1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghĩ về cuộc sống 2

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi tianhcmleo, 31/07/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tianhcmleo

    tianhcmleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ về cuộc sống 2

    8. Cái tôi :
    Có thể nói ngay rằng cái tôi là nguồn gốc của mọi sai lầm, xấu xa, và những gì liên quan đến cái tôi đều thiếu chân thực.
    Cái tôi khiến người ta có tâm phân biệt, phân biệt với tất cả mọi thứ, đây là tài sản của tôi, gia đình tôi, họ hàng tôi, dân tộc tôi, quốc gia tôi, còn kia là tài sản của anh, gia đình anh, họ hành anh, dân tộc anh, quốc gia anh,? Vì sự phân biệt đó mà cách hành xử của con người cũng khác nhau, từ đó sinh ra tính ích kỷ. Một người mẹ rất mực thương yêu con mình, sẵn sàng vì nó mà hi sinh tất cả nhưng lại tiếc rẻ một giọt sữa cho một đứa trẻ khác. Một nhà triệu phú vui vẻ tặng cho đứa cháu mình căn biệt thự làm quà cưới nhưng lại tiếc rẻ với đứa bé ăn mày vài đồng bạc cắt,?
    Trọng những gì của mình, khinh những gì của người là tâm bệnh chung của con người. Vì thế mà người ta lập ra đủ loại tổ chức, vì những tổ chức đó khẳng định, cổ vũ cho cái tôi của họ. Trong một quốc gia thì có đủ cấp bậc ?ohội đồng hương?, người trong một gia đình dù thường mâu thuẩn nhau nhưng khi phải tranh chấp với gia đình khác thì đoàn kết lại; một xã mất đoàn kết cũng trở nên đoàn kết khi tranh chấp với một xã khác, rồi các xã đó cũng đoàn kết lại khi tranh chấp với một huyện khác,? người dân trong một nước đoàn kết lại để tranh chấp với một nước khác. Tất cả chỉ để bảo vệ cho cái tôi bé nhỏ. Trong thể thao cũng vậy, vận động viên lúc nào cũng chăm chăm một điều : ?omang vinh quang về cho tổ quốc? (nếu thi đấu với nước khác), ?omang vinh quang về cho tỉnh nhà? (nếu thi đấu trong nước),? nên đôi khi không từ thủ đoạn. Còn khán giả thì lúc nào cũng chỉ biết ủng hộ, cổ vũ đội nhà, tất cả chỉ mong đội nhà thắng lợi. Vì thế mà người ta đã quên ý nghĩa đích thực của thể thao, nói chi đến khả năng thấy cái hay, cái đẹp của nó. Thể thao lại biến thành một thứ để người ta khẳng định cái tôi. Mà người ta mong đội nhà thắng lợi để làm gì cơ chứ? Để chứng tỏ dân tộc này ưu việt hơn dân tộc kia ư? Tỉnh này hay hơn tỉnh kia ư? Thật quá con nít.
    Ngay trong nghệ thuật cũng vậy, người họa sỹ sau vài tiếng đồng hồ, hay vài ngày, vài tháng hoàn toàn tập trung vào một bức vẽ, mang cảm nhận thiêng liêng, cao cả về cái đẹp vào trong một từ giấy thế mà sau khi hoàn thành lại đóng con ấn vào đó, một sự khẳng định cái tôi thật quá phủ phàng.
    Cái tôi là thế, vậy mà người ta luôn miệng dạy dỗ ?olòng tự hào dân tộc?, ?olòng yêu nước". Vì sao mình tự hào về dân tộc mình? Vì dân tộc mình ưu việt hơn dân tộc khác chăng (đã tự hào thì phải có cái để tự hào chứ)? Người khác cũng tự hào về dân tộc họ và thế là tranh chấp xảy ra. Còn về ?olòng yêu nước?, sao chúng ta không yêu tất cả mà chỉ yêu riêng nước mình? Sao không được như bậc hiền nhân?
    Bậc hiền nhân thì ?ovô ngã?, tức không thấy có mình, không thấy có mình nên không vì mình, không vì mình nên không lầm lỗi. Ra ơn với mọi người mà không nghĩ là mình ra ơn, chỉ hành động một cách tự nhiên như tất yếu phải như vậy, cũng như đói thì ăn, khát thì uống. Bị oan ức cũng không cần biện bạch (không thấy có mình thì nỗi oan ức đó bám vào đâu?) Huống chi, thiên hạ cho mình tốt thì mình cũng chẳng tốt hơn, cho mình xấu thì mình cũng chẳng xấu hơn, nên chẳng cần bận tâm làm gì lời của người đời.
    ?oCó người con gái nọ chửa hoang, cha mẹ cô gặng hỏi, bắt phải khai ra là do ai thì cô chỉ đến một vị thiền sư sống gần đó. Cha mẹ cố gái rất tức giận, đến ngày cô đẻ thì đem đứa trẻ đến mắng nhiếc thiền sư một hồi rồi buộc phải nuôi đứa trẻ. Thiền sư lẳng lặng ngồi nghe, chỉ nói ?ovậy sao?? rồi nhận nuôi đứa trẻ. Năm tháng trôi qua, hàng ngày thiền sư vẫn bế đứa trẻ ra ngoài xin sữa bất chấp sự khinh bỉ của người đời. Ngày nọ, cô gái đang ngồi bên cửa sổ, nhìn thấy thiền sư bế đứa bé đi ngang qua thì bất giác hối hận, kể rõ sự thật với cha mẹ. cha mẹ cô gái lập tức đến xin lỗi thiền sư và tỏ ý muốn nhận lại đứa trẻ. Thiền sư giao đứa trẻ và nói ?ovậy sao?
    Hay thay câu ?ovậy sao?, nếu thiền sư nói ?ocuối cũng rồi mọi người cũng hiểu? thì ông cũng chỉ là một kẻ tầm thường, bởi còn để lời đàm tiếu của thiên hạ trong lòng.
    Vậy, cái tôi đến từ đâu?
    Nghĩ xem, chúng ta sẽ còn lại gì sau khi rũ bỏ tất cả mọi thứ : trang sức, quần áo, của cải, danh vọng, quan hệ,? Chẳng còn gì cả! Chỉ còn chính bản thân mình trần trụi, trống rỗng đến đáng sợ! Chúng ta không dám đối diện với sự trần trụi, trống rỗng đó, và thế là chúng ta cần phải bám víu vào một cái gì đó, và đó là cái tôi. Đó là một cách trốn chạy.

    9. Cuộc sống là ở hiện tại :
    Có người hỏi một thiền sư : ?othiền là gì??
    Thiền sư trả lời: ?ođói thì ăn, mệt thì nghỉ.?
    Người đó ngạc nhiên lắm : ?othì ai chẳng làm như thế??
    Thiền sư : ?okhông, khi ăn các anh đâu có ăn thật sự, khi nghỉ các anh đâu có nghỉ thật sự. Đầu óc các anh luôn ở nơi khác.?
    Cái ?onơi khác? vị thiền sư muốn ám chỉ là những suy nghĩ miên man bất tận về cuộc sống. Con người quá thích suy nghĩ, nên không lúc nào là không suy nghĩ, kể cả suy nghĩ cái ?okhông suy nghĩ?. Hết nghĩ chuyện quá khứ lại mơ đến tương lai, chẳng biết đến hiện tại quanh mình. Đưa ly nước vào miệng mà không khi nào biết tập trung thưởng thức ngụm nước đó. Hít luồng khí mà không biết tận hưởng nó. Chỉ lo tìm những gì xa lạ ở tận đâu.
    Cái kỳ diệu của tạo hóa là biến chuyển không ngừng nghỉ và không có sự lặp lại, trong hằng hà sa số bông tuyết không có hai bông giống nhau. Cuộc sống cũng không có sự lặp lại. Quá khứ là những gì đã qua, tương lai là những gì chưa đến nên nhớ quá khứ, mơ tương lai chẳng ích chi cả. Có tập trung cảm nhận những gì ở hiện tại thì mới hiểu rõ cuộc sống. Khi mọi tư tưởng đều dứt bặt thì tâm hồn, đầu óc rộng mở, tất cả những gì hiển hiện trước mặt đều mới lạ. Cặp mắt như mảnh gương trong, tiếp thu mà không phân tích, chia chẻ nên thấy được một cách trung thực.

    10. Cái chết :
    Có sống ắt có chết, đó là lẽ tự nhiên của tạo hoá. Sống là đến, chết là đi.
    Tâm lý con người vốn sợ những gì mình chưa biết rõ, sợ vào chỗ tối tăm, sợ những hiện tượng kỳ quái, sợ những con người khó hiểu? và sợ thường đi kèm với ghét.
    Khi chết người ta sẽ đi đến đâu, lúc đó sẽ ra sao? Không ai biết, nên ai cũng sợ chết. Sao không hỏi ngược lại, mình từ đâu đến? Giả thử trước khi đến cuộc đời này, mình đã từng có một cuộc sống, chắc hẳn khi đó mình cũng lo sợ lắm, sợ từ bỏ cuộc sống cũ, đến một nơi hoàn toàn xa lạ, cũng như vào một hang động tối tăm không biết cái đích sẽ ra sao. Nhưng hiện nay ta chẳng luyến tiếc cuộc sống lắm sao, nếu biết mình từng lo sợ, đau khổ trước cái chết ra sao, chắc hẳn mình đã tự cười là ngu ngốc.
    Hiểu được thế đã khá lắm rồi, nhưng vẫn chưa đủ vì tận trong tâm thức vẫn còn mong được vui sướng sau khi chết. Chỉ khi nào người ta hiểu rõ sống chết là lẽ tự nhiên của tạo hoá thì mới giữ được thái độ bình thản trước cái chết. Bản chất của tự nhiên là luôn biến chuyển, vạn vật luôn vận động nên luôn thay đổi, thay đổi nghĩa là chết cái cũ để trở thành cái mới, sự thay đổi này không chậm chạp mà diễn ra trong từng khoảnh khắc ngắn ngủi, cái chết theo mọi người hiểu chẳng qua chỉ là một sự thay đổi lớn hơn mà thôi.
    Hiểu được lẽ sinh thành của tạo hoá thì không ham sống, không ghét chết, ung dung mà đến, tự tại mà đi, mọi buồn phiền đều là thừa thãi, nếu có chăng là vì mình đã sống hoài sống phí.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này