1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghĩa vụ cấp dưỡng ???

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 10/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa vụ cấp dưỡng ???

    Luật hôn nhân và gia đình của VN quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng :

    Vợ , chồng con cái, ông bà nội ngoại và con cháu .....

    Theo tôi thì đây chỉ nên là quy điều đạo đức chứ không nên gọi là luật vì quá khắt khe .

    Làm sao có thể kết tội khi 1 người cháu rể không cấp dưỡng cho ông bà ngoại bên vợ ???

    Luật ở Canada chỉ quy định nghĩa vụ này giữa vợ và chồng, các con thì đến 18 tuổi, con cái không bắt buộc phải cấp dưỡng cho cha mẹ, ông bà vì đây là trách nhiệm của xã hội .

    Luật của VN có vẻ lý tưởng nhưng khó áp dụng trong thực tế .
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    TRong Pháp luật Việt nam chỉ những ông bà và cháu trực hệ mới có quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng và do đó mới có quan hệ cấp dưỡng. HƠn nữa quan hệ trực hệ phải là quan hệ huyết thống.
    Luật VN hiện hành không xây dựng quan hệ ông nuôi bà nuôi cháu nuôi và ngòai ra còn giới hạn cấp độ thân thuộc trực hệ trong việc xác định chủ yếu nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ ông không có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chắt và ngược lại.
    Và cũng theo luât hôn nhân GĐVN 2000 quy định ông nội bà nội ông bà ngọai có cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội ngọai thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho họ trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động. không có tài sản để tự nuôi mình và không có ngươi cấp dưỡng. Vậy ta thấy ông bà có quyền yêu cầu cấp dưỡng đối với cháu một khi không sống chung với cháu và bản thân ông bà không còn cha mẹ, con, anh, chị , em hoặc những người này không có điều kiện cấp dưỡng.
    Việc các nước có viện dưỡng lão để nuôi dưỡng các người già, VN cũng đã lên kế họach, nhưng nghĩ lại dân tộc VN vốn sống vì tình cảm, với tinh thần uống nước nhớ nguồn, xem chữ hiếu Trung, làm đầu, lấy chữ nghĩa làm lẽ sống, nên dù thế nào họ vẫn muốn ở bên cạnh người thân, hơn là bỏ mặc họ cô độc trong viện dưỡng lão, như các nước phát triển khác xem đồng tiền là trên hết.
  3. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    quote-kevinmitknick viết lúc 23:14 ngày 11/05/2006:
    TRong Pháp luật Việt nam chỉ những ông bà và cháu trực hệ mới có quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng và do đó mới có quan hệ cấp dưỡng. HƠn nữa quan hệ trực hệ phải là quan hệ huyết thống.
    [/QUOTE]
    Xin lỗi, nhưng phần này sai. Không có quan hệ huyết thống nhưng có quan hệ gia đình cũng phải cấp dưỡng. Trường hợp cụ thể: con nuôi, không có quan hệ huyết thống nhưng có quan hệ gia đình về mặt pháp lý cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng.
    Tiếp theo, bác Minh Trinh nói là "làm sao có thể kết tội...khi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng". Xin hỏi là ở đâu có quy định "kết tội" này; nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ dân sự, trong trường hợp chủ thể không thực hiện thì cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành, thực hiện bằng được; chứ "kết tội" thì không bao giờ.
    Cháu rể thì không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà ngoại bên vợ. Ông bà ngoại bên vợ, là ông bà ngoại của vợ, là bố mẹ đẻ hoặc nuôi của bố mẹ vợ. Cháu rể đâu có phải cấp dưỡng ông bà ngoại của vợ; chỉ có vợ của cháu rể ông bà ngoại bên vợ, nghĩa là cháu trực tiếp của các ông bà này mới phải cấp dưỡng. Chỉ có cái là tài sản của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất nên vợ có nghĩa vụ cấp dưỡng thì lấy vào phần tài sản chung này mà thực hiện thôi. Đã là luật thì phân tích rõ ràng vậy, không nên nói chung chung kẻo rồi không thực hiện được, giờ đã đủ khó thực hiện rồi, diễn giải chung chung thì càng khó thực hiện nữa.
    Riêng quan điểm cá nhân của bác thì tôi cũng xin có quan điểm cá nhân phản đối lại, và tán đồng với anh kevil hơn. Pháp luật xây dựng trên nền tảng khách quan và trên nền tảng đạo đức xã hội nữa chứ; bác so sánh luật Việt Nam với luật Canada thì cũng nên so sánh cả nền tảng đạo đức xã hội, phong tục của Việt Nam với Canada nữa cho cặn kẽ, đầy đủ.
    Tôi cho rằng quy định này của luật Việt Nam mang tính nhân văn cao hơn hẳn của Canada, và tiến bộ nữa, hoặc tôi thử uốn lưỡi mà phát ngôn theo đường hướng đối lập thì cho đó còn là sự xảo trá của chế độ nữa đi: buộc cá nhân trong mối quan hệ của tập quán phải gánh chịu một phần chi phí cho chính sách xã hội. Giản dị thôi, nếu đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng này hoàn toàn cho xã hội, thì ngân sách Nhà nước đưa vai ra mà đỡ lấy toàn bộ. Song cho dù tôi am hiểu mọi quan điểm đối lập và có thể nói theo đúng tâm lý của những quan điểm đối lập, thì quan điểm của tôi vẫn là quan điểm ủng hộ; vì đơn giản pháp luật là nhằm điều tiết lợi ích cá nhân và xã hội. Quy định trên đây điều tiết lợi ích một cách hợp lý quá chứ sao. Phải đâu Nhà nước không lập các Viện dưỡng lão và không thực hiện với những cố gắng của mình trong việc chăm sóc những người già neo đơn. Tôi tin rằng Việt Nam có giàu mạnh như Canada thì việc chăm sóc người già neo đơn cũng không đẩy ra cho xã hội, đại diện là ông Nhà nước một cách hoàn toàn.
    Tham khảo các thông tin đối lập và thông tin từ các nhà cầm quyền, tôi cho rằng chế độ "trách nhiệm chăm sóc người già neo đơn, người tàn tật không có năng lực tự nuôi sống bản thân thuộc hoàn toàn về xã hội" như Anh, Mỹ và Canada là một trong những mặt trái của quá trình phát triển ở các nước đó, ở những nơi mà tình người nhường chỗ hoàn toàn cho các tính toán hợp lý về chi phí. Ăn uống ở những nơi đó đủ chất dinh dưỡng, chết rét hay chết đói không phải lo, nhân viên tình nguyện và nhân viên chính thức đều phục vụ theo pháp luật. Nhưng tại sao bác nhỉ? Tại sao trong dòng văn học của người Việt nam ở nước ngoài, hay theo cách gọi khác là Kiều bào, hay cách khác nữa là Việt kiều hoặc là Thuyền nhân hay Nạn nhân của chế độ cộng sản.....có rất nhiều những tác phẩm viết cay đắng hoặc chua xót thế về việc người già bị con cái "bỏ rơi" dù họ vẫn đang sống trong cùng nhà chứ chưa nói đến được đưa vào phó thác cho Viện dưỡng lão ?! Tôi thích giọng hát của Khánh Ly, nhưng từ ngày được biết mẹ của Khánh Ly đang ở trong Viện dưỡng lão thi dù rằng không thay đổi sự ưa thích giọng hát đó, nhưng riêng về sự nhìn nhận về con người lại có sự đổi khác.
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo, bác Minh Trinh nói là "làm sao có thể kết tội...khi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng". Xin hỏi là ở đâu có quy định "kết tội" này; nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ dân sự, trong trường hợp chủ thể không thực hiện thì cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành, thực hiện bằng được; chứ "kết tội" thì không bao giờ.
    ===========
    Bạn xem lại điều 152 Bộ luật HÌNH SỰ .
    Trong giáo trình luật HÌNH SỰ VN, trang 419 của ĐH luật HN có giải thích rõ ràng . Tội đấy, không phải là lỗi đâu .
    Tôi hoàn toàn đồng ý khi lý luận về mặt đạo đức và cho rằng điièu luật này lý tưởng nhưng khó thực hiện .
    Định bàn thêm về vấn đề trợ cấp tuổi già nhưng thấy bạn hăng say và quá chủ quan nên để bạn thấm phần điều luật hình sự 152 đã, sau đó, nên nghiên cứu về vấn đề hưu bổng, an sinh xã hội của các nưóc phát triển , lúc ấy hãy phê phán .
    Cách nay 20 năm, Người VN thích ăn mỡ, bây giờ người VN chê mỡ ... tất cả là vì hoàn cảnh và sự tiến bộ .
    50, 100 năm nữa, cách làm việc, sinh hoạt và an sinh xã hội cũng sẽ giống mọi nơi, lúc ấy mới hiểu là tại sao nghĩa vụ trợ cấp nên coi là một quy điều đạo đức mà không cần đưa vào luật .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 13/05/2006
  5. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Minh Trinh đã kịp thời phản chính; công nhận tôi sai. Do chủ quan nên không rà soát kỹ lại điều luật này ở bộ luật Hình sự. Cũng bổ sung thêm một thực tế là quy định tại điều luật này từ lâu đã không có vụ xét xử thực tế nào.
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đó là điều tôi muốn nói lên , điều luật này thiếu thực tế .
    Nếu đã dựa trên đạo đức thì phải do lòng tự nguyện .
    Nếu đã đưa luật pháp vào thì phải rõ ràng, thích hợp . Chính vì thế mà tại VN, nhièu cặp yêu nhau mà suy đi tính lại, họ không dám lấy nhau chỉ vì bên này, bên kia quá nặng gánh .
    An sinh xã hội là trách nhiệm của chính phủ và sẽ là 1 bước không thể tránh được tại VN sau này, khi đó, mọi công dân đã đóng thuế trong thời gian đi làm kèm tích luỹ từ các khoản bảo hiểm đều được quyền hưởng hưu ( hiện giờ chỉ có công chức và quân đội ) .
    Cao hơn nữa là : Kể cả không đi làm, chưa bao giờ đóng thuế thu nhập, nhà nước vẫn có trách nhiệm đối với những người không có khả năng tự mưu sinh, như thé mới tạo được ổn định xã hội .
    Chả phải tại các quốc gia này giàu mà là do nhà nước của họ đã tính xa hơn mà thôi .
    Hiện giờ, nhà nước VN chỉ đánh thuế vào các người có thu nhập cao nhưng lại không có 1 biện pháp hoàn lại khi người này hoạn nạn , chính vì thế mà người ta hay trốn thuế ( Đã bắt thi hành trách nhiệm thì phải có quyền lợi đối lại ) .
  7. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
  8. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bác Minh Trinh ah. Không phải là không có những lãnh đạo nghĩ đến những vấn đề đó, và mong muốn có một chính sách an sinh xã hội tối ưu cho người dân.
    Cơ bản là ngân sách Nhà nước hiện tại không gánh nổi các khoan chi đó. Tất nhiên, nói về khía cạnh tiêu cực thì một vụ như Bùi tiến Dũng đánh bạc đủ sức thanh toán cho một khoản chi lớn cho an sinh. Nhưng chỉ xét tới go''c độ không có tiêu cực thì cân đối ngân sách không thực hiện được. Trước đây về bảo hiểm xã hội thì 29 người đóng bảo hiểm xã hội đảm bảo cho một người ốm đau, mất việc...v...v..nhưng đến nay, thay vì phát triển hơn thì lại lâm vào tình trạng ngược lại, chỉ số bị hạ thấp xuống còn 18 người đảm bảo cho một người. Con số đó có thể thay thế cho những lời bình luận.
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói cũng đúng nhưng lý luận như thế thì 50 năm nữa cũng chả có tién bộ về an sinh .
    Xã hội chúng ta có nhiều nghịch lý mà rõ rệt nhất vẫn là vấn đề tiền lương .
    Qua những gì đã đưa ra ánh sáng, tôi cho rằng ngân sách quốc gia KHÔNG THIẾU , sở dĩ nó không đủ là vì không chi tiêu hợp lý mà thôi .
    Hàng triệu người đi làm không sống bằng lương mà sống bằng bổng, chỉ khi vè hưu mới hết bổng và phải sông bằng tiền hưu và quả thạt là không đủ cho nên khi tại chức, người ta phải tìm cách ăn cắp của công .
    Chừng nào nhà nước thực sự " tinh giản biên chế " để có đủ ngân sách tiền lương cho công nhân viên, làm sao cho lương tháng của họ đủ để chi tằn tiện nhưng đủ cho 30 ngày, khi ấy, nạn ăn cáp của công sẽ giảm bớt đáng kể và từng bước sẽ giải quyết xa hơn, còn cư như thế này thì muôn đời . Con thiếu tiền mua sữa, con đi học tốn kém hơn cả lương tháng thì phải ăn cắp ===> ngân sách thâm thủng .
    ( Bài này ngoài lề, chỉ để góp ý với bongmai_denhat ) .
    1 chuyện vui khi hỏi 1 quan chức :
    Lương của anh có ngần ấy thì làm sao đủ sông ?
    Trả lời : Thế anh xem cả triệu người lĩnh bằng nủa tôi, có đứa nào chết không ?
    Qua vấn đề này : Chúng ta không thể sống thực tế và thành thật trong 1 xã hội không thực tế mà cái không thực tế trước mắt, nó không chỉ là thiếu thực tế , nó là 1 nghịch lý khi cha mẹ tốn vào khoẳng 2 triệu để nuôi con ăn học để khi ra trường kiếm được đồng lương 1 triệu , nghĩa là cha mẹ vẫn phải cấp dưỡng khi con đã trưởng thành.
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Thực tế thì điều 152 là điều khoản mới được bổ sung vào Bộ luật hình sự 1999 nhằm duy trì quan hệ gia đình truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
    Việc buộc một người phạm tội này cũng không đơn giản vì :
    + Về chủ thể :
    - Người phạm tội có nghĩa vụ cấp dưỡng;
    - Có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng : thu nhập chứ không phải tài sản. Vd : A có nhà to, rất to, hay mấy ha đất nhưng thu nhập từ tài sản lại kô đáng kể ...
    + Về hành vi:
    Từ chối hay trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng với điều kiện :
    - Đã bị xử phạt hành chính và còn vi phạm; hoặc
    - Gây hậu quả nghiêm trọng : sức khỏe, tính mạng người được cấp dưỡng.
    Đây là tội mới và lại là tội ít nghiêm trọng nhưng lỗi là cố ý, mà cái người có lỗi cố ý thì phải nghiêm trị chứ. Nhể

Chia sẻ trang này