha mình là người yêu Valentine của tôi. Hồi ức đầu tiên của tôi về điều kỳ diệu mà cha tạo ra vào Ngày tình yêu là vào năm tôi sáu tuổi. Tôi đã cặm cụi suốt mấy ngày ngồi cắt những tấm thiệp Valentine cho các bạn học. Mỗi đứa chúng tôi phải làm một "hộp thư" và đặt lên bàn để bạn bè trong lớp bỏ thiệp Valentine vào. Chiếc hộp ấy cùng với những gì chứa trong hộp gợi ra mỗt chuỗi những kỷ niệm buồn vui ngày tôi bước vào thế giới của những cuộc ganh đua xem ai được nhiều người yêu mến nhất thể hiện qua số thiệp nhận được, những lời chọc ghẹo về "bồ bịch", và sự nâng niu tôi dành cho tấm thiệp nhận được từ anh bạn có duyên nhất trong lớp.
    Sáng hôm ấy tại bàn điểm tâm, tôi nhìn thấy một tấm thiệp và một gói quà ở chỗ ngồi của mình. Tấm thiệp ghi: "Yêu con, bố", và món quà là một chiếc nhẫn hột thủy tinh đỏ, tượng trưng cho hồng ngọc - tháng sinh của tôi. Với một đứa trẻ lên sáu, thủy tinh đỏ và hồng ngọc chẳng khác nhau là bao, và tôi nhớ mình đã đeo chiếc nhẫn với một niềm tự hào mà không tấm thiệp nào trên thế giới này có thể mang lại cho tôi. Những năm sau đó, quà cho tôi là những hộp hình trái tim chứa loại sôcôla tôi thích nhất và luôn có tấm thiệp đặc biệt kèm theo với hàng chữ: "Yêu con, bố". Những năm đó, càng ngày lời cảm ơn của tôi với bố càng mang tính chiếu lệ. Các tấm thiệp dường như bớt phần quan trọng, và tôi quan niệm quà Valentine bố tặng tôi là điều đương nhiên phái có. Sau nhiều năm đặt "Hộp thư" trên bàn học, tôi bắt đầu hi vọng và ước ao nhận được thiệp và quà từ những anh chàng tôi để ý. Hàng chư: "Yêu con, bố!" chưa đủ với tôi. Chẳng biết cha tôi có hay rằng mình đã bị ra rìa hay không. nhưng ông không bao giờ biểu lộ nét mặt. Khi nhận thấy niềm thất vọng của tôi do không nhận được những món quà Valentine như đã mong đợi, cha tôi lại càng cố tạo ra một không khí vui tươi hơn bằng cách ôm chặt tôi thêm và làm những gì ông có thể làm để giúp cho ngày Valentine của tôi sáng sủa hơn chút đỉnh. Cuối cùng thì hộp thư của tôi cũng có được một địa chỉ ở một vùng thôn quê. Việc gửi bánh kẹo và thiệp mừng được nhường lại cho dịch vụ bưu điện. Suốt mười năm, chưa bao giờ bưu phẩm của cha tôi đến trễ, kể cả vào ngày lễ Valentine cách đây tám năm khi tôi tìm thấy trong hộp thư một tấm thiệp mà địa chỉ được ghi bằng nét chữ của mẹ tôi. Đó là loại thiệp mua của một cậu bé bán dạo đi đến từng nhà để kiếm tiền trang trải chi phí thực hiện một đề bài học tập tại trường. Đó là loại thiệp mà trước đây bạn thường nhận được từ một người bà, một người cô lớn tuổi hoặc trong trường hợp của tôi, từ một người cha đang hấp hối. Đó là loại thiệp làm cho cổ họng ta nghẹn ngào và đôi mắt ngấn lệ vì đã biết rằng người gửi sẽ không còn ra ngoài để mua quà Valentine cho bạn nữa. Đó là loại thiệp báo hiệu đây là lần cuối cùng ta nhận được từ người ấy. Mặt ngoài của tấm thiệp là hình chụp những đóa hoa tulip, và mặt trong mẹ tôi đã ghi: "Chúc mừng lễ Valentine", bên dưới là dòng chữ của bố tôi: "Yêu con, bố!". Tấm thiệp cuối cùng của cha hiện tôi vẫn lưu giữ ở hộp thư trong máy tính của mình. Đó là lời nhắc nhở tôi rằng người cha có ý nghĩa đến như thế nào, rằng qua nhiều năm tôi không thể quên mình đã có một người cha tiếp nối truyền thống yêu thương bằng một tấm lòng rộng lượng, bằng những hành động đơn giản thể hiện thái độ cảm thông và bằng một khả năng biểu lộ niềm hạnh phúc với những người thân yêu.
  5. tican_saigon

    tican_saigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    BƯƠM **** ​
    Khi con nhộng chui ra khỏi được cái kén chật hẹp của mình, nó sẽ tung bay vào bầu trời xanh rộng bao bao la đầy hoa và nắng ấm. Và đấy cũng là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của nó.
    Một ngày kia tổ kén trên cành cây hé mở một chút. Một ngưới ngồi gần đó quan sát đã hàng mấy tiếng đồng hồ, chú **** cố gắng chui ra khỏi cái lổ nhỏ xíu ở đầu kén. Rồi bổng chú **** bất động, dường như nó đã kiệt sức và không thể chui ra thêm đoạn nào nửa. Thế là người đàn ông quyết định giúp đở chú ****. Ông ta lấy kéo và tỉa cái mệng kén cho rông thêm ra. Chú **** liền chui ra một cách dễ dàng, nhưng nó chỉ là thân nhộng trần trụi với đôi cánh nhăn nhúm. Nó chẳng bao giờ có thể bay được.
    Điều người đàn ông tốt bụng kia không biết đến là miệng kén chỉ mở rất hẹp và con nhộng kia cần phải nổ lưc hết mình, đến mức kiệt sức để có thể chui ra. Và mẹ thiên nhiên tạo cho loài **** chính là khi con nhộng dùng hết sức mình để chui ra khỏi miệng như vậy, cơ thể sẽ tiết ra một loại dịch nhờn và bơm vào đôi cánh của nó để đôi cánh sẽ lớn dần lên và chúng có thể tung bay vào bầu trời xanh bao la ngay khi nó rời hẳn cái kén.
    Nhiều lần trong đời chúng ta cần phải nổ lực đến kiệt sức để có thể đạt được điều mình mơ ước, nếu cuộc sống cho chúng ta một cuộc đời không có những trở ngại và gian truân, thì chính cuộc đời đó sẽ làm cho chúng ta què quặt. Chúng ta sẽ rất yếu ớt và không có thể có được một sự mạnh mẽ mà lẽ chúng ta phải có. Chúng ta cũng chẳng thể nào tung bay được
    Nếu chúng ta xin sức mạnh, cuộc sống sẽ gửi đến chúng ta gian truân để chúng ta mạnh mẽ lên.
    Nếu chúng ta xin sự khôn ngoan, cuôc sống sẽ gửi đến chúng ta những vấn nạn để chúng ta phán đoán và giải quyết.
    Nếu chúng ta xin sự thịnh vượng, cuộc sống sẽ gửi đến chúng ta khối óc, sức mạnh và cơ bắp để làm việc.
    Nếu chúng ta xin lòng can đảm, cuộc sống sẽ gửi đến chúng ta những nguy hiểm để chúng ta vượt qua.
    Nếu chúng ta xin tình yêu, cuộc sống sẽ gửi đến chúng ta những người gặp hoạn nạn để chúng ta giúp đỡ.
    Nếu chúng ta xin sự giúp đỡ, cuộc sống sẽ gửi đến chúng ta những cơ hội.
    Chúng ta thường không nhận được gì mình muốn nhưng lại nhận được mỗi thứ mình cần
    Hãy tự mình thắp đuốc mà đi​

  6. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Bốn ngón tay
    Lúc mới sinh ra, George Campbell đã bị mù. Khi George lên 6, một việc xảy ra làm em không tự giải thích được. Buổi chiều nọ, George đang chơi đùa cùng các bạn, một cậu bé khác đã ném một quả banh về phía George. Chợt nhớ ra, cậu bé la lên: "Coi chừng! Quả banh sắp văng trúng đấy".
    Quả banh đã đập trúng người George- và cuộc sống của George không còn như trước đây nữa. George không bị đau, nhưng cậu bé thật sự băn khoăn. Cậu quyết định hỏi mẹ:
    - Làm sao Bill biết được điều sắp xảy ra cho con trước khi chính con nhận biết được điều đó?
    Mẹ George thở dài, bởi cái giây phút bà e ngại đã đến! Đã đến cái thời khắc đầu tiên mà bà cần phải nói cho con trai mình biết: "Con bị mù!".
    Rất dịu dàng, bà cầm bàn tay của con, vừa nắm lấy từng ngón tay vừa đếm:
    - Một - hai - ba - bốn - năm. Các ngón tay này cũng tựa như năm giác quan của con vậy. Ngón tay bé nhỏ này là nghe. Ngón tay xinh xắn này là sờ chạm. Ngón tay tí hon này là ngửi. Còn ngón bé tí này là nếm. Ngần ngừ một lúc, bà tiếp:
    - Còn ngón tay tí xíu này là nhìn. Mỗi giác quan như mỗi ngón tay, chúng chuyên chở các bức thông điệp lên bộ não của con.
    Rồi bà gập ngón tay mà bà đặt tên là "nhìn", khép chặt nó vào lòng bàn tay của
    con, bà nói:
    - Con ạ! Con là một đứa trẻ khác với những đứa trẻ khác, vì con chỉ có bốn giác quan, như là chỉ có bốn ngón tay vậy: một- nghe, hai- sờ, ba- ngửi, bốn- nếm. Con không thể sử dụng giác quan nhìn. Bây giờ mẹ muốn chỉ cho con điều này. Hãy đứng lên, con nhé!
    George đứng lên. Bà mẹ nhặt trái banh lên bảo:
    - Bây giờ con hãy để bàn tay của con trong tư thế bắt lấy trái banh.
    George mở lòng bàn tay và trong khoảnh khắc cậu cảm nhận được quả banh cứng chạm vào các ngón tay của mình. Cậu bấu chặt quả banh và giơ lên cao.
    - Giỏi, giỏi!- Bà mẹ nói- Mẹ muốn con không bao giờ quên điều con vừa làm. Con vẫn có thể giơ cao quả banh chỉ bằng bốn ngón tay thay vì năm ngón. Con cũng có thể có và giữ được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc với chỉ bốn giác quan thay vì năm nếu con bước vào cuộc sống bằng sự nỗ lực thường xuyên!
    George không bao giờ quên hình ảnh "bốn ngón tay thay vì năm". Đối với George, đó là biểu tượng của niềm hi vọng. Và cứ hễ mỗi khi bị nhụt chí vì sự khiếm khuyết của mình, George lại nhớ đến biểu tượng này để tự động viên mình. George hiểu ra rằng mẹ cậu đã rất đúng. George vẫn có thể tạo được một cuộc sống trọn vẹn và giữ lấy nó chỉ với bốn giác quan mà cậu có được.
  7. tican_saigon

    tican_saigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Đừng cố gắng phải hoàn hảo​
    Có một câu chuyên về một cái vòng bị cắt đi một mảnh hình tam giác. Cái vòng muốn được trọn vẹn, không thiếu mẩu nhỏ nào nên lang thang tìm mảnh thất lạc. Nhưng vì nó không hoàn hảo nên chì có thề lăn đi rất chậm. Nó chiêm ngưởng những bông hoa trên đường. Nó tán gẩu với những bông hoa. Nó tận hưởng ánh nắng mặt trời. Nó đã thấy rất nhiều mảnh vở khác, nhưng không có cái nào vừa với nó. Và nó để lại tất cả bên đường rồi tiếp tục tìm kiếm. Rồi một ngày kia chiếc vòng tìm thấy một mảnh rất vừa vặn. Thật là hạnh phúc, giờ đây nó có thể toàn vẹn không thiếu chút gì. Nó lấp lại cái cái mẩu và bắt đầu lăn. Bây giờ nó đả là một cái vòng thật hoàn hảo nó có thể lăn rất nhanh, quá nhanh đề có thể lưu ý tới những bông hoa và nói chuyện cùng lũ sâu. Và khi nó nhận ra thế giới đổi khác như thế nào khi lăn quá nhanh! nó dừng lại vứt mảnh vở vừa tìm được bên đường và tiếp tục lăn chậm rải.
    Với tôi câu chuyện mang lại một bài học khá kỳ lạ: chúng ta càng trở nên toàn vẹn hơn khi chúng ta mất hoặc bỏ lở một cái gì đó. Trên một phương diện nào đó một người có tất cả mọi thứ là một người đáng thương, anh ta sẽ không bao giờ có được niềm thích thú khác khao để nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ước mơ về một điều tốt đẹp hơn, anh cũng không bao giờ có được cái cảm giác được ai đó yêu thương, cho anh ta những cái mà anh ta không bao giờ có.
    Hãy tự mình thấp đước mà đi

  8. isachick

    isachick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Ba Mẹ ơi! Con biết Ba Mẹ thương con nhiều lắm. Những lúc con ốm đau, Ba Mẹ đã lo lắng đến mất ngủ; con lầm lỗi, Ba Mẹ luôn tha thứ; con vấp ngã, Ba Mẹ dịu dàng nâng đỡ. Vậy mà... chưa giúp được gì cho Ba Mẹ, con lại làm Ba Mẹ phiền muộn, lo âu. Con thật có lỗi. Con biết nếu con tiếp tục xin lỗi, Ba Mẹ sẽ vẫn tha thứ. Nhưng con sẽ không bao giờ tha thứ cho lỗi lầm của mình vì đã làm buồn lòng Ba Mẹ...
    Mẹ và con
    Phần 1: Những ngày thơ ấu
    Lúc con mở mắt chào đời. Mẹ ôm con trong vòng tay. Con cám ơn mẹ bằng những tiếng khóc thét lên. Lúc con lên 1, Mẹ bú mướm cho con và tắm rửa cho con mỗi ngày. Con cám ơn mẹ bằng những tiếng khóc quấy suốt đêm dài. Lúc con lên 2, Mẹ dắt con chập chững từng bước đi. Con cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy thật xa khi mẹ cất tiếng gọi con. Lúc con lên 3, Mẹ chăm sóc từng bữa ăn cho con với tất cả tình yêu thươngCon cám ơn mẹ bằng cách hất tung mọi thức ăn xuống sàn. Lúc con lên 4, Mẹ cho con những cây bút chì màu. Con cám ơn mẹ bằng cách bôi màu lung tung lên bàn ăn. Lúc con lên 5, Mẹ sửa soạn quần áo thật đẹp cho con đi kỳ nghỉ hè. Con cám ơn mẹ bằng cách nhảy tõm vào vũng bùn đầu tiên con gặpLúc con lên 6, Mẹ nắm tay dắt con đến trường. Con cám ơn mẹ bằng cách hét toáng lên " Không đi đâu, không đi đâu". Lúc con lên 7, Mẹ mua cho con một quả bóng để con chơi đùa. Con cám ơn mẹ bằng cách ném bóng vỡ cửa kính nhà kế bên. Lúc con lên 8, Mẹ mua cho con một que kem. Con cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy nhỏ giọt ướt bẩn cả vạt áo.Lúc con lên 9, Mẹ mời cô giáo đến nhà dạy dương cầm cho con. Con cám ơn mẹ bằng cách chẳng hề bận tâm đến việc luyện tập. Lúc con lên 10, Mẹ suốt ngày đưa đón con, từ sân chơi bóng đến sàn tập đến những bữa tiệc sinh nhật. Con cám ơn mẹ bằng cách nhảy ra khỏi xe, chẳng bao giờ ngoái lại nhìn mẹ. Lúc con lên 11, Mẹ dẫn con và lũ bạn nghịch ngợm đi xem chiếu bóng. Con cám ơn mẹ bằng cách đòi ngồi ở dãy nghế khác. Lúc con lên 12, Mẹ căn dặn con không được xem những bộ phim không phù hợp lứa tuổi. Con cám ơn mẹ bằng cách chờ đến lúc mẹ vắng nhà là xem đến thoả thích
     
    Phần 2: Thời niên thiếu
    Khi con 13 tuổi, Mẹ bảo đã đến lúc con phải cắt tóc không được để đầu bù xù như vậyCon cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng Mẹ chẳng biết gì về mode tóc cảKhi con 14 tuổi, Mẹ trả tiền cho chuyến đi trại hè một tháng của con Con cám ơn mẹ bằng cách chẳng hề viết dù chỉ là một lá thư cho mẹKhi con lên 15 tuổi, Mẹ tan sở làm về nhà mong chờ vòng tay ôm chặt của con Con cám ơn mẹ bằng cách ở lì trong phòng và chốt cửa lạiKhi con 16 tuổi, Mẹ tập cho con lái chiếc xe của mẹ Con cám ơn mẹ bằng cách lấy nó đi bất kỳ khi nào con có thểKhi con 17 tuổi, Mẹ ngồi đợi một cuộc điện thoại quan trọng Con cám ơn mẹ bằng cách tán chuyện cùng với chúng bạn trên điện thoại suốt đêmKhi con 18 tuổi, Mẹ khóc vì sung sướng trong ngày lễ con tốt nghiệpCon cám ơn mẹ bằng cách vui chơi cùng chúng bạn trong tiệc chia tay đến tận sáng hôm sau
    Phần 3: Lớn khôn và trưởng thànhCon 19 tuổi, Mẹ đóng học phí cho con vào đại học, chở con đến ký túc xá, mang vác hành lý giúp conCon cám ơn mẹ bằng cách chào tạm biệt mẹ ở bên ngoài cổng ký túc xá để khỏi phải xấu hổ trước mặt bạn bèCon 20 tuổi, Mẹ hỏi han con rằng con đã hẹn hò vơí một ai chưa Con cám ơn mẹ bằng cách đáp lại rằng " Chẳng phải việc của mẹ"Con 21 tuổi, Mẹ gợi ý một vài công việc cho bước đường tương lai của con Con cám ơn mẹ bằng cách đáp rằng " Con chẳng muốn giống như mẹ"Con 22 tuổi, Mẹ xúc động ôm chặt con trong ngày lễ con tốt nghiệp đại họcCon cám ơn mẹ bằng lời xin thưởng cho một chuyến du lịch châu âuCon 23 tuổi, Mẹ sắm sửa những đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của conCon cám ơn mẹ bằng cách bảo vơí chúng bạn rằng những đồ đạc ấy trông thậ xấu xíCon 24 tuổi, Mẹ hẹn gặp người bạn sắp cưới của con và hỏi han về những dự định tương lai của hai đứaCon cám ơn mẹ bằng ánh mắt nhìn giận dỗi và tiếng càu nhàu " thôi đi mẹ, xin mẹ"Con 25 tuổi, Mẹ giúp con trang trải chi phí cho tiệc cưới, rồi mẹ khóc và bảo con mẹ yêu con biết dường nào Con cám ơn mẹ bằng cách dọn nhà tới tận một vùng đất xa xôi khác của đất nướcCon 30 tuổi, Mẹ gọi điện thoại dặn dò con vài điều về cách chăm sóc trẻ sơ sinhCon cám ơn mẹ bằng lời đáp " Mẹ ơi, thơì buổi bây giờ đã khác xưa rồi"Con 40 tuổi, Mẹ gọ điện nhắc con về ngày sinh nhật của một người họ hàngCon cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng "mẹ ơi thực sự con rất bận"Con 50 tuổi, Mẹ ngã ốm và cần đến sự chăm sóc của con, con cám ơn mẹ bằng cách đọc những sách vở về gánh nặng của cha mẹ đối vơí con cáiRồi một ngày kia mẹ lặng lẽ ra đi. Và mọi điều mà con đã chẳng bao giờ làm vì mẹ đổ ập xuống như một tiếng sét ngang trơì" Gió mùa thu mẹ ru con ngủNăm canh chày thức đủ năm canh"Mỗi chúng ta chỉ có một người mẹ, chẳng có gì có thể thay thế được người. Hãy luôn yêu kính mẹ hơn cả chính bản thân bạn, mỗi một phút giây trong cuộc đời bạn. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu vắng mẹ.  Một khi mẹ ra đi, những gì còn lại trong bạn chỉ là những kỷ niệm dấu yêu về mẹ và cả nhiều hối tiếc
     
  9. maianhvt

    maianhvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Cái Nút Áo
    Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.
    Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mĩm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức.
    Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.
    "Anh thân mến !
    Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.
    Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.
    Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.
    Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn : "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".
    Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình : "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút !". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc Anh luôn vui vẻ và thành đạt".
    Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây :
    Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.
    Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.
    Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games...
    Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con?
    Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3...
    Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh
    Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền.
    Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.
    Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb
    Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.
    Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ.
    Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
    Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
    Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...
    Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan tâm đến ai đó chưa?
    Có bao giờ các bạn đã quan tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt?
    Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác?
    Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất.
    Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người người mẹ, người cha, những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn!
  10. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Thứ Sáu, 10/03/2006, 05:09 (GMT+7)
    Câu chuyện văn hóa
    Đóa hồng
    TT - Chị nhìn xuống giỏ hồng - còn năm đóa. Chị bán xôi những ngày lễ như hôm nay bán thêm hoa hồng, lời hơn. Buổi sáng giá một cành hồng lên tận trời xanh 20.000đ rồi rơi xuống theo ông mặt trời. Hoàng hôn sụp xuống từ lâu. Ai trả 2.000đ cho năm đóa hồng, chị cũng bán coi như vét cú chót vậy.
    Chị liên tục vẩy nước lên những đóa hoa. Chị giữ sự tươi mát cho hoa nhưng chưa bao giờ chị chăm chút nhan sắc cho chính mình, kể từ lúc lấy chồng. Chồng chị là một người đàn ông thô tục, sáng say chiều xỉn, lại còn cờ bạc, chơi đề. Sau khi ly hôn, chị dắt díu hai đứa con về ngoại và tần tảo buôn bán nuôi các con đang ở tuổi ăn tuổi lớn.
    Nhìn những cô gái ngồi sau xe gắn máy hay đi bên người tình, mặt tươi như những đóa hoa họ cầm trên tay, lòng chị không khỏi dâng lên một niềm tủi buồn sâu xa. Chị nghe nghèn nghẹn nơi cổ, đau đau nơi trái tim, chị thở dài.
    - Nè, hết đám hồng này bao nhiêu?
    - Dạ... năm đóa... năm ngàn.
    Một người đàn ông trạc tuổi chị đi chiếc xe @ láng coóng tấp vào. Giọng ông hơi lè nhè:
    - Chồng con đâu mà giờ này còn đứng đây bán?
    Chị e ngại nhưng vẫn lịch sự: ?oChú mua mấy bông??. ?oMua mão - ông đưa chị tờ 20.000đ - khỏi thối, bữa nay ngày phụ nữ mà, phải lịch sự với phụ nữ...?.
    Chị mừng rỡ lóng ngóng bó năm đóa hoa nằm giữa tờ giấy trắng tinh mỏng manh được cắt cẩn thận hình những cành hoa. Chị nhận tiền, đưa bó hoa cho ông. Ông cầm trao lại cho chị: ?oTặng chị nè, ngày phụ nữ về sớm với chồng con đi - ông đưa ngón tay lên - về liền nha, không được bán tiếp. Chỗ hoa này tôi mua rồi, chị mà bán tiếp tôi đòi tiền lại đó?.
    - Thôi chú mang về tặng vợ đi - chị bỗng ngại ngùng.
    - Vợ tôi có từ sớm rồi.
    Nói xong ông rồ ga đi thẳng.
    Cầm bó hoa về nhà, chị nâng niu như từ sáng giờ chúng không phải của chị vậy. Nhẹ nhàng, chị cho hoa vào bình đặt lên bàn thờ ba chị. Con gái chị hỏi: ?oỦa mẹ, hoa còn dư đó hả??.
    Chị hãnh diện: ?oKhông, mẹ được một người tặng?. Nhìn ra con hẻm cụt vắng tanh, chị nhớ đến dòng xe ngược xuôi ngoài đường. Chị thật hạnh phúc. Trong cuộc sống tất bật thị thành còn có một người lưu tâm đến chị, tặng chị một bó hồng. Cho dù rượu xui ông một hành động lịch lãm như trên, chị vẫn sung sướng, một niềm vui muộn màng của một phụ nữ đã ở tuổi xế chiều.
    NGUYỄN NGỌC HÀ (ghi theo lời kể của chị L. - bán xôi trên đường LVS)
    --------------------------------------------------------------------------------

Chia sẻ trang này