1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiêm túc Thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế Quảng Bình trong 50 năm tiếp theo.

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi math0, 05/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Nhân đây hỏi Goals, TH và mọi người một phát, theo math0 nghĩ, thì việc ký kết hợp đồng công trình, người dành được hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng, vậy cũng nên chia % cho người đó, xem như là tặng thưởng vậy ( Có vậy mọi người mới phấn đấu được. Nhưng có người nói vậy ông ta nhận lương để làm gì? Xin thưa rằng lương là lương, mà thưởng là thưởng ). Nếu lập luận như vậy thì, một công trình về 1 xã, thì phải qua Tỉnh, Huyện mới đến xã, Như vậy thì Ông tỉnh bảo tui giới thiệu về, rồi ông Huyện nói tui dành về Huyện, rồi ông xã nói tui là người ký kết, như vậy phải chia % như thế nào đây? Bao nhiêu % là đủ? Làm sao để giải quyết hiện tượng này? Và nếu có thưởng thì nên qui đinh phạt như thế nào??? Hình như NN mình cái khoản phạt này kém lắm thì phải
  2. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Mỗi dự án, chương trình, công trình nào đó đều có cấp quản lý, chịu trách nhiệm riêng tương đương nên k0 đến nỗi lằng nhằng như Math nghĩ. Công trình, dự án thuộc cấp tỉnh thì tỉnh chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu, công trình thuộc cấp huyện hay xã thì do cấp đó quản lý chịu trách nhiệm. (Những vấn đề này được đề cập trong giáo trình "Hiệu quả quản lý dự án..." của trường DHKTQD. Lâu lắm rồi nên tui cũng... quên béng mất. Cứu Goals với đi SAKYE )
  3. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Mỗi dự án, chương trình, công trình nào đó đều có cấp quản lý, chịu trách nhiệm riêng tương đương nên k0 đến nỗi lằng nhằng như Math nghĩ. Công trình, dự án thuộc cấp tỉnh thì tỉnh chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu, công trình thuộc cấp huyện hay xã thì do cấp đó quản lý chịu trách nhiệm. (Những vấn đề này được đề cập trong giáo trình "Hiệu quả quản lý dự án..." của trường DHKTQD. Lâu lắm rồi nên tui cũng... quên béng mất. Cứu Goals với đi SAKYE )
  4. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, gọi cái kẻ ko biết gì như em làm gì?Em chỉ biết 1 ít về XDCB thôi.
    Đúng như Goals nói đấy, các dự án bao giờ cũng được phân theo các cấp quản lý khác nhau. Ví dụ dự án đầu tư TW, chẳng hạn làm đường HCM thì do Bộ GTVT quản lý chính, sau đó Bộ sẽ thành lập Ban quản lý dự án(cái này là tuỳ hình thức quản lý dự án, có 4 hình thức tất cả). Ban quản lý này giống như nhà đại diện, sẽ đại diện cho chủ đầu tư, tổ chức đầu thầu từng phần công việc cụ thể. Như thế ở đây, chủ đầu tư là NN, đại diện là Ban quản lý dự án đường HCM, các nhà thầu là các tổng công ty. Sự ăn chia ở đây chỉ có thể diễn ra giữa bên A và bên B chứ làm gì có tỉnh huyên.
    Còn chẳng hạn đầu tư các dự án cấp tỉnh, thường là dự án nhóm B và C, thì hình như chủ yếu(nếu em ko nhầm) do Bộ kế hoạch đầu tư quản lý và phân phối. Sau đó ở đầu tư ở tỉnh thì tỉnh thành lập BQL dự án, đại diện chủ đầu tư, tổ chức đầu thầu, ở huyện thì huyện lập. Nhưng thực ra bộ máy quản lý dự án ở nước ta cũng hơi cồng kềnh. Ví như hồi em học, có 1 dự án xây dựng nâng cấp Trung tâm y tế huyện do WB tài trợ, Bộ y tế làm chủ đầu tư thì họ phải thành lập đến 2 cấp quản lý. Đó là BQL dự án của Bộ Y tế, quản lý tất cả các dự án xây dưng TT y tế ở các huyện, còn ở mỗi huyện lại lập BQL dự án để tổ chức đấu thầu.Thực chất thì BQL dự án cấp huyện này chỉ có nhiệm vụ tổ chức thôi, còn quyết định nhà thầu, hình thức thầu... là do BQL Bộ y tế đảm nhiệm. Vì thế có ăn chia cũng phải ăn chia đến mấy cấp thật. Nhưng chung qui lại, sự ăn chia chỉ diễn ra đối với bên thầu, và chủ đầu tư. Chứ làm gì có chuyện tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã lằng nhằng thế được.
    Nói qua thế đã.Tối có thời gian em sẽ viết cụ thể hơn về các hình thức thầu, cách quản lý dự án.
  5. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, gọi cái kẻ ko biết gì như em làm gì?Em chỉ biết 1 ít về XDCB thôi.
    Đúng như Goals nói đấy, các dự án bao giờ cũng được phân theo các cấp quản lý khác nhau. Ví dụ dự án đầu tư TW, chẳng hạn làm đường HCM thì do Bộ GTVT quản lý chính, sau đó Bộ sẽ thành lập Ban quản lý dự án(cái này là tuỳ hình thức quản lý dự án, có 4 hình thức tất cả). Ban quản lý này giống như nhà đại diện, sẽ đại diện cho chủ đầu tư, tổ chức đầu thầu từng phần công việc cụ thể. Như thế ở đây, chủ đầu tư là NN, đại diện là Ban quản lý dự án đường HCM, các nhà thầu là các tổng công ty. Sự ăn chia ở đây chỉ có thể diễn ra giữa bên A và bên B chứ làm gì có tỉnh huyên.
    Còn chẳng hạn đầu tư các dự án cấp tỉnh, thường là dự án nhóm B và C, thì hình như chủ yếu(nếu em ko nhầm) do Bộ kế hoạch đầu tư quản lý và phân phối. Sau đó ở đầu tư ở tỉnh thì tỉnh thành lập BQL dự án, đại diện chủ đầu tư, tổ chức đầu thầu, ở huyện thì huyện lập. Nhưng thực ra bộ máy quản lý dự án ở nước ta cũng hơi cồng kềnh. Ví như hồi em học, có 1 dự án xây dựng nâng cấp Trung tâm y tế huyện do WB tài trợ, Bộ y tế làm chủ đầu tư thì họ phải thành lập đến 2 cấp quản lý. Đó là BQL dự án của Bộ Y tế, quản lý tất cả các dự án xây dưng TT y tế ở các huyện, còn ở mỗi huyện lại lập BQL dự án để tổ chức đấu thầu.Thực chất thì BQL dự án cấp huyện này chỉ có nhiệm vụ tổ chức thôi, còn quyết định nhà thầu, hình thức thầu... là do BQL Bộ y tế đảm nhiệm. Vì thế có ăn chia cũng phải ăn chia đến mấy cấp thật. Nhưng chung qui lại, sự ăn chia chỉ diễn ra đối với bên thầu, và chủ đầu tư. Chứ làm gì có chuyện tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã lằng nhằng thế được.
    Nói qua thế đã.Tối có thời gian em sẽ viết cụ thể hơn về các hình thức thầu, cách quản lý dự án.
  6. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Đọc kỹ lại bài của math0 mới thấy, bác đang nói về việc bên nhận được HĐ được chia tiền ấy hả? Em ko hiểu bác định nói gì.Vì bên nhận được HĐ tức là bên thắng thầu, đã thắng thầu thì chắc chắn họ phải tính toán để có lãi, chứ làm gì có tiền thưởng nào ở đây nữa?Có chăng chỉ là lại quả cho bên BQL dự án thôi chứ.Mấy ông bạn em quen làm bên XD sướng lắm vì mấy ông đấy ở BQL dự án, suôt ngày được bên B biếu xén này nọ.Ko biếu, nó ko rót tiền cho là 1, sau này có mà chạy theo đòi nợ; 2 là nó ko chịu nghiệm thu cho cũng chết. Vì thế làm XD, được làm BQL có lẽ là sướng nhất đấy. Nên chẳng có chuyện trích % từ tỉnh xuống huyện thế đâu. Chẳng qua đấy là 1 dự án thì họ ăn chia nhau, đấu thầu với giá thấp, trong khi vốn nhiều để chia tiền ấy mà.
    Bây giờ em múa rìu qua mắt thợ, nói rõ thêm những gì em biết về quản lý dự án đầu tư XDCB, chủ yếu là GTVT cho math0 rõ nhé.( thông báo đây là đề tài tốt nghiệp của em chứ ko phải em định mon men bén mảng sang lĩnh vực này đâu. Khó nhăn răng)
  7. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Đọc kỹ lại bài của math0 mới thấy, bác đang nói về việc bên nhận được HĐ được chia tiền ấy hả? Em ko hiểu bác định nói gì.Vì bên nhận được HĐ tức là bên thắng thầu, đã thắng thầu thì chắc chắn họ phải tính toán để có lãi, chứ làm gì có tiền thưởng nào ở đây nữa?Có chăng chỉ là lại quả cho bên BQL dự án thôi chứ.Mấy ông bạn em quen làm bên XD sướng lắm vì mấy ông đấy ở BQL dự án, suôt ngày được bên B biếu xén này nọ.Ko biếu, nó ko rót tiền cho là 1, sau này có mà chạy theo đòi nợ; 2 là nó ko chịu nghiệm thu cho cũng chết. Vì thế làm XD, được làm BQL có lẽ là sướng nhất đấy. Nên chẳng có chuyện trích % từ tỉnh xuống huyện thế đâu. Chẳng qua đấy là 1 dự án thì họ ăn chia nhau, đấu thầu với giá thấp, trong khi vốn nhiều để chia tiền ấy mà.
    Bây giờ em múa rìu qua mắt thợ, nói rõ thêm những gì em biết về quản lý dự án đầu tư XDCB, chủ yếu là GTVT cho math0 rõ nhé.( thông báo đây là đề tài tốt nghiệp của em chứ ko phải em định mon men bén mảng sang lĩnh vực này đâu. Khó nhăn răng)
  8. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều cách để phân loại dự án đầu tư XDCB. Theo tính chất và qui mô đầu tư của công trình thì có 3 loại: dự án nhóm A, B và C. Theo nguồn vốn thì có dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cấp, dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của NN, dự án đầu tư bằng nguồn vốn tự có của DNNN... Theo hình thức thì có dự án liên doanh, dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án BT, BOT, BTO...Ngoài ra còn có thể phân loại theo đặc điểm kỹ thuật, theo tính chất kinh tế hoặc phạm vi quản lý.
    Chính vì có nhiều cách phân loại mà cũng có nhiều cách quản lý khác nhau. Hiện nay có 4 nhóm quản lý đầu tư XDCB: chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, chủ nhiệm điều hành dự án, chìa khoá trao tay và tự thực hiện dự án. Thông thường các dự án lớn, thuộc nhóm A của NN thì quản lý theo kiểu chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban quản lý dự án.
    Bây giờ em xin nói sơ qua về một số mô hình quản lý thuộc lĩnh vực GTVT
    Các mô hình của các dự án ODA vốn vay:
    Mô hình 1: Mô hình quản lý tập trung, không phân cấp.
    Đối với mô hình này, cơ cấu tổ chức dự án sẽ chỉ có một Ban QLDA tại cấp TW và Cơ quan chủ quản (CQCQ) là Bộ, ngành tại Trung ương hoặc có một Ban QLDA tại cấp tỉnh và CQCQ dự án là UBND tỉnh. Các dự án này có một số đặc điểm như sau:
    ? Quy mô dự án : từ vài triệu đến hàng trăm triệu USD.
    ? Hoạt động và phạm vi thực hiện dự án : Dự án đầu tư thường tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng có quy mô quốc gia hoặc vùng (đường quốc lộ, cầu lớn ?) nếu như dự án do TW quản lý, nếu dự án đó do cấp tỉnh quản lý thì thường tập trung đầu tư vào một lĩnh vực nào đó như: giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững ?
    ? Thời gian thực hiện dự án: Đối với dự án do cấp TW quản lý: có thể từ 4-7 năm; Đối với dự án do cấp tỉnh quản lý: thường từ 3-4 năm.
    ? Mô hình tổ chức dự án:
    Nếu dự án ở cấp TW thì CQCQ là một Bộ, ngành nào đó là cơ quan thực hiện dự án (CQTHDA). Các dự án sẽ không thành lập các Ban QLDA cấp thấp hơn trực thuộc các địa phương mà có thể chỉ có các tiểu Ban QLDA tại các địa phương trực thuộc trực tiếp Ban QLDA cấp TW. Thông thường CQCQ dự án thành lập một Ban QLDA chuyên biệt để làm công tác quản lý dự án (ví dụ như PMU1, PMU 18 của BGTVT).
    Nếu dự án ở cấp địa phương thì CQCQ là UBND tỉnh có thể thành lập Ban QLDA và trực tiếp quản lý, cũng có thể giao một sở trực thuộc nào đó làm CQTHDA, cơ quan này sẽ đề xuất thành lập Ban QLDA và sẽ không có Ban QLDA ở cấp thấp hơn mà có thể chỉ có một số ban thực thi/ giám sát dự án ở cấp
    huyện hoặc ở các cơ sở chuyên ngành khác. Các ban thực thi/ giám sát này có
    chức năng hỗ trợ công tác thực hiện dự án.
    Mô hình 2: Mô hình phân cấp quản lý theo các cấp độ khác nhau.
    Đây là mô hình đang được áp dụng phổ biến tại các dự án hiện nay. Mô hình này có đặc điểm là có nhiều cấp quản lý dự án khác nhau, nhiều nhất là tới 4 cấp (TW-Tỉnh-Huyện-Xã) và ít nhất là 2 cấp quản lý (TW-Tỉnh/ Tỉnh-Huyện).
    ? Mô hình này có 2 dạng cơ bản là: (i) Cấp TW là cơ quan đầu mối (thông thường là các dự án có quy mô lớn, thực hiện trên diện rộng, vài tỉnh hoặc cả vùng, khu vực).
    (ii) Cấp tỉnh là cơ quan đầu mối (đối với các dự án mà cấp tỉnh được phân cấp là CQCQ dự án, quy mô dự án thường không lớn, tính chất không quá phức tạp, cấp tỉnh trực tiếp là CQCQ dự án, dự án chỉ được thực hiện trên phạm vi 1 tỉnh).
    ? Quy mô dự án: (i) Cấp TW: từ vài chục triệu đến vài trăm triệu USD.
    (ii) Cấp tỉnh: từ vài triệu đến dưới 20 triệu USD.
    ? Hoạt động và phạm vi thực hiện của dự án là: xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn đối với dự án cấp TW, và đầu tư vào một lĩnh vực đối với dự án cấp tỉnh.
    ? Thời gian thực hiện: từ 5-7 năm, 3-4 năm đối với dự án cấp TW, cấp tỉnh.
    ? Mô hình tổ chức của dự án :
    * Cấp TW là cơ quan đầu mối:
    Mô hình 2A1: Ban QLDA TW (thực hiện các hoạt động hỗ trợ chung) -> Các
    Ban QLDA tỉnh (thực thi hầu hết các hoạt động).
    Mô hình 2A2: Ban QLDA TW/ Ban Điều phối dự án TW (thực hiện các hoạt động hỗ trợ chung) -> Các Ban QLDA tỉnh -> Các Ban QLDA huyện.
    Mô hình 2A3: Ban QLDA TW -> Ban QLDA tỉnh -> Ban QLDA huyện ->
    Ban QLDA xã.
    Mô hình 2A4: Ban QLDA TW -> Ban QLDA tỉnh -> Nhóm HTKT huyện ->
    Ban QLDA xã.
    * Cấp tỉnh là cơ quan đầu mối:
    Mô hình 2B1: Ban QLDA tỉnh -> Các ban thực thi/ ban giám sát cấp huyện hoặc
    các Sở chuyên ngành.
    Hai mô hình trong thời gian tới:
    Mô hình 2B2: Gồm 2 cấp quản lý là Tỉnh-Huyện.
    Mô hình 2B3: Gồm 3 cấp quản lý là Tỉnh-Huyện-Xã.
    Mô hình quản lý dự án càng phân cấp mạnh thì tính chủ động của địa phương càng được nâng cao, phản ánh các nhu cầu của địa phương sát thực hơn, tâng cường trách nhiệm của địa phương trong việc thực hiện dự án, tuy nhiên có nhược điểm nhiều rủi ro hơn do năng lực của địa phương còn yếu, bộ máy quản lý cồng kềnh khi có quá nhiều cấp quản lý, cơ quan nhà nước phải hỗ trợ nhiều.
    Các mô hình của các dự án ODA viện trợ không hoàn lại.
    ? Đối với dự án đầu tư hoặc dự án HTKT.
    Mô hình 1: Ban quản lý dự án được đặt tại cấp TW.
    CQCQ là một Bộ, ngành, và một Vụ chuyên môn trong Bộ, ngành đó là CQTHDA. Giám đốc dự án là lãnh đạo Vụ.
    Mô hình 2: Ban quản lý dự án được đặt tại cấp tỉnh/ thành phố.
    CQCQ là UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc TW, CQTHDA là Sở chuyên môn. Giám đốc dự án là Giám đốc/ Phó Giám đốc của một Sở chuyên môn và làm việc kiêm nhiệm cho dự án
    Sơ đồ tổ chức tổng quát dự án đầu tư hoặc HTKT:
    Ban QLDA cấp TW/ tỉnh -> Các hợp phần/ hoạt động.
    ? Đối với dự án hỗn hợp đầu tư - HTKT.
    Sơ đồ tổ chức tổng quát dự án hỗn hợp đầu tư - HTKT:
    Ban QLDA tại TW -> Các Ban QLDA của các tỉnh.
    Đây là sơ qua một vài điều em biết về cách thức quản lý dự án đầu tư.Còn có chia % như math0 nói hay ko thì em ko rõ lắm.Nhưng cơ chế ở VN hiện nay thì bất kỳ trong lĩnh vực hoặc ngành nghề nào cũng sẽ xảy ra chuyện này. Còn làm thế nào để hạn chế bớt thì hiện thời em chưa nghĩ ra, he he. Các bác thử cho ý kiến xem.
  9. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều cách để phân loại dự án đầu tư XDCB. Theo tính chất và qui mô đầu tư của công trình thì có 3 loại: dự án nhóm A, B và C. Theo nguồn vốn thì có dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cấp, dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của NN, dự án đầu tư bằng nguồn vốn tự có của DNNN... Theo hình thức thì có dự án liên doanh, dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án BT, BOT, BTO...Ngoài ra còn có thể phân loại theo đặc điểm kỹ thuật, theo tính chất kinh tế hoặc phạm vi quản lý.
    Chính vì có nhiều cách phân loại mà cũng có nhiều cách quản lý khác nhau. Hiện nay có 4 nhóm quản lý đầu tư XDCB: chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, chủ nhiệm điều hành dự án, chìa khoá trao tay và tự thực hiện dự án. Thông thường các dự án lớn, thuộc nhóm A của NN thì quản lý theo kiểu chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban quản lý dự án.
    Bây giờ em xin nói sơ qua về một số mô hình quản lý thuộc lĩnh vực GTVT
    Các mô hình của các dự án ODA vốn vay:
    Mô hình 1: Mô hình quản lý tập trung, không phân cấp.
    Đối với mô hình này, cơ cấu tổ chức dự án sẽ chỉ có một Ban QLDA tại cấp TW và Cơ quan chủ quản (CQCQ) là Bộ, ngành tại Trung ương hoặc có một Ban QLDA tại cấp tỉnh và CQCQ dự án là UBND tỉnh. Các dự án này có một số đặc điểm như sau:
    ? Quy mô dự án : từ vài triệu đến hàng trăm triệu USD.
    ? Hoạt động và phạm vi thực hiện dự án : Dự án đầu tư thường tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng có quy mô quốc gia hoặc vùng (đường quốc lộ, cầu lớn ?) nếu như dự án do TW quản lý, nếu dự án đó do cấp tỉnh quản lý thì thường tập trung đầu tư vào một lĩnh vực nào đó như: giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững ?
    ? Thời gian thực hiện dự án: Đối với dự án do cấp TW quản lý: có thể từ 4-7 năm; Đối với dự án do cấp tỉnh quản lý: thường từ 3-4 năm.
    ? Mô hình tổ chức dự án:
    Nếu dự án ở cấp TW thì CQCQ là một Bộ, ngành nào đó là cơ quan thực hiện dự án (CQTHDA). Các dự án sẽ không thành lập các Ban QLDA cấp thấp hơn trực thuộc các địa phương mà có thể chỉ có các tiểu Ban QLDA tại các địa phương trực thuộc trực tiếp Ban QLDA cấp TW. Thông thường CQCQ dự án thành lập một Ban QLDA chuyên biệt để làm công tác quản lý dự án (ví dụ như PMU1, PMU 18 của BGTVT).
    Nếu dự án ở cấp địa phương thì CQCQ là UBND tỉnh có thể thành lập Ban QLDA và trực tiếp quản lý, cũng có thể giao một sở trực thuộc nào đó làm CQTHDA, cơ quan này sẽ đề xuất thành lập Ban QLDA và sẽ không có Ban QLDA ở cấp thấp hơn mà có thể chỉ có một số ban thực thi/ giám sát dự án ở cấp
    huyện hoặc ở các cơ sở chuyên ngành khác. Các ban thực thi/ giám sát này có
    chức năng hỗ trợ công tác thực hiện dự án.
    Mô hình 2: Mô hình phân cấp quản lý theo các cấp độ khác nhau.
    Đây là mô hình đang được áp dụng phổ biến tại các dự án hiện nay. Mô hình này có đặc điểm là có nhiều cấp quản lý dự án khác nhau, nhiều nhất là tới 4 cấp (TW-Tỉnh-Huyện-Xã) và ít nhất là 2 cấp quản lý (TW-Tỉnh/ Tỉnh-Huyện).
    ? Mô hình này có 2 dạng cơ bản là: (i) Cấp TW là cơ quan đầu mối (thông thường là các dự án có quy mô lớn, thực hiện trên diện rộng, vài tỉnh hoặc cả vùng, khu vực).
    (ii) Cấp tỉnh là cơ quan đầu mối (đối với các dự án mà cấp tỉnh được phân cấp là CQCQ dự án, quy mô dự án thường không lớn, tính chất không quá phức tạp, cấp tỉnh trực tiếp là CQCQ dự án, dự án chỉ được thực hiện trên phạm vi 1 tỉnh).
    ? Quy mô dự án: (i) Cấp TW: từ vài chục triệu đến vài trăm triệu USD.
    (ii) Cấp tỉnh: từ vài triệu đến dưới 20 triệu USD.
    ? Hoạt động và phạm vi thực hiện của dự án là: xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn đối với dự án cấp TW, và đầu tư vào một lĩnh vực đối với dự án cấp tỉnh.
    ? Thời gian thực hiện: từ 5-7 năm, 3-4 năm đối với dự án cấp TW, cấp tỉnh.
    ? Mô hình tổ chức của dự án :
    * Cấp TW là cơ quan đầu mối:
    Mô hình 2A1: Ban QLDA TW (thực hiện các hoạt động hỗ trợ chung) -> Các
    Ban QLDA tỉnh (thực thi hầu hết các hoạt động).
    Mô hình 2A2: Ban QLDA TW/ Ban Điều phối dự án TW (thực hiện các hoạt động hỗ trợ chung) -> Các Ban QLDA tỉnh -> Các Ban QLDA huyện.
    Mô hình 2A3: Ban QLDA TW -> Ban QLDA tỉnh -> Ban QLDA huyện ->
    Ban QLDA xã.
    Mô hình 2A4: Ban QLDA TW -> Ban QLDA tỉnh -> Nhóm HTKT huyện ->
    Ban QLDA xã.
    * Cấp tỉnh là cơ quan đầu mối:
    Mô hình 2B1: Ban QLDA tỉnh -> Các ban thực thi/ ban giám sát cấp huyện hoặc
    các Sở chuyên ngành.
    Hai mô hình trong thời gian tới:
    Mô hình 2B2: Gồm 2 cấp quản lý là Tỉnh-Huyện.
    Mô hình 2B3: Gồm 3 cấp quản lý là Tỉnh-Huyện-Xã.
    Mô hình quản lý dự án càng phân cấp mạnh thì tính chủ động của địa phương càng được nâng cao, phản ánh các nhu cầu của địa phương sát thực hơn, tâng cường trách nhiệm của địa phương trong việc thực hiện dự án, tuy nhiên có nhược điểm nhiều rủi ro hơn do năng lực của địa phương còn yếu, bộ máy quản lý cồng kềnh khi có quá nhiều cấp quản lý, cơ quan nhà nước phải hỗ trợ nhiều.
    Các mô hình của các dự án ODA viện trợ không hoàn lại.
    ? Đối với dự án đầu tư hoặc dự án HTKT.
    Mô hình 1: Ban quản lý dự án được đặt tại cấp TW.
    CQCQ là một Bộ, ngành, và một Vụ chuyên môn trong Bộ, ngành đó là CQTHDA. Giám đốc dự án là lãnh đạo Vụ.
    Mô hình 2: Ban quản lý dự án được đặt tại cấp tỉnh/ thành phố.
    CQCQ là UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc TW, CQTHDA là Sở chuyên môn. Giám đốc dự án là Giám đốc/ Phó Giám đốc của một Sở chuyên môn và làm việc kiêm nhiệm cho dự án
    Sơ đồ tổ chức tổng quát dự án đầu tư hoặc HTKT:
    Ban QLDA cấp TW/ tỉnh -> Các hợp phần/ hoạt động.
    ? Đối với dự án hỗn hợp đầu tư - HTKT.
    Sơ đồ tổ chức tổng quát dự án hỗn hợp đầu tư - HTKT:
    Ban QLDA tại TW -> Các Ban QLDA của các tỉnh.
    Đây là sơ qua một vài điều em biết về cách thức quản lý dự án đầu tư.Còn có chia % như math0 nói hay ko thì em ko rõ lắm.Nhưng cơ chế ở VN hiện nay thì bất kỳ trong lĩnh vực hoặc ngành nghề nào cũng sẽ xảy ra chuyện này. Còn làm thế nào để hạn chế bớt thì hiện thời em chưa nghĩ ra, he he. Các bác thử cho ý kiến xem.
  10. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Bàn về chuyện chiến lược phát triển QB, em có đôi lời như sau;
    - QB không có một chiến lược tổng thể phát triển, lẫn các chiến lược cụ thể cho từng vùng, từng ngành nghề chiến lược (du lịch, khai thác, nông nghiệp, thủy sản) (xin lỗi, em không ý định nói đến cái phương hướng mục tiêu hay các kế hoạch mấy năm mỗi lần họp HDND hay UBND dâu nhá) Bây giờ thử hỏi các bác lãnh đạo có kế hoạch gì cho tuần tới, tháng tới, thậm chí năm tới, các bác có trình ra được không?
    - QB không có một kế hoạch dài hơi để quảng bá, chiêu thị cổ động cho các thế mạnh của tỉnh. phải làm như ở quảng nam, bỏ tiền hàng chục tỷ đồng ra thuê những công ty chuyên về promotion hay event hàng đầu của nước ngoài lẫn trong nước để xây dựng các chuơng trình quảng bá ngắn ngày (nói là ngắn nhưng trong 1-2 năm); tổ chức các sự kiện lễ hội để đưa địa phương mình ra với thế giới (nói thật, qua đo dân ta cũng học lõm được nhiều thứ lắm), hỏi QB có làm đựợc không?
    - Nhiệm vụ của các bác lãnh đạo: phải đặt đựợc những thành tích cụ thể trong thời gian nắm quyền, anh làm đựợc cái gì, có công trình gì đáng kể, anh đưa đựợc tăng trưởng của vùng lên bao nhiêu %... hàng năm Chính phủ kết hợp với Hội đồng Nhân dân kiểm tra, giám sát, nếu không làm đựợc thì coi như anh bất tài, không xứng làm lãnh đạo, cách chức hoặc phạt anh liền. Điều này áp dụng cho chủ tịch tỉnh trở đi, cho đến các lãnh đạo ban ngành. Phải làm mạnh như một số địa phương, nhất là Đà nẵng (ông Nguyễn Bá Thanh đã từng làm) QB dám thế không?
    (em hơi bạo phổi một chút, có gì các bác chiếu cố em trẻ người non dạ mà bỏ qua cho em nhé)

Chia sẻ trang này