1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghĩ về việc bảo vệ môi trường Hà nội từ tư duy nhỏ!

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi mnguyen001, 27/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mnguyen001

    mnguyen001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ về việc bảo vệ môi trường Hà nội từ tư duy nhỏ!

    Bài viết này mang tính cục bộ địa fương do bản thân người viết đang sống tại Hà Nội chứng kiến những gì đang xảy ra tại Hà Nội. Tôi thấy các lãnh đạo của Hà nội kêu gọi ý thức bảo vệ môi truờng từ phía người dân thì nhiều nhưng:
    _ Nhập về hệ thống xe bus xả khói đen đặc ( Anh em để ý xem có đúng thế không?).
    - Hệ thống xe vận chuyển rác thải nhập về cũng xả khói đen xen lẫn với rác trên đường vận chuyển ( Anh em xem xét xem có đúng thế không?)
    _ Hầu hết phương tiện giao thông của ta đi bên phải mà cứ bị xả khói đen vào mặt bởi các phương tiện giao thông công cộng thế thử hỏi có ai không nhổ nước miếng ra đường rất mất vệ sinh mà còn thiếu văn minh đấy là còn chưa kể chửi thề nữa cơ chứ.( Anh em xem môi trường văn hoá còn mất nữa la, hỏi có đúng không?)
    Đó chỉ là một số ví dụ nhỏ đưa ra để mọi nguời đánh giá xem các vị lãnh đạo cần phải làm gì để mà nhân dân còn sống và học tập cơ chứ.
    Lời nói phải gắn liền hành động thực tế nhé!
  2. nopassport

    nopassport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng nhận thấy những hiện tượng không hay như thế. Nguyên nhân thì chắc có nhiều đấy. Có lẽ cùng thảo luận vấn đề này theo nhiều góc độ mới có giải pháp được.
  3. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Ui, bác ơi, nói các chuyện này nói mãi cũng không hết đâu.
    Nào là:
    - Chuột chết bay ra đường, làm bánh tráng chuột
    - Vượt đèn đỏ
    - Bịch rác thì tương ra đường
    - Thà xả rác ngoài đường chứ không tìm thùng rác
    - Nhà văn hoá bị bệnh "tiểu đường" không xấu hổ
    .....
    Tất cả là ở văn hoá xã hội, ý thức cộng đồng thôi
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ba chàng hiệp sĩ cứu rùa

    Tim và Phong (thứ nhất và thứ hai từ phải sang) vào rừng nghiên cứu môi trường sống của rùa - Ảnh: CTV
    TT - Đến từ ba đất nước khác nhau nhưng Bùi Đăng Phong (VN), Tim McCormack (Anh), Douglas B. Hendrie (Mỹ) đã có cùng một mục đích: nghiên cứu và bảo tồn các loài rùa tại VN.
    3 chàng trai mê rùa
    Say mê nghiên cứu và bảo tồn các giống rùa, Douglas đã quyết định sang VN từ năm 1996. Giải thích về quyết định chọn VN chứ không phải một nước nào khác, Douglas vui vẻ cho biết: ?oCác loài rùa ở châu Á đang bị săn bắt ngày càng nhiều. Và VN đã trở thành một trong những nơi trung chuyển rùa?.
    Thật thú vị khi ngay lần đầu đặt chân đến hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Douglas đã rất sung sướng khi cụ rùa Hoàn Kiếm ngoi lên mặt nước ?ochào đón?. ?oLúc đó tôi vui mừng không thể nào tả được vì tôi biết không nhiều người có may mắn đó như tôi. Cụ rùa chỉ cách tôi hơn 2m?. Anh cho rằng đó là một điềm lành và cũng là sự khích lệ khi sang VN. Kể từ đó, nhân viên vườn quốc gia Cúc Phương ngày nào cũng thấy một ông Tây có mặt để chăm sóc, kiểm tra tình hình sức khỏe của các cụ rùa nơi đây.
    Tốt nghiệp ngành lâm sinh ĐH Lâm nghiệp năm 1999, chàng trai người Mường có dáng vẻ cục mịch Bùi Đăng Phong về làm công tác giáo dục môi trường ở vườn quốc gia Cúc Phương. Với công việc này, Phong thường xuyên phải đi đây đi đó để đứng lớp giảng về việc bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên.
    Anh cho biết: ?oBố mẹ tôi đã gắn cuộc sống của mình với Cúc Phương. Tôi cũng được sinh ra từ chính nơi đây nên sau khi tốt nghiệp đã xin về ngay?. Ba năm sau, trong một lần trò chuyện với Douglas (lúc này đang là giám đốc Dự án sinh thái và bảo tồn rùa có trụ sở đặt tại vườn quốc gia Cúc Phương), Phong đã bị thu hút bởi những chú rùa chậm chạp. Không biết từ bao giờ anh được mọi người đặt cho biệt danh ngộ nghĩnh ?oPhong rùa trại chủ?.
    Bố bị bệnh mất, mẹ làm y tá ở một bệnh viện, Tim tốt nghiệp ĐH ở Anh nhưng lại thích đến những nơi có động vật hoang dã để nghiên cứu, bảo tồn. Tình cờ biết được thông tin về trung tâm cứu hộ rùa ở Cúc Phương, Tim đã tạm biệt người yêu xinh đẹp để lên đường sang một đất nước mà chàng trai này chỉ biết thoáng qua từ sách báo.
    Cứu tinh cho những chú rùa

    Một cụ rùa ở vườn quốc gia Cúc Phương - Ảnh: P.L.
    Hiện nay, Phong tiếp tục công tác quản lý ở trại rùa. Douglas đi tìm dấu tích về nơi sinh sống của một số loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng cao. Tim đang cố gắng hoàn tất công việc gắn chip định vị cho đàn rùa ở rừng Cúc Phương. Tuy không làm chung một nơi nhưng ba chàng trai vẫn thường gặp nhau để trao đổi thông tin với cùng một hi vọng: cứu sống các loài rùa có nguy cơ bị tuyệt chủng tại VN.

    Sau một thời gian dài gầy dựng và phát triển với nỗ lực hết mình của Phong, Tim và Douglas, hiện trung tâm cứu hộ rùa ở vườn quốc gia Cúc Phương có qui mô lớn nhất VN: có đến 20 loài rùa khác nhau với 1.140 con thuộc nhiều giống: rùa sa nhân, rùa hộp tráng vàng, rùa núi vàng, rùa bốn mắt, rùa Trung bộ...
    Hôm chúng tôi đến đúng vào những ngày rét đậm, Phong phải tất tả vào rừng tìm cây lá, cỏ khô để làm tổ ngay chỗ các cụ rùa sinh sống. Phong cho biết thêm những ngày hè phải thường xuyên thêm nước vào các vũng lành để chỗ ở thoáng mát.
    Một lần đi tập huấn ở Hong Kong (Trung Quốc) thấy khu vực bảo tồn có mấy chú rùa nhìn quen quen, tối về ngủ ở khách sạn, Phong suy nghĩ cả đêm và nhớ ra đó là giống rùa Trung bộ, một loài chỉ có ở VN và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Hôm sau đến gặp, anh phải ra sức thuyết phục và họ đã đồng ý cho chuyển về VN để nuôi dưỡng và bảo tồn.
    ?oPhải làm điều gì đó để thế hệ tương lai có ý thức bảo vệ loài rùa?, đó là ý nghĩ thoáng qua trong đầu Douglas trong một lần nhìn thấy hàng trăm con rùa bị nhốt trong rọ sắt chờ tiêu thụ. Và chàng trai người Mỹ đã cho ra đời ba tập truyện thiếu nhi với tên gọi Cuộc phiêu lưu của chú rùa May Mắn với hai bản tiếng Việt và tiếng Anh. Anh sống hàng tháng trời ở những khu rừng xa xôi của Quảng Nam để quyết tìm được loài rùa Trung bộ. Theo anh, thời điểm cuối cùng người ta tìm thấy sự tồn tại của giống rùa Trung bộ ở miền Trung là vào năm 1939 và hoàn toàn mất dấu tích sau đó. Và chàng trai này đã làm được điều kỳ diệu: phát hiện loài rùa này vẫn còn tồn tại ở Quảng Nam. Đây là một phát hiện gây chấn động đối với giới nghiên cứu và bảo tồn rùa VN, nhưng với Douglas đó chỉ là việc làm đầu tiên để tiến tới khôi phục quần thể rùa này ở các tỉnh Trung bộ.
    PHI LONG
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    "Phát minh xanh" không chỉ dừng lại ở những ý tưởng
    22:42:06, 15/01/2007Bùi Ngọc Long


    Bùi Nguyên Vọng (phải) trong niềm hạnh phúc giải nhất "Phát minh xanh Sony" lần thứ 7 - Ảnh: B.N.L
    Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài nguyên - Môi trường và Công ty Sony Việt Nam vừa tổ chức trao giải cuộc thi "Phát minh xanh Sony" lần 7 dành cho sinh viên (SV) trên toàn quốc. Điều đặc biệt của các "Phát minh xanh" lần này là tính khả thi của các đề tài nghiên cứu đã mở ra hướng giải quyết nhiều vấn nạn về môi trường và nhu cầu về năng lượng sạch đang là vấn đề cấp bách của cả thế giới hôm nay.
    Máy phát điện từ năng lượng sóng biển
    Vượt qua 10 đề tài của 51 SV của các trường ĐH trong cả nước, giải nhất của cuộc thi đã thuộc về chàng SV khoa điện tử, Trường ĐH Cần Thơ Bùi Nguyên Vọng với đề tài "Máy phát điện từ năng lượng sóng biển". Đề tài tuy không mới, nhưng những giải pháp và hiệu quả của chiếc máy được nhà phát minh trẻ này trình bày thông qua mô hình trên máy tính đã thuyết phục hoàn toàn hội đồng giám khảo.
    Mặc dù là một SV ngành điện tử, nhưng Vọng đã có một vốn kiến thức khá vững vàng về ngành cơ khí chế tạo máy khi chế tạo ra chiếc máy phát điện có phần thu năng lượng từ hoạt động của sóng biển. Phần phát điện được đặt ở trên bờ, nhờ vậy có thể dễ dàng bảo trì và giữ an toàn cho phần phát điện. Chiếc máy phát điện có thể hoạt động trong nhiều điều kiện sóng biển khác nhau, dù khi thủy triều lên hay xuống. Dù hướng gió trên biển thay đổi mọi chiều thì máy vẫn có khả năng điều chỉnh để hoạt động. Tại buổi nhận giải, Bùi Nguyên Vọng chỉ tâm sự ngắn gọn: "Mong muốn của mình là thông qua phát minh này, hy vọng một tương lai không xa đồng bào các vùng ven biển, các hải đảo xa xôi của Tổ quốc sẽ có điện để dùng".
    Vườn hoa lọc nước trên hồ B52
    Một ý tưởng khác về môi trường cũng đã đoạt giải nhì của cuộc thi là đề tài "Vườn hoa lọc nước trên hồ B52" của SV Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội. Xuất phát từ một hồ nước gắn với dấu ấn lịch sử chiến tranh của trận Điện Biên Phủ trên không, nằm ngay giữa làng hoa Ngọc Hà. Hồ nước có phần đuôi của một chiếc B52 bị bắn cháy còn cắm xuống giữa lòng hồ. Thế nhưng những năm gần đây hồ nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải sinh hoạt của người dân đã làm cảnh quan của di tích lịch sử này bị xuống cấp nhanh chóng. Nhóm nghiên cứu của Ngọc Anh đã chắt lọc hàng chục giống hoa có nguồn gốc từ làng hoa Ngọc Hà, có khả năng xử lý thanh lọc nước tốt nhất để trồng trên một chiếc bè nổi nối kết từ những chai nhựa phế thải tạo nên một vườn hoa thơ mộng cho hồ B52. Giải pháp này thỏa mãn được cả hai nhu cầu đó là xử lý ô nhiễm và tạo cảnh quan cho di tích...
    Ông Nguyễn Quang Phát, Phó tổng giám đốc Công ty Sony Việt Nam cho biết: Khác với mọi năm, sau khi trao giải các đề tài xuất sắc sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các tập thể, cá nhân trong nước có thể đăng ký ứng dụng các đề tài này vào thực tế cho sản xuất, giáo dục và cải thiện môi trường, Công ty Sony sẽ xem xét và trao giải cho các dự án được ứng dụng tốt trong thực tế nhằm phát huy hiệu quả của giải thưởng Phát minh xanh Sony.
    Bùi Ngọc Long

    http://www.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2007/1/15/178164.tno
  8. nopassport

    nopassport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Nghe mấy cái ý tưởng này cũng hay hay đấy nhỉ. Ứng dụng được không ta? Từ ý tưởng đến thực tế, riêng tôi vẫn còn hoài nghi.
    Tạm ghi sổ cái ý tưởng này đã, sau đó theo dõi đến khi nào thành hiện thực thì nhất định sẽ tung hô Phát Minh xanh Sony.

Chia sẻ trang này