1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiêm túc Thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế Quảng Bình trong 50 năm tiếp theo.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi math0, 05/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Nghiêm túc Thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế Quảng Bình trong 50 năm tiếp theo.

    Mấy tối nay tôi ngủ không được nên trằn trọc suy nghĩ băn khoăn mãi về quê hương. Tôi không hiểu vì sao trong 5 năm Quảng Bình quê ta lại có thể phát triển một hệ thống giao thông nhanh đến mức như vậy. Vì sao chúng ta có thể làm thể trong khi chúng ta là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Tôi đã tìm ra câu trả lời đó chính là cơ hội để phát triển kinh tế. Có lẽ bây giờ chính là thời điểm để chúng ta nói về phát triển kinh tế ở Quảng Bình như thế nào.
    Trong topic này tôi chỉ muốn nói đến phát triển Kinh tế ở tầm Vĩ mô chứ không nói đến chính trị, xã hội hiện nay. Vì sao chúng ta chỉ nói đến kinh tế ư? Đó là vì chúng ta muốn những người thân yêu của chúng ta ơ quê hương có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những thế hệ con cháu mai sau không phải gian nan vất vả bôn ba như chúng ta mà vẫn có thể gây dựng nên sự nghiệp ở quê hương mình. Và hình như đây cũng là tâm nguyện của những người tham gia Box chúng ta. Có người viết bài luôn cười cợt, quậy phá có người luôn nghiêm túc, sâu sắc nhưng ẩn sau đó là những tấm lòng, những khát vọng được xây dựng tại chính quê hương Quảng Bình.
    Có một xếp ở Viện Công nghệ Sinh học đã nói chuyện với tôi rằng. Mỗi tỉnh thành đều có những tiềm năng và nhưng mối quan hệ ràng buộc phức tạp. Cái quan trọng là ta phải tìm ra được những cú hích để tạo ra được một động lực, một bước phát triển nhảy vọt cho nó. Nhưng vấn đề đâu là điểm để ta tác động vào. Chú ấy còn đưa ra ví dụ Nam Định có truyền thống về công nghiệp dệt. Hiện nay, kinh tế phát triển, cuốc sống tốt hơn. Các fan của bóng đá ngày càng nhiều hơn. Và thậm chí cả các CLB chuyên nghiệp ra đời. Vậy thì tại sao Nam Định không đầu tư vào các sản phẩm lưu niệm của các CLB, cũng như của đội tuyển VN như áo quần, các biểu tượng... Chú ấy còn định đem một số đồ lưu niệm của một Đội bóng bên này gửi tặng và gửi ý kiến của mình đến ông Chủ tịch tỉnh Nam Định. Nói như vậy để thấy mỗi người có một cách nhìn khác nhau nhưng tất cả các đóng góp đều rất quí và cần thiết bởi vì chúng ta sẽ có một cái nhìn rộng hơn, toàn thể hơn, và khách quan hơn với tương lai Quảng Bình.
    Tham gia vào box này hầu hết là các thế hệ 6x 7x 8x, tuy không nhiều nhưng là những người rất tâm huyết với Quảng Bình. Chúng ta có chuyên gia kinh tế Goals- một trong những Tiến sỹ kinh tế trẻ đang ở Nga; chuyên gia quản trị Rec- mod và admin của 4 cái Website nổi tiểng Việt Nam đang ở Áo; bác sỹ Abo-một bác sỹ ngoại đầy triển vọng ở Hà thành, chuyên gia Xây dựng Noithat- một chuyên gia có tiếng ở Quảng Bình hiện nay, Nocry- một danh sỹ, danh họa nữ tài ba của Quảng Bình, Thanhhang-một giám đốc ngân hàng tương lai và nhiều nhân tài khác nữa mà tôi chưa được may mắn tiếp xúc. Chúng ta hầu như trong ngành nghề nào cũng có tham gia. Bởi vậy tại sao chúng ta không cùng tham gia đóng góp những suy nghĩ, nhưng trăn trở với con mắt chuyên môn của mình?
    Vì đây là một chủ đề nghiêm túc nên hi vọng các bạn khi reply thì nên mang tính xây dựng và phù hợp với chủ đề. Các bài trả lời phải ít nhất 2 dòng. Tất cả các ý kiến khen chê mang tính chất thảo luận đều được hoan nghênh.
  2. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Để mở đàu tôi xin trích dẫn bài giới thiệu trên Website tỉnh nhà:
    Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội giữa hai miền Bắc Nam.
    Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực: Đường quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, đường thuỷ... có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển sông Gianh, cảng Hòn La và cảng hàng không Đồng Hới rất thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế.
    Đất đai Quảng Bình được phân chia thành 3 vùng: vùng núi, vùng gò đồi, đồng bằng và vùng ven biển có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Với diện tích tự nhiên trên 8.050 Km2, vùng gò đồi gần 17 vạn ha có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi. Đã hình thành được một số vùng cây công nghiệp tập trung như cao su, lạc, sắn, hồ tiêu, thông nhựa, rừng nguyên liệu, vùng đất cát ven biển có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, du lịch. Quảng Bình có 450.000 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, 52.000 ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ trên 31 triệu m3, tài nguyên động, thực vật đa dạng và phong phú, độ che phủ đạt 61%.
    Khoáng sản kim loại có nhiều loại quý, đặc biệt là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, cát thạch anh, cao lanh có trữ lượng lớn 36 triệu tấn và các khoáng sản phi kim loại khác có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, sành sứ, thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Quảng Bình có một số suối nước khoáng, đặc biệt là suối nước khoáng Bang có nhiệt độ sôi 1050C, thuận lợi để phát triển công nghiệp nước giải khát, phát triển khu du lịch và điều dưỡng.
    Với bờ biển dài 116km, có nhiều cửa sông và bãi biển, vùng lãnh hải rộng trên 20 vạn Km2 tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng, trữ lượng hải sản lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị xuất khẩu cao. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn, có khoảng 1.500 ha diện tích mặt nước và 13.000 ha đất cát ven biển có điều kiện rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản cả hai mùa, sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm 27.000 - 28.000 tấn.
    Tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi vừa có rừng, có biển, có sông có nhiều cảnh quan thiên nhiên. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp cùng với một số suối nước khoáng thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Với nhiều di tích lịch sử văn hoá và thắng cảnh đẹp như đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh, đặc biệt là Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch.
    Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tương đối khá. Người dân Quảng Bình cần cù, thông minh, dũng cảm, với truyền thống cách mạng vẻ vang đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi "sản xuất giỏi, chiến đấu cũng giỏi", và cũng chính mảnh đất địa linh nhân kiệt này đã sinh sản ra nhiều danh nhân như: Dương Văn An, Lễ Thành Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Võ Nguyên Giáp và nhiều người con ưu tú đã đóng góp trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
    Có thể nói Quảng Bình hội đủ các điều kiện để phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hội nhập vào xu thế chung của cả nước và quốc tế.
  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Để mở đàu tôi xin trích dẫn bài giới thiệu trên Website tỉnh nhà:
    Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội giữa hai miền Bắc Nam.
    Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực: Đường quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, đường thuỷ... có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển sông Gianh, cảng Hòn La và cảng hàng không Đồng Hới rất thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế.
    Đất đai Quảng Bình được phân chia thành 3 vùng: vùng núi, vùng gò đồi, đồng bằng và vùng ven biển có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Với diện tích tự nhiên trên 8.050 Km2, vùng gò đồi gần 17 vạn ha có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi. Đã hình thành được một số vùng cây công nghiệp tập trung như cao su, lạc, sắn, hồ tiêu, thông nhựa, rừng nguyên liệu, vùng đất cát ven biển có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, du lịch. Quảng Bình có 450.000 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, 52.000 ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ trên 31 triệu m3, tài nguyên động, thực vật đa dạng và phong phú, độ che phủ đạt 61%.
    Khoáng sản kim loại có nhiều loại quý, đặc biệt là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, cát thạch anh, cao lanh có trữ lượng lớn 36 triệu tấn và các khoáng sản phi kim loại khác có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, sành sứ, thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Quảng Bình có một số suối nước khoáng, đặc biệt là suối nước khoáng Bang có nhiệt độ sôi 1050C, thuận lợi để phát triển công nghiệp nước giải khát, phát triển khu du lịch và điều dưỡng.
    Với bờ biển dài 116km, có nhiều cửa sông và bãi biển, vùng lãnh hải rộng trên 20 vạn Km2 tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng, trữ lượng hải sản lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị xuất khẩu cao. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn, có khoảng 1.500 ha diện tích mặt nước và 13.000 ha đất cát ven biển có điều kiện rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản cả hai mùa, sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm 27.000 - 28.000 tấn.
    Tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi vừa có rừng, có biển, có sông có nhiều cảnh quan thiên nhiên. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp cùng với một số suối nước khoáng thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Với nhiều di tích lịch sử văn hoá và thắng cảnh đẹp như đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh, đặc biệt là Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch.
    Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tương đối khá. Người dân Quảng Bình cần cù, thông minh, dũng cảm, với truyền thống cách mạng vẻ vang đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi "sản xuất giỏi, chiến đấu cũng giỏi", và cũng chính mảnh đất địa linh nhân kiệt này đã sinh sản ra nhiều danh nhân như: Dương Văn An, Lễ Thành Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Võ Nguyên Giáp và nhiều người con ưu tú đã đóng góp trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
    Có thể nói Quảng Bình hội đủ các điều kiện để phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hội nhập vào xu thế chung của cả nước và quốc tế.
  4. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Xin hoan nghênh bác Math0 và xin lấy 5* trên dải ngân hà để VOTE cho bác.
    Theo thiển nghĩ của cá nhân tôi, nền kinh tế của một tỉnh bất kỳ trên đất nước ta đều được quyết định bởi các yếu tố sau:
    1. Tiềm lực kinh tế hiện tại.
    2. Tiềm năng trong tương lai (Tài nguyên, khoáng sản, vị trí địa lý?).
    3. Yếu tố con người.
    4. Cơ chế làm việc và chiến lược phát triển kinh tế.
    * Nền kinh tế của Quảng Bình chúng ta đang đứng ở đâu?
    Một cách thẳng thắn phải nói là chúng ta đang có một nền kinh tế khá thấp. Ngoại trừ nền nông nghiệp đủ cung cấp lương thực cho cả tỉnh còn công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa có gì. Số nhà máy (trung bình và lớn) của cả tỉnh chưa vượt đến con số 10. Thậm chí chưa có nổi một nhà máy lớn tính trong dải đất miền Trung.
    * Tiềm năng của nền kinh tế.
    Chúng ta có tiềm năng hay không, xin thưa rằng: Có. Tiềm năng đó ở đâu ? Đó là rừng, đó là biển, đó là con người, đó là những điểm mạnh của ngành du lịch.
    Quảng Bình là mảnh đất nằm trên trục của con đường thiên lý Bắc Nam. Chúng ta rất thuận lợi về mặt giao thông để thông thương kinh tế với các tỉnh bạn khi đường sắt, đường Quốc lộ 1A và cả đường mòn Hồ Chí Minh đều đi qua Quảng Bình. Chúng ta đang sở hữu một tài nguyên rừng vô cùng phong phú với hàng loạt loại gỗ quí hiếm và nhiều vô kể. Chúng ta có một bờ biển dài hơn 100 km, một lợi thế không nhỏ trong ngành công nghiệp hải sản. Đặc sản biển của Quảng Bình rất ngon và phong phú (có thể nói là ngon nhất nước), vậy mà hiện nay chúng ta chỉ mới có một Công ty Đông lạnh hoạt động mang tính chất cầm chừng. Còn lại việc đánh bắt hải sản chỉ mang tính chất cá nhân và manh mún.
    * Yếu tố con người.
    Người Quảng Bình mộc mạc, hiền lành, chịu thương chịu khó. Học sinh Quảng Bình có thể là chưa thuộc vào top xuất sắc của cả nước nhưng nằm ở mức khá. Số lượng sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi không hiếm (nếu nói là khá nhiều cũng được). Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây là không phải ai ai trong số đó cũng về xây dựng quê hương. Số lượng sinh viên sau khi ra trường ở lại các thành phố lớn còn nhiều quá, điều đó đã và đang làm cho QB bị chảy máu chất xám hết sức nặng nề.
    * Cơ chế làm việc.
    Đây là điểm cần đáng bàn nhất bởi vì từ ngày chia tỉnh (1989) đến nay chúng ta chưa bao giờ có được một đội ngũ lãnh đạo giỏi (giỏi làm kinh tế). Trong một số thời điểm nội bộ các lãnh đạo chủ chốt lại có vấn đề. Ở cấp nhỏ hơn (các cơ quan, doanh nghiệp), các bậc lãnh đạo chưa tuyệt đối tin dùng các cán bộ trẻ có năng lực để cất nhắc vào các vị trí chủ chốt. Nhiều cơ quan còn đặt nặng vấn đề "sống lâu lên lão làng". Hầu như chúng ta chưa có (hoặc rất ít) giám đốc cơ quan, doanh nghiệp có tuổi dưới 30. Một số đơn vị còn thiếu người làm nhưng vẫn cố tình để dành chỗ cho con, em, cháu mình (đang đi học đại học)sau này về lấp chỗ trống mà không tuyển thêm người để công việc trôi chảy hơn (Đặc biệt là trong ngành ngân hàng và bưu điện).
    Ở tầm vĩ mô, lãnh đạo tỉnh chưa có một hoạch định để lôi kéo người tài (trong tỉnh và ngoài tỉnh) về xây dựng quê hương.
    Ở bài viết sau tôi sẽ mạo muội đưa ra một vài giải pháp.
  5. demen3_8

    demen3_8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Xin hoan nghênh bác Math0 và xin lấy 5* trên dải ngân hà để VOTE cho bác.
    Theo thiển nghĩ của cá nhân tôi, nền kinh tế của một tỉnh bất kỳ trên đất nước ta đều được quyết định bởi các yếu tố sau:
    1. Tiềm lực kinh tế hiện tại.
    2. Tiềm năng trong tương lai (Tài nguyên, khoáng sản, vị trí địa lý?).
    3. Yếu tố con người.
    4. Cơ chế làm việc và chiến lược phát triển kinh tế.
    * Nền kinh tế của Quảng Bình chúng ta đang đứng ở đâu?
    Một cách thẳng thắn phải nói là chúng ta đang có một nền kinh tế khá thấp. Ngoại trừ nền nông nghiệp đủ cung cấp lương thực cho cả tỉnh còn công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa có gì. Số nhà máy (trung bình và lớn) của cả tỉnh chưa vượt đến con số 10. Thậm chí chưa có nổi một nhà máy lớn tính trong dải đất miền Trung.
    * Tiềm năng của nền kinh tế.
    Chúng ta có tiềm năng hay không, xin thưa rằng: Có. Tiềm năng đó ở đâu ? Đó là rừng, đó là biển, đó là con người, đó là những điểm mạnh của ngành du lịch.
    Quảng Bình là mảnh đất nằm trên trục của con đường thiên lý Bắc Nam. Chúng ta rất thuận lợi về mặt giao thông để thông thương kinh tế với các tỉnh bạn khi đường sắt, đường Quốc lộ 1A và cả đường mòn Hồ Chí Minh đều đi qua Quảng Bình. Chúng ta đang sở hữu một tài nguyên rừng vô cùng phong phú với hàng loạt loại gỗ quí hiếm và nhiều vô kể. Chúng ta có một bờ biển dài hơn 100 km, một lợi thế không nhỏ trong ngành công nghiệp hải sản. Đặc sản biển của Quảng Bình rất ngon và phong phú (có thể nói là ngon nhất nước), vậy mà hiện nay chúng ta chỉ mới có một Công ty Đông lạnh hoạt động mang tính chất cầm chừng. Còn lại việc đánh bắt hải sản chỉ mang tính chất cá nhân và manh mún.
    * Yếu tố con người.
    Người Quảng Bình mộc mạc, hiền lành, chịu thương chịu khó. Học sinh Quảng Bình có thể là chưa thuộc vào top xuất sắc của cả nước nhưng nằm ở mức khá. Số lượng sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi không hiếm (nếu nói là khá nhiều cũng được). Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây là không phải ai ai trong số đó cũng về xây dựng quê hương. Số lượng sinh viên sau khi ra trường ở lại các thành phố lớn còn nhiều quá, điều đó đã và đang làm cho QB bị chảy máu chất xám hết sức nặng nề.
    * Cơ chế làm việc.
    Đây là điểm cần đáng bàn nhất bởi vì từ ngày chia tỉnh (1989) đến nay chúng ta chưa bao giờ có được một đội ngũ lãnh đạo giỏi (giỏi làm kinh tế). Trong một số thời điểm nội bộ các lãnh đạo chủ chốt lại có vấn đề. Ở cấp nhỏ hơn (các cơ quan, doanh nghiệp), các bậc lãnh đạo chưa tuyệt đối tin dùng các cán bộ trẻ có năng lực để cất nhắc vào các vị trí chủ chốt. Nhiều cơ quan còn đặt nặng vấn đề "sống lâu lên lão làng". Hầu như chúng ta chưa có (hoặc rất ít) giám đốc cơ quan, doanh nghiệp có tuổi dưới 30. Một số đơn vị còn thiếu người làm nhưng vẫn cố tình để dành chỗ cho con, em, cháu mình (đang đi học đại học)sau này về lấp chỗ trống mà không tuyển thêm người để công việc trôi chảy hơn (Đặc biệt là trong ngành ngân hàng và bưu điện).
    Ở tầm vĩ mô, lãnh đạo tỉnh chưa có một hoạch định để lôi kéo người tài (trong tỉnh và ngoài tỉnh) về xây dựng quê hương.
    Ở bài viết sau tôi sẽ mạo muội đưa ra một vài giải pháp.
  6. xola

    xola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Rất muốn nói nhưng chẳng biết bất đầu từ đâu. Có lẽ vì Quảng Bình chúng ta thiếu nhiều "những gì cần để phát triển" và quá dư thừa những "rào cản"!!!
    Bỏ qua những gì các bạn trên đây đã nói là "tiềm năng sẵn có" vì tôi tạm thời đánh đồng cơ hội này cho nguyên một dãy các tỉnh miền trung. Điều còn lại là tìm cho ra lợi thế trong những lĩnh vực không thuộc tiềm năng nói trên.
    - Con người: có hay không? chúng ta có! và "dư dùng" nên để cho các địa phương khác, thậm chí các quốc gia khác dùng tạm!!! Làm sao đây? lấy nó lại thôi!
    - Vốn: chúng ta cũng có. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một bộ phận nhỏ: rất nhiều những người Quảng Bình đi đây đi đó lập nghiệp, rất giàu có, có thể dư thừa vốn nhưng không dám đầu tư về Quảng Bình có lẽ chỉ vì 1 lý do: không sinh lợi. Làm sao đây? nước luôn chảy về chỗ trũng! hãy tạo điều kiện cho người ta thấy đưa đồng vốn về đây không phải chỉ là "xây dựng quê hương" mà còn "có thể sinh lợi"
    - Cơ hội: có và không. Cơ hội chủ yếu do chúng ta tạo ra! 1 ví dụ nhỏ, chúng ta có "cảng hòn la", cái mà tôi nghe nói đến cách đây khoảng 15 năm. 15 năm trôi qua, chúng ta có gì đây? phía bắc có cảng vũng áng của hà tĩnh, đã hoàn tất xây dựng, đã đón được tàu trọng tải 50,000mt chở hàng cho nước bạn Lào, không nhiều thì ít cũng đã thành công, phía nam có cụm cảng chân mây của thừa thiên huế, đi sau nhưng có thể đã đến trước!. rút cuộc, "hòn la" nếu có cũng chỉ là khoản "thời trang thượng lưu" mà mỗi tỉnh "phải có" mà thôi.
    ...
    Nhiều điều phải nói nhưng tôi chẳng phải là chuyên gia, không phải là diễn giả. Nói ra lại sợ là nói nhảm... cũng như mọi người trên forum này, có lẽ tôi cũng có 1 thứ: đó là tấm lòng! nếu quê hương muốn, tôi sẽ đóng góp!!! thật đấy
  7. xola

    xola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Rất muốn nói nhưng chẳng biết bất đầu từ đâu. Có lẽ vì Quảng Bình chúng ta thiếu nhiều "những gì cần để phát triển" và quá dư thừa những "rào cản"!!!
    Bỏ qua những gì các bạn trên đây đã nói là "tiềm năng sẵn có" vì tôi tạm thời đánh đồng cơ hội này cho nguyên một dãy các tỉnh miền trung. Điều còn lại là tìm cho ra lợi thế trong những lĩnh vực không thuộc tiềm năng nói trên.
    - Con người: có hay không? chúng ta có! và "dư dùng" nên để cho các địa phương khác, thậm chí các quốc gia khác dùng tạm!!! Làm sao đây? lấy nó lại thôi!
    - Vốn: chúng ta cũng có. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một bộ phận nhỏ: rất nhiều những người Quảng Bình đi đây đi đó lập nghiệp, rất giàu có, có thể dư thừa vốn nhưng không dám đầu tư về Quảng Bình có lẽ chỉ vì 1 lý do: không sinh lợi. Làm sao đây? nước luôn chảy về chỗ trũng! hãy tạo điều kiện cho người ta thấy đưa đồng vốn về đây không phải chỉ là "xây dựng quê hương" mà còn "có thể sinh lợi"
    - Cơ hội: có và không. Cơ hội chủ yếu do chúng ta tạo ra! 1 ví dụ nhỏ, chúng ta có "cảng hòn la", cái mà tôi nghe nói đến cách đây khoảng 15 năm. 15 năm trôi qua, chúng ta có gì đây? phía bắc có cảng vũng áng của hà tĩnh, đã hoàn tất xây dựng, đã đón được tàu trọng tải 50,000mt chở hàng cho nước bạn Lào, không nhiều thì ít cũng đã thành công, phía nam có cụm cảng chân mây của thừa thiên huế, đi sau nhưng có thể đã đến trước!. rút cuộc, "hòn la" nếu có cũng chỉ là khoản "thời trang thượng lưu" mà mỗi tỉnh "phải có" mà thôi.
    ...
    Nhiều điều phải nói nhưng tôi chẳng phải là chuyên gia, không phải là diễn giả. Nói ra lại sợ là nói nhảm... cũng như mọi người trên forum này, có lẽ tôi cũng có 1 thứ: đó là tấm lòng! nếu quê hương muốn, tôi sẽ đóng góp!!! thật đấy
  8. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Theo đánh giá chủ quan của tôi, hiện tại QB chỉ có thể bắt đầu bằng ngành du lịch. Cũng là ý kiến chủ quan, việc lên thành phố hạng 3 cũng chỉ vì có cái Phong Nha thôi.Chúng ta được ưu đãi rất nhiều danh lam thắng cảnh (ko cần kể ra làm gì nữa). Nhưng thực tế là chưa được quan tâm xác đáng. Rõ ràng chúng ta ai cũng biết đến Phong Nha từ lâu. Từ nhưng năm 90, đã có nhiều người có ý tưởng xây dựng nó thành một điểm du lịch có giá trị. Nhưng cho đến bây giờ vẫn dậm chân tại chỗ, thật là khó hiểu.
    Hôm nọ thầy hiệu phó trường tôi có hỏi tôi rằng có nên đi du lịch về QB không. Thầy đã hỏi về giá cả thế nào, phong cảnh thế nào, về con người, về chỗ ở, đi lại, dịch vụ,...Thật sự là tôi khó có thể trả lời thành thực. Với tư cách là người QB, tôi chỉ có thể nói là phong cảnh đẹp, giá rẻ. Về dịch vụ tôi không dám nói gì thêm, sợ mất khách.
    Vậy chúng ta đã làm gì trong những năm qua? Biết bao năm chúng ta bỏ hoang động Phong Nha, Đá Nhảy,Suối Bang,..? Theo tôi biết thì chỉ có suối Bang là đã được đầu tư nhiều tiền của. Nhưng tất cả là do công ty nước khoáng và du lịch cosevco (trực thuộc Đà Nẵng) làm. Có ai thấy tiếc không? Có một câu hỏi đặt ra thế này: Chẳng lẽ QB không có ai, tổ chức nào có thể đảm đang được hay sao?
  9. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Theo đánh giá chủ quan của tôi, hiện tại QB chỉ có thể bắt đầu bằng ngành du lịch. Cũng là ý kiến chủ quan, việc lên thành phố hạng 3 cũng chỉ vì có cái Phong Nha thôi.Chúng ta được ưu đãi rất nhiều danh lam thắng cảnh (ko cần kể ra làm gì nữa). Nhưng thực tế là chưa được quan tâm xác đáng. Rõ ràng chúng ta ai cũng biết đến Phong Nha từ lâu. Từ nhưng năm 90, đã có nhiều người có ý tưởng xây dựng nó thành một điểm du lịch có giá trị. Nhưng cho đến bây giờ vẫn dậm chân tại chỗ, thật là khó hiểu.
    Hôm nọ thầy hiệu phó trường tôi có hỏi tôi rằng có nên đi du lịch về QB không. Thầy đã hỏi về giá cả thế nào, phong cảnh thế nào, về con người, về chỗ ở, đi lại, dịch vụ,...Thật sự là tôi khó có thể trả lời thành thực. Với tư cách là người QB, tôi chỉ có thể nói là phong cảnh đẹp, giá rẻ. Về dịch vụ tôi không dám nói gì thêm, sợ mất khách.
    Vậy chúng ta đã làm gì trong những năm qua? Biết bao năm chúng ta bỏ hoang động Phong Nha, Đá Nhảy,Suối Bang,..? Theo tôi biết thì chỉ có suối Bang là đã được đầu tư nhiều tiền của. Nhưng tất cả là do công ty nước khoáng và du lịch cosevco (trực thuộc Đà Nẵng) làm. Có ai thấy tiếc không? Có một câu hỏi đặt ra thế này: Chẳng lẽ QB không có ai, tổ chức nào có thể đảm đang được hay sao?
  10. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Bác Math0 vu khống cho tui cái học vị to quá, tui ngượng là tui k0 dám thò mặt vào đây nữa đâu.
    Các bác cứ thảo luận đi, nhưng nên nhớ nền kinh tế của chúng ta có mối quan hệ chặt chẽ với thể chế chính trị, nên k0 thể tách rời được kinh tế và chính trị. Và chiến lược phát triển của 1 tỉnh luôn nằm trong sự chiến lược phát triển của quốc gia, vì thế nó k0 thế nào vượt quá được những giới hạn chúng ta đã nhìn thấy trước. Cái quan trọng ở đây là tiến hành thực hiện của tỉnh nhà như thế nào?
    Bao giờ cũng thế, để vạch ra 1 chiến lược nào đó thì cứ như theo cách của các bác đang làm, đó là lại phân tích đánh giá, xác định đúng tình hình kinh tế của tỉnh, rồi nghiên cứu các mô hình kinh tế, các kinh nghiệm phát triển của các nước, các tỉnh thành để áp dụng phù hợp đối với điều kiện tỉnh nhà. Nếu mọi người sôi nổi tham gia thì tui cũng sẽ tham gia theo hướng chia chiến lược phát triển kinh tế QB trong 50 thành 2 giai đoạn: Chiến luợc PTKT trong 20 năm tới và chiến lược PTKT trong 30 năm tiếp theo. CLPTKT trong 20 năm tới: Lấy nông nghiệp làm nền tảng, tập trung phát triển các ngành KT mũi nhọn, tiến hành chuyển dịch nền kinh tế QD theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. K0 biết thế này có phù hợp với chiến lược do ĐH Đ.ảng bộ tỉnh QB đề ra k0 nhỉ?
    Mà thôi Math ơi, tui chuyển sang topic thơ ca cho nhẹ nhàng đây

Chia sẻ trang này