1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghịch Lý Gibbs

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi McWolf, 24/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Nghịch Lý Gibbs

    Nghịch Lý GIBBS




    Giả sử một bình có thể tích 2V chứa 2N hạt giống nhau. Chia bình đó thành hai ngăn bằng một vách ngăn, mỗi ngăn có thể tích là V và so hạt là N.

    Nếu bỏ vách ngăn đi, và tính toán sự biến đổi entropy của hệ. Áp dụng công thức Botlzman cho N hạt bên trái:



    Tương tự cho N hạt bên phải cũng dẫn đến:



    Vậy tổng cộng sự biến đổi entropy của hệ:



    Nhưng mặt khác, do hai bên vách ngăn đều là các hạt gióng nhau. Khi rút vách ngăn ra, trong hệ không có một sự thay đổi nào về trạng thái của hệ: như nhiệt độ, áp suất hay mật độ. Vì vậy đại lượng entropy cũng phải không thay đổi.

    Vậy tại sao lại có sự khác biệt??

    ********** ​
    "When you get to college, biology is really chemistry, chemistry is really physics, physics is really calculus, and calculus is really hard."
  2. dhna79

    dhna79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2001
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    0
    Entropy là một thông số quảng tính, phụ thuộc vào số hạt của hệ.

  3. blackloves

    blackloves Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Làm sao nói khi mở vách ngăn do 2 bên khí giống nhau nên entropy không đổi được. Tôi nghĩ entropy là hàm theo xác suất mà khi mở vách xác suất rõ ràng thay đổi.
    Blackloves
  4. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Nếu cả hai ngăn đều là loại hạt giống y như nhau thì khi mở vách ngăn, xác xuất tìm hạt trong hệ vẫn là không đổi vì khi mở vách ngăn thí thể tích tăng lên gấp 2 nhưng số hạt cũng tăng lên gấp 2.
    ********** ​
    "When you get to college, biology is really chemistry, chemistry is really physics, physics is really calculus, and calculus is really hard."
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hơ, tôi tưởng xác xuất ở đây phải là xác xuất trạng thái chứ tại sao lại là xác xuất tìm hạt nhỉ ?
    It's better to burn out than to fade away
  6. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Thế cái bác gọi là xác xuất trạng thái là cái gì ạ?
    ********** ​
    "When you get to college, biology is really chemistry, chemistry is really physics, physics is really calculus, and calculus is really hard."
  7. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Theo tôi thì nó là xác suất tìm thấy vận tốc hạt . Entropi của hệ đặc trưng cho sự hỗn loạn của hệ vậy không liên quan đến chuyện tìm thấy hạt . Xác suất tìm thấy hạt của hệ nhiệt động lực học là bằng nhau tại mọi điểm trong hệ ( chiều cao của hệ không đáng kể với đường kính trái đất ) .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  8. blackloves

    blackloves Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Thế nghĩa là ông chấp nhận cái nghịch lý đó. ???? Tôi tưởng nó mô tả bởi cái hàm sóng siêc gì chứ. Thế thì xác suất phải thay đổi --> thể tích tăng lên đấy chứ
    Blackloves
  9. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    thể tích tăng nhưng trong 1 đơn vị thể tích lấy làm chuẩn thì thì xác suất là tìm thấy hạt là không đổi . Đương nhiên là thể tích phải đủ lớn .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  10. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Trời, đúng là dân VL nhà ta có tật phức tạp hoá vấn đề. Cái gì mà lôi cả hàm sóng của cơ lượng tử vào đây ??? Nghịch lý này có gì đâu nhỉ, theo như tôi hiểu thì vừa học về entropi người ta đã dạy quá trình biến đổi entropi là quá trình biến đổi không thuận nghịch cơ mà, tích phân đường khép kín của nó khác không. Tuy ở đây trạng thái của hệ là giống nhau ở điểm đầu và cuối nhưng không có nghĩa là Delta S = 0. Tôi nghĩ chỉ có vậy thôi.
    It's better to burn out than to fade away

Chia sẻ trang này