1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghĩ về Hoa Sen của Phùng Quán

Chủ đề trong 'Văn học' bởi vuquocdung, 24/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vuquocdung

    vuquocdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ về Hoa Sen của Phùng Quán

    [size=3]Nhân đọc bài thơ của Phùng Quán - người nghệ sĩ tài năng và bất hạnh - tôi chợt liên tưởng đến một số người trong xã hội, họ đang rũ bỏ nguồn gốc để đẻ ra một giai cấp mới (mà có người gọi là Tư bản Đỏ). Mời các bạn cùng thảo luận.

    Hoa Sen

    " Trong đầm gì đẹp bằng sen
    Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
    Nhị vàng bông trắng lá xanh
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "
    *
    Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền
    Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen.
    Nhưng tôi không thể nào tin được
    Câu ca này gốc gác tự nhân dân.
    Bởi câu ca sặc mùi phản trắc
    Của những phường bội nghĩa vong ân!
    *
    Vốn con cái của giai cấp cùng khổ
    Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son
    Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ
    Chúng mưu toan giấu che từ bỏ
    Nói xa gần, chúng mượn chuyện sen
    .... Nhị vàng bông trắng lá xanh
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
    Tất cả là trong cái chữ "gần"
    Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột
    Những manh tâm bội nghĩa vong ân.
    *
    Bùn với sen đâu phải chuyện gần?
    Chính là sen mọc lên từ trong đó
    Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen
    Nhị vàng, bông trắng, lá xanh...
    Tất cả, tất cả, tất cả!...
    Là do bùn hôi nuôi dưỡng
    Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
    Cũng là xương thịt của bùn tanh!
    Như nhân dân
    Gian truân, thầm lặng, vô danh
    Ðã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sĩ...
    *
    Nhân danh bùn
    Nhân danh sen
    Tôi đề nghị:
    Ðuổi câu phản trắc này khỏi kho báu dân gian!

    Phùng Quán[/size=3]
  2. laotrangtu

    laotrangtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Câu phân tích sen bội ơn bùn nói chung là mơ hồ. Nói thật thế mặc dù khá kính nể và tôn trọng bác Phùng quán (hồi xưa đọc thuộc lòng mấy chuyện Tuổi thơ dữ dội của ông) và câu phân tích này tôi nghe Phùng Quán nói trong một buổi nói chuyện khá lâu (phải chục năm rồi).
    Tất nhiên sen sinh ra từ bùn nhưng sen chỉ hấp thụ những tinh chất của bùn thôi chứ có hấp thụ cái hôi tanh của bùn đâu. Nói thế là quá đúng. Bản chất của bùn là những vật cặn bã, bẩn thỉu, thối rữa,.. còn sen là thơm tho, trong sạch..Nếu ông Phùng Quán học về sinh học, vật lý giỏi thì ông đã chả phát ngôn như vậy (tôi không rõ hồi xưa ông PQ có học tốt các môn này không). Tôi có thể nói về một vài mặt:
    - Về mặt xã hội: rõ ràng sự phát triển tốt là phát triển dựa trên những cái đang có, nhưng phải ở mức độ cao hơn, ví dụ triết học Mác cũng dựa trên He-ghen nhưng chỉ lấy cái hạt nhân biện chứng thôi, một anh Tiến sỹ sinh ra là nông dân thì bố mẹ anh ta cũng muốn anh ta có tri thức, mang lại vẻ vang cho làng xã chứ cũng chả muốn anh ta phải ra đồng bốc phân bón khoai.. Tuy vậy anh ta vẫn giữ cái đức gia đình, thói quen đạm bạc, cần cù chẳng hạn. Tóm lại là có sự chọn lọc và khai thác những điểm tốt, loại bỏ những điểm xấu.
    - Về mặt sinh học thì rõ ràng sen đã có bộ phận gốc rễ để biến những cái chất bẩn, hôi thối để biến thành những hợp chất nuôi dưỡng tạo ra hương sen thơm tho, hạt sen bổ dưỡng, như vậy có thể coi rễ là bộ phận chuyển đổi bản chất của đầu vào rồi.
    - Về mặt văn học thì rõ ràng đây cũng là câu văn mô tả hiện tượng khách quan (tất nhiên ý nghĩa giáo dục chưa nói), bùn thối hay sen thơm thì cũng chỉ là do cảm nhận của người đứng ngoài, chứ có thể sen vẫn thấy bùn "ngon", bùn có thể nhờ sen hấp thụ chất đục của bùn để trở thành nước trong hơn, sạch hơn...Như vậy đứng trên việc mô tả đó dễ dàng nhận thấy sen đẹp, sang còn bùn thì bẩn, hôi.
    - Tóm lại, từ trực quan của người quan sát đầm, cái hôi tanh của bùn là cái môi trường sen đã dựa trên đó, sống trên đó nhưng sen đã thoát ra được để đạt được những giá trị cao hơn (thơm tho, sạch sẽ, sang trọng) ngoài ra vẫn giữ nét giản dị, chân quê (sống trong đầm).
    Do vậy câu thơ vẫn có giá trị giáo dục xét trên mọi mặt.
  3. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì tuỳ từng người đọc cảm nhận được câu thơ theo tư duy của mình thôi. Thơ mà vác lý luận cả khoa học vào để mà đo đong , phân tích thì chỉ có Việt Nam đứng đầu. Bởi vì với lý luận Mác làm kim chỉ nam. Mọi thứ nghệ thuật với họ đều diễn giải được tuốt. Nhất là dùng để hạ bệ nhau.
    Với câu thơ trên, phải đọc cả bài mới hiểu nỗi phẫn uất của tác giả khi muốn nói đến việc gì.
    Chán nhất là những bài mở đầu đã muốn tỏ vẻ mình thuộc lọai đẳng cấp như mấy chục năm trước nghe Phùng Quán nói. Rồi đưa ra ý kiến mình .
  4. Tinyl

    Tinyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2003
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Cái bài này mà đem vào bình luận ca dao tục ngữ lớp 6,7 trong trường học thì sao nhỉ .
  5. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Đúng rùi, nên hiểu về tâm trạng của tác giả một chút khi đọc tác phẩm của họ, đừng đem cả lý luận khoa học biện chứng gì gì đó vào mà phân tích thơ, tội nghiệp cho văn chương quá. và phụ lòng người viết quá.

Chia sẻ trang này