1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghĩ về cuộc sống

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi tianhcmleo, 31/07/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tianhcmleo

    tianhcmleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ về cuộc sống

    1. Nước :
    Nước là khởi nguồn của sự sống, nước phủ khắp nơi, nuôi dưỡng, làm lợi cho vạn vật mà không kể công, càng không mong mọi người biết đến. Nước mềm dẻo, thuận theo tự nhiên mà không có lòng riêng, khi thì bay vút tận mây cao, ngao du cùng gió mà không cho là cao, khi thì chui xuống những chỗ thấp trũng, tối tăm nhất mà không sợ là hèn. Nước có lòng bao dung, thu nạp tất cả, không phân biệt quí tiện, sạch dơ. Thu vào lòng những thứ dơ bẩn nhất mà vẫn giữ được trong sạch, thuần khiết, không bị ô uế. Gặp thời thì bốc lên cao, để lại chất bẩn. Nước cứ trôi hoài, trôi mãi trong cõi nhân gian, gặp cảnh đẹp cũng không lưu luyến, gặp cảnh xấu cũng không chê bai, ung dung tự tại đi khắp đất trời, thị phi, tốt xấu không vào được lòng.
    Làm người nên giống như nước vậy.

    2. Hạnh phúc
    Mọi người đều muốn hạnh phúc. Và quan niệm về hạnh phúc của mỗi người mỗi khác. Người cảm thấy cuộc sống của mình thiếu thốn vật chất thì vui sướng khi có của cải, nhưng không phải người nào nhiều của cải cũng hạnh phúc và không phải người nghèo nào cũng khổ (các bậc hiền nhân không sợ nghèo, nghèo chỉ đáng sợ với những ai còn nhiều ham muốn). Người nghệ sĩ vui sướng khi được nổi tiếng, nhưng không phải người nổi tiếng nào cũng hạnh phúc. Cho nên tiền bạc, danh vọng? chẳng qua chỉ là phương tiện, tuyệt không phải là cứu cánh của hạnh phúc, và thứ hạnh phúc mà nó mang lại cũng chỉ là hạnh phúc tạm bợ. Chưa có thì ham muốn, có rồi thì sợ mất và muốn có thêm, cái khổ của con người là vậy.
    Hạnh phúc là một vấn đề thuộc về tinh thần, hạnh phúc thật sự chỉ đến với những ai có tình yêu, không phải tình yêu nam nữ, không chỉ tình yêu nhân loại mà là tình yêu bao dung trải khắp cho tất cả, không phân biệt. Khi có phân biệt tức là tập trung tình yêu vào một đối tượng nhất định nào đó thì cũng đồng thời có sự ?okhông yêu? đối với những đối tượng khác.
    Tình yêu không phân biệt bao trùm lên vạn vật, kể cả cỏ cây, hoa lá. Nhờ đó mà có thể hoà cùng tự nhiên, nghe được hơi thở của gió, tiếng nói của cỏ cây. Tâm hồn vì thế trở nên nhạy cảm, tinh tế vô cùng.
    Mẹ thiên nhiên không phân biệt đối xử với bất kì ai. Con người cũng nên như thế.

    3. Tình yêu :
    Tình yêu, theo quan điểm của phần đông, gồm nhiều loại khác nhau, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau, tình yêu với tổ quốc, tình yêu đồng loại, tình yêu nam nữ? tuy tên gọi khác nhau, đối tượng khác nhau nhưng đều giống nhau ở điểm mong muốn đối tượng mình yêu được những gì tốt đẹp nhất . Loại tình yêu cao quí nhất phải giống như tình yêu mẫu tử. Người mẹ đối với con chỉ cho chứ không cần nhận, bất luận con mình tốt đẹp hay xấu xa, hiếu thảo hay không hiếu thảo thì người mẹ luôn một lòng chăm sóc con, mong muốn cho con những gì tốt đẹp nhất. Tình yêu nam nữ cũng nên được như thế, yêu nhau không cần phải đòi hỏi về nhau, chỉ cần người mình yêu được hạnh phúc là đủ, không đòi hỏi nhau nên không bị lệ thuộc nhau, nhờ thế mà vẫn tự do toàn vẹn.

    4. Mâu thuẩn :
    Tốt mâu thuẩn với xấu, lợi mâu thuẩn với hại, đẹp mâu thuẩn với không đẹp, lớn mâu thuẩn với nhỏ? Người đời thích tốt mà ghét xấu, thích lợi mà ghét hại, thích đẹp mà ghét không đẹp. Nhưng tốt do đâu mà có, lợi do đâu mà có? Có tốt là vì có xấu (và ngược lại), có lợi là vì có hại. Nên khi nói tốt là đã gồm xấu trong đó, nói lợi là gồm hại trong đó.
    Xét cho cùng, thế nào là tốt? Thế nào là xấu? Sao là lợi? Sao là hại? Giúp người nghèo thì được gọi là tốt, giúp tội phạm thì gọi là bao che. Trong thời bình giết người thì bị lên án, trong chiến tranh giết được càng nhiều quân địch càng được tôn xưng là anh hùng. Cùng một cái áo ấm, giữa mùa đông thì hữu ích, giữa mùa hạ thì vô ích. Hạt cát so với hạt bụi là to, so với quả núi thì nhỏ; quả núi so với hạt cát thì to nhưng so với quả đất thì nhỏ,? Con vờ sống được một buổi, so với con mèo sống cả chục năm là đoản thọ; nhưng con mèo nếu so với cái tuổi trăm năm của con người thì là đoản thọ; con người lại so với cây cổ thụ sống ngàn năm thì là đoản thọ; nhưng cây cổ thụ nếu so với cái tuổi của trời đất thì là đoản thọ (cho nên, con người không biết hài lòng với quãng đời của mình, chỉ ham sống lâu sống dài thì dù tuổi ngang trời đất cũng không biết thế nào là vui sướng).
    Thế mới hay, tất cả tốt hay xấu, lợi hay hại, đẹp hay không đẹp đều chỉ mang tính tương đối. Trời đất vốn không phân chia, vạn vật, muôn loài đều tồn tại theo nghĩa riêng của nó, không gì thật tốt, không gì thật xấu, không gì thật hữu ích và không gì thật vô ích, chỉ có cái nhìn phiến diện của con người là tự gây mâu thuẩn. Hiếu điều đó thì hành xử thuận theo trời đất và thời thế mà không cứng nhắc, không cứng nhắc nên không theo ?oluật lệ? nào cả, vì thế mà được tự do.

    5. Tự do :
    Vạn sự vạn vật trong trời đất được sinh ra đều có ?otính? riêng. ?oTính? của con chim sẻ là bay cao vài chục thước, ?otính? của con chim đại bàng là bay cao tận mây xanh. Tự do là được hoàn toàn phát triển theo ?otính? đó một cách tự nhiên. Cá lội dưới nước là tự nhiên, nếu nhảy lên cạn mong được chạy khắp nơi như ngựa hoang thì ắt nguy. Chim sẻ mà muốn bay cao như đại bàng, gắng sức theo thì ắt cũng gặp nguy. Cho nên cá đừng thấy ngựa chạy tung tăng trên đồng cỏ mà cho là hơn, chim sẻ cũng đừng cho độ cao của đại bàng là hơn. Trời đất sinh vạn vật đều có một chỗ riêng, phát triển theo đúng chỗ riêng đó thì đều được hoàn toàn, không ai hơn ai, nhân đó mà tất cả đều bình đẳng.
    Con người, trái lại, cho độ cao của đại bàng là hơn, cho vẻ đẹp này là cao quý, vẻ đẹp kia là tầm thường (Không có vẻ đẹp nào là tầm thường cả, chỉ có con người tầm thường không cảm nhận được vẻ đẹp đó). Một người tài hoa luôn được coi trọng hơn một người không tài hoa. Một nông dân giỏi nhất cũng không bao giờ được coi trọng như một tiến sĩ dở nhất. Mỗi người đều có sở trường sở đoản khác nhau, nếu chỉ vì muốn được coi trọng mà cố tranh tài hoa, cố giành làm tiến sĩ thì ắt phát triển sai lệch, từ đó làm cho xã hội hỗn loạn.
    A Lưu là tên tiểu đồng của ông Chu Nguyên Tố, nó thực ngây ngô, không được việc gì cả. Vậy mà ông Chu Nguyên Tố nuôi nó suốt đời.
    Lúc bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn cả buổi mà không sạch được cái buồng con. Ông giận mắng thì nó quăng chổi, lẩm bẩm : ?oÔng quét giỏi thì phiền đến tôi làm gì!?
    Khi ông đi vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khách quen đến nó cũng không nhớ được là ai. Có hỏi thì nó nói : ?ongười ấy lùn mà béo. - người ấy cao mà gầy. ?" người ấy tuổi cao và chống gậy.? đến lúc liệu chừng không nhớ xuể, nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
    Trong nhà có chứa ít đồ cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó bày ra cho xem. Lúc khách về, nó đến gõ các thứ ấy mà nói : ?onhững thứ này có khi bằng đồng, mà sao nó đen sì như thế?? rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.
    Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai nó đi chặt cây có chạc, để chữa lại. nó cầm búa, cưa và đi khắp vườn. Hết ngày, về, nó chìa hai ngón tay ra làm hiệu mà nói : ?ocành cây có chạc đều chĩa lên cả, không có cành nào chúc xuống đất.? Cả nhà đều cười.
    Trước sân có vài cây liễu trồng, ông sợ trẻ láng giềng nghịch hỏng nên sai nó trông nom. Đến lúc vào ăn cơm, nó nhổ cả cây lên và cất vào một chỗ.
    Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng cười như thế cả.
    Ông Chu Nguyên Tố là một người viết chữ chân tốt, mà vẽ cũng giỏi lắm. Một hôm ông hoà phấn với mực để vẽ. Thấy A Lưu, hỏi đùa : ?omày vẽ được không?? A Lưu đáp : ?okhó gì mà không được!? Ông bảo vẽ, A Lưu vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu cũng vẽ được như ý cả. Từ bấy giờ, ông dùng đến A Lưu luôn, không lúc nào rời.
    Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa.
    (Cái cười của thánh nhân- Nguyễn Duy Cần)

    6. Khoa học :
    Khoa học đã len sâu vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống của con người. Cứ mở miệng là người ta lại nói về khoa học. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: bản chất khoa học là gì? Tại sao khoa học phát triển mạnh mẽ như vậy? Khoa học đem lại những gì?
    Khoa học phải chăng là tìm hiểu, nghiên cứu bản chất của vạn vật hòng làm chủ chúng, nhằm nâng cao cuộc sống con người?
    Với mục đích đó, khoa học luôn được coi trọng hàng đầu, được phát triển đến mức biến nhiều điều tưởng chừng không thể thành có thể. Và quả thật khoa học đem lại cho chúng ta rất nhiều thứ, cuộc sống tiện nghi hơn, vật chất dồi dào hơn, nhiều thú tiêu khiển hơn? nhưng phàm cái hay nào cũng ẩn chứa cái dở trong đó, cái nào phát triển quá mức cũng thường đem lại kết quả trái ngược. Phải chăng vì những thành tựu khoa học mà sức tàn phá của con người ngày càng ghê gớm, để thế giới chúng ta tiêu điều như hiện nay? Phải chăng khoa học phát triển quá nhanh trong khi tâm thức con người không thay đổi kịp để làm chủ nên thế giới ngày càng hỗn loạn?
    Dù khoa học có phát triển tới đâu chăng nữa thì nó vẫn không thể giải quyết được vấn đề cần thiết nhất đối với mỗi người là hạnh phúc, đơn giản vì lòng tham của con người là không có giới hạn, dù có tiện nghi, có thoải mái đến dường nào đi nữa thì người ta cũng luôn muốn tiện nghi hơn, thoải mái hơn. Không biết đủ có lẽ là tâm bệnh lớn nhất của loài người.
    Hạnh phúc là một vấn đề thuộc về tâm thức, trong khi khoa học chỉ chú trọng tìm kiếm những gì ở bên ngoài. Nên khoa học chỉ có thể thay đổi hình chứ không thể thay đổi tính con người. Dù khoa học có làm được nhiều chuyện phi thường đi chăng nữa thì tâm hồn con người vẫn không thể thay đổi, vẫn nhỏ nhen, ích kỷ, tranh chấp với đủ thủ đoạn, mưu mô và ngày càng tinh vi. Một cá nhân, một tổ chức hay một quốc gia đều như thế, có khác chăng chỉ là về hình thức, và nhiều khi nó còn có cái vỏ ?onhân đạo?.
    Ngay bản thân khoa học cũng đã tỏ ra nhiều yếu điểm của nó. Khoa học luôn đòi hỏi những chứng cứ, luận cứ rõ ràng, trong khi thực tế cuộc sống có những điều ?obất khả kiến, bất khả luận?. Có thể tả cho người mù màu hình dung được màu đỏ là màu như thế nào? Bậc thánh nhân có thể cho biết chân lý là cái gì? Nếu có thể thấy được, có thể nói được thì hẳn ai cũng đã là người tài giỏi, ai cũng đã là bậc thánh nhân.
    Phải chăng loài người đã sai lầm ngay từ bước chân đầu tiên khi chỉ chăm chú đi tìm những thứ bên ngoài, để rồi tạo nên một thế giới giả tạo, xấu xí như ngày nay?
    Phải chăng sai lầm đó bắt nguồn từ ánh hào quang của những tiện nghi do khoa học đem lại khiến chúng ta lòa mắt. Nên chúng ta coi phát triển khoa học là con đường tất yếu, tôn khoa học lên vai trò cao quý nhất, để rồi những gì không giải thích được và chưa chứng kiến thì gọi là ?ophi khoa học?, còn nếu chứng kiến rồi thì gọi là ?ohuyền bí?, khi giải thích được rồi thì lập tức gọi là ?okhoa học?.
    7. Tri thức :
    Một nhà sử học quyết tâm dùng cả phần đời còn lại của mình để viết một bộ sử vĩ đại nhất thiên hạ, trong đó viết đủ mọi sự kiện lớn cổ kim đông tây. Ông bỏ ra nhiều công sức sưu tập tài liệu, đối chiếu, gạn lọc, biên soạn,? cứ thế đã 20 năm. Một hôm, ông đang ngồi bên cửa sổ thì thấy bên ngoài xảy ra một vụ ẩu đả. Đến bữa ăn, ông thuận miệng nhắc chuyện đó với người hầu gái thì lạ thay, những gì người hầu gái đó kể lại rất khác với những gì ông nhìn thấy. Ông ngạc nhiên lắm nên ăn xong bèn đi xuống phố và hỏi chuyện mọi người về vụ ẩu đả đó thì ông càng ngạc nhiên hơn vì mỗi người kể mỗi phách, không ai giống ai, đôi khi còn trái ngược nhau. Trở về nhà, ông ngồi ngẫm nghĩ một lúc rồi đem đốt bỏ tất cả những tài liệu cùng với những gì mình viết bấy lâu nay.
    Tại sao vậy? Vì đối với bất kỳ một sự vật, sự việc gì, mỗi người đều diễn dịch theo tầm hiểu biết, trình độ cũng như quan điểm riêng của mình, đó là những định kiến cố hữu, họ không thể thấy, không thể thừa nhận những gì mới mẻ ngoài tầm hiểu biết của mình. Tầm hiểu biết của mỗi người không giống nhau nên cùng một sự việc mà mỗi người kể mỗi khác nhau. Người càng nhiều kiến thức thì càng hay diễn dịch, do đó mà càng bị đi vào ?okhuôn mẫu?. Cho nên, những tác giả của những tài liệu của nhà sử học đó cũng viết theo hiểu biết riêng của họ, dù có cố gắng thật khách quan, cố gắng thật thành thật đối với lịch sử cũng không thể tránh khỏi những nhận định chủ quan. Thấy tận mắt cũng không đảm bảo hoàn toàn sự thật, huống chi là chỉ biết lịch sử qua sách vở. Vì vậy nó không đáng tin.
    Có vị khách nọ, kiến thức khá rộng, đến trò chuyện với thiền sư Nan-in về thiền. Lẽ ra nên cùng nhau trao đổi nhau thì vị khách đó chỉ thao thao bất tuyệt về quan điểm riêng của mình. Lát sau, Nan-in mời trà, thiền sư cầm bình rót trà vào chén của khách, chén đã đầy mà vẫn cứ rót. Vị khách thấy vậy nhắc, ?okìa đạo huynh, chén đã đầy rồi, đâu thể chứa thêm được nữa.? Thiền sư mỉm cười : ?ocũng như hiền hữu vậy, tràn đầy tư kiến, mà đạo thiền thì càn khôn bất tận, tôi biết hiến dâng gì cho hiền hữu về thiền, nếu hiền hữu không cho tôi một cái chén lớn hơn.?
    Một hoạ sĩ nổi tiếng mời một anh bạn là một bác sĩ đến cùng ăn trưa. ăn xong, hoạ sĩ mời bạn thưởng lãm bức tranh thiếu nữ mình vừa vẽ. Hoạ sĩ hỏi ?oanh cảm thấy thế nào??
    ?oNgười này đã bị bệnh gan?- bác sĩ trả lời.
    Ôi! Trong đầu vị bác sĩ đó chỉ đầy những kiến thức y học, ông đã mất khả năng cảm nhận cái đẹp nghệ thuật rồi!
    Cho nên, trí óc đầy định kiến cũng như cái chén đã đựng đầy nước, khó thể thu nhận thêm điều gì mới mẻ. Mà vạn vật thì luôn biến chuyển không ngừng, một lúc mỗi đổi mới, còn kiến thức là sản phẩm của quá khứ, cứ ôm mãi cái quá khứ đó thì làm sao đáp ứng được với những thuyên chuyển hiện tại.
    Với lại, tri thức cao thì trí xảo cao, trí xảo cao thì tâm hồn không còn thuần khiết. Tâm hồn người dân quê sở dĩ thuần phát hơn người thành thị là ở chỗ đó.
    Nói đến tri thức, không thể không nói về sách vở, vì sách vở là con đường truyền bá tri thức rộng lớn nhất. Nói thế không có nghĩa đọc sách nhiều là tốt, mà vấn đề là đọc sách gì và đọc như thế nào. Đọc sách cần chọn lọc những gì mình cho là hữu ích đối với cuộc sống, nếu không thì chỉ biết được những điều vớ vẩn như người ta hay đố nhau trên các gameshow của Đài Truyền hình. Chỉ nên đọc những sách có điều khiến mình suy nghĩ, dành 1 giờ để đọc sách thì hãy dành một ngày, một tháng, một năm và thậm chí là nhiều năm để nghĩ về những điều mình còn thắc mắc trong quyển sách đó. Đọc sách nhiều đôi khi là biểu hiện của thói lười suy nghĩ (vì cứ đọc thì thời gian đâu mà suy nghĩ? Hay mong muốn quyển sách đó giải đáp hộ những vấn đề mình đang thắc mắc?)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này